TIẾNG LÓNG
QUYỂN VII Chương I
NGUỒN GỐC

    
igritia (Cần có một bản dịch trọn vẹn nên không thể bỏ qua các chương về tiếng lóng - Tuy nhiên cũng không thể tìm đủ tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp trong ngôn ngữ Việt Nam, cho nên chúng tôi để nguyên các từ tiếng lóng đó và nghĩ nên để chính tả của nguyên bản thì có ích cho người tìm hiểu ngôn ngữ và văn học hơn là phiên âm) là một từ ghê gớm. Nó sinh ra cả một thế giới La Pègre, hãy hiểu: việc trộm cắp và cả một địa ngục La Pègrenne, hãy hiểu: sự đói khát.
Như vậy lười biếng là mẹ đẻ.
Nó có một con trai là trộm cắp và một con gái là đói khát.
Hiện chúng ta đang ở địa hạt nào? Tiếng lóng.
Tiếng lóng là gì? Nó là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dưới hai hình thức, nhân dân và ngôn ngữ.
Cách đây ba mươi tư năm, khi thuật giả câu chuyện nghiêm trang và thảm đạm bày đưa vào một quyển sách, viết cũng một mục đích với quyển sách này (Quyển "Ngày cuối cùng của một người tử tù" Lederrnier jour d'un condamné), một tên ăn cắp nói tiếng lóng, thì người ta sửng sốt và la ó.
- Thế nào? Sao? Tiếng lóng à! Nhưng tiếng lóng thì thật là ghê tởm! Đó là ngôn ngữ của những tên khổ sai, những nhà ngục, của tất cả những gì khả ố nhất trong xã hội...
Chúng tôi chưa bao giờ hiểu được cái lối bôi bác đó.
Từ khi ấy, hai nhà tiểu thuyết lớn, một là người quan sát sâu sắt lòng người, còn một là bạn dũng cảm của nhân dân, Bandắc và Ơgien Xuy, để cho bọn kẻ cướp nói cái ngôn ngữ tự nhiên của họ, cũng như năm 1828 tác giả cuốn "Ngày cuối cùng của một người tử tù" đã làm và đã bị công kích. Người ta đã nhắc lại: "Các nhà văn muốn gì với cái khổ âm ngỗ ngược ấy? Tiếng lóng khả ố! Tiếng lóng làm cho người ta ớn run!"
Ai chối cãi cái đó? Chắc là không ai.
Nhưng trong việc thăm dò một vết thương, một vực thẳm hay một xã hội, thì đi sâu vào đi, đi đến tận đây, phải đâu là tội lỗi? Chúng tôi bao giờ cũng nghĩ rằng đó là một hành vi đôi khi dũng cảm, hay ít nhất là một hành động đơn giản, tự nhiên và có ích, xứng đáng được quan tâm, thông cảm đối với một nhiệm vụ tự nguyện đã hoàn thành. Tại sao không khám phá cho hất, không nghiên cứu cho hết, tại sao dừng lại ở nửa đường? Cái sào thăm dò có thể dừng lại, người thăm dò thì không.
Tìm tòi tận đáy xã hội, nơi đất hết và bùn bắt đầu, đào mò trong những đợt sóng to gió lớn ấy để truy bắt, nắm lấy và ném lên đường, tung ra ánh sáng cái thổ âm hèn hạ, nhầy nhụa bùn nhơ, cái ngữ vựng nung mủ, mà mỗi từ là một đốt ô uế của một con quái vậttrong bùn đen và bóng tối, thì rõ ràng không phải là một công việc quyến rũ, cũng như không phải là một công việc dễ dàng. Không còn cái gì thảm đạm hơn là ngắm nghía, sau khi đã lột trần ra như thế, dưới ánh sáng của tư duy, cái đám nhung nhúc gớm ghê của tiếng lóng. Quả vậy hình như đó là một con vật kinh khủng tạo ra để cho bóng đêm, một con vật mà ta vừa rứt ra khỏi vũng thối. Người ta tưởng như nhìn thấy một cái búi kinh tởm, sinh động và lởm chởm, nó run rẩy, nó cử động, nó giãy giụa, nó đòi lại bóng tối, nó đe doạ và nó giương mắt nhìn. Từ này giống như một vuốt nhọn, từ kia như một con mắt đã tắt và ngấn máu; câu nọ như đang ngọ nguậy tựa một càng cua. Tất cả những thứ đó sống, cái sinh lực ghê tởm của những con vật đã được tổ chức trong tan rã của tổ chức. Bây giờ ta thử hỏi có lúc nào ta bọ cấm chỉ nghiên cứu cái ghê tởm?
Từ bao giờ bệnh tật xua đuổi thầy thuốc?Ngừoi ta có thể hình dung được một nhà vạn vật học mà lại đi từ chối không nghiên cứu con rắn độc, con dơim con bọ cạp, con rết, con nhện độc, vứt lại chúng vào bóng tối của chúng và nói: Ô! Xấu xí quá! Nhà tư tưởng mà quay mặt đi trước một ung nhọt, một mụn cóc. Đó sẽ là một nhà ngôn ngữ học do dự, khảo sát một thực tại của ngôn ngữ, một nhà triết học do dự dò xét một sự kiện của nhân loại: bởi vì tiếng lóng vừa là một hiện tượng của văn học, vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản, là gì? Tiếng lóng là ngôn ngữ của khốn cùng.
Tới đây, người ta bắt ta dừng lại. Người ta có thể khái quát hoá một sự kiện, đôi khi đó là cách giảm nhẹ nó đi; người ta có thể bảo chúng ta rằng, mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Người bán hàng khi nói: Montpelier sẵn sàng; Masesille phẩm chất tốt; nhân viên hối đoái khi nói: đem qua, hoa hồng, cuối tới; người đánh bạc khi nói: tiers et tout, refait de pique; người thừa phát lại các đảo xứ Normăngđi nói: L’afftiffeur s’arr ant a son fonds ne peut cjamer les fruits de ce fonds pendant la saisie héréditale dé immeubles du renonciateur; nhà soạn hài kịch nói: người ta đã làm vui con gấu (vở kịch đã bị huýt còi), người diễn viên khi nói: tôi làm phòng tối (Tôi đã diễn hỏng, mất khách); nhà triết học khi nói: tam đồng hiện tượng; người ta săn bắn khi nói: voileci allais, voleci fuyant; nhà não tướng học khi nói: ái lực tình, chiến đấu tính, tiết niệu tính; người lính bộ nói: cái kèn của tôi; người kỵ sĩ nói: con gà Ấn của tôi; khi thầy dạy iếm nói: tierce, quarte, rompez; khi người thợ in nói: parlons bollo, thì, tất cả, thợ in, người đi săn, triết gia, diễn viên, kịch sĩ, thừa phát lại, tay cờ bạc, hối đoái viên, nhà buôn, đều đã nói lóng. Người họa sĩ khi nói: mon rapin, người chưởng khế khi nói: mon sau teruisseau, người làm tóc giả khi nói: mon commic, người chữa dép khi nói: mon gniaf (những từ này đều có nghĩa: người học trò của tôi), đều đã nói lóng. Nói cho cùng, và nếu người ta tuyệt đối muốn như vậy, thì tất cả những cách khác nhau để trỏ bên trái, bên phải của người lính thủy: bâbord và tribord, của người điều khiển máy: phía sân phía vườn, của người phụ việc trong nhà thờ: phía Thi huấn, phía Phúc âm là những cách nói lóng.
Có tiếng lóng của những phụ nữ õng ẹo cũng như có tiếng lóng của những bà kiểu cách. Lâu đài Răngbuiê cũng gần kề với lều hành khất. Có tiếng lóng của những bà công tước, bằng chứng là câu này, ở trong một bức thư tình của một bà lớn rất đẹp thời Phục hưng: “Ông sẽ thấy trong những chuyện ngồi lê đôi mách của cả một mớ những lý do để tôi phóng túng”. Những mật mã ngoại giao là tiếng lóng; ở phòng Chưởng ấn Giáo Hoàng, khi nói 26 để chỉ La Mã, grkztntgzyal để nói gửi đi và abfxustgrnogrkzutuxi để thay quận công xứ Môdenơ, đã nói lóng. Những thầy lang thời trung cổ, muốn nói cà rốt, củ cải, củ nave đã gọi là: opoponach, perfroschinum, reptitalmus, dracatholicum angelorum, postmegorum, cũng là nói lóng. Nhà sản xuất đường khi nói: vergeoise, têle, clairce, tape, lumps, melis, bâtarde, commun, brulé, ploque, con người lương thiện đó cũng đã nói lóng. Một trường phái phê bình, cách đây hai mươi năm khi nói: Một nửa Sếchxpia là chơi chữ và chơi đồng âm dị nghĩa, đã nói lóng. Thi sĩ và nghệ sĩ, với một ý thức sâu sắc, sẽ gọi ông Đờ Môngmôrăngxi là một “tư sản” nếu ông không phải người am hiểu về thơ và tượng, đã nói lóng. Một viện sĩ hàn lâm cổ điển gọi hoa là Flore, quả là Pômônơ, biển là Néptuyn, gọi tình yêu là lửa nhiệt, sắc đẹp là mối quyến rũ, con ngựa là “tuấn mã”, cái mão chương trắng hoặc tam tài là “đóa hồng của Benlon”, cái mũ có ba sừng là tam giác của Chiến thần, thì viện sĩ cổ điển ấy đã nói lóng.
Đại số, y học, thực vật học đều có tiếng lóng của nó. Ngôn ngữ mà người ta dùng trên tàu thủy, cái ngôn ngữ đáng thán phục của biển cả, rất đầy đủ và rất tạo hình mà Giăng Ba, Đuy Ken, Xuyphren và Đuyperê đã nói, nó lẫn với tiếng neo, xích, với tiếng loa, với tiếng búa đụng nhau, tiếng tàu chòng chành, tiếng gió bão, đại bác, là cả một thứ tiếng lóng oai hùng và rầm rộ, nó đối với tiếng lóng hoang sơ của kẻ cắp, như sư tử đối với chó rừng.
Đành vậy, nhưng dù biện hộ thế nào đi nữa, thì cái kiểu hiểu từ nói lóng như thế là một kiểu hiểu theo nghĩa mở rộng mà không phải tất cả mọi người đều sẽ thừa nhận. Về phần chúng tôi, chúng tôi giữ cho từ ấy cái nghĩa cũ, chính xác, có phạm vi và được chỉ định, và chúng tôi giới hạn tiếng lóng trong tiếng lóng. Tiếng lóng thực sự, tiếng lóng cao độ - nếu hai từ đó có thể phối hợp tiếng lóng từ muôn đời, đã là một vương quốc, chúng tôi nhắc lại, chính là cái ngôn ngữ xấu xí, lo âu, thâm hiểm, phản bội, có nọc, ác độc, ám muội, đề hèn, sâu sắc, bất hạnh của khốn cùng. Ở cùng cực của mọi sự suy sụp và của mọi bất hạnh, có một cái khốn cùng tận đáy nổi dậy và quyết định đấu tranh chống toàn bộ những thực tại tốt số và những quyền lợi hiện hành: một cuộc đấu tranh khủng khiếp, hi gian trá, khi tàn bạo, vừa bệnh hoạn, vừa hung dữ, qua đó khốn cùng tấn công vào trật tự xã hội bằng những nhát chùy của tội ác. Để phục vụ cuộc đấu tranh này, khốn cùng đã phát sinh ra một ngôn ngữ chiến đấu, đó là tiếng lóng.
Làm cho nổi lên rồi lại nâng đỡ lên trên trên quên lãng, lên trên vự thẳm, một mảnh nhỏ của một ngôn ngữ nào mà con người đã sử dụng – cái ngôn ngữ luôn luôn mất mát đó – nghĩa là duy trì được một yếu tố, tốt hoặc xấu của nền văn minh, là phát triển những luận cứ của quan sát xã hội, là phục vụ nền văn minh. Nhiệm vụ ấy Plôtơ đã làm, dù muốn hoặc không muốn, khi để hai người lín thành Cáctagiơ nói tiếng xứ Phênixi, Môlie đã làm khi để cho nhiều nhân vật của mình nói tiếng Đông phương và đủ các thứ thổ âm. Ở đây, tiếng phản đối lại nổi dậy; tiếng Phênixiêng à, tốt lắm chứ, tiếng Đông phương à, hay quá! Ngay tiếng thổ âm cũng được, đó từng là những ngôn ngữ của một nước, một tỉnh. Còn tiếng lóng? Ích gì mà giữ tiếng lóng? “Làm cho tiếng lóng nổi lên” thì lợi gì?
Với cái đó, chúng tôi chỉ trả lời một câu: đúng vậy, nếu ngôn ngữ mà một nước, một tỉnh đã nói đáng quan tâm, thì có một thứ còn đáng quan tâm hơn và đáng nghiên cứu hơn, đó là ngôn ngữ của khốn cùng.
Đó là ngôn ngữ của khốn cùng ở Pháp bốn thế kỷ nay, không phải chỉ một khốn cùng, mà tất cả khốn cùng của loài người.
Chúng tôi còn nhấn mạnh điểm này: nghiên cứu những dạng xấu, những tàn tật xã hội và nêu chúng lên để sửa chữa không phải là một công việc trong đó người ta được phép kén chọn. Nhiệm vụ nhà nghiên cứu lịch sử phong tục và tư tưởng cũng nghiêm khắc không kém nhiệm vụ nhà nghiên cứu những sự kiện: sử gia sau nhìn bề mặt của văn mình, những cuộc đấu tranh của vua chúa, sự sản sinh các hoàng tử, những hôn lễ của các nhà vua, những chiến trận, những hội nghị, những vĩ nhân công chúng thừa nhận, những cuộc cách mạng giữa thanh thiên bạch nhật, tất cả bề ngoài. Sử gia kia nhằm cái bên trong, cái ở dưới, nhằm vào nhân dân lao động, đau khổ và chờ đợi, nhằm người phụ nữ bị điêu đứng, đứa trẻ hấp hối, những chiến cuộc âm thầm giữa con người và con người, những hung dữ ngấm ngầm, những thành kiến, những bất công được thừa nhận, những phản ứng ngấm ngầm đối với luật pháp, những diễn tiến bí mật của tâm hồn, những rung động khó phân của đám đông, những người chết đói, những người đi chân đất, những người để cánh tay trần, những người bất hạnh, những trẻ mồ côi, những người khổ sở và điếm nhục, tất cả những sâu bọ lê lết trong bóng tối. Nhà sử gia đã phải rất nhân ái đồng thời phải rất nghiêm khắc, như một người anh và một thẩm phán, đi xuống tận những căn buồng khó vào nhất trong đó bò lổm ngổm và lẫn lộn những kẻ đánh người và những kẻ đổ máu, những kẻ khóc và những kẻ nguyền rủa, những kẻ nhịn đói và những người nhai ngấu nghiến, những kẻ chịu đựng cái ác và những kẻ ác. Các sử gia của những tấm lòng và của những tâm hồn há lại kém phận sự hơn các sử gia của những thực tại bên ngoài ư? Người ta có nghĩ rằng Alighieri có ít chuyện để nói hơn Makiaven không? Cái bên dưới của nền văn minh có vì sâu hơn và tối hơn mà kém quan trọng không? Người ta có hiểu được núi khi không biết hang hay không?
Vả chăng cũng nên nói qua một lần từ mấy câu trên đây, người ta có thể suy diễn là giữa hai hạng sử gia có một ngăn cách dứt khoát. Chúng tôi không hề nghĩ có cái ranh giới kiểu đó. Không ai là một sử gia tốt về cuộc sống hiển nhiên, rõ rệt và công khai của các dân tộc, nếu không là sử gia của cuộc sống sâu xa và thầm kín của bọn họ trong chừng mực nào. Và không ai là sử gia tốt của cái bên trong, nếu người đó không biết ghi chép lịch sử của cái bên ngoài khi cần phải thế. Lịch sử những phong tục và tư tưởng, thấm vào lịch sử những biến cố và ngược lại. Đó là hai loại thực tại khác nhau và cũng có khi cái nọ làm nẩy ra cái kia. Tất cả những nét mà trời đã vạch lên bề mặt của một quốc gia đều có những nét song song âm thầm ở bên dưới, nhưng khác biệt và tất cả những biến động dưới đáy đều làm phát sinh những chấn động trên mặt. Khoa sử học chân chính chui vào khắp nơi, nhà sử học chân chính cũng xông vào khắp chốn.
Con người không phải là một hình tròn có tâm điểm duy nhất, đó là một hình bầu dục, có hai tiêu điểm. Những sự kiện là một tiêu điểm, những ý tưởng là tiêu điểm kia.
Tiếng lóng không khác gì một phòng treo áo trong đó ngôn ngữ đến để ngụy trang khi phải làm một việc xấu. Ở đó nó khoác những từ mặt nạ và những ẩn dụ tã rách.
Vì vậy nó trở thành kinh tởm. Người ta khó mà nhận ra nó. Có phải đấy là tiếng Pháp, ngôn ngữ lớn của nhân loại? Kìa nó sẵn sàng lên sân khấu, để đáp ứng tội ác và thíc ứng với mọi vai của tội ác. Nó không đi ngay nữa, nó lê lết, nó què quặt trên chiếc nạng của bọn hành khất, một chiếc nạng có thể thay hình thành cái chùy: nó lấy tên là phường ăn mày nói; tất cả những yêu mà, tức là những kẻ lo về trang phục đã tô vẽ cho nó; nó bò lê và chồm dậy theo hai dáng đi của loài rắn rết; bây giờ nó có khả năng đóng mọi vai, người chuyên làm đồ giả đã cho nó cái ám muội, người đầu độc cho nó cái sắc của gỉ đồng, kẻ đốt nhà đã quét đen bồ hóng cho nó và kẻ sát nhân đã bôi đỏ cho nó.
Về phía những người lương thiện, họ đứng trong cánh cửa xã hội mà nghe và họ bắt chước được những câu đối thoại của những người bên ngoài. Người ta phân biệt được những câu hỏi và những lời đáp. Người ta tri giác được tuy không hiểu nó, một tiếng rì rầm, gớm ghiếc, vang lên hầu như giọng người, nhưng gần với tiếng rú hơn là tiếng nói. Đó là tiếng lóng. Những từ ngữ này dị hợm và đượm một nét gì cầm thú quái đản. Người ta tưởng như nghe những con mãng xà tinh chuyện trò.
Đó là cái không hiểu được trong cái tối tăm. Cái đó rít lên và thì thầm, bổ sung cái nhá nhem bằng cái bí ẩn. Cảnh hoạn nạn tối lắm, những tội ác còn tối hơn nữa. Hai cái đen tối ấy hỗn hợp tạo nên tiếng lóng. Tối mò trong không khí, tối mò trong hành vi, tối mò trong tiếng nói. Kinh khủng là cái ngôn ngữ cóc nhảy, nó đi, nó lại, nó nhảy, nó bò, nó sùi bọt mép và nó vận động quái đản giữa đám sương mù vô biên, xám xịt, tỏng có mưa, có đêm tối, có đói khát, có tật xấu, có dối trá, bất công, trần trụi nghẹt thở và lạnh lẽo đông tiết, đúng cảnh giữa trưa của những người khốn khổ.
Chúng ta hãy thương những người bị trừng phạt. Than ôi! Chính bản thân chúng ta là ai? Tôi là ai, đang nói với anh? Anh là ai, đang nghe ai? Chúng ta từ đâu tới? Và có thật chúng ta đã chẳng làm gì, trước khi ra đời? Trái đất không phải không giống với một nhà tù. Biết đâu con người không là một cựu phạm trước tòa án Chúa?
Hãy nhìn gần hơn vào cuộc sống. Nó được cấu tạo để đâu đâu người ta cũng cảm thấy như bị trừng phạt.
Anh có phải là một người mà ta gọi là người sung sướng không? Thế mà, ngày nào anh cũng buồn bã. Mỗi ngày có cái buồn lớn và cái âu lo nhỏ của nó. Hôm qua, anh đã run sợ cho sức khỏe của một người anh yêu quí; hôm nay, anh sợ cho sức khỏe của chính anh; ngày mai, sẽ là một lo ngại về tiền bạc, ngày kia, lời công kích của một tên vu cáo; ngày kìa, tai nạn của một người bạn; rồi chuyện thời tiết xấu; rồi cái gì đổ vỡ hay mất mát; rồi một cuộc vui mà lương tâm và cuộc sống sẽ trách móc anh; một lần khác, diễn biến quốc sự không tốt. Không kể những vết thương lòng. Và cứ tiếp tục như thế. Một bóng mây tan, một bóng mây khác lại tụ. Trong một trăm ngày, chưa có lấy một ngày vui trọn vẹn và nắng suốt! Thế mà anh ở trong thiểu số những người có hạnh phúc đấy! Còn những người khác, đêm tối ngưng đọng trên năm tháng của họ.
Những trí óc chịu suy nghĩ ít dùng cái từ ngữ: những người sung sướng và những người khổ sở. Trong thế giới này, tiền đình tất nhiên của một thế giới khác, không có ai là sung sướng.
Nhân quần chỉ có thể phân loại như thế này: những người sáng tỏ và những người ngu tối.
Giảm số những người ngu tối, tăng số những người sáng tỏ, đó là mục đích. Vì thế, chúng tôi hét to: giáo dục! Khoa học! Học để đọc sách, là đốt lửa, mỗi âm tiết đánh vần lên là một tia sáng.
Vả lại, nói ánh sáng, không nhất thiết là nói vui vẻ. Người ta cũng có thể đau khổ trong ánh sáng, cái gì quá mức cũng đốt cháy. Ngọn lửa thiêu mất cái cánh. Bốc lửa mà vẫn bay, đó là kỳ tích của thiên tài.
Khi anh biết và khi anh yêu, anh vẫn còn đau khổ. Ánh sáng xuất hiện trong nước mắt. Những người sáng tỏ khóc, ít nhất là khóc thương kẻ u tối.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết