Dịch giả: Phạm Văn Điểu
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Trước điện thử tài, các chuột làm quan,
Cửa chùa đội trạng, hai quạ cáo án.

Hôm sau, Bao Công vào chầu tâu rõ ngọn ngành việc tra xét, vua Nhân Tôn đẹp lòng lắm.
Liền đó, Bao Công bèn nhắc vua việc thử tài bọn nghĩa sĩ mới được tiến cử. Việc này lẽ đã làm rồi song vì Bàng ngụy thử và Triệt địa thử vắng mặt nên vua đành tạm trì hoãn. Nay vì lời tâu của Bao Công, vua bèn cho gọi tới tên Xuyên sơn thử Từ Khánh. Từ Khánh ngó lên tâu: "Dạ, có Từ Khánh đây". Vua Nhân Tôn xem tướng Từ Khánh thấy mặt láng, mắt tròn, mày to, trán lớn, rất hào hiệp anh hùng, cử chỉ dạn dĩ không vẻ sợ sệt.
Vua Nhân Tôn liền hỏi rằng: "Tại cớ nào mà khanh lấy hiệu Xuyên sơn thử?". Từ Khánh tâu: "Nguyên tội dân ở tại đảo Hãm Không, hay chui luồn qua mười tám cái hang nên thành hiệu ấy". Vua hỏi: "Tại Thọ Sơn có nhiều hang như vậy khanh chui có được không “. Từ Khánh tâu: "Nếu nó thông thời tội dân sẽ chui được". Vua liền sai Trần Lâm đem Từ Khánh ra Thọ Sơn thử tài. Tới nơi Trần Lâm dặn rằng: "Ngươi có chui vào thời mau mau ra, đừng có ở lâu trong ấy”. Từ Khánh gật đầu leo vào một cái hang, cúi mình chui mất. Lâu ước tàn một cây nhang, không thấy Từ Khánh ra, ai cũng có bụng lo. Trần Lâm liền kêu lớn rằng: "Từ Khánh mau chui ra". Bỗng nghe có tiếng trả lời trên chót núi mà không thấy hình tích ở đâu, biết là Từ Khánh đã chui luồn tới trên ấy rồi. Một lát thấy trong hang chui ra một người mình mẩy xanh lè, hóa ra là Từ Khánh, vì rêu đóng bụi tô nên coi kỳ cục lắm. Từ Khánh thử tài rồi, Trần Lâm dắt lại đơn trì quỳ y chỗ cũ. Thánh thượng khen rằng: "Vậy mới xứng với cái hiệu Xuyên sơn thử". Tới phiên Hỗn giang thử Tưởng Bình. Vua thấy Tưởng Bình hình vóc nhỏ mặt tái mét như người bệnh quỳ trước điện. Vua có ý không bằng lòng, liền hỏi: "Khanh lấy hiệu Hỗn giang thử là ý làm sao?". Tưởng Bình tâu rằng: "Tội dân lặn xuống nước được lâu, mở mắt xem được các vật, lại có thể biết được tính nước cho nên lấy hiệu là Hỗn giang thử “. Vua nghe nói biết được tính nước lại càng không vui, liền sai Thái giám trở về cung đem con Kim thiềm ra. Thái giám xách ra một cái thùng, trong ấy có một vật vừa to vừa lớn, trông trắng như hổ phách, mép miệng như yên chi, mình xanh ức trắng, quý đẹp vô cùng. Vua truyền cho Trần Lâm đưa Tưởng Bình đi một chiếc thuyền nhỏ, sai Thái giám xách thùng ấy theo. Thiên tử và các quan đi chung một chiếc thuyền lớn.
Trần Lâm thấy quang cảnh như vậy, bảo nhỏ Tưởng Bình rằng: "Con ếch vàng này là vật rất quý của Thiên tử, ngươi lượng sức bắt lại được thời trổ tài, bằng không ta xin tội cho, chứ đừng để mất vật báu mà khổ thân". Tưởng Bình nói: "Xin chớ ngại, hãy cho tôi mượn đồ chật thay đổi cho gọn, lội nước mới hay”. Trần Lâm kêu thái giám đi lấy đồ cho Tưởng Bình thay. Bỗng nghe tên thái giám ở bên thuyền vua kêu rằng: "Này xem thả con Kim thiềm ra!" Nói dứt tiếng, thả con ếch xuống nước, nó lội một đỗi rồi lặn mất. Tưởng Bình đứng trên mũi thuyền dòm thấy nhảy theo, chỉ thấy nước túa trắng mà không thấy hình dáng y ở đâu. Ước nửa giờ đồng hồ cũng chẳng thấy tăm dạng. Vua nghi cho Tưởng Bình sợ mất vật quý mà bị tội nên đã trầm mình tự tận rồi.
Đương nghi ngại chợt thấy đàng xa mặt nước dợn dợn, rồi thấy Tưởng Bình trồi lên, nhắm mũi thuyền vua lội bay lại, tới nơi trao con Kim thiềm cho thái giám rồi trở lại thuyền của Trần Lâm thay y phục lên chầu tại đơn trì. Vua cũng lên điện triệu Bao Công lên phán rằng: "Trẫm xem các khanh đều tài cao lỗi lạc, lại nghe hay hào hiệp chuộng nghĩa, nên muốn phong cho chức tước, đó là phép khích lệ nhân tài của nước nhà, để sau những kẻ tài đều vui lòng phò vua giúp nước. ý khanh nghĩ thế nào?". Bao Công tâu: "Thánh chúa đã đèn trời soi sáng, chúng tôi vào cửa phước dâng công, ấy là may cho nước nhà lắm". Liền khi ấy, vua hạ chiếu phong cho bọn Từ Khánh chức Hiệu úy Chính lục phẩm, đều nhận chức tại phủ Khai Phong và truyền phải mau mau tìm cho ra Hàng Chương và Bạch Ngọc Đường. Bao Công và các nghĩa sĩ bái tạ rồi lui ra, trở về phủ Khai Phong.
Từ Bao Công tới sai dịch ai cũng mừng rỡ, duy có Triệu Hổ tức mình lắm, anh ta nghĩ rằng: "Bọn mình cực khổ nhiều phen, cay đắng đủ bậc làm được chức Hiệu úy, chứ bọn này không công cán gì mà cũng Hiệu úy, ngang hàng với lão Triệu này. Tức lắm! Như anh Lư Phương tài giỏi, tính hiền, xứng đáng không nói làm chi, anh Từ Khánh cũng thô lỗ nghênh ngang như lão Triệu, sánh bằng lão Triệu cũng được. Đến như tên Tưởng Bình kia hình dáng người chẳng ra người, quỷ không ra quỷ, xanh mét như tàu lá, thế mà cũng một bậc ngang hàng với mình, thật ta không phục”. Triệu Hổ có ý đố kỵ, mỗi khi tựu họp đều có vẻ không bằng lòng với Tưởng Bình mà Tưởng Bình nào có để ý.
Ngày tháng như thoi đưa, ngày nọ Bao Công đi chầu về, có hai con quạ bay tới trước kiệu vỗ cánh kêu inh ỏi. Bao Công bụng đã sinh nghi, bỗng có một vị hòa thượng đội trạng kêu oan trước kiệu. Bao Hưng lấy tờ trạng dâng lên, Bao Công xem xong truyền đưa hòa thượng về phủ, rồi lập tức thăng đường. Hỏi ra mới biết đó là sãi Pháp Minh thế cho sư huynh là Pháp Thông đi kêu oan, liền cho lui xuống tạm nghỉ.
Bao Công lui vào hậu đường nghe có tiếng hai con quạ kêu nữa, bước ra xem thời quả hai con quạ khi nãy liền hiểu ý ngay, sai kẻ tả hữu đi kêu Giang Phàn và Huỳnh Mậu tới thư phòng. Bao Công liền sai chúng đi theo hai con quạ, hễ thấy có người đáng nghi thời bắt ngay. Giang Phàn và Huỳnh Mậu vâng lệnh kêu hai con quạ mà nói rằng: "Chúng bay đi trước dẫn đường cho ta đi". Quạ gật đầu rồi vỗ cánh bay bổng, Giang Phàn và Huỳnh Mậu vội vã đi riết theo. Hai người mồ hôi ướt áo, hơi thở khò khè, bước đã không bước nổi. Thấy trước mặt là Bửu trang. Hai con quạ đã mất hút, chỉ thấy có hai người mặc áo đen, một người to lớn phốp pháp và một người dáng học trò. Giang Phàn và Huỳnh Mậu đương ngơ ngác lấy làm lạ, chợt thấy hai người nọ bỏ chạy vào một đường hẻm. Người dáng học trò chạy theo không kịp một chiếc giày tụt ra để lộ gót sen. Người lớn phốp pháp trở lại đỡ dậy lượm chiếc giày đưa cho người nọ. Huỳnh Mậu thấy vậy chạy tới hét rằng: "Mi là ai dám bắt con gái nhà người đem đi đâu đây?". Nói dứt tiếng với kéo tay người ấy lại, ai dè người to lớn ấy lẹ mắt hơn tay đùa một cái, né mình ra thời Huỳnh Mậu té nhào xuống đất. Giang Phàn nhảy tới tiếp bị người to lớn xô một cái đứng không vững cũng ngã quỵ xuống. Hai người mắng chửi om sòm, muốn đứng dậy đấu sức nữa, song nhắm không đương nổi, nghe người to lớn sai người dáng học trò: "Mi mau chạy theo đường mòn này qua khỏi cụm rừng, vào nhà bảo trang đinh ra trói bọn nó". Người dáng học trò vâng lời chạy đi một lát thì bọn gia đinh xách gậy, thước sắt tới, chúng bắt Giang Phàn và Huỳnh Mậu trói lại rồi kiệu đi khỏi cụm rừng đưa vào một tòa nhà.
Tới nơi người to lớn mà bọn gia đinh kêu chủ quản đi vào trong bẩm với Viên ngoại. Viên ngoại nghe báo chạy ra thấy hai tên công sai thời thất kinh.
Ấy là:
Tưởng theo đôi quạ dở tin lạ,
Mừng được một khi gặp bạn quen.

Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Lời Giới thiệu Hồi Thứ Nhất Hồi Thứ Hai Hồi Thứ Ba Hồi Thứ Tư Hồi Thứ Năm Hồi Thứ Sáu Hồi Thứ Bảy Hồi Thứ Tám Hồi Thứ Chín Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Mười Một Hồi Thứ Mười Hai Hồi Thứ Mười Ba Hồi Thứ Mười Bốn Hồi Thứ Mười Năm Hồi Thứ Mười Sáu Hồi Thứ Mười Bảy Hồi Thứ Mười Tám Hồi Thứ Mười Chín Hồi Thứ Hai Mươi Hồi Thứ Hai Mươi Mốt Hồi Thứ Hai Mươi Hai Hồi Thứ Hai Mươi Ba Hồi Thứ Hai Mươi Bốn Hồi Thứ Hai Mươi Lăm Hồi Thứ Hai Mươi Sáu Hồi Thứ Hai Mươi Bảy Hồi Thứ Hai Mươi Tám Hồi Thứ Hai Mươi Chín Hồi Thứ Ba Mươi Hồi Thứ Ba Mươi Mốt Hồi Thứ Ba Mươi Hai Hồi Thứ Ba Mươi Ba Hồi Thứ Ba Mươi Bốn Hồi Thứ Ba Mươi Lăm Hồi Thứ Ba Mươi Sáu Hồi Thứ Ba Mươi Bảy Hồi Thứ Ba Mươi Tám Hồi Thứ Ba Mươi Chín Hồi Thứ Bốn Mươi Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt Hồi Thứ Bốn Mươi Hai Hồi Thứ Bốn Mươi Ba Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy Hồi Thứ Bốn Mươi Tám Hồi Thứ Bốn Mươi Chín Hồi Thứ Năm Mươi Hồi Thứ Năm Mươi Mốt Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Ba Hồi Thứ Năm Mươi Bốn Hồi Thứ Năm Mươi Lăm Hồi Thứ Năm Mươi Sáu Hồi Thứ Năm Mươi Bảy Hồi Thứ Năm Mươi Tám Hồi Thứ Năm Mươi Chín Hồi Thứ Sáu Mươi Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt Hồi Thứ Sáu Mươi Hai Hồi Thứ Sáu Mươi Ba Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy Hồi Thứ Sáu Mươi Tám Hồi Thứ Sáu Mươi Chín Hồi Thứ Bảy Mươi Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt Hồi Thứ Bảy Mươi Hai Hồi Thứ Bảy Mươi Ba Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy Hồi Thứ Bảy Mươi Tám Hồi Thứ Bảy Mươi Chín Hồi Thứ Tám Mươi Hồi Thứ Tám Mươi Mốt Hồi Thứ Tám Mươi Hai Hồi Thứ Tám Mươi Ba Hồi Thứ Tám Mươi Bốn Hồi Thứ Tám Mươi Lăm Hồi Thứ Tám Mươi Sáu Hồi Thứ Tám Mươi Bảy Hồi Thứ Tám Mươi Tám Hồi Thứ Tám Mươi Chín Hồi Thứ Chín Mươi Hồi Thứ Chín Mươi Mốt Hồi Thứ Chín Mươi Hai Hồi Thứ Chín Mươi Ba Hồi Thứ Chín Mươi Bốn Hồi Thứ Chín Mươi Lăm Hồi Thứ Chín Mươi Sáu Hồi Thứ Chín Mươi Bảy Hồi Thứ Chín Mươi Tám Hồi Thứ Chín Mươi Chín Hồi Thứ Một Trăm