Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương V
TRÊN ĐỈNH CHIẾN LŨY NHÌN THẤY CHÂN TRỜI NÀO

(Quel horijon on voit du haut de la barricade)

    
rong giờ phút nghiêm trọng ở nơi khốc liệt này, cảnh ngộ tuyệt vọng của mọi người đã kết tinh và lên tuyệt đỉnh ở nỗi buồn vô hạn của Ănggiônrátx.
Ănggiônrátx tiêu biểu đầy đủ cho cách mạng. Tuy thế chàng vẫn có thiếu sót, cũng như là cái tuyệt đối mà còn có thể thiếu sót vậy. Chàng giống Xăng Giuýt quá nhiều mà lại ít giống Anacácdi Cơlút. Trong nhóm các bạn A B C, trí óc chàng cuối cùng lại bị ý kiến của Côngbơphe cuốn hút phần nào. Ít lâu nay, chàng dần dần ra khỏi hình thức nhỏ hẹp của tín điều mà đi theo những hình thức mở rộng của tiến bộ. Chàng đã đi dần đến chỗ thừa nhận sự bảo đảm của nền cộng hòa Pháp vĩ đại ra nền cộng hòa nhân loại bao la như là bước tiến hóa cuối cùng và rực rỡ của cách mạng.
Còn những biện pháp cấp thời, thì trong một tình hình quyết liệt, chàng muốn có những biện pháp kịch liệt. Trong việc này, chàng không bao giờ thay đổi ý kiến. Và chàng vẫn thuộc về cái trường phái hùng tráng và ghê gớm tóm tắt trong tiếng: Chín mười ba[1].
Ănggiônrátx đang đứng trên các bậc đá, khuỷu tay chống trên khẩu cácbin. Anh nghĩ ngợi. Anh rùng mình như có cơn gió thổi qua, ở những chỗ chết chóc thường xảy ra những hiện tượng đồng bóng như vậy. Từ cặp mắt quay về bên trong ấy như bốc lên những lửa ngầm. Bỗng dưng, anh ngẩng đầu lên. Mái tóc hoe vàng hất ra đằng sau như tóc của thiên thần đứng trên xe tứ mã kết bằng các vì sao. Trông như bờm con sư tử hốt hoảng đang chói ngời hào quang. Ănggiônrátx nói to:
- Các đồng chí, các đồng chí có bao giờ hình dung tương lai không? Đường phố các đô thị tràn ngập ánh sáng, cành lá xanh tươi trước cửa, mọi dân tộc là anh em, con người công bằng, ông già thương yêu cháu bé, quá khứ yêu mến hiện tại, nhà tư tưởng hoàn toàn được tự do, tín đồ tôn giáo hoàn toàn bình đẳng, trời cao là tín ngưỡng, đức Chúa trực tiếp truyền đạo cho người, lương tâm con người là bàn thờ thiêng liêng, không còn hằn thù nữa, xưởng thợ và trường học kết thành tình hữu ái huynh đệ, thưởng công hay phạt tội chỉ bằng tiếng khen chê của dư luận, mọi người đều có công ăn việc làm, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, hòa bình cho tất cả, không còn đổ máu, không còn chiến tranh, các bà mẹ sung sướng! Chinh phục vật chất, đó là bước thứ nhất, thực hiện lý tưởng, đó là bước thứ hai. Thử nghĩ đến công việc mà nhân loại tiến bộ đã làm được xem. Đời xưa nhân loại cổ sơ khiếp đảm nhìn thấy con bạch tuộc lướt qua và thở phì phì trên mặt nước, cũng như con rồng phun lửa, con thiên tinh là con quái vật bay trên không với cánh chim ưng và vuốt hổ, tất cả những con quái vật đáng sợ ấy đều ở trên con người nhiều. Ấy thế mà loài người đã giăng bẫy, những thứ bẫy thiêng liêng của trí thông minh, và cuối cùng đã tóm được những con quái vật ấy.
Chúng ta đã chinh phục con bạch tuộc và bây giờ nó có tên là tàu thủy, chúng ta đã chinh phục con rồng và bây giờ nó có tên là đầu máy xe lửa, chúng ta đã chinh phục được con thiên tinh, chúng ta đã giữ nó và nó có tên là khí cầu. Một ngày kia sự nghiệp Pơrômơtê sẽ hoàn thành, loài người sẽ vĩnh viễn bắt ba con quái vật cổ đại ấy: con bạch tuộc, co[2]n rồng, con thiên tinh, phải tuân theo ý chí của mình, ngày ấy loài người sẽ làm chủ cả nước, cả lửa và cả không khí, địa vị của loài người so với toàn thể loài vật khác trong trời đất cũng sẽ như địa vị của thần linh ngày xưa đối với loài người vậy. Hãy can đảm tiến lên! Các đồng chí, chúng ta đi đâu đây? Chúng ta đi đến chỗ mà khoa học gọi là chính quyền, chỗ mà sức mạnh của quyền lực là quyền hành duy nhất, chỗ mà luật thiên nhiên tự nó bảo đảm sự thi hành và trừng trị điều vi phạm, luật ấy không ban bố mà vì tính chất tất yếu của nó nên cũng thành như ban bố, chúng ta đi đến chỗ mà chân lý mọc lên cùng với mặt trời. Chúng ta đi đến chỗ thế giới đại đồng, nhân loại thống nhất. Không còn ảo tưởng, không còn kẻ ăn bám. Chân lý cai trị thực tế, đó là mục đích. Văn minh sẽ hội họp trên đỉnh Châu Âu, và về sau ở trung tâm các đại lục, trong các nghị viện lớn của trí tuệ. Một cảnh tượng tương tự đã thấy rồi. Đại biểu các thành phố Hy-lạp ngày xưa mỗi năm có hai kỳ hội họp, một ở Đen-phơ, chỗ các thần thánh, một ở Técmôpin, chỗ các anh hùng. Châu Âu cũng sẽ có đại biểu của mình, thế giới cũng sẽ có đại biểu của mình. Nước Pháp mang cái tương lai cao cả ấy trong lòng mình... Thế kỷ mười chín này đang thai nghén công việc đó. Cái mà trước kia nước Hy-lạp đã phát ra đó rất đáng được nước Pháp ngày nay hoàn thành.
Phơdi, cậu là người công dân dũng cảm, cậu là người trong nhân dân, người của nhân dân mọi nước, cậu nghe tớ. Tớ sùng bái cậu. Phải, cậu thấy rõ cuộc đời tương lai, phải, cậu nói đúng. Phơdi, cậu không có cha mà cũng chẳng có mẹ, cậu đã nhận nhân loại làm mẹ, chính nghĩa là cha. Cậu sắp chết ở đây, nghĩa là cậu sẽ chiến thắng.
Các đồng chí, hôm nay dù có sao đi nữa, với sự thất bại cũng như với sự thắng lợi của chúng ta, chúng ta sắp làm một cuộc cách mạng đây. Cách mạng soi sáng toàn nhân loại cũng như đám cháy soi sáng cả thành phố. Và cách mạng ta làm là cách mạng gì đây? Tôi vừa nói xong, đây là cách mạng của sự thật. Về phương diện chính trị, chỉ có mỗi một nguyên lý: chủ quyền của con người đối với bản thân con người. Chủ quyền của tôi đối với tôi gọi là Tự do. Khi hai hay nhiều chủ quyền như thế kết hợp với nhau lại, đó là sự hình thành của nhà nước. Nhưng trong sự kết hợp ấy không còn sự từ bỏ nào cả. Mỗi chủ quyền nhường một phần nào đó của mình lên chủ quyền chung. Phần nhường ấy, ai cũng như ai, ngang nhau cả. Nhường ngang nhau như thế là bình đẳng. Quyền chung chẳng có gì khác là sự bảo vệ của toàn thể đối với mỗi người, đó là Bác ái. Giao điểm của tất cả các chủ quyền chằng chịt ấy gọi là Xã hội. Giao nhau như thế gọi là tiếp nối, còn giao điểm lại là một cái nút. Do đó mà có cái người ta gọi là quan hệ xã hội. Có kẻ nói là khế ước xã hội. Cũng thế thôi bởi vì theo từ nguyên thì khế ước cũng hàm cái nghĩa dây buộc. Chúng ta hãy đồng ý với nhau về chữ bình đẳng. Bởi vì, nếu tự do là đỉnh thì bình đẳng là cái đáy. Các đồng chí, bình đẳng không phải là cá đối bằng đầu, một xã hội chỉ toàn là những cây xoài tí hon, một tập hợp những đố kỵ làm tê liệt lẫn nhau. Bình đẳng, về phương diện công quyền, là mọi khả năng đều có quyền dùng ngang nhau; về phương diện chính trị, là mọi lá phiếu đều có trọng lượng ngang nhau; về phương diện tôn giáo, là mọi tín ngưỡng đều có quyền ngang nhau. Cơ quan của bình đẳng là nền giáo dục không mất tiền và cưỡng bách. Có quyền được học chữ, ấy đấy, phải bắt đầu từ đấy. Tiểu học bắt buộc cho mọi người, trung học mở rộng cho mọi người, đó là pháp luật. Trường đồng nhất sẽ đẻ ra xã hội bình đẳng. Phải giáo dục! Ánh sáng, ánh sáng! Tất cả đều từ ánh sáng mà ra và trở về ánh sáng.
Các đồng chí, thế kỷ mười chín vĩ đại, nhưng thế kỷ hai mươi sẽ sung sướng. Bấy giờ không còn cái gì giống như xưa nữa. Người ta sẽ không còn lo sợ như ngày nay một cuộc chinh phục, một cuộc xâm lăng, một cuộc tiếm vị, một cuộc cạnh tranh vũ trang giữa các quốc gia, một việc cưới xin của vua chúa mà làm cho văn minh phải ngừng lại, một chế độ cha truyền con nối vì sinh được đứa con kế vị, một cuộc chia sẻ các dân tộc  bằng hội nghị, một cuộc chia cắt đi liền theo một triều đại bị sụp đổ, một cuộc chiến tranh giữa hai tôn giáo chạm trán nhau, chẳng khác gì hai con dê của bóng tối húc nhau trên cái cầu của vô tận. Người ta sẽ không còn sợ nạn đói, nạn bóc lột, nạn mãi dâm vì cùng khốn, nạn nghèo khổ vì thất nghiệp, không còn sợ máy chém, sợ lưỡi gươm, sợ đánh nhau và sợ mọi thứ rủi ro cướp phá hạnh phúc con người trong cái rừng các biến cố. Người ta gần như có thể nói: sẽ không còn biến cố nữa. Người ta sẽ sung sướng. Nhân loại sẽ tuân theo quy luật của mình cũng như quả đất quay theo quy luật của nó. Sự hòa hợp giữa linh hồn và tinh tú sẽ được lập lại. Linh hồn xoay quanh chân lý cũng như tinh tú xoay quanh ánh sáng.
Các bạn, giờ phút này chúng ta đang sống đây và tôi đang nói chuyện với các bạn đây là giờ phút đen tối, nhưng đây là chúng ta đang mua tương lai với một giá kinh khủng. Cách mạng là một khoản thuế đò ngang. Chao ôi! Nhân loại sẽ được cởi bỏ xiềng xích, sẽ được vực dậy và được an ủi... Ở trên chiến lũy này chúng ta khẳng định được điều ấy với nhân loại. Tiếng kêu thương yêu, người ta kêu lên từ chỗ nào, nếu không phải là trên đỉnh chót vót của sự hy sinh? Các bạn ơi, đây là chỗ gặp gỡ của những kẻ suy nghĩ và những người đau khổ. Chiến lũy này không phải làm bằng đá phiến, bằng kèo gỗ, hay bằng đồ sắt đâu, nó làm bằng hai đống, một đống đau khổ và một đống tư tưởng. Cùng khổ đã gặp lý tưởng ở đây. Ban ngày ôm hôn bóng đêm và bảo: ta chết cùng người và người sẽ sống cùng ta. Tất cả buồn não ôm siết nhau và nảy bật ra lòng tin. Đau khổ đến đây để hấp hối và chết, còn tư tưởng đến đây để trường sinh... Sự hấp hối ấy và sự trường sinh ấy sắp trộn lẫn với nhau và làm nên cái chết của chúng ta. Anh em ơi, ai chết ở đây là chết trong ánh sáng rực rở của tương lai, chúng ta sẽ đi vào một ngôi mộ tràn đầy ánh bình minh.
Ănggiônrátx ngừng lại chứ không phải là thôi nói. Môi chàng cứ yên lặng mấp máy tuồng như chàng còn đang tiếp tục nói cho mình nghe. Thấy thế mọi người chăm chú và cố sức lăng nghe nữa, thành ra cứ dán mắt nhìn chàng. Không có tràng vỗ tay nào cả, nhưng người ta thầm thì với nhau rất lâu. Lời nói là hơi thở, trí óc rung động cũng giống như cành lá rung động vậy.
 

[1] 1793 là thời cách mạng Pháp chống thù trong giặc ngoài quyết liệt nhất
[2] nhân vật trong thần thoại Hy Lạp đã cướp lửa của trời và xây dựng nền văn minh đầu tiên cho nhân loại
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết