Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương III
MỘT ĐÁM TANG: CƠ HỘI ĐỂ TÁI SINH

    
ùa xuân năm 1832. Ba tháng rồi, bệnh dịch tả đã làm cho mọi người khiếp vía và khiến cho đầu óc mọi người trước kia hỗn loạn, nay đã dịu dần đi trong cảnh u buồn. Tuy vậy, Pari từ lâu hình như đã sẵn sàng chờ một cuộc chấn động. Thành phố to lớn này giống như một khẩu trọng pháo. Nạp đạn rồi, chỉ cần một ngọn lửa là viên đạn bay ra. Tháng sáu năm 1832 cái chết của tướng Lamác chính là cái tia lửa châm ngòi vậy.
Lamác là một người có danh vọng và một con người hành động. Trong thời đế chế cũng như trong thời quân chủ phục hưng, ông đã có được hai loại dũng cảm kế tiếp nhau, cần thiết cho hai giai đoạn: dũng cảm trên bãi chiến trường và dũng cảm trên diễn đàn. Ông ăn nói hùng hồn cũng như ông đã từng chiến đấu anh dũng. Trong lời nói của ông nghe như có gươm đao. Cũng như tướng Phôi, người đi trước ông, sau khi đã nêu cao quân lệnh, ông đã nêu cao quyền tự do. Ở nghị viện, ông ở giữa phái tả và phái cực tả. Nhân dân yêu quý ông, vì ông đã tận trung với hoàng đế. Cùng với các bá tước Giêra và Đruê, ông là một thống chế cỡ nhỏ của hoàng đế Napôlêông. Những hòa ước 1815 làm ông bất bình như là một điều xúc phạm đối với bản thân. Ông căm ghét Oenlinhtơn ra mặt nên quần chúng càng ưa thích ông. Mười bảy năm nay, trong khi thờ ơ đối với những biến cố về trận Oatéclô. Khi hấp hối, đến phút cuối cùng ông còn xiết chặt vào ngực thanh gươm mà các võ quan thời Bách Nhật đã trao tặng. Napôlêông chết, miệng còn nhắc hai chữ quân đội. Lamác mất đi, miệng còn lẩm bẩm hai tiếng tổ quốc.
Mọi người đều biết ông sắp chết. Nhân dân lo ngại vì đó là một tổn thất cho họ, chính phủ lo ngại vì đó là một cơ hội bạo động. Cái chết của ông là một tang chung. Như vậy điều chua xót, lòng nối tiếc có thể hiện thành sự nổi loạn. Mà quả thực thế.
Ngày hôm trước và sáng ngày 5 tháng 6 là ngày đưa đám, ô Xanh Ăngtoan, nơi đám tang đi qua, xem có vẻ dễ sợ. Ở đây, phố xá đông đúc đâm ra nhốn nháo. Ai cũng lo tự võ trang với những điều kiện của mình. Những người thợ mộc mang theo cái mấu ở bàn làm nghề “để phá cửa”. Một anh lấy cái móc của nhà làm giầy rơm, bỏ đầu móc, mài nhọn đoạn dưới, để dùng làm dao găm. Một anh khác, nóng ruột muốn đánh nhau quá, nên ba ngày mặc nguyên quần áo mà ngủ. Một người thợ mộc là Lombiê, gặp một người bạn. Người bạn nói: cậu đi đâu? - Tớ chẳng có khí giới gì hết, - Thì rồi sao? - Tớ đến xưởng lấy cái compa - để làm gì? - Cũng chẳng biết. Một anh là Giắccơlin, người tháo vát, gặp người thợ nào cũng gọi: này lại đây! Anh ta đãi mười