Dịch giả: Phạm Văn Điểu
Hồi Thứ Bốn Mươi
Quách An bị giết, miếu Trung Liệt hiện thơ,
Triệu Hổ giả hình, phủ Khai Phong vâng chỉ.

Quách An nghĩ rồi nói với Hà Thường Hỉ rằng: "Trần Đô Đường cùng ta thật như nước lửa khó dung, tới nay ông ta lại được Thánh thượng sủng ái thời thật khổ cho ta lắm đó". Hà Thường Hỉ hỏi: "Trần Đô Đường thường thường ở với ai cũng rất tử tế, sao Tổng quản lại oán hận làm chi?". Quách An nói: "Sách có chữ: thù của cha mẹ làm con phải trả. Cái thù của chú ta, ta cũng phải trả mới yên. Trần Lâm kia được ban thưởng nhân sâm, đây là cơ hội cho ta báo thù đó". Hà Thường Hỉ hỏi rằng: "Uống được nhân sâm thời sống lâu thêm tuổi, sao Tổng quản lại gọi là có dịp báo thù?". Quách An nói: "Việc ấy ta chưa thể nói ngay được, trước hết mi phải tỏ rằng mi có thể giúp ta việc ấy hay không? May ra mà việc nên, ta sẽ hết sức giúp đỡ người cực kỳ tử tế”. Hà Thưởng Hỉ nói: "Quản gia với tôi tình nghĩa như cha con có lẽ nào tôi lại không giúp được hay sao! Tôi xin thề rằng sẽ đem hết tính mạng để giao cho quản gia sai khiến". Quách An thấy nó rất thành thật bèn nói rằng: "Việc này nên giữ cẩn thận chớ nên tiết lộ cùng ai. Nguyên ta có một thứ thuốc độ tán của thúc thúc°, khi trước đã từng bàn bạc với Vưu nại nại, nhưng chưa đem ra dùng. Thuốc ấy rất kỵ với nhân sâm, nếu uống lẫn thời trong bảy ngày phải chết. Bây giờ ta muốn để thuốc ấy vào rượu, mời Trần Lâm qua chơi, cho y uống ít nhiều, lúc trở về uống phải nhân sâm, thời mưu kia linh nghiệm, thù nọ trả xong, lại không dấu tích gì cả". Hà Thường Hỉ hỏi: "Tính như vậy hay lắm, song rượu đựng hai bì e lộn xộn và bị hồ nghi". Quách An nói: "Ta còn có một cái bình rượu hai lòng, một bên đổ rượu thường, một bên đổ rượu độc, đè ngón tay trỏ lên nắp mạnh thời rót rượu độc ra, không đè thời rót rượu thường mãi mãi". Nói dứt lời lấy bình ấy ra dạy Hà Thường Hỉ cách rót, và dặn dò cẩn thận lắm.
° Thúc thúc: người anh em với cha.
Bàn tính mưu mẹo xong rồi, Quách An mới viết một bức thư mời Trần Lâm chiều mai là ngày rằm, tới viện Tổng quản thưởng nguyệt xem hoa. Viết xong giao cho Hà Thường Hỉ lĩnh mệnh, vừa ra tới bờ hồ Thái Thạch, bỗng đâu có người nhảy tới giơ gươm trước mặt mà rằng: "Nếu la một tiếng là mất đầu ngay”. Hà Thường Hỉ kinh hoàng làm thinh. Người ấy nói nho nhỏ rằng: "Mi chịu nhọc nằm dưới gốc liễu một đêm, nếu mai viện Tư pháp có tới hỏi, thời cứ thật mà khai ngay, bằng gian giấu ta sẽ tới lấy thủ cấp, Hà Thường Hỉ dạ dạ vâng lời. Người ấy liền trói hai tay lại, xách để qua một bên, rồi cắp kiếm ra đi.
Từ khi Quách An sai Hà Thường Hỉ đi rồi, bụng vừa lo vừa sợ, lo không biết mưu có thành hay không, sợ việc vỡ lở thời mang họa lớn. Bóng đèn lu tỏ, gió thoảng lạnh mình, thế mà Quách An cứ ngồi chờ. Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng động, vội vàng hỏi rằng: "Phải mi về đó không, Hà thái giám?". Hỏi dứt nghe có tiếng đáp: "Phải!". Vừa cất đầu ngó lên, thấy một người xách kiếm đi tới, mới la một tiếng lớn đầu đã lìa mình.
Thái giám và tuần canh nghe tiếng kêu, bươn bả chạy lại, không thấy ai, chỉ thấy Quách An chết, máu chảy lênh láng. Lật đật chạy báo cho Trần Đô Đường, đi ra tới bờ hồ Thái Thạch thấy Hà Thường Hỉ bị trói ở đó, liền cởi trói móc bông trong miệng ra, xúm nhau lại hỏi nguyên cớ làm sao. Hà Thường Hỉ không chịu nói, chờ tới Tam pháp ti hay là phủ Khai Phong mới nói. Chúng không biết làm sao, phải báo ngay Đô Đường hay. Đô Đường phái người canh giữ thi hài đợi sáng sẽ tâu lên Thiên tử. Khi Nhân Tôn nghe Trần Đô Đường tâu thời lấy làm lạ lắm, nghĩ rằng nơi vườn ngự uyển lẽ nào có kẻ lớn mật hành hung, liền hạ chỉ cho phủ Khai Phong tra xét việc ấy, và truyền cho quan giữ đền Trung Liệt ngày nay là ngày vọng phải dọn dẹp chỉnh tề, hầu ngự giá thiêu hương.
Viên thái giám tại đền Trung Liệt được lệnh, xếp đặt hẳn hoi, chờ Long xa như mỗi ngày vọng khác. Vua Nhân Tôn vào đền làm lễ niệm hương rất thành kính, khi niệm xong, nhìn lên góc tường, thấy có chữ viết, nét mực còn ướt, bèn bước lại gần xem. Trần Lâm thấy vậy, lấy làm lạ lắm, không hiểu ai lại lớn gan to mật vào đây viết chữ đề thơ như vậy, liền theo vua lại xem. Thơ ấy như sau: "Thờ chúa rất trung liệt, nên thác dưới cây hòe, danh thơm thật chẳng mục, đổi nên hương hắc hiêu”. Thơ ấy từ ngữ rất thô tục song nét bút rất tung hoành. Vua Nhân Tôn bèn hỏi Trần Lâm rằng: "Thơ ấy ai đề vậy?". Trần Lâm tâu rằng: "Xin Thánh thượng cho hạ thần hỏi lại viên thái giám ở đây đã". Tâu rồi đòi viên thái giám giữ đền tới hỏi. Thái giám thưa rằng: "Lệ thường ngày sóc ngày vọng nào Thiên tử đều tới thiêu hương, nên chúng tôi đều lo quét dọn trước một ngày cả. Hôm nay chúng tôi không thấy có thơ mà nay lại hiện ra như vậy?".
Vua Nhân Tôn nghe lời viên thái giám, rồi xem lại chỗ đề thơ, gật đầu mà rằng: "Phải rồi, người giết Tổng quản Quách An với người đề thơ đây là một. Kìa xem, tường cao vọi vọi, nếu không tinh thông võ nghệ và có bản lĩnh thời làm sao vào cho được. Các khanh mau truyền Bao Thừa tướng tới chầu trẫm bây giờ!". Một lát Bao Công tới chầu. Vua Nhân Tôn đem chuyện Quách An bị giết, Hà Thường Hỉ bị trói, và chỉ bài thơ, thuật chuyện lại cho Bao Công nghe. Bao công nghe rõ đầu đuôi liền tra xét cùng đền không thấy dấu tích gì, bèn tâu với vua rằng: "Chuyện này rất nhiều lẽ huyền bí, xin Thánh thượng dung cho hạ thần tra xét tìm kiếm ít lâu, có lẽ sẽ lộ được manh mối". Nhân Tôn ưng thuận, trở về cung.

Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Lời Giới thiệu Hồi Thứ Nhất Hồi Thứ Hai Hồi Thứ Ba Hồi Thứ Tư Hồi Thứ Năm Hồi Thứ Sáu Hồi Thứ Bảy Hồi Thứ Tám Hồi Thứ Chín Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Mười Một Hồi Thứ Mười Hai Hồi Thứ Mười Ba Hồi Thứ Mười Bốn Hồi Thứ Mười Năm Hồi Thứ Mười Sáu Hồi Thứ Mười Bảy Hồi Thứ Mười Tám Hồi Thứ Mười Chín Hồi Thứ Hai Mươi Hồi Thứ Hai Mươi Mốt Hồi Thứ Hai Mươi Hai Hồi Thứ Hai Mươi Ba Hồi Thứ Hai Mươi Bốn Hồi Thứ Hai Mươi Lăm Hồi Thứ Hai Mươi Sáu Hồi Thứ Hai Mươi Bảy Hồi Thứ Hai Mươi Tám Hồi Thứ Hai Mươi Chín Hồi Thứ Ba Mươi Hồi Thứ Ba Mươi Mốt Hồi Thứ Ba Mươi Hai Hồi Thứ Ba Mươi Ba Hồi Thứ Ba Mươi Bốn Hồi Thứ Ba Mươi Lăm Hồi Thứ Ba Mươi Sáu Hồi Thứ Ba Mươi Bảy Hồi Thứ Ba Mươi Tám Hồi Thứ Ba Mươi Chín Hồi Thứ Bốn Mươi Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt Hồi Thứ Bốn Mươi Hai Hồi Thứ Bốn Mươi Ba Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy Hồi Thứ Bốn Mươi Tám Hồi Thứ Bốn Mươi Chín Hồi Thứ Năm Mươi Hồi Thứ Năm Mươi Mốt Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Ba Hồi Thứ Năm Mươi Bốn Hồi Thứ Năm Mươi Lăm Hồi Thứ Năm Mươi Sáu Hồi Thứ Năm Mươi Bảy Hồi Thứ Năm Mươi Tám Hồi Thứ Năm Mươi Chín Hồi Thứ Sáu Mươi Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt Hồi Thứ Sáu Mươi Hai Hồi Thứ Sáu Mươi Ba Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy Hồi Thứ Sáu Mươi Tám Hồi Thứ Sáu Mươi Chín Hồi Thứ Bảy Mươi Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt Hồi Thứ Bảy Mươi Hai Hồi Thứ Bảy Mươi Ba Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy Hồi Thứ Bảy Mươi Tám Hồi Thứ Bảy Mươi Chín Hồi Thứ Tám Mươi Hồi Thứ Tám Mươi Mốt Hồi Thứ Tám Mươi Hai Hồi Thứ Tám Mươi Ba Hồi Thứ Tám Mươi Bốn Hồi Thứ Tám Mươi Lăm Hồi Thứ Tám Mươi Sáu Hồi Thứ Tám Mươi Bảy Hồi Thứ Tám Mươi Tám Hồi Thứ Tám Mươi Chín Hồi Thứ Chín Mươi Hồi Thứ Chín Mươi Mốt Hồi Thứ Chín Mươi Hai Hồi Thứ Chín Mươi Ba Hồi Thứ Chín Mươi Bốn Hồi Thứ Chín Mươi Lăm Hồi Thứ Chín Mươi Sáu Hồi Thứ Chín Mươi Bảy Hồi Thứ Chín Mươi Tám Hồi Thứ Chín Mươi Chín Hồi Thứ Một Trăm