- 3 -
“Tam cung Lục viện”

Nước ta, kể từ triều Nguyễn Gia Long các vua vì theo phong tục của Trung Hoa nên vua nào cũng có một bà vợ chính thức được gọi là Nhất giai phi, chỉ khi chết mới được tôn là Hoàng hậu, ngoài ra còn chọn nhiều Phi tần, Cung nữ tuyển vào cung để làm vợ thứ. Nhưng kể từ Gia Long lên ngôn Hoàng đế thì chức Hoàng hậu bị bãi bỏ vì nhà vua sợ các bà hoàng lộng quyền chiếm đoạt ngôi vua. Vì vậy, Gia Long đã đặt ra “Tứ bất lập”, theo thứ tự như sau:
- Bất lập Hoàng hậu ( Không lập Hoàng hậu ).
- Bất lập Đông cung ( Không lập Thái tử ).
- Bất lập Tể tướng ( Không đặt chức Tể tướng ).
- Bất lập Trạng nguyên ( Không lấy ai đậu Trạng nguyên ).
Sau đó chia ra làm “Cửu giai” và theo thứ tự các bà vợ từ đầu đến cuối như sau:
- Nhất giai phi.
- Nhị giai phi.
- Tam giai tân.
- Tứ giai tân.
- Ngũ giai Tiệp dư.
- Thất giai Thục nhân.
- Bát giai Mỹ nhân.
- Cửu giai Tài nhân.
Việc sắp xếp trên cũng như các cấp bậc quan lại được chia ra thứ tự gồm “Cửu phẩm”. Như vậy bà nào đứng đầu trong “Cửu giai” thì được gọi là Hoàng Quý phi. Lệ này được duy trì tới 12 đời vua triều Nguyễn, và tới Bảo Đại là vị vua thứ 13 mới cho lập lại chức Hoàng hậu.
Cũng vì sợ Phi tần, Cung nữ trong Hoàng cung quá đông nên nhà vua đã cho lệnh xây cất “Tam cung” và “Lục viện” cho mỗi bà ở một phòng riêng mới đủ chỗ.
Ở Tam cung lại chia ra làm 3 cung:
Cung Diên Thọ, là nơi dành cho các bà Hoàng Thái hậu, Thái Thái hậu là các bà vợ của các vua đã băng hà ( tạ thế ), và có các viên Thái giám ở đó nữa.Cung Trường Sanh dành cho các bà vợ vua đang tại ngôi, như các bà Lệ Thiên, vợ của vua Tự Đức, và bà Từ Minh, vợ của vua Dục Đức cũng đã từng ở nơi này.Cung Khôn Thái được thiết lập ở gần điện Cần Thánh chỗ vua ở. Cung này dành riêng cho các bà Hoàng Quý phi. Trong cung này có một điện tên là Cao Minh Trung Chính, điện này lập vào năm Gia Long thứ ba. Ở phía đông của điện Cao Minh Trung Chính có một nhà hát để nội cung hát riêng cho vua xem và gọi là Viện Tịnh quan. Còn Lục viện gồm có 6 viện là:
Viện Thuận Huy, nằm ở giữa điện Cần Thánh và điện Cao Minh Trung Chính. Ở phía tây viện Thuận Huy lại có:Viện Đoan Thuận.Viện Đoan Hòa.Viện Đoan Huy.Viện Đoan Trường.Viện Đoan Trang. Ngoài Cung Diên Thọ ra, những cung và viện kể trên là chỗ dành cho các cung phi, mỹ nữ vợ của những vua đang trị vì, và đều nằm ở cả trong Tử Cấm thành. Nơi này ngoài vua ra, chỉ có các Thái giám được lui tới thôi, các đàn ông khác không được phép bén mảng tới nơi này.
Những Phi tần, Cung nữ đều được tuyển chọn trong những gia đình các cô con gái của các quan Đại thần, ngoài ra cũng có khi chọn trong hàng con thường dân nhưng phải có sắc đẹp đặc biệt và nhất là phải có đức hạnh đoan trang.
Lúc mới được tuyển vào cung, các cô gái này được đứa đến ở Đoan Trang viện để học tập cách ăn mặc, đi đứng và các nghi lễ trong cung. Một khi đã được tiến vào cung, những Phi tần, Cung nữ này không được phép gặp mặt bất cư ai bên ngoài nữa kể cả cha mẹ anh chị em. Cũng có trường hợp đặc biệt hiếm lắm nhà vua mới cho phép cha mẹ vào Nội cung để thăm con, nhưng chỉ được nói chuyện với con qua một bức màn sáo che không thấy mặt con. Người nào có con được tiến vào cung là coi như mất con vì ít khi nào được gặp lại mặt con nữa.
Trong “Tam cung Lục viện” có các thị nữ ( hay nữ tỳ cũng vậy ) để hầu hạ các Phi tần. Còn nhiệm vụ của các Thái giám là trông nom và săn sóc cho các Phi tần. Vì Thái giám có nhiệm vụ kiểm tra các hành động của Phi tần và mỗi lần vưa ngự đến “ngự dâm” với các bà nào thì viên Thái giám phải ghi chép giờ, ngày tháng cho đúng xem bà nào có thai trước, đẻ con trai hay con gái.
Những viên Thái giám cũng được chia ra làm hai loại. Một loại là “Giám sanh”, tức trời sanh ra ngay khi lọt lòng đã phi nam phi nữ, nghĩa là không có hộ “sinh dục nam” hay “sinh dục nữ”. Và loại thứ hai là “Giám lặt” là bị thiến mất “của quý”.
Theo cụ Hoàng Trọng Thược cho biết thì xưa tại làng nào có “Giám sinh” ra đời thì cha mẹ phải đi trình làng để các cơ quan hữu trách trình lên Bộ và Bộ sẽ cho nuôi nấng và dạy dỗ đứa trẻ theo nghi lễ trong cung để khi lớn lên thì đưa vào Nội cung làm Thái giám. Những đứa trẻ này người ta thường gọi là ông “Bộ”.
Thông lệ, thời xưa làng, xã nào sinh sản được ông “Bộ”, lớn lên được tuyển vào cung sẽ được nhà vua ký sắc cho miễn thuế ba năm.
Còn các Phi tần, Cung nữ thì sao? Ở trong cung có hàng chục, có khi hàng trăm cô để hầu hạ chăn gối cho vua. Nhưng sức người có hạn, làm sao vua ban ân sủng hết được, bởi vậy có nhiều cô từ khi được “tiến” vào cung, cho tới khi vua băng hà vẫn chưa một lần được vua lâm hạnh, và kết quả cô này vẫn còn trinh.
Cũng theo cụ Hoàng Trọng Thược, thì mỗi khi vua giá lâm đến Tam cung Lục viện để “ngự dâm” thì thường dừng xe do một con dê đực kéo, hễ dê dừng ở của phòng nào thì vua “ngự dâm” ở phòng đó. Bởi vậy, các Phi tần, Cung nữ thường hay nhờ các chị thị nữ mua các thứ cỏ non hay lá dâu, lá sấu đâu... rồi đem rắc ở trước của phòng khi vua ngồi trên xe dê giá lâm, dê thấy cỏ non, lá sâu, lá sầu đâu... thì dừng lại ăn. Cho nên trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Ôn Như Hầu đã có câu:
“Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.”
Vậy vua Gia Long có bao nhiêu vợ? Và bao nhiêu con?
Theo chính sử viết, vua Gia Long có 3 bà vợ được gọi là đệ nhất phi, đệ nhị phi, đệ tam phi. Ngoài 3 bà phi này còn có 6 bà phi nữa nhưng không thấy tư liệu nào nhắc đến.
Ba bà phi chính thức được xếp thứ tự như sau:
Bà Quế phi ( Đệ nhất phi ) tên là Tống Thị Lan, tức Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, con ông Chưởng dinh Tống Phước Khuông, người huyện Tông Sơn, Thanh Hóa - đã vào Nam theo Chúa Nguyễn Phúc Chu để chống nhà Tây Sơn. Bà họ Tống, sinh được ba người con là Nguyễn Phúc Cảnh ( tức Hoàng tử Cảnh ), người thứ nhì là Nguyễn Phúc Hy, tạ thế 1801, người thứ ba là Nguyễn Phúc Tuấn, đã tạ thế trước Cảnh và Hy. Chỉ có Nguyễn Phúc Cảnh được gọi là Hoàng tử. Năm 4 tuổi Cảnh được Gia Long cho theo Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp để cầu viện nước Pháp giúp khí giới và quân đội đánh nhà Tây Sơn. Theo một số tư liệu thì Hoàng tử Cảnh và hai em trai đã được Giám mục  Bá Đa Lộc khuyên rửa tội theo đạo Công giáo, Hoàng tử Cảnh ở Pháp một năm rồi trở về.
Hoàng tử Cảnh có vợ là Tống Thị Quyên, sanh được hai con trai. Người thứ nhất là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, cũng có tên là Đán - Hoàng Tôn Đán được phong tước  Ứng hòa công. Người con thứ hai, là Nguyễn Phúc Mỹ Thụy ( còn có tên là Mỹ Hòa ) hay Kính, được phong tước Thái Định công. Năm 1824, không biết phạm tội gì, Mỹ Đường bị lột hết tước, phải nộp ấn thư, rồi bị giáng xuống làm thứ dân. Mỹ Đường có một người con là Nguyễn Phúc Lê Chung, sau được vua Tự Đức phong Cảnh Hòa Quận công.
Sau này người ta đọc được bài phiên hệ thi: Mỹ-Duệ-Tăng-Cường-Tráng, Liên-Huy-Phát-Bôi-Hương... Những con cháu của Hoàng tử Cảnh sau này, năm đời còn lại là ông Nguyễn Phúc Hồng Dân ( 1882 - 1951 ), là cháu năm đời của Hoàng tử Cảnh. Đã mang tước Kỳ ngoại hầu Cường Để. Ông Cường Để trốn sang Nhật Bản lập Việt Nam Quang Phục Hội do ông làm Hội chủ để chống Pháp cai trị Việt Nam. Con của Cường Để là ông Tráng Liệt, và cháu là Liên Bảo. Như vậy, cháu, chắt dòng Hoàng tử Cảnh hiện nay hãy còn rải rác khắp nơi.
Bà Minh phi ( Đệ nhị phi ) họ Trần Thị Đang, tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, là mẹ của vua Minh Mạng. Bà họ Trần là con gái của ông Tham tri Bộ Lễ Trần Hưng Đạt, quê ở Vạn Xá ( Thừa Thiên ). Nguyên bà họ Trần trước là người hầu của mẹ vua Gia Long, rồi cùng ra Quảng Trị ẩn náu ở làng An Đô, gần cửa Tùng. Đến khi vào Nam đã được tuyển làm vợ Nguyễn Ánh ( Gia Long ), khi mới 13 tuổi.Bà Lê Thị Ngọc Bình ( Đệ tam phi ), gọi là Đức phi hay Thần phi cũng vậy. Bà Ngọc Bình là con út của vua Lê Hiển Tông. Khi nhà Tây Sơn thất bại, vua Quang Trung tại thế để lại bà Ngọc Hân Công chúa ở lại kinh thành với người em gái là Ngọc Bình ( vợ vua Quang Toản - tức Cảnh Thịnh, con của Nguyễn Huệ ). Theo ngoại sử, lúc đó Gia Long có gạ gẫm và ép duyên bắt Ngọc Hân phải lấy ông. Nhưng đã bị Ngọc Hân cự tuyệt. Còn Ngọc Bình thì lúc đầu cũng không bằng lòng, nhưng sau cũng xuôi lòng và chấp nhận lấy Gia Long làm thứ phi. Bà Ngọc Bình đã sinh được hai người con trai với Gia Long tên là Quảng Oai công, và Thường Tín Quận công. Cũng vì sự trớ trêu trên mà dân gian sau này ở Huế đã có câu nói:
“Số đâu có số lạ làng,
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.”
Đến đây, chúng ta cũng nên biết trong 9 đời chúa, và 13 đời vua Nguyễn, có vị chào đời ở đất Nam bộ xưa, có vị lâu ngày ở đất Nam bộ và tạ thế tại đây.
Vị Hoàng tử đầu tiên là Nguyễn Phúc Đảm ( Đởm ) tức vua Minh Mạng sinh năm 1791 tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định, xứ nam bộ.
Còn ông vua sống lâu ngày nhất ở Nam bộ là Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long, kể từ năm 1775 đến đầu thế kỉ XIX mới trở về Huế, tức là 25 năm sống ở Nam bộ và xê dịch nhiều tỉnh, ông còn lặn lội sang Xiêm để cầu viện. Nguyễn Ánh cũng là ông vua xuất ngoại đầu tiên.
Chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1765 - 1777 ), là vị Chúa thứ chín, đã bị quân Tây Sơn bắt được ở tỉnh Long Xuyên và đem về Sài Gòn hạ sát vào năm 1777.
Đến cuối triều Nguyễn là vua Bảo Đại và bà Nam Phương Hoàng hậu thì cả hai đều tạ thế tại ngoại quốc, sau khi vua Bảo Đại bị truất phế khỏi ngôi Hoàng đế triều Nguyễn phong kiến khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng lên đánh đổ chế độ thực dân Pháp đang cai trị nước ta do Bảo Đại làm vua bù nhìn của chế độ thực dân Pháp.