xu rượu vang và nói: đã có công việc chưa? - Chưa! - Cứ đến nhà Phitpie ở giữa cửa Môngtơrơi và cửa Saron thì sẽ có việc mà làm. Ở nhà Phitpie có đạn dược và khí giới. Một vài người cầm đầu quen thuộc chạy nhà này sang nhà khác để tập hợp quần chúng. Khách uống rượu ở tiệm Báctêlêmi, gần cửa Đuy Tơrôn, ở tiệm Capen xóm Pơti Sapô, gặp nhau chào hỏi nghiêm trang. Họ bảo nhau: - Súng ngắn cậu giấu ở đâu? - Trong áo khoác. Còn cậu? - Trong sơ mi! Đường Tơravécxie, trước xưởng Pôlăng và ở sân Međông Bruylê, trước xưởng dụng cụ của Bécniê, tốp này tốp nọ đang to nhỏ với nhau. Trong đám này thấy có anh Mavô nào đó là người hăng hái nhất. Hắn ta không bao giờ làm việc trong một xưởng được qua một tuần, vì bọn chủ đuổi đi bởi lẽ “ngày nào cũng phải cãi nhau với hắn”. Hôm sau, Mavô bị giết ở chiến lũy đường Mêninmôngtăng. Pơrêtô, sau này cũng chết trong chiến đấu, là trợ thủ của Mavô. Gặp ai hỏi: Mày theo đuổi mục đích gì? Hắn trả lời ngay: - Khởi nghĩa. Công nhân tập hợp ở góc phố Becxi đợi một chàng tên là Lơmaranh, cán bộ cách mạng của ô Xanh Mácxô. Họ trao đổi khẩu hiệu cho nhau gần như công khai.
Ngày 5 tháng sáu ấy trời vừa mưa vừa nắng. Đám tang của tướng Lamác đi qua Pari theo nghi lễ nhà binh, có vẻ nghiêm hơn một chút vì chính phủ có ý đề phòng. Hai tiểu đoàn bộ binh trống trùm dạ đen, súng chúc xuống đất, một vạn quốc dân quân gươm đeo cạnh hông và đoàn pháo của họ đi đưa đám. Xe tang do một đòan thanh niên kéo đi. Các võ quan trong viện thương binh theo ngay sau xe, tay cầm những càmh nguyệt quế. Còn đằng sau là một đám đông không biết bao nhiêu mà kể, nhốn nháo, lạ lùng, người thì có chân trong hội Bạn Dân, trường luật, trường thuốc, lại có những người tị nạn của tất cả các nước, cờ Tây Ban Nha, cờ Đức, cờ Ba Lan, cờ tam tài treo ngang, đủ mọi thứ cờ. Đây là trẻ em tay cầm những cành lá xanh, đây là thợ đá, thợ mộc đang đình công, thợ in dễ nhận ra ở cái đầu đội mũ giấy. Chỗ này hàng hai, chỗ kia hàng ba, vừa đi vừa reo. Hầu hết mọi người cầm gậy hoa lên. Có người lại tuốt cả kiếm. Tuy không theo trật tự nào cả nhưng tất cả đều có chung một linh hồn. Có khi nom ra hỗn độn, có khi lại hàng ngũ chỉnh tề. Có đội tự chọn ra người chỉ huy. Một người với hai khẩu súng ngắn, ai cũng nom thấy hình như vừa đi vừa điểm những người đi qua. Những hàng người giãn ra trước mặt anh ta. Hai bên vệ đường, giữa các cành cây, ở các cửa sổ, ở các bao lơn, trên các mái nhà, đầu người lố nhố: đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào người nấy mắt nhìn nhớn nhác. Một đám đông mang khí giới kéo đi, một đám đông ngơ ngác đứng nhìn.
