Dịch giả: Nguyễn Kim Dân
Clar Chilteking
NGƯỜI MẸ CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ QUỐC TẾ

Người phụ nữ ảnh hưởng lịch sử, không chỉ Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Nữ vương, Nữ hoàng đời xưa; mà còn có những nhà hoạt động xã hội, người đứng đầu Chính phủ, nhà khoa học, nhà cách mạng thời nay. Họ đã làm dấy lên những ảnh hưởng to lớn trong tiến trình lịch sử quốc gia, dận tộc và thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống dân tộc và lịch sử nhân loại.
 
Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử thế giới, địa vị phụ nữ thấp kém, không có cơ hội thể hiện tài năng. Ðặc biệt là phụ nữ làm cách mạng, dễ bị nam giới kỳ thị và xem thường, gặp phải sự đả kích và đè ép của xã hội. Họ muốn có được ảnh hưởng lớn đến xã hội, muốn cùng nam giới góp sức phát triển văn minh và sự kiện nhân loại.
Trong lịch sử thế giới cận hiện đại, tên tuổi sáng  chói của Clar-Chilteking, đã từng khích lệ hàng ngàn, hàng triệu phụ nữ lao động đi tìm kiếm sự giải phóng cho chính mình mà anh dũng hiến thân. Họ hết mực tôn vình vị lãnh tụ kiệt xuất của phong trào giải phóng phụ nữ, họ ngưỡng mộ, học tập và ca ngợi bà là “Người mẹ của phong trào Phụ nữ Quốc tế”.
Năm 1995, Ðại hội phụ nữ thế giới triệu tập tại Bắc Kinh,  nghiên cứu và quyết định hàng loạt vấn đề lớn về phụ nữ. Điều này, có ý nghĩa hiện thực và lịch sử quan trọng đối với phụ nữ các nước trên thế giới. Vào thời khắc này, chúng ta hồi tưởng về sự nghiệp vẻ vang và tinh thần cách mạng của “Người mẹ của phong trào phụ nữ Quốc tế.”
Sự lựa chọn trong cuộc đời
Clar-Chilteking sinh ngày 5 tháng 7 năm 1857 tại làng Fadraw Vương quốc Saxony miền Trung nước Ðức (nay là châu Saxony nước Ðức). Gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, phụ thân là một giáo có uy tín trong làng, mẫu thân là thành phần từ tích cực của phong trào giải phóng phụ nữ giai cấp tư sản.
C1ar-Chilteking từ nhỏ thông minh hơn người, tính cởi mở đáng yêu, học hành chăm chỉ, nhận được nền giáo dục căn bản của nhà trường và gia đình từ bé. Năm 17 tuổi, bà theo học tại trường Nữ Sư phạm Schmidt-Ster người Áo sáng lập.
Trong trường, Ckar-Chilteking không những học được nhiền tri thức văn hóa, mà còn tiếp thu được ảnh hưởng nhận thức sự giáo dục, và tranh thì quyền lợi hình đẳng nam nữ. Không những thế, bà thườn cũng với các bạn đồng học thảo luận những  vấn đề như: vì sao có những phu nhân ăn mặc sang trọng, lại có những đứa trẻ bán báo và những người ăn mày nghèo đói trên đường phố, lẽ nào đây là số mệnh đã định? Cuộc tranh luận lúc nào cũng sôi nổi, đôi khi bà tranh luận đến đỏ mặt tía tai, Hiệu trưòng Schmidt gọi đùa bà là “người cải tạo thế giới”.
Năm 1878, Clar-Chilteking 21 tuổi, với thành tích xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp nữ giáo sư cấp quc gia, được tuyển làm giáo sư chính thức. Bà là một phụ nữ trẻ có mái tóc vàng, đôi mắt to màu xanh nhạt làm rung động lòng người. Cha mẹ và bạn bè của Clar-Chilteking nhiệt liệt chúc mừng bà, cảm động ôm chặt lấy bà. Nữ Hiệu trưởng Schmidt, rất hài lòng với người học trò yêu của mình, đoán rằng cô ấy nhất định có tương lai xán lạn.
Sau khi tốt nghiệp không lâu, trong một cuộc mít tinh của công nhân Clar-Chilteking đã làm quen với Eucibo-Chilteking người Chủ nghĩa Marx, một thanh niên lưu vong đến từ nước Nga. Lúc ấy, Eucibo đang diễn thuyết tại buổi mít tinh của công nhân, phân tích công nhân vì sao phải chịu khổ, kêu gọi công nhân đoàn kết đến tranh với địa chủ, quý tộc mới có thể thoát khỏi sự nghèo đói. Nghe Eucibo diễn thuyết, Clar rất cảm động, sau buổi mít tinhliền chủ động tìm đến ông đặt câu hỏi, Eucibo đã trả lời tất cả. Eucibo phát hiện có gái trẻ người Đức này có khả năng nhìn thấu suốt, nhạy bén, có cơ sở tư tưởng vững chắc, đồng thời có ý chí kiên định khác thường, có sức mạnh tiềm tàng, là một mầm non tốt, chỉ cần hướng dẫn đúng đắn, chắc chắn trở thành một nhà cách mạng vĩ đại. Eucibo cũng chủ động tiếp cận Clair, giới thiệu có đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và những tác phẩm nổi tiếng khác của Marx, Engels; đưa cô đến dự mít tinh của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, lắng nghe diễn thuyết sinhđộng của Ferdinand August-Bebel và Karl-Liebknecht Lãnh tụ công nhân được quần chúng đương thời tín nhiệm. Ngoài ra, còn kể cho bà nghe về sông Volga, Peterple nước Nga - Tổ Quốc mình, kể về cuộc đến tranh của Linsky, Chernyshevsky, Herzen và rất nhiều thanh niên cách mạng khác… Tất cả những điều này, không những khiến Clar nghe say mê, mà còn khiến bà kiên quyết phải thực hiện được quyền nam nữ bình đẳng, giải quyết vấn đề bất công để xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.
Cha mẹ của Clar rất lo lắng vì suốt ngày bà chỉ lao vào những cuộc mít tinh biểu tình. Mẹ của bà muốn thuyết phục con gái, nhất quyết không cho bà giao thiệp cùng với Ðảng Xã hội Dân chủ, chấm dứt tình bạn với Eucibo-Chilteking, nhưng bà bỏ ngoài tai, cứ làm theo ý mình. Phụ thân bà xem ra thuyết phục vô hiệu, bèn nghiêm cấm bà không được ra ngoài. Dù vậy, bà vẫn tham gia Hội nghị của Ðảng Dân chủ xã hội, đành nhốt bà trong phòng. Clar tuyệt thực để phản kháng, buộc lòng phụ thân bà phải bỏ biện pháp “giam giữ”. Trong tình huống này mẹ của bà đành phải nhờ Hiệu trưởng giúp đỡ. Hiệu trưởng Schimidt hết lời khuyên bà rời xa những nhân sĩ đáng sợ đó, và còn đe dọa sẽ đoạn tuyệt quan hệ thầy trò. Clar vô cùng đau khổ, bà không thể hiểu được tại sao cha mẹ mình và Hiệu trưởng là những người đề xướng phong trào giải phóng phụ nữ, lại không đồng ý cho mình tham gia hoạt động cách mạng. Bà yêu thương cha mẹ, cũng rất yêu mến vị thầy đáng kính; nhưng họ vì sao không lý giải chính mình, không ủng hộ chính mình. Suốt mấy ngà yđêm, bà ăn không ngon, ngủ không yên, trong đầu diễn ra sự đấu tranh tư tưởng quyết liệt.
Vào năm 1878, Hội nghị nước Ðức thông qua luật đặc biệt phản đối những người thuộc Ðảng Xã hội. Thủ tưởng Otto-Prince von-Bismarck, người đời gọi là "Tể tướng máu sắt” tuyên bố Chủ nghĩa xã hội là phi pháp, kiểm tra 47 cơ quan báo chí của Ðảng Dân chủ xã hội, nghiêm cấm hoạt động 45 cơ quan, đóng của 16 cơ sở in ấn của nhà xuất bản văn kiện Ðảng Xã hội Dân chủ, tại Burlin thực hành cái gọi là tiển giới nghiêm; rất nhiều nhà hoạt động của Ðảng bị trục xuất khỏi thủ đô. Cơ quan văn hóa và giáo dục của công hội, công nhân, hợp tác xã bị giải tán, bị tịch thu tài sản, khắp nơi nghiêm cấm công nhân tập họp mít tinh,lãnh tụ công nhân có người bị giám sát, có người bị trục xuất ra khỏi nước, bắt đầu thời kỳ khủng bố tàn khốc nhất phong trào công nhân nước Đức; Chủ nghĩa Xã hội và phong trào Công nhân rơi vào bước đường cũng. Cha mẹ và Hiệu trường của Clar hết mực khuyên răn, họ lo sợ nếu bà không cắt đứt mối quan hệ với Chủ nghĩa xã hội và phong trào công mân,  bất cứ lúc nào cũng có thể bị bắt, bị trục xuất hoặc bị sát hại.
Trong cuộc khủng bố trắng này, lúc phong trào Chủ nghĩa xã hội đang xuống, phải tiếp tục kiên trì đường lối cách mạng, kiên trì thực hiện phong trào công nhân, phải nhìn xa trông rộng; phải can đảm đối mặt với cái chết. Hiểu được lý tưởng đó, Clar thực hiện sự chọn lựa quan trọng trong cuộc đời, kiên quyết gia nhập Ðảng Dân chủ xã hội nước Ðức, đem cả đời mình hiến dâng cho sự nghiệp của giai cấp công nhân. Sự chọn lựa này ảnh hưởng cả cuộc đời bà, từ nay bà sẵn sàng bước đi trên con đường gian truân, gai góc vì Chủ nghĩa xã hội mà đấu tranh.
Tháng 9 năm 1880,, Eucibo-Chilteking chuyển sang hoạt động bí mật để tiếp tục kiên trì tuyên truyền Chủ nghĩa xã hội và thực hiện phong trào công nhân, bị cảnh sát bắt giam và trục xuất khỏi nuớc.Clar rất đau khổ, quyến luyến không nỡ rời xa, đưa tiễn Eucibo đến tậnbiên giới, mắt dõi theo bước đi kiên định của ông đến cuối nẻo đường…
 Clai xa người yêu, người thầy trong lòng hết sức đau buồn. Nhưng bà không phụ sự hy vọng của Eucibo, lấy việc dạy học che mắt, nỗ lực làm công tác Ðảng. Bà đi lạc quyên từng nhà từng hộ, giúp đỡ thân nhân của những nhà cách mạng bị tàn hại bởi luật đặc biệt, kêu gọi họ đừng giảm chí khí, đừng thất vọng, phải tiếp tục đấu tranh. Không bao lâu, bà bị tố giác hoạt động tuyên truyền Cách mạng, công việc khó tiếp tục ở nước Ðức. Bà quyết định chọn con đường lưu vong đến nước Pháp tìm Eucibo-Chilteking, tiếp tục sự nghiệp.
Tháng 11 năm 1882, Clar 25 tuổi, một mình từ nước Ðức đến Paris tìm Eucibo. Hai người gặp lại nhau vô cùng cảm động. Paris là thành phố phồn hoa nhất châu Âu lúc bấy giờ. Ở đó có những con đường hai bên trồng cây rất nổi tiếng, có cung Louv huy hoàng lộng lẫy, có cửa hàng ngọc đẹp và nhà cao tầng rực rỡ khắp nơi. Nhưng, đối với những người lưu vong nghèo khổ làm sao thưởng thức được sự giàu có và hoa lệ đó. Ðầu năm sau, Clar kết hôn với Eucibo, và ở tại Paris. Họ ở trong căn phòng nhỏ ẩm thấp, tối tăm, đời sống rất nghèo khổ, ngay cả bánh mì cũng không có, chỉ ăn thịt ngựa cứng để lót dạ, Thời gian sau, họ có hai đứa con, cuộc sống lại càng thêm khó khăn. Do trong một thời gian dài không trả nổi tiền thuê phòng, cả nhà bị đuổi ra đường. Một phụ nữ lưu vong người Nga đã đưa cả nhà CIar về chỗ ở của mình, mặc dù sống chật chội, nhưng cũng có được chỗ nương thân tạm thời.
Chuyện bất hạnh lại đến. Eucibo-Chilteking – chồng của Clar bị viêm tủy sống, bại liệt nằm một chỗ, gia cảnh càng thêm quẫn bách. Clar-Chilteking kiên quyết gánh lấy trọng trách gia đình, ban ngày dạy học, giặt quần áo mướn, buổi tối thì dịch thuật, viết văn hoặc hoạt động tổ chức. Một phụ nữ Pháp thời kỳ Công Xã Paris vì kính trọng Clar nên thay bà lo việc nhà, chăm sóc giúp bà người chồng đang bệnh và hai đứa con thơ. Rèn luyện trong cuộc sống gian khổ, và sự đả kích của vận mệnh không may, khiến Clar càng hiểu được một cách sâu sắc về phụ nữ vô sản và  sự túng quẫn của người mẹ nghèo khổ. Điều đó làm cho bà thêm căm giận chế độ cũ bất công, quyết định hiến thân mình cho phong trào cách mạng và phong trào giải phóng phụ nữ của giai cấp vô sản Quốc tế.
Nhà diễn thuyết cảm động lòng người
Nơi ở của Clar-Chilteking trở thành nơi tụ họp những người luu vong của Chủ nghĩa Marx. Họ lợi dụng thân phận lưu vong, xuất bản nhiều Tập san và Báo chí hướng về quần chúng trong nước, tự do diễn thuyết và cổ vũ họ tham gia đấu tranh, tiếp tục đấu tranh với chế độ hiện tại của nước Đức. Đồng thời, nhóm Clar cũng tích cực tham gia phong trào công nhân Paris trong trường Trung học bằng phuơng thức kết hợp hình thức hợp pháp và phi pháp, theo phương pháp hoạt động mang tính cách mạng quần chúng, để tích lũy kinh nghiệm.
Ngày 14 tháng 7 năm 1889, kỷ niệm 100 năm ngày giai cấp tư sản cách mạng Pháp đánh phá nhà ngục Bastid. Tại Paris, trong phòng Hội nghị Souports, 339 người hoạt động trong phong trào công nhân và đại biểu công nhânđến từ 22 quốc gia Âu Mỹ, đã tổ chức thành lập Đại hội QuốC tế lần thứ hai.
Nửa năm nước khi Hội nghị chính thức khai mạc,đã tổ chức Hội nghị dự bị ở Hague, để chuẩn bị cho Đại hội trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức. Chính vào lúc nàý, người chồng, người thầy, người bạn chiến đấu thân thiết của Clar là Eucibo-Chilteking đã qua đời vào tháng giêng năm 1889. Điều này là một tổn thất lớn đối với bà. Bà dũng cảm chịu đựng nỗi đau, tích tực tham gia công tác chuẩn bị Ðại hội. Ðể cho đông đảo phụ nữ chân chính hiểu rõ ý nghĩa Ðại hội lần này, bà có bài phát biểu trên “Báo Diễn Ðàn Nhân Dân” luận đàm về nhiều vấn đề liên quan đến phong trào Công nhân và vấn đề phụ nữ, nêu rõ nhiều quan điểm quan trọng về Chủ nghĩa Marx-Engels sau khi xem một số bài báo của bà, đã đánh giá rất cao.
Clar-Chilteking với tư cách là đại biểu Phụ nữ Burlin và nhân viên Công tác tại báo “Ðảng Dân chủ xã hội” cơ quan Ðảng của nước Ðức tham gia Ðại hội thành lập Quốc tế thứ hai, là một trong số rất ít nữ đại biểu của Ðại hội lần này. Ðại hội tổng cộng có năm chương trình, vấn đề trung tâm là nhiệm vụ kinh tế chính trị của giai cấp công nhân và luật lao động của công nhân. Ðại hội thảo luận vấn đề tìm biện pháp chống lại sự nô địch của chế độ Chủ nghĩa tư bản đối với giai cấp công nhân, yêu càu Chính phủ các nước quy định một cách chặt chẽ có hiện lực luật lao động của công nhân; bảo đảm thực hiện quy định làmviệc 8giờ, thành lập chế độ bảo hộ lao động, bảo vệ lợi ích lao động trẻ em và lao động nữ, bãi bỏ các chế độ máu mô hôi và dùng hàng hóa thanh toán tiền lương. Khi đại hội thảo luận vấn đề tiền lương nam nữ bằng nhau, có một số đại biểu phản đối cho như thế sẽ hạ thấp tiền lương của lao động nam. Ðối với điều này Clair biểu hiện sự kiên quyết phản đối.
Hội nghị diễn ra đến ngày thứ 6, Clar Chilteking đứng lên yêu cầu được phát biểu. Bà mặc bộ đồ đen đơn giản, trên người không có một trang sức nào, bà tết mái tóc vàng thành búi, sau đó kẹp lại, xem giống như một nữ công nhân bình thường trong nhà máy. Bà đứng trên bục bắt đầu diễn thuyết, đần tiên nói rõ là mình nhận sự ủy thác của các nữ công nhân Burlin đề  xuất yêu cầu. Bà trình bày và phân tích vai trò của lao động nữ dưới chế độ Chủ nghĩa Tư bản, đưa ra con đường giải phóng phụ nữ khỏi sự bóc lột và nô dịch. Bà nói: “phần tử phản động đối với lao động nữ có một cách nhìn phản động, điều này hoàn toàn không kỳ lạ. Nhưng, điều khiến người kinh ngạc nhất, là trong mặt trận Chủ nghĩa xã hội cũng có một cách nhìn sai lầm, họ yêu cầu thủ tiêu lao động nữ. Họ cho rằng lao động nữ tăng lên là khiến lao động nam giảm xuống, điều này thật là sai lầm”. Bà tiếp tục chỉ ra: “Phụ nữ vì giải phóng chính mình, tất phải độc lập về kinh tế, giải phóng phụ nữ phải trở thành một bộ phận của sự nghiệp giải phóng xã hội. Điều này trên lá cờ của họ đã ghi: “loài người giải phóng toàn nhân loại, không thể để một nữa nhânloại, do lệ thuộc về kinh tế mà làm nô lệ về mặt chính trị và xã hội”. Bà đặc biệt nhấn mạnh vấn đề giải phóng phụ nữ trong xã hội hiện nay không thể thực hiện được, cần phải đợi đến khi xã hội thay đổi triệt để. Khi bà kết thúc bài diễn thuyết, rất nhiều phụ nữ đã và sẽ mãi mãi đứng dưới là cờ Chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải phóng chính mình mà phấn đấu. Sau khi Clar diễn thuyết xong, tiếng vỗ tay như bão táp không dứt. Bà nói chuyện mạnh mẽ, nhiệt tinh, lưu loát, thể hiện một tài năng hùng biện kiệt xuất hiếm thấy, xứng đáng là một nhà diễn thuyết cảm động lòng người. Chính tại Đại hội lần này, Cler được chọn làm Bí thư Quốc tế thứ hai, (gồm 11 người), tham gia vào công tác Lãnh đạo Quốc tế, mở ra trang sử mới trong phong trào phụ nữ của giai cấp vô sản. Đại hội cũng thông qua việc bảo vệ đặc biệt đối với lao động nữ, cùng với nghị quyết tiền lương nam nữ ngang nhau.
Năm 1890, do sự đấu tranh kiên quyết của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân, William II - Hoàng đế nước Đức, vì để mua chuộc lòng người, đã xoá bỏ luật “đặc biệt” phản lại Chủ nghĩa xã hội. Clar-Chilteking kết thúc cuộc sống lưu vong tại Paris, mang hai con thơ trở về nước. Nhưng nước Ðức không chào đón phụ nữ làm công việc chính trị, Clar rất khó tìm được việc làm. Mãi đến cuối năm sau, bà mới tìm được công việc tại nhà sách Dizi ở Stughat (nhà xuất bản của Ðảng Dân chủ xã hội ). Ở đây Clar vừa làm việc, vừa đảm nhiệm việc biên tập và phát hành “Báo Bình Đẳng”, tờ báo của phong trào phụ nữ Ðảng Dân chủ xã hội nước Ðức. Đến năm 1917, trong suốt 25 năm, báo " Bình Đẳng” trở thành nguồn cổ vũ, tổ chức của phong trào phụ nữ Chủ nghĩa xã hội và là trạm liên lạc của phong trào phụ nữ Quốc tế, trở thành cơ quan ngôn luận của phụ nữ nước Ðức và các nước châu Âu. Khi tạp chí bắt đầu phá thành chỉ có 2000 bản, về sau số luợng tăng vọt lên đến 1.120.000 bản. Clar-Chilteking cũng chính thức trở thành Lănh tụ kiệt xuất của phụ nữ lao động các nước.
Dưới sự cổ động tuyên truyền cua báo “Bình Ðẳng”, các đoàn thể phụ nữ liên tiếp được thành lập, phong trào phụ nữ diễn ra rất sôi nổi. Nhiều phụ nữ viết thư cho báo“Bình Đẳng”, kể về nỗi đau buồn và khổ cực của họ, lên án tội ác, bóc lột, nô lệ, đưa ra yêu cầu và hy vọng của chính mình.
Giai cấp thống trị phản động nước Đức kiên quyết phản đối phong trào công nlhân, đặc biệt triệt để phá hoại phong trào phụ nữ một cách triệt để. Chúng ban bố pháp luật, không cho phụ nữ có quyền bầu cử, cấm phụ nữ thành lập tổ chức chính trị, và tham gia bất cứ buổi mí tinh nào, thậm chí phái quan cảnh trấn áp, thủ tiêu tổ chức phụ nữ, khởi tố đối với Lãnh tụ phụ nữ. Nữ công nhân chỉ mới thành lập Hội ủy viên tuyên truyền phụ nữ của Ðảng Dân chủ xã hội, liền bị xử phạt, bọn phản động muốn ngăn cản phong trào đấu tranh của phụ nữ trở thành một bộ phận của phong trào công nhân.
Dưới sự lãnh đạo của Clar, nữ công nhân đã kết hợp đấu tranh hợp pháp với đấu tranh phi pháp, áp dụng một hệ thống bí mật và hình thức đấu tranh, nhằm tiến hành tuyên truyền chính trị rộng rãivà công tác đoàn kết. Vídụ, ngụy trang xây dựng tổ chức, Hội nghị cử hành vào buổi tối, có thể chọn nơi tuỳ ý, để gián điệp khó phát hiện.
 Buổi chiều toi, một nhóm khoảng hai ba phụ nữ dẫn theo trẻ con, tiện tay cầm rổ rau, kéo đến nhà một nữ công nhân. Ở trong nhà bếp của gia đình này, chính giữa đặt cái bàn vuông nhỏ, trên  để thớt, dao và vài loại rau cải khác nhau; chung quanh bàn để ghế dựa, cửa sổ che kín đáo. Khi các nữ công nhân đến gần đủ, họ ngồi xung quanh ngọn đèn dầu, đọc văn kiện, sau đó bắt đầu thảo luận sôi nổi. Ðột nhiên, ngoài cửa có tiếng gõ gấp rút, khi chủ nhân mở cửa, hai cảnh sát lập tức xông vào. “Các bà đang làm  vậy?” - Cảnh sát hét lớn”. “Chuẩn bị làm cơm”. Chủ nhân từ tốn trả lời. “Sao lại có nhiều người thế này?”. “Hôm.nay là sinh nhật vợ tôi, người thân và bạn bè đều đến chúc mừng.” Câu trả lời hợp tình hợp lý của chủ nhân, cảnh sát đành phải bỏ đi. Đây là lần thành công thứ nhất của "Hội nghị nhà bếp”.
Những cuộc Hội nghị đều chuẩn bị và tổ chức tốt. Mỗi lần đi tham gia Hội nghị, phụ nữ phải cẩn thận thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát và cảnh sát đặc nhiệm. Chủ hộ phải làm tốt công việc chuẩn bị, và tạo ra các lý do, như thăm hỏi bệnh nhân, chúc mừng ngày đặt tên con,thưởng thức các đồ vật mới mua của chủ nhân, đề phòng sự can thiệp của cảnh sát, những phụ nữ này bí mật tậphợp, 90% trở lên đều rất thành công. Đôi khi cũng xuất hiện nguy hiểm, nhưng họ đều giải quyết hợp thời. Mỗi lần Clar đang diễn thuyết, mà nhà cầm quyền đột nhiên phái quân cảnh bao vây đều có thể thoát đi dưới sự yểm trợ của các đồng đội. Có lúc để tránh sự theo đõi của cảnh sát, Clar đem hai con nhỏ theo tham gia mít tinh. Phần tử phản động không thể ngờ được, người phụ nữ mặc quần áo giản dị, mỗi tay bồng một con nhỏ, chính là “nhà diễn thuyết cảm động lòng người”, được phụ nữ hoan nghênh nhiệt liệt.
Qua sự phản kháng của quần chúng và sự nỗ lực không ngừng của người phụ nữ, bọn thống trị nước Đức dần dần nhượng hộ. Năm 1900, Hội nghị Phụ nữ của Ðảng Dân chủ xã hội lần thứ nhất đã tranh thủ được hợp pháp mà khai mạc. Năm 1908, nhà cầm quyền thủ tiêu luật kết đoàn hạn chế sự phản động phụ nữ, cho phép phụ nữ tham gia mittinh chính trị và tham gia chính đảng. Clar-Chilteking, người lãnh đạo phong trào phụ nữ Chủ nghĩa xã hội, cuối cũng đã viết nên trang sử vẻ vang về phong trào công nhân nước Ðức. Tuy nhiên, áp lực chính trị bên ngoài đang giảm nhẹ khi sự đấu tranh trong phong trào Công nhân Quốc tế và sửa đổi Chủ nghĩa lại trở nên gay gắt.
Năm 1895, khi Engels qua đời, Burnst là người đứng đầu của Chủ nghĩa cơ hội, mạn hdạn tuyên truyền đường lối Chủ nghĩa xã hội cải lương, công khai kêu gọi phải tiến hành sửa chữa Chủ nghĩa Marx, và phát biểu một loạt ý kiến phản Chủ nghĩa Marx, giành được sự tán thuởng nhiệt tình của giai cấp tư sản. Người của Chủ nghĩa Marx ở nước Đức kịch liệt đấu tranh phê phán và phản đối việc sửa đổi Chủ nghĩa của Burnst. Tại Đại hộiđại biểu Stughat của Đảng nước Đức năm 1898, Clar-Chilteking cùng với Rosa-Luxembourg - nhà cách mạng, nhà lý luận Chủ nghĩa Marx, đề nghị lấy cuộc đến tranh phản đối Chủ nghĩa Burnst làm đề tài quan trọng của Hội nghị, tuy chưa được Đại hội chấp thuận, nhưng đã thúc đẩy cuộc tranh luận sôi nổi phản lại việc sửa đổi Chủ nghĩa. Clar-Chilteking đọc một bài diễn thuyết hùng hồn, phê phán việc sửa đổi Chủ nghĩa của Burnst. Bà nói: “Căn cứ vào lý giải của Burnst, thông qua sự giám sát của Công đoàn và pháp luật, tài sản của nhà tư bản sẽ dần dần bị hạn chế, rồi sẽ đến một ngày, thậm chí nhà tư bản đối với sự chiếm hữu cũng không còn hứng thú... Nếu như chúng ta đồng ý quan điểm của Burnst, chúng ta không xem trọng việc giành lấy chính quyền xã hội Chủ nghĩa  Tư bản, mà phải gìanh lấy một số thay đổi khác của xã hội. Vì căn cứ vào ý kiến của Burnst; thông qua một số thay đổi, Chủ nghĩa xã hội đã chuẩn bị tốt, tương lai chúng ta có thể ghép một phần phía Ðông; một phần phía Tây lại thành một nước Chủ nghĩa xã hội. Bài diễn thuyết của Clar quá cô động, sắc sảo lại logic đã lôi cuốn biết bao nhiêu người. Tại Ðại hội đại biểu Hanovor của Ðảng nước Ðức năm 1899, Clar-Chilteking vẫn là một trong những nhân vật nòng cốt của cuộc đến tranh phản đối việc sửa đổi Chủ nghĩa của Burnst.Sau đó, bà tích cực triển khai cuộc đến tranh này trên báo “Bình Đẳng” do bà chủ biên. Các phần tử Cơ hội Chủ nghĩa xem bà như cây đinh trong mắt. Clar-Chilteking từ đó trở thành một Lãnh đạo phái tả nổi tiếng của Ðảng Dân chủ xã hội nước Đức.
Nguyện vọng mãnh liệt
Đảng Bolsheviks của Nga do Lenin lãnh đạo, thông qua tuyên truyền rộng rãi và công tác tổ chức,  phát động đông đảo công dân, nông dân và binh sĩ tiến hành cuộc mạng năm1905 như sóng tràn bờ, gây ảnh hưởng tích cực cho Phong trào công nhân Chủ nghĩa Xã hội của các nước Châu Âu. Clar-Chilteking cùng Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg – những Lãnh tụ cách mạng phái tả của Đảng Dân chủ xã hội nước Ðức tích cực tuyên truyền kinh kinh nghiệm quý báu của cách mạng nước Nga và bài học của nó đối với phong trào công nhân Tây Âu; kêu gọi giai cấp công nhân nước Đức học tập người vô sản nước Nga và bắt chước phương pháp hiệu quả của họ, dùng biện pháp Cách mạng phá vỡ chế độ chuyên chế; đồng thời, yêu cầu Phong trào công nhân nước Đức và Phong trào công nhân nước Nga gắn chặt mối quan hệ, ủng hộ lẫn nhau. Kỳ thực, về Phong trào phụ nữ Quốc tế, Clar-Chilteking đã bao năm hy vọng mãnh liệt, thực hiện hợp tác Quốc tế giữa phụ nữ lao động, khiến nó trở thành một bộ phận của sự hợp tác Quốc tế giai cấp vô sản cách mạng, vì sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội mà cống hiến.
Nguyện vọng của Clar đã thực hiện xong. Tháng 8 năm 1907, Đại hội đại biểu lần thứ bảy của Quốc tế thứ hai sẽ tổ chức tại Stughat nước Ðức. Clar hướng đẫn các đồng chí làm công tác chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ để tiến hành tổ chức Ðại hội lần này. Dưới sự lãnh đạo và chuẩn bị tích cực của Clar-Chilteking, ngoài các vấn đề quan trọng của Ðại hội như phản đối Chủ nghĩa quân phiệt và phá tan nguy cơ chiến tranh, còn thông qua khai mạc Hội nghị đại biểu phụ nữ Chủ nghĩa xã hội Quốc tế lấn thứ nhất, để xây dựng một tổ chức Quốc tế Phụ nữ Chủ nghĩa xã hội. Hội nghị khai mạc đúng kỳ hạn, đến dự Ðại hội có đại biểu phụ nữ đến từ 25 quốc gia của năm châu lục. Những đại biểu phụ nữ các nước, mỗi người mỗi sắc tộc khác nhau, những họ có điểm chung là chung chỉ hướng nên tình cảm rất thân ái. Ðại hội đại biểu đã thảo luận sôi nổi các vấn đề quan trọng của Phong trào phụ nữ Quốc tế, thảo luận và thông qua một quyết nghị do Clar đưa ra,chỉ định các chính Ðảng Chủ nghĩa xã hội trong cuộc đấu tranh vĩ đại của công nhân, tranh thủ quyền tổng tuyển cử, đưa ra yêu cầu phụ mĩ có quyền tổng tuyển cử, điều đó có thể lôi kéo càng nhiều lao động phụ nữ tham gia đấu tranh giai cấp công nhân. Hội nghị đại biểu quyết định: thành lậpHội liên hiệp Phụ nữ Quốc tế, báo Bình Đảng là cơ quan ngôn luận của nó. Tại Ðại hội lần này Clar-Chilteking được bầu làm Bí thư Hội liên hiệp Phụ nữ Quốc tế.
Ðại hội đại biểu phụ nữ Chủ nghĩa Xã hội lần thứ nhất khai mạc, thúc đẩy phong trào phụ nữ các nước châu Âu lên Cao, chính Ðảng Chủ nghĩa xã hội của tuyệt đại đa số quốc gia, sôi nổi diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền tổng tuyển cử của phụ nữ. Clar-Chilteking - chủ biên báo“Bình Đẳng”, kịp thời đưa tin và giới thiệu tình hình phong trào phụ nữ các nước, giao lưu kinh nghiệm đấu tranh phụ nữ, trở thành trận địa quan trọng của Phong trào Phụ nữ Quốc tế. Để tranh thủ quyền tổng tuyển cử của phụ nữ, phụ nữ lao động các nước và nam giới, cũng tham gia mit tinh quần chúng, diễu hành thị uy, phân phát truyền đơn, chỉ đạo công nhân bãi công, quyết không lùi bước dưới sự trấn áp tàn khốc của cảnh sát và giai cấp thống trị, nhiều phần tử tích cực của phong trào phụ nữ bị bắt giam cầm và tra tấn cũng không chút sợ hãi, biểu hiện tình thần dũng cảm không sợ hy sinh.
Ngày 8 tháng 3 năm 1909, nữ công nhân ở Chicago nước Mỹ và công nhân ngành may, nghành dệt trong cả nước cử làm bãi công và diễu hành thị uy, yêu cầu tăng lương, thi hành quy địnhlàm việc 8 giờ và giành quyền tuyển cử, được sự chỉ đạo và hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo phụ nữ lao động nước Mỹ và Thế giới. Tháng 8 năm 1910, dưới sự lãnh đạo của Clar, Hội nghị đại biểu Chủ nghĩa xã hội Quốc tế lần thứ hai đã khai mạc tại Copenhagen thủ đô tráng lệ của Ðan Mạch. Hội nghị hồi tưởng lại con đường chiến đấu gian khổ ba năm qua, Phụ nữ Chủ nghĩa xã hội Quốc tế quyết định từng bước gia tăng mối quan hệ Quốc tế, đưa Phongtrào Phụ nữ Chủ nghĩa xã hội từng bước tiến lênphía trước. Căn cứ theo kiến nghị của Clar Chilteking, Hội nghị đã thông qua quyết nghị, để kỷ niệm ngày tổng bãi công của nữ công nhân Chicago nước Mỹ vào ngày 8 tháng 3 năm 1909, phụ nữ các nước đoàn kết tiến hành cuộc đấu tranh, lấy ngày 8 tháng 3 mỗi năm làm ngày kỷ niệm đấu tranh của phụ nữ thế giới. Từ đó,“Lễ 8 tháng 3" trở thành ngày Quốc tế phụ nữ lấy hòa bình dân chủ, giải phóng phụ nữ mà chiến đấu. Tên tuổi sáng chói của Clar-Chiltekìng và mối quan hệ khắng khít với “Lễ Phụ nữ 8 tháng 3” lan truyền khắp thế giới. Bà được mọi người tôn là “Người mẹ của phongtrào phụ nữ Quốc tế”, nhận được sự ngưỡng mộ và yêu mến của nhân dân trên toàn thế giới.
Clar-Chilteking không chỉ là vị Lãnh tụ kiệt Xuất của Phong trào giải phóng phụ nữ, mà còn là người lãnh đạo, người chiến sĩ kiệt xuất của Phong trào Công nhân Cộng sản Quốc tế. Bà biến nơi Bí thư Hội liên hiệp Phụ nữ Quốctế thành nơi đấu tranh phản đổi Chủ nghĩa cơ hội Quốc tế, tranh thủ hòa hình thế giới. Lúc này, hai tập đoàn chủ nghĩa đế quốc đã chuẩn bị lâu dài cho việc thúc bách đại chiến thế giới, làn sóng Phong trào kháng chiến và Phong trào công nhân dâng lên ào ạt, thúc đẩy nhà cầm quyền phải chấp hành Quốc tế thứ hai, tổ chức Đại hội đại biểu bất thường lần thứ 9 tại Basle ở Thụy Sĩ vào tháng 11 năm1912, để quy định con đường hành động thống nhất của Đảng các nước, và nhất trí thông qua tuyên ngôn phản chiến Basle. Nhưng, do đại bộ phận thành viên Lãnh đạo của Đảng Dân chủ xã hội các nước và Quốc tế thứ hai là phần tử cải lương chủ nghĩa hoặc phần tử vôChính phủ, ngang nhiên phản bội lại tinh thần cách mạng của tuyên ngôn Basle và sách lược đấu tranh, khiến Clar vô cùng giận dữ và lo lắng.
Ngày 28 tháng 7 năm 1914, sự kiện Hoàng thái tửnước Áo bị một thanh niên Serbo hành thích là một mồi lửa, khiến Đại chiến Thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ. Ngày 4 tháng 8, Lãnh tụ cánh hữu Hội nghị Đảng Dân chủ xã hội nước Đức có ảnh hưởng nhất trong Quốc tế thứ hai, đã bỏ phiếu tán thành ngân sách quân sự của Chính phủ phản động giai cấp tư sản, dùng khẩu hiệu “Bảo vệ Tổ Quốc” lừa dối nhân dân, làm bia đỡ đạn cho tư bản lũng đoạn. Trong Đảng xuất hiện loại kẻ hại như thế, khiến Clar-Chilteking căm giận đến cực điểm. Bà đã từng hy vọng chiến tranh bùng nổ có thể đem đến cơ hội cho Phong trào giai cấp vô sản, đem chiến tranh phản đối Chủ nghĩa đế quốc biến thành chiến tranh trong nước phản đối giai cấp thống trị. Nhưng do trong Ðảng có những kẻ thuộc Chủ nghĩa cơ hội, khiến hy vọng của bà tiêu tan. Ðảng xã hội Pháp ảnh hưởng Quốc tế thứ hai, cũng bỏ phếu tán thành ngân sách quân sự tại Hội nghị vào ngày4 tháng 8, Lãnh tụ Đảng xã hội còn tham gia “Chính phủ quốc phòng” của giai cấp tư sản. Công Ðảng nước Anh, Đảng Bolshevis nước Nga, cùng với các Lãnh tụ Ðảng Dân chủ xã hội gồm Italia, Thụy Ðiển, Hà Lan, Đan Mạch đều đổi sang lập trường Chủ nghĩa Chauvin xã hội, hoặc tham gia Chính phủ giai cấp vô sản, hoặc tích cực tham gia Phong trào bắt quân dịch phục vụ chiến tranh của Chủ nghĩa Đế quốc.
Trong hoàn cảnh này, chỉ có các nhà cách mạng phái tả trong nội bộ Ðảng các nước mới có thể xoay chuyển được tình thế, không sợ hy sinh, phản đối chiến tranh Chủ nghĩa Đế quốc, bảo vệ sự đoàn kết Quốc tế của giai cấp công nhân. Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg, vàClar-Chilteking, Lãnh tụ phái tả của Ðảng Dân chủ xã hội nước Đức, từ khi chiến tranh bùng nổ, đã anh dũng tiến hành tuyên truyền cách mạng phản chiến. Ngày 2 tháng 12 năm 1914, khi Hội nghị nước Đức tiến hành biểu quyết ngân sách chiến tranh lẩn thứ hai, Liebknecht, một mình bỏ phiếu phản đối, và kêu gọi: “toàn thế giới vô sản, phải liên hợp lại”. Trong tình hình giới nghiêm thời chiến, lời tuyên bố của ông tại Hội nghị giống như sét đánh giữa trời, rung chuyển vũ trụ, đem lại sự cổ vũ cho công nhân các nước, họ vui sướng gửi cho ông 103 bức thư chúc mừng. Về sau, ông tiếp tục thông qua các phương thức diễn thuyết, viết thư cho tổ chức công nhân, tiến hành xuất bản tạp chí, tiến hành công tác phản đối chiến tranh, kêu gọi giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh theo khẩu hiệu “Lấy chiến tranh ngăn chặn chiến tranh”. Để đả kích và bức hại một số lãnh tụ phái tả này, Chính phủ Ðức bắt buộc Karl-Liebknecht nhập ngũ để bịt miệng ông lại. Rosa-Luxembourg bị bắt,nhốt vào ngục. Tất cả những điều này hoàn toàn không thể làm Clar-Chilteking, cũng không thể khiến bà ngưng công tác cách mạng, mà khiến bà càng thêm chú ý đến sách lược đấu tranh. Trong những năm tháng gian nan về sau, Clar tiếp tục quên mình cho việc phản đối Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa cơ hội trong nội bộ Ðảng.
Ðảng Bolsheviks của nước Nga do Lenin lãnh đạo giữ vững nguyên tắc cách mạng Tuyên ngôn Basle của Quốc tế thứ hai, trên các vấn đề thời đại, chiến tranh, hòa bình, cách mạng và dân tộc thuộc địa, kiên quyết phản đối Chủ nghĩa cơ hội của Quốc tế thứ hai, đem cuộc chiến Quốc tế phản đối hai tập đoàn Chủ nghĩa đế quốc biến thàm chiến tranh trong nước. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, phát động khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền Xô Viết chuyên chế của giai cấp vô sản, giànhm được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Chủ nghĩa xã hội tháng 10.
Dưới ảnh hưởng của cách mạng Nga, đầu tháng 11năm 1918, nhân dân Đức bùng nổ Phong trào cách mạng đến đỉnh điểm; Thủ đô Burlin sôi sục hẳn lên, mấy vạn công nhân dưới sự ủng hộ của đội bảo vệ công nhân và binh sĩ vũ trang, đi ra đường, bộ đội vũ trang được phái đến trấn áp Cách mạng cũng buông vũ khí quay lại với nhân đân. Khởi nghĩa nhanh chóng chiếm lĩnh các cơ sở quan trọng như tòa nhà tổng cục cảnh sát, cục bưu chính, sở điện báo, bộ tư lệnh cảnh vệ, cờ đỏ tung bay khắp nơi. William II - Hoàng đế nước Đức cuống cuồng chạy trốn sang Hà Lan, chế độ quân chủ bị lật độ. Cách mạng như ngọn lửa, nhanh chóng lan rộng khấp nơi trong toàn nước Đức, rất nhiều công nhân, binh sĩ của thành phố đoàn kết lại, cướp đoạt chính quyền, xây dựng vũ trang nhân dân, thành lập đại biểu công nông Xô Viết. Cách mạng cả nước thắng lợi, một quốc gia Ðức hoàn toàn mới - nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa tự do ra đời! Chứng kiến sự kiện trọng đại này, Clar-Chilteking xúc động trào dâng nước mắt.
Nghị viên lâu năm nhất
Thật đáng tiếc, tình thế cách mạng sinh ra chuyển biến ngược. Albert - người đứng đầu phái hữu Ðảng Dân chủ Xã hội, đứng lên đoạt quyền lãnh đạo cách mạng. Họ câu kết giai cấp đại tư sản, chiếm đoạt thàm quả cách mạng tháng 11, xây dựng lên cái gọi là “Xô Viết đại biểu toàn quyền nhân đân” của siêu giai cấp, tuyên bố nước Đức là “nước Cộng Hòa Dân Chủ”, và lập tức tiếp quản Chính phủ.
Sau cách mạng tháng 8, những nhà Lãnh đạo phái tả nổi tiếng của Ðảng Dân chủ Xã hội, vừa ra khỏi ngục như Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg, cùng với những người lãnh đạo Clar-Chilteking, Franz-Merin, ]oguis, thống lĩnh cầm đầu cách mạng phái tả cùng với phái hữu triển khai cuộc đấu tranh không nhượng hộ. Họ tuyên bố nước Ðức là “nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa”, kêu gọi quần chúng tiến hành cách mạng đến cùng; vào cuối tháng 12 năm 1912, họ đã cử hành Ðại hội tại Burlin, quyết định cắt đứt hoàn toàn với phái hữu, chính thức thành lập Ðảng Cộng sản Ðức (Clar-Chilteking làm Ủy viên Trung ương). Họ tổ chức phân tán lực lượng khắp nơi để lãnh đạo cách mạng, phát động và tổ chức cho giai cấp công nhân Burlin tiến hành cuộc bãi công mới và diễu hành thị uy vào tháng 1 năm 1918. Ngoài ra, nhóm Luxembourg còn sáng lập “Báo Cờ Ðỏ”, vạch trần bộ mặt phản động của phần tử phái hữu, kêu gọi “toàn bộ chính quyền thuộc về Xô Viết”.
Ngày 11 tháng 1 năm 1919, quân đội phản động hàng loạt tấn công Burlin, thế lực phản cách mạng phát động trấn áp đối với lực lượng cách mạng. Bọn phản động treo giải thuởng 100.000 mac để lấy đầu của Karl-Liebknecht và Luxembourg, phá hủy ban biên tập “Báo Cờ Đỏ”, bắt bạn chiến đấu và chồng con của Luxembourg. Những người trong bọn Yogixs Ủy viên Trung ương của Cộng sản Đức, cả trăm tên mật thám trong toàn thành phố lùng bắt Karl-Liebknecht và Luxembourg, khắp nơi dán hấu hiệu muốn giết chết họ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức khuyên hai người tạm thời lánh mặt, họ ẩn trốn tại khu công nhân Newcolun, không lâu lại chuyển đến trong gia đình của một bác sĩ ở khu Welmasdover Burlin.
Khuya ngày 15 tháng l, do bọn phản bội tố giác, một đội quân cảnh Đức (Đoàn Tự Vệ dân) đột nhiên bao vây nhà vị bác sĩ nơi Liebknecht và Luxembourg đang ẩn trốn. Do đột nhiên bị truy bắt, không kịp lẩn trốn, hai vị lãnh đạo Ðảng đã bị địch bắt. Xe đưa họ đến khách sạn Avon ở phía Tây Burlin, nơi đóng quân của sư đoàn kỵ binh cận vệ Bộ Tư lệnh. Xét hỏi chỉ tiển hành vài phút, Pabst - tham mưu trưởng sư đoàn Bộ Tư lệnh ra lệnh giam họ lại, một âm mưu giết người đã phát sinh từ lâu. Luxembourg vừa bị giải ra khỏi khách sạn, tên sĩ quan ở phía sau đánh vào bà, một tên kỵ binh lập tức nhảy bổ vào Luxembourg, dùng súng đánh mạnh vào đầu bà, rồi kéo Luxembourg đã bị hôn mê vào trong xe chạy đi. Trên đường, tên sĩ quan dùng súng ngắn bản vào đầu Luxembourg. Để thủ tiêu tông tích, bọn đao phủ tàn ác vô nhân lái xe đến cạnh dòng sông Landvil Canals ở ngoại ô, cột dây thép vào thi thể của Luxembourg, đem quăng xuống sông Canals. Karl-Liebknecht trên đường giải đi cũng bị giết một cách thảm hại, vì cách mạng nước Ðức họ đã cống hiến sinh mạng của mình.
Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg bị giết chết thảm hại, Clar-Chilteking vô cùng giận dữ và rất đau đớn. Bà dũng cảm đón nhận lá cờ của chiến hũu, nuôi giữ trong lòng ý chí của người đã khuất, giẫm lên máu tươi của họ tiếp tục tiến lên phía trước. Từ năm 1920, bà được chọn làm Nghị viên Hội nghị nước Đức, lợi dụng diễn đàn hợp pháp của Hội nghị, tiến hành giữa đấu tranh hợp pháp và phi pháp, tiếp tục vì mưu cầu và giành lấy quyền lợi của giai cấp công nhân mà nỗ lực đấu tranh, vì phong trào phụ nữ Chủ nghĩa Xã hội Quốc tế mà cống hiến sức lực.
Năm 1919, dưới sự lãnh đạo của Lenin, người thầy vĩ đại của Cách mạng giai cấp Vô sản, Đảng Cộng sản ở 30 quốc gia, chính Đảng công nhân và đại biểu của toàn thể phái tả, triệu tập Ðại hội đại biểu tại Matxcơva, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ ba, đảm nhận tuyên truyền Chủ nghĩa Marx, đoàn kết giai cấp công nhân các nước và đông đảo quần chúng lao động, để lật đổ sự thống trị của Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa Tư bản, xây dựng chuyên chính vô sản, tiêu diệt chế độ bóc lột và giương cao sứ mệnh đấu tranh vĩ đại. Cuối tháng 6 năm 1921 đến giữa tháng 7 năm 1921, đại biểu của chính Đảng các nước Chủ nghĩa xã hội tập hợp ở thủ đô Matxcơva, tham gia Ðại hội đại biểu lần thứ ba. Clar-Chilteking đếnMatxcơva tham gia Đại hội, trong lòng đầy xúc động. Đây là Tổ quốc của Eucibo-Chilteking chồng bà, là quê hương thứ hai bà đã hướng về từ lâu, cũng là thánh địa thành công nhất của Cách mạng giai cấp Vô sản. Bà muốn học tập kinh nghiệm của cách mạng nước Nga, và lãnh đạo giai cấp công nhân nước Đức giành lấy thắng lợi một ngày gấn nhất.
Ngày 5 tháng 7, Clar-Chilteking bước vào hội trường, ngạc nhiên chỗ ngồi của mình đầy hoa tươi. Bà vẫn chưa hiểu được đây là chuyện gì. Friz-Hecert - đại biểu nước Ðức tuyên bố: “Hôm nay là sinh nhật lần thứ 64 của Clar-Chilteking, khi bà còn trẽ, bà ấp ủ trong lòng một trái tim nóng bỏng, tham gia phong trào công nhân, từ đó đến nay bà luôn luôn là một chiến sĩ trung thành, anh dũng”. Các đại biểu nhiệt liệt vỗ tay chúc mừng bà. Nhưng có lẽ, nhà diễn thuyết gây cảm động lòng người, khi ấy lại cảm động nói không nên lời. Một lúc sau, bà mới khiêm tốn nói: “Những việc tôi làm cũng như những việc khác đếu là tự nhiên… dòng nước từ hang núi chảy xuống, nó vì thế mà được hoan nghênh sao? Chim muông ca hát, nó cũng nhận được sự khen ngợi hay sao? Tôi sở dĩ phục vụ cách mạng là do tính tự nhiên khiến tôi phục vụ Cách mạng… Trong lòng tôi chỉ có một nguyện vọng, vì Cách mạng giai cấp Vô sản, vì thắng lợi của Cách mạng giai cấp Vô sản mà cống hiến”
Tại Ðại hội Đại biểu Quốc tế thứ ba, Clar-Chilteking được chọn làm Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế thứ ba, Ủyviên Hội đồng Chủ tịch, tiếp tục hết mình vì công tác tổ chức của Phong trào Phụ nữ Quốc tế.
Những năm 20 của thế kỷ 20, nước Ðức tồn tại nguy cơ xâm nhập của Chủ nghĩa phát-xít. Hitler gia nhập và khống chế Ðảng Công nhân Chủ nghĩa xã hội quốc gia nước Đức (gọi tắt là Đảng Quốc Xã, tức Ðảng Nach), đưa ra “Cương lĩnh 25 điểm”, quy định chữ Vạn là huy hiệu Ðảng và cờ Ðảng, Hitler làm thủ lĩnh Ðảng, xây dựng dội xung phong. Năm 1923, phát động cuộc bạo động quán bia, thất bại và bị cấm. Năm 1925, hoạt động trở lại, trắng trợn tuyên dương Chủ nghĩa Ðức, tuyên truyền chính sách xâm lược bành trướng, công kích Chủ nghĩa Marx và Chủ nghĩa Nhân dân, nhận được sự ủng hộ về sức lực và của cải của tập đoàn Tư bản lũng đoạn. Ðồng thời hắn lấy Chủ nghĩa xã hội để gièm pha, cười chê đông đảo quần chúng nhân dân. Đối với nguy cơ xâm nhập của Chủ nghĩa phát-Xít, Clar-Chilteking từ lâu đã có sự cảnh giác, và thông qua diễn đàn Hội nghị, đồng thời tiến hành đấu tranh, kêu gọi nhân dân đề cao cảnh giác, để phòng phần tử Phát xít đoạt quyền, thực hành khủng bố chính trị Phát-xít.
Năm 1929, nguy cơ kinh tế thế giới của Chủ nghĩa tư bản bắt đầu, tạo sự sôi động lớn cho xã hội nước Ðức. Đến năm 1932, giai cấp Tư bản lũng đoạn thoát khỏi tình hình khốn đốn, trấn áp Phong trào Công nhân, chuẩn bị công khai tiến hành chuyên chính phát-xít. Quốc hội cũ bị giải tán, bọn phát-xít chiếm đa số trong quốc hội mới. Chúng có ý đồ thông qua triệu tập Quốc hội mới, giải tán Ðảng chính trị, trấn áp Ðảng Cộng sản, thủ tiêu tự do dân chủ, kích động phong trào bài bác. Ðoàn Ðảng Quốc hội Ðảng Cộng sản và Ðảng phát-xít đã đấu tranh dữ đội tại Hội nghị.
Căn cứ vào quy tắc Hội nghị của nước Đức, lễ khai mạc Quốc hội phải do Nghị viên lớn tuổi nhất trong Quốc hội chủ trì. Clar-Chilteking lúc bấy giờ đã 75 tuổi, là Nghị viên cao tuổi nhất trong Hội nghị, nhiệm vụ quan trọng chủ trì lễ khai mạc Quốc hội đã thuộc về bà. Hội Ủy viên Trung ương Ðảng Cộng sản nước Đức ra thông báo chính thức triệu hồi Clar-Chilteking, lúc bấy giờ bà đang dưỡng bệnh tại Liên Xô (cũ). Phần tử phát-xít công khai tuyên bố, nếu như vị Lãnh tự Đảng cộng sản già yếu này xuất hiện tại Quốc hội, thì sẽ giết chết bà, và phái mật thám mặc đồ thường dân ngày đêm chờ đợi tại bến xe, điều tra, chờ đợi tập kích bắt cóc. Clar-Chilteking không quan tâm đến cơ thể già yếu bệnh tật, không sợ sự đe dọa của kẻ thù, kiên quyết từ Matxcơva quay trở về Tổ quốc.. Nhờ có cải trang, dưới sự bảo vệ của người liên lạc thông minh lanh lợi của Ðảng Cộng sản, đến trạm xe Burlin xuống xe trước giờ, thoát khỏi sự phong tỏa và kiểm tra của địch một cách kỳ diệu, cuối cùng đến được Burlin.
Ngày 30 tháng 8 năm 1932, bắt đầu khai mạc Quốc hội nước Đức. Trên ghế Nghị viện bên phải đầy những phần tử phát-xít mặc đồng phục màu nâu xám, bên ngoài Hội nghị cũng đông nghẹt người, cả gian phòng Hội nghị không khí cực kỳ khẩn trương. Thời gian khai mạc đã đến, trên đài chủ tịch vẫn không có một người. Các nghị viên Ðảng Cộng sản và công nhân bên ngoài Hội nghị rất lo lắng, ngẩng đầu trông ngóng sự xuất hiện của Clar-Chilteking; còn những phần tử phát-xít thì ừng tên mỉm cười một cách hiểm ác, ngầm thể hiện sự vui mừng về thành công của chúng. Gần cuối thời gian khai mạc Hội nghị, một tiếng chuông vang lên, tấm màn của phía sau ghế Chủ tịch đột nhiên mở ra. Hai cô gái trẻ tuổi đỡ Clar-Chilteking với mái tóc bạc phơ bước lên đài Chủ tịch. Các nghị viên Ðảng Cộng sản lập tức hướng về người lãnh tụ, người bạn chiến đấu của họ và vỗ tay nhiệt liệt, công nhân bên ngoài Hội nghị cũng hoan hô vang dậy. Lúc ấy bọn hung đồ phát-xít đã thề giết chết Clar-Chilteking, từng tên ngây người ra như tượng gỗ, vẻ mặt hoảng hốt. Clar-Chilteking đọc bài diễn thuyết chống phát-xít nổi tiếng tại Hội nghị Quốc hội, kêu gọi tất cả mọi người bất chấp sự uy hiếp, tham gia chống Chủ nghĩa phát-xít. Bà kết thúc bài diễn thuyết của mình một cách đầy tin tưởng: “Tôi hiện nay thực hiện nhiệm vụ của một Nghị viên Quốc hội lâu năm nhất, nên được đến đây chủ trì lễ khai mạc Quốc hội. Tuy cơ thể tôi đang bệnh tật suy yếu, nhưng tôi rất hạnh phúc với tư cách thành viên lâu năm nhất, chủ trì lễ khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của nước Đức Xô Viết!”. Toàn Hội nghị im lặng lắng nghe bài diễn thuyết cảm động lòng người sau cùng của vị Lãnh tụ kiệt xuất trong Phong trào Phụ nữ Thế giới, nhà nữ cách mạng này. Cả 230 tên thuộc Ðảng phát-xít trong đại sảnh, cũng bị khí thế cách mạng và tinh thần mạnh mẽ của bà khuất phục.
Tháng 10 cùng năm, Clar--Chilteking lại đến Matxcơva để tránh những phần tử phát-xít muốn bức hại bà. Lúc này, hai mắt bà dường như đã bị mù, sức khỏe càng lúc càng xấu đi. Nhưng bà vẫn tiếp tục chiến đấu, hoàn thành tác phẩm nổi tiếng “Di huấn của Lenin đối với phụ nữ toàn thế giới” trên giường bệnh. Hai giờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 1933, người sáng lập ra Ðảng Cộng sản Ðức, nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp Vô sản thế giới, vị Lãnh tụ kiệt xuất của Phong trào Phụ nữ Quốc tế đã qua đời tại Liên Xô. Nhân dân Matxcơva và nhân dân các nước cử hành lễ truy điệu bà. Di thể của bà an táng tại Quảng Trường Ðỏ, đời đời được nhân dân trên thế giới viếng thăm.
Ngày nay, “Người mẹ của Phong trào Phụ nữ Thếgiới” đã qua đời hơn 60 năm, nhưng sự nghiệp vĩ đại của bà lại ngày càng vẻ vang. Phụ nữ các nước trên thế giới kế thừa di chỉ của bà, tiếp tục ủng hộ bảo vệ hòa hình, dân chủ, tự do và đưa phong trào giải phóng phụ nữ không ngừng tiến lên. Nhân dân xây dựng một tòa nhà ba tầng tại thôn Beaconweld vùng ngoại ô phía Đông Burlin để tưởng nhớ Clar-Chilteking. Cổng lớn tòa nhà kỷ niệm mô phỏng theo hình đầu của Chilteking, bên trong bày các bức ảnh, tranh khắc và tác phẩm của bà. Ðây chính là nơi bà đã sống và chiến đấu từ năm 1929 đến năm 1931. Trong phòng ngủ và phòng khách đến nay vẫn còn bộ trà kiểu Nga và khăn bàn của các nữ công nhân Liên Xô lúc ấy tặng bà. Mọi người đến đấy tham quan có thể hiểu được sự nghiệp chiến đấu kiên trì suốt đời của bà, học tập được tinh thẩn cao cả của bà: vì Cách mạng giai cấp Vô sản, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ thế giới mà cống hiến quên mình.