Biên dịch: Nguyễn Lư Trần Gia Anh
Chương 7
Bí ẩn Về Tính Giao Vô Dụng Và Tính Giao Kín Đáo.

Tính giao vô dụng, không có hiệu quả và tính giao kín đáo là một trong nhiều điều bí ẩn khiến cho các nhà nghiên cứu về hành vi học cảm thấy khó hiểu.
Ý nghĩa sinh vật học của đặc trưng phát dục và thời kỳ động tình của động vật thể hiện rất rõ ràng. Động vật giao cấu là để thụ thai và chỉ có thụ thai mới bảo đảm kéo dài giống nòi. Muốn thụ thai cần giao cấu trong thời kỳ con cái rụng trứng, ngoài thời kỳ đó ra thì dù có giao cấu rất nhiều lần cũng chỉ là công cốc mà thôi. Sau khi thụ thai, đã đạt được mục đích của sự giao cấu thì động vật không có hành vi tính giao nữa. Kể từ khi thụ thai, đẻ con và cai sữa cho con, ở động vật sẽ không xuất hiện thời kỳ động tình nữa và tất nhiên không có yêu cầu giao cấu nữa.
Phương thức giao cấu của động vật thể hiện một nguyên tắc cơ bản nhất của thế giới sinh mệnh: đó là tiết kiệm năng lượng. Nếu dùng nguyên tắc này đánh giá hành vi tính giao của loài người, ta thấy hình như con người có phần ngu muội. Nếu coi hành vi tính giao là thủ đoạn kéo dài giống nòi thì hoạt động tính giao của con người quả là đã phí phạm nhiều về thời gian và tinh lực. Do giới nữ rụng trứng bí mật nên giới nam không biết được giao hợp vào lúc nào thì có thể thụ thai. Vì vậy phần lớn các cuộc giao hợp nam nữ đã diễn ra ngoài thời kỳ rụng trứng. Theo thống kê của nhà sinh vật học Mỹ Daynond, đối với người Mỹ dù là cặp vợ chồng mới cưới khoẻ mạnh, trẻ tuổi giao hợp nhịp độ cao, xác suất thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ là 28%. Trong cuộc sống săn thú kiếm ăn của loài người cổ lỗ, tính mù quáng trong giao hợp cứ suy ra khắc rõ.
Nếu loài người lúc đó cũng rụng trứng công khai, động tình rõ rệt và giao hợp theo chu kỳ như động vật thì chắc đã tiết kiệm được nhiều thời gian và tinh lực trong sinh hoạt giới tính, do đó có thể đã săn bắt được nhiều hơn, khiến cho con cái được ăn no hơn, chóng lớn hơn và càng có lợi thế trong cạnh tranh sinh tồn hơn.
Nhưng sự thực hoàn toàn" trái" ngược lại. Tại sao loài người không tiến hoá theo mô thức hành vi tính giao lấy thụ thai làm mục đích? Sinh hoạt tính giao vô dụng lãng phí tinh lực không theo thời kỳ động tình rõ rệt như vậy có lợi gì cho con người cổ đại?
Có liên quan với vấn đề này là tính giao kín đáo của loài người. Hoạt động giao phối của mọi loài động vật có vú đều công khai. Bất kể là động vật theo chế độ giao phối một con cái nhiều con đực, một con đực nhiều con cái hoặc một đực một cái, hành vi giao cấu đều là không che đậy. Các nhà động vật học đã quan sát thấy đôi chim hải âu đực cái đàng hoàng giao phối với nhau trước mắt cả đàn hải âu ngoài đại dương. (Hải âu theo chế độ giao phối một đực một cái). Hắc tinh tinh theo chế độ tạp giao, một con cái thường bị dăm sáu con đực vây lại thay nhau giao phối, không có vẻ gì là ngượng ngập. Chỉ có loài người là khác với các động vật có vú. Con người bao giờ cũng cố sức che giấu hành vi tính giao của mình, không những để tránh người khác nhìn thấy mà còn tránh để người khác bắt được. Xu hướng hành vi tính giao kín đáo này bắt nguồn từ đâu?
Nếu xem xét vấn đề trên lập trường của con người hiện đại sẽ rất dễ lý giải việc tính giao vô dụng và tính giao kín đáo. Con người có ý thức về đạo đức lại có cả ý thức về xã hội, họ sẽ không coi tính giao chỉ là một thủ đoạn để kéo dài nòi giống mà còn coi nó là biện pháp để củng cố quan hệ vợ chồng, phát triển quan hệ giao du, do đó đồng thời với việc sáng tạo ra sinh mệnh còn nhận lấy sự hoan lạc của cuộc sống. Điều này đã được các nhà nhân loại học chứng thực. Trong tất cả các loài động vật có vú, chỉ riêng có giới nữ của loài người nhận được sự khoái lạc trong tính giao. Trong các loài động vật có vú khác, không quan sát thấy hiện tượng con cái khoái lạc trong giao phối. Đây có lẽ là nguyên nhân căn bản gây ra tính giao vô dụng của loài người. Con người một khi biết được tính giao mang lại khoái lạc là họ coi ngay đó là một thứ của quí cần cất giấu đi không để người khác được hưởng. Không riêng chuyện tính giao mà ngay cả các đồ vật khác họ cũng không có tập quán bộc lộ cho người khác biết. Tất nhiên đối với người hiện đại mà nói, tính giao kín đáo chủ yếu là do ý thức về tính giao lâu đời tạo thành.
Nhưng đối tượng mà ta nghiên cứu ở đây không phải là con người hiện đại mà là con người cổ xưa. Ý thức về tính giao của họ có giống con người hiện đại không? Rõ ràng là không. Vì vậy các nhà nhân loại học chú ý đến phương thức sinh hoạt của con người cổ xưa, hy vọng tìm ra sự tiến hoá về hành vi tính giao của họ. Một số học giả cho rằng, loài người cổ xưa sống thành từng bày nhỏ, đứng trước voi mamút, hổ răng kiếm hung dữ, họ phải dựa vào sức mạnh tập thể đối phó lại. Phương thức sinh hoạt quần cư đặc thù đó đòi hỏi hành vi tính giao của con người phải kín đáo để tránh xảy ra tình trạng đàn ông tranh cướp đàn bà, làm tan vỡ mối quan hệ xã hội quần thể dựa vào nhau mà sinh tồn.
Giả thuyết nói trên xem xét vấn đề theo góc độ quan hệ giữa cánh đàn ông với nhau. Một số học giả khác lại giải thích theo góc độ quan hệ giữa đàn ông và đàn bà. Họ cho rằng loài người thời kỳ đầu coi gia đình đơn phối quần cư tập thể nhỏ là đơn vị cơ bản của xã hội, trong các thành viên gia đình nam nữ sống chung thành tập thể nhỏ là đơn vị cơ bản của xã hội, trong các thành viên gia đình nam nữ sống chung thành tập thể nhỏ đó, cơ bản duy trì quan hệ kết hợp một vợ một chồng. Trong mối quan hệ xã hội đặc thù đó, tính giao kín đáo có lợi cho việc củng cố mối quan hệ phối ngẫu vợ chồng, từ đó đặt cơ sở cho việc nảy sinh gia đình một đôi nam nữ của nhân loại.
Tính giao kín đáo có liên quan với tính giao vô dụng. Hành vi tính giao càng kín đáo thì nhịp độ tính giao càng cao. Do số lần tính giao nhiều nên thời kỳ hứng tình của nữ phải kéo dài ra, bên nam tất nhiên sẽ yêu cầu như vậy vì thời kỳ hứng tình ngắn của giới nữ sẽ không thoả mãn được dục vọng của anh ta. Thời kỳ hứng tình của nữ dài ra nhưng chu kỳ rụng trứng không dài ra nên tất sẽ tạo ra hiện tượng tính giao vô dụng, không có hiệu quả thụ thai.