Về phía mình, chính phủ cũng theo dõi. Vừa theo dõi vừa nắm chặt chuôi gươm. Ở quảng trường Luy XV, bốn tiểu đoàn xạ thủ ngồi trên lưng ngựa, lính kèn dàn trước. Ở xóm La tinh và vườn bách thảo, đội vệ binh thành phố. Ở chợ rượu, một tiểu đoàn lính đầu rồng, một nửa trung đoàn kỵ binh thứ 12 đóng ở La Gơverơ, còn một nửa thì đóng ở ngục La Bátxti. Đại đội lính đầu rồng thứ 6 đóng ở Xêlextanh, còn pháo thì dàn chật ních cả sân điện Luvơrơ. Số quân đội còn lại thì phải thường trực trong trại, không kể những trung đoàn đóng xung quanh Pari. Chính phủ lo sợ đã sắp sẵn hai vạn bốn ngàn lính ở trong thành phố và bốn vạn lính đóng ở ngoại ô để đối phó với đám quần chúng đầy hăm dọa.
Trong đoàn người đi đưa ma có nhiều tiếng xì xào. Người thì nói đến những âm mưu của phái chính thống. Người thì nói đến công tước Raisơtát[1], những công tước lại chết đúng lúc quần chúng bàn bạc muốn lập làm hoàng đế. Một người, không rõ là ai, tuyên bố rằng đến giờ qui định, hai viên đốc công đi theo cách mạng sẽ mở cửa xưởng làm súng đạn để nhân dân vào lấy. Trong đám người đưa tang để đầu trần, người ta thấy phần đông lộ vẻ phấn khởi xen lẫn với lo âu. Trong đám đông đang có những xúc động mãnh liệt nhưng cao thượng kia, người ta cũng thấy hiện ra đây đó những bộ mặt lưu manh chính cống, và những mồm miệng đê hèn đang nói: chuyến này phải kiếm một mẻ. Đôi khi cái ao tù bị xáo động đến nỗi bùn ở dưới đáy ao cũng vẩn lên mặt nước đục ngầu. Đó là một hiện tượng không phải không dính dáng đến những ngành an ninh “ khéo tổ chức”.
Đám tang đi từ từ, nhưng lòng người nôn nao, từ nhà tang đi qua các đại lộ đến ngục Bátxti. Chốc chốc trời đổ mưa! Nhưng quần chúng nào có để ý đến mưa! Có nhiều việc xảy ra: người ta rước linh cữu đi quanh cột đồng Văngđôm, công tước Phít Giêm đứng trên bao lơn bị ném đá vì không giở mũ, con gà trống tiêu biểu cho nước Pháp ở trên một lá cờ của dân chúng bị giật ra và xéo dưới bùn, ở cửa Xanh Máctanh một người cảnh sát bị chém trọng thương, một võ quan thuộc đội khinh kỵ thứ 12 hô lớn: tôi theo phái cộng hòa, sinh viên trường Bách khoa bị giữ mãi trong trường, bây giờ mới chạy ùa ra vừa đến đã có tiếng hô: trường Bách khoa muôn năm! Nền cộng hòa muôn năm! Những tiếng hô đó đánh dấu lộ trình của đoàn tang. Đến ngục Bátxti, có những hàng dài người đi xem có vẻ hung hăng. Họ từ ngoại ô Xanh Ăngtoan kéo đến, chắp nối với đoàn tang. Bấy giờ một thứ sục sôi dễ sợ bắt đầu thúc đẩy, lôi cuốn đám đông.
Một người đang bảo một người khác: cậu nhìn kỹ lão râu đỏ kia, hắn sẽ ra lệnh phát hỏa đấy. Nghe đâu cũng anh chàng râu đỏ này về sau lại giữ nhiệm vụ đó trong một cuộc bạo động khác là vụ Kênítxê.
Xe tang đi qua ngục Bátxti, đi dọc theo con sông đào qua một cái cầu nhỏ và đến cái bệ của cầu Auxtéclit. Đến đó thì dừng lại. Bấy giờ nếu nhìn từ trên cao xuống thì đám tang giống như một ngôi sao chổi. Đầu ngôi sao ở nơi bệ cầu và ngôi sao tỏa suốt bờ sông Buốcđông trùm cả La Bátxti, kéo dài trên đại lộ đến tận cửa ô Xanh Máctanh. Xung quanh linh cữu, người ta đứng thành vòng tròn. Cả đám người đông đúc nhốn nháo bỗng im bặt. La Fêyet[2] nói mấy lời vĩnh biệt. Thật là một phút trang nghiêm và cảm động. Mọi người cất mũ, mọi con tim đều đập mạnh. Bỗng nhiên một người mặc toàn đen cưỡi ngựa hiện ra trong đám đông với một lá cờ đỏ, có người bảo với một ngọn giáo cắm một cái mũ đỏ. La Fêyet quay mặt, Ecxenman[3] rời khỏi đám tang.
Lá cờ đỏ gây nên một cơn bão táp và biến đi trong cơn bão táp. Từ đại lộ Buốcđông đến Auxtéclit tiếng reo hò nổi lên như những đợt sóng làm cho mọi người xúc động. Hai tiếng thét nổi lên vang dội lạ thường: Đưa Lamác vào điện Păngtêông! Đưa La Fêyet vào thị sảnh! Giữa tiếng hoan hô của quần chúng, nhiều thanh niên kéo xe linh cữu của Lamác qua cầu Auxtéclit và rước La Fedet lên xe ngựa kéo dọc theo bờ sông Morlăng.
Trong đám người vây quanh và hoan hô La Fêdet người ta để ý chỉ cho nhau thấy một người Đức tên là Luyvích Xơnidơ về sau thọ đến trăm tuổi. Ông ta cũng có tham dự cuộc chiến tranh 1776, đã chiến đấu ở Tơrăngtông dưới sự chỉ huy của Oadintơn và ở Bơrăngdiuyn dưới sự chỉ huy của La Fêyet. Trong khi ấy phía tả ngạn, đội kỵ binh của thành phố triển khai và tiến lên chặn ngang cầu, phía hữu ngạn lính đầu rồng ra khỏi tu viện Xêléttanh và đang dàn ra dọc theo bờ Morlăng. Nhân dân rước xe La Fêyet đến chỗ rẽ thì đột nhiên trông thấy và kêu lên: lính đầu rồng kia! Lính đầu rồng kìa! Toán lính đầu rồng tiến lên rầm rập, súng ngắn trong bao, gươm không rời vỏ, trông vẻ chờ đợi một cái gì đó ghê rợn.
Cách cái cầu nhỏ chừng hai trăm bước họ dừng lại. Cỗ xe của La Fêyet tiến đến. Họ rẽ hàng cho xe đi qua rồi lại bịt kín đường. Bấy giờ lính đầu rồng và lính chạm nhau. Đàn bà con gái kinh sợ chạy ra.
Có gì xảy ra trong giây phút nguy hiểm này? Đố ai biết được. Đó là cái phút giây u ám khi hai đám mây chạm nhau. Có người nói lúc ấy ở phía Xưởng quân khí tiếng kèn xung phong vang lên, có kẻ nói có một thằng bé con cầm dao găm đâm một người lính đầu rồng. Chỉ biết rằng đột nhiên có ba phát súng nổ: phát thứ nhất giết viên tiểu đoàn trưởng Sôlê, phát thứ hai bắn chết một bà già điếc đang đóng cửa sổ ở đường Côngtơréccát và phát thứ ba làm cháy xém cầu vai một võ quan. Một người đàn bà thét lên: khởi sự sớm quá! Và đột nhiên người ta thấy xuất hiện ở đầu kia, đối diện với bờ Morlăng, một tiểu đoàn lính đầu rồng trước đó vẫn ở trong trại. Đoàn kỵ binh phi ngựa ra, gươm tuốt trần, kéo qua phố Bátxompie và đại lộ Buốcđông, đi đến đâu quét sạch đó.
Thế là xong! Cơn bão táp đã nổi lên, đá bay như mưa, súng nổ đùng đùng, nhiều người nhảy ào xuống bờ sông, lội qua cái nhánh sông Xen ngày nay đã lấp phẳng. Các công trường ở đảo Luviê biến thành một cái pháo đài từ lúc nào, chiến sĩ ở đâu hiện ra nhan nhản trên đó. Người thì nhổ cọc, kẻ thì bắn súng ngắn, một chiến lũy đang hình thành, thanh niên bị xô dồn kéo xe linh cữu chạy như biến qua cầu Auxtéclit và xông vào đánh nhau với vệ binh. Lính xạ thủ xô đến, lính đầu rồng chém chặt thục mạng, quần chúng tan tác chạy ra bốn phía, tiếng náo động của chiến tranh lan ra khắp cả Pari. Mọi người hô: cầm lấy vũ khí! Người chạy, kẻ xô, người trốn, kẻ kháng cự. Cơn giận bùng lên lôi cuốn cuộc bạo khởi chẳng khác gì ngọn gió thổi lửa lan tràn khắp nơi.
IV
NHỮNG SÔI SỤC NGÀY XƯA
Không gì quái lạ cho bằng sự sôi sục ban đầu của một cuộc bạo khởi. Khắp mọi nơi đều bùng nổ cùng một lúc. Có biết trước được không? Có. Có chuẩn bị trước được không? Không. Nó ở đâu bùng ra? Ở dưới đá lát đường. Từ đâu rơi xuống? Từ trên trời. Ở chỗ này cuộc khởi nghĩa có đủ tính chất của một âm mưu. Ở chỗ khác thì nó ngẫu nhiên nổ ra. Một tay nào đấy chộp lấy phong trào của quần chúng và kéo nó đi theo ý muốn của mình. Cuộc khởi sự quả là rùng rợn nhưng cũng vui nhộn một cách dữ dội. Trước tiên là tiếng la lối. Nhà hàng đóng sập cửa, hàng hóa biến mất, rồi tiếng súng đì đùng rời rạc, người bỏ trốn, báng súng nện vào cổng thình thình, trong các sân nhà còn nghe tiếng các cô đầy tớ cười và nói: chuyến này vui đáo để.
Mới không đầy mười lăm phút, ở hai mươi điạ điểm trong thành Pari đều xảy ra gần như một lúc những việc như sau:
Ở phố Bơrơtonnơri, một bọn hai mươi chàng thanh niên, râu tóc tua tủa, kéo nhau vào một hàng rượu. Một lát sau họ đi ra với một lá cờ tam tài treo ngang, trên buộc một vải bằng nhiễu. Ba người đi đầu mang khí giới, người cầm gươm, người cầm súng, người thứ ba mang giáo.
Ở phố Nônanh Hie, một anh tư sản ăn mặc lịch sự, bụng phệ, tiếng nói oang oang, đầu hói, trán cao, râu đen, ria cứng và vểnh lên, đang phân phát đạn công khai cho người qua đường.
Ở phố Môngmác, những người mặc áo hở cánh tay cứ mang cờ đen diễu ngoài phố. Trên cờ có mấy chữ trắng: cộng hòa hay là chết. Ở phố Giơnơ, phố Cađơrăng, phố Môngtơrơi, phố Măngđa, xuất hiện những người phất lá cờ trên đề mấy chữ vàng: trung đội kèm theo một con số. Trong số cờ đó có một sắc xanh và sắc đỏ, ở giữa chỉ có một đường trắng con con.
Người ta kéo vào cướp một xưởng quân giới ở phố Xanh Máctanh và ba tiệm bán súng, tiệm thứ nhất ở phố Đuy Tămpơlơ. Chỉ trong mấy phút, hàng ngàn cách tay đã giật mất hai trăm ba mươi khẩu súng, hầu hết bắn liền hai phát, sáu mươi tư thanh gươm, tám mươi ba khẩu súng ngắn. Để võ trang được nhiều người, họ chia nhau kẻ cầm súng, người cầm lưỡi lê.
Trước bờ sông Gơrevơ, thanh niên mang súng vào nấp trong nhà phụ nữ để bắn ra. Một anh có khẩu súng có tán quay. Họ rung chuông, vào trong nhà, rồi lo làm đạn. Một người đàn bà thuật lại: tôi không biết cái tút là gì, chính nhà tôi bảo cho tôi biết.
Một bọn xúm vào phá cửa hiệu cầm đồ cổ trước phố Hêđơriét và cướp lấy những thanh gươm, những khí giới Thổ.
Ở phố Péclơ, xác một người thợ nề bị bắn chết còn nằm đấy.
Và ở hai bên bờ sông Xen, ở các bến sông, trong xóm La tinh, trong xóm chợ, mọi người tất tả, công nhân, sinh viên, đảng viên các đảng cách mạng đọc vang lên những bản tuyên ngôn kêu gọi: cầm vũ khí! Họ ném vỡ đèn ngoài đường, tháo xe ngựa, nạy đá lát đường, phá cửa, nhổ cây, sục sạo các hầm chứa rượu, lăn lông lốc những thùng rượu, chồng chất gạch đá, bàn ghế,ván gỗ để dùng làm chiến lũy.
Họ cưỡng bách bọn tư sản phải giúp họ trong việc này. Họ vào những nhà có đàn bà, bắt người vợ phải trao lại gươm, súng của người chồng vắng mặt và họ lấy phấn viết ngoài cửa “đã nạp khí giới”. Có người ký “cả tên mình” vào giấy biên nhận súng và gươm và nói: “Ngày mai cầm giấy này ra tòa thị chính mà lấy khí giới về”. Họ giật cầu vai các võ quan. Phố Xanh Nicôla, một võ quan quốc dân quân bị một toán người gậy gộc, giáo mác đuổi theo, phải chạy mãi mới trốn được vào một nhà nọ. Anh ta phải ở lì ở đấy cho đến đêm mới ăn mặc trá hình lẻn ra ngoài.
Khu phố Xanh Giắc, sinh viên từng đoàn từng lũ ra khỏi các nhà trọ, đi ngược đường Xanh Hiaxanh đến tiệm cà phê Tiến bộ, hay đi xuôi đến tiệm cà phê Bảy bàn bi-a, phố Matuyaranh. Ở đấy, có những người thanh niên đứng trên các trụ vôi ở trước cửa phân phát khí giới. Người ta vào cướp công trường phố Tơrăngnôranh để lấy đồ dựng chiến lũy. Chỉ có một nơi các gia chủ kháng cự lại, đấy là chỗ góc hai con đường Xanhtavoa và Ximông lơ phơrăng, chính họ đã phá chiến lũy. Chỉ có một nơi quân khởi nghĩa chịu thua, họ đã bắt đầu dựng chiến lũy ở phố Đuy Tămpơlơ, nhưng sau khi bắn vào một đội quân quốc dân, họ đã bỏ chạy theo phố Corđơri. Đội quốc dân quân nhặt được một lá cờ, một gói đạn và ba trăm viên đạn súng ngắn trên chiến lũy. Chúng xé tan lá cờ, cắm từng mảnh lên lưỡi lê mà mang về.
Tất cả những sự việc chúng tôi thong thả và lần lượt kể ra đây, đều xảy ra cùng một lúc. Ở chính giữa là ngôi nhà số 50 đã lừng danh vì Giannơ và một trăm linh sáu chiến sĩ đã từng dùng nó làm pháo đài. Một bên nó là chiến lũy phố Xanh Meri, bên kai là chiến lũy phố Môbuyê. Vì thế, nó kiểm soát được cả ba phố: phố Ácxít, phố Xanh Máctanh, và phố Busê ở ngay trước mặt. Hai chiến lũy được dựng theo góc thước thợ được bẻ gấp lại: một cái từ phố Môngtơrơi gấp về phố Tờruyăngđơri, một cái từ phố Lăng Giơvanh gấp về phố Xanhtavoa. Đó là chưa kể vô số chiến lũy mọc lên trong hai mươi xóm khác của Pari, rồi ở xóm Mare, xóm đồi Gơnơvie. Một cái ở phố Mêninmôngtăng, ở đấy có một cánh cổng sắt đã được tháo bật. Một cái khác gần cầu nhỏ Ôten đơ làm bằng một cỗ xe đã tháo ngựa và lật sấp xuống chỉ cách trụ sở cảnh sát khu phố có ba trăm thước.
Ở chiến lũy phố Mênêơriê, một người ăn mặc lịch sự phát tiền cho thợ. Ở chiến lũy phố Gơrônêta, một người cưỡi ngựa hiện ra trao cho một người khác, hình như là người chỉ huy, một bó gì giống như bó giấy bạc. Anh ta nói: đây là để trả các khoản chi phí rượu.v.v.. Một người thanh niên tóc vàng, không đeo cà vạt, đi từ chiến lũy này sang chiến lũy khác để truyền đạt các hiệu lệnh. Một người khác, gươm tuốt trần, đầu đội mũ cảnh sát màu xanh lo cắt người canh gác. Ở trong chiến lũy, bao nhiêu tiệm rượu và các nhà gác cổng đều biến thành chỗ canh gác. Kể ra, cuộc bạo động đã được tổ chức theo một chiến thật quân sự thực tài tình. Các phố sá chật hẹp, không đều nhau, ngoắt ngoéo, nhiều góc và nhiều chỗ quanh quẹo được chọn rất thích hợp. Đặc biệt, xung qưuanh Xón Chợ, phố xá còn chi chít, rắc rối hơn đường rừng. Có người nói hội Bạn Dân đã chỉ huy cuộc bạo động trong khu Xanhtavoa. Một người bị giết ở phố Pôngxô. Khám anh ta, thấy có một bản đồ Pari trên người.
Nhưng thực sự chỉ huy cuộc bạo khởi lại là một cái gì ào ạt dữ dội ở đâu trong không khí. Cuộc khởi nghĩa đột nhiên một tay dựng lên các chiến lũy còn tay kia chộp lấy hầu hết các đồn. Trong non ba tiếng đồng hồ, chẳng khác gì một đường thuốc súng bung cháy, nghĩa quân đã tràn ngập vào và chiếm được xưởng quân khí, nhà đốc lý ở quản trường Rôian, tất cả xóm Mare, xưởng quân giới Pôpanhcua, Galiôt, Satôđô và tất cả các phố gần khu chợ ở hữu ngạn sông Xen. Còn ở tả ngạn, họ đã chiếm được trại cựu binh, trại Xanhtơ Pêlagi, quảng trường Môbe, xưởng thuốc súng Đơ Mulanh, tất cả các cửa ô. Đến năm giờ chiều họ đã  làm chủ được ngục Bátxti, nhà Lanhgiơri, quảng trường Chiến Thắng, và uy hiếp nhà ngân hàng, trại lính Pơti Pie, Tổng cục bưu điện. Một phần ba Pari nằm trong tay nghĩa quân.
Một cuộc chiến đấu khổng lồ diễn ra khắp mọi nơi. Do việc tước khí giới, khám nhà, cướp các hiệu bán võ khí, kết quả là cuộc chiến đấu mở đầu bằng gạch đá đã tiếp tục bằng súng đạn.
Vào khoảng sáu giờ chiều đoạn đường Xômông đã biến thành chiến trường. Đầu này là nghĩa quân, đầu kia là quân lính nhà nước. Người ta nấp ở hàng rào này để bắn sang hàng rào kia. Tác giả quyển sách này, một anh chàng thích quan sát lại hay mơ mộng đã tới nơi xem miệng của hỏa sơn. Anbh ta mắc kẹt vào giữa hai luồng đạn của hai bên. Để tránh cho khỏi bị đạn, anh ta chỉ còn cách nấp sau những cột trụ nhô ra ở tường ngăn các gian hàng, Anh ta mắc vào trong tình thế hiểm nghèo này non nửa tiếng đồng hồ.
Trong khi tiếng trống tập trung vang dội, quốc dân quân vội vàng mặc binh phục, mang võ khí, các đôi cảnh sát ra khỏi nhà đốc lý, các trung đoàn từ các trại lính kéo ra. Trước đường Ăngơrơ một tên lính đánh trống bị đâm một nhát dao găm. Một tên khác ở phố Thiên Nga bị ba mươi thanh niên vây chặt, đâm thủng trống rồi tước mất gươm. Một tên khác bị giết ở phố Xanh Lađa, ở phố Lơ Côngtơ, ba sĩ quan lần lượt gục xuống. Nhiều tự vệ thành phố bị thương ở đường Lomba phải tháo lui.
Trước sân Batavơ, một đội dân vệ bắt được một lá cờ đỏ đề: Cách mạng cộng hòa số 127. Phải chăng đây thực sự là một cuộc cách mạng?
Quân khởi nghĩa đã đến trung tâm Pari thành một thành trì đồ sộ, quanh co, khuất khúc.
Ở đây là trung tâm, vấn đề thắng bại là ở đây. Còn ra là đụng độ nhỏ. Điều chứng tỏ tất cả sẽ quyết định ở đây là ở đây vẫn chưa đánh nhau.
Trong vài trung đoàn, binh sĩ tỏ ra do dự. Cái đó làm cơn khủng hỏang càng thêm đáng sợ, chưa biết sẽ kết thúc ra sao. Binh sĩ còn nhớ lại tháng bảy năm 1830, nhân dân nhiệt liệt hoan hô trung đoàn 53 vì nó đã đứng trung lập. Hai con người gan góc và từng trải trong các trận đánh lớn là thống chế Lôbô và tướng Buygiô chỉ huy quân đội, Buygiô dưới quyền Lôbô. Những đội quân tuần tiểu rất đông, gồm những tiểu đoàn chính quy, đi kèm bốn phía là những đại đội quốc dân quân, đằng trước có một thanh tra cảnh sát đeo dải tam tài, đang đi trinh sát xem những phố đã nổi dậy. Còn nghĩa quân cũng đặt người canh ở các góc đường có nhiều ngã và cả gan cho những đội tuần tiểu đi ra ngoài chiến lũy. Hai bên theo dõi nhau ráo riết. Chính phủ với quân đội trong tay, vẫn do dự. Trời sắp tối, tiếng chuông báo động ở Xanh Meri bắt đầu vang lên. Bộ trưởng bộ Chiến tranh bấy giờ là thống chế Xun, người đã dự trận Auxtéclit, nhìn quang cảnh này có vẻ lo ngại.
Là những tay thủy thủ già dặn quen lối đánh chính qui, chỉ lấy chiến thuật, cái kim chỉ nam duy nhất, làm phương châm chiến đấu, họ đâm mất phương hướng khi đứng trước cơn sóng gió bao la là sự phẫn nộ của quần chúng. Ngọn gió cách mạng phải đâu có thể điều khiển được.
Những đội quốc dân quân ở ngoại ô kéo vào thành vội vàng, hỗn độn. Một tiểu đoàn trong trung đoàn khinh kỵ 12 phi nhanh từ Xanh Đơni đến, tiểu đoàn chiến binh số 14 từ Cuốcbơvoa lại, những đội trong pháo bố trí trong vườn Caruxen đại bác được đưa đến.
Điện Tuylơri vắng lặng. Vua Luy Philít vẫn điềm nhiên thanh thản.
 
 
Chú thích:
[1] Con của Napôlêông – chết trẻ, 1811-1832
[2] tướng đã tham gia tình nguyện cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hoa Kỳ, tham gia cách mạng Pháp 1789 và 1830
[3] Thống chế Pháp, cũng thuộc phái tiến bộ
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết