Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Chương 16

THẤY nghe qua cánh cửa khép kín, tôi chưa vừa lòng. Tôi bèn bắc một chiếc ghế đẩu, đứng lên đó, ghé mắt qua khe hở bên trên cánh cửa. Tôi thấy ngài hoàng thân ngồi trên đi-văng, còn tiểu thư đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, chắc theo dõi đứa con gái đang lên xe ngựa. Khi xe đã chạy nàng quay mặt vào:
- Thưa hoàng thân, em đã làm đúng theo ý muốn của ngài. Vậy bây giờ ngài còn việc gì nữa?
Hoàng thân đáp:
- Chuyện công việc thì ta còn nhiều thời giờ nói đến. Bây giờ em hãy ngồi xuống bên cạnh, và ta lại trò chuyện như ngày trước, khi hai ta thân thiết.
Tiểu thư vẫn đứng tựa thành cửa sổ, hai tay chắp sang lưng, lông mày nhíu lại. Hoàng thân khẩn khoản:
- Ta có một việc cần nói với tiểu thư.
Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na ngoan ngoãn bước lại gần. Lúc này ngài hoàng thân lại giở giọng đùa bỡn:
- Em hãy ngồi xuống đây, như ngày xưa chúng ta đã thân thiết với nhau. - Ngài định quàng tay ôm ngang lưng tiểu thư, nhưng nàng đẩy nhẹ ra.
- Hoàng thân hãy nói vào công việc đi đã. Em giúp được gì cho ngài nào?
- Nghĩa là em muốn ta nói thẳng vào việc, không cần quanh co chứ gì?
- Đúng thế. Hoàng thân và em đã hiểu nhau quá rõ, không việc gì phải đắn đo nữa.
- Ta đang cần tiền, - ngài nói.
Tiểu thư nhìn ngài, im lặng.
- Một khoản không lớn lắm, - Hoàng thân nói thêm.
- Bao nhiêu?
- Lần này chỉ cần hai chục ngàn thôi.
Thấy nàng không trả lời, hoàng thân bắt đầu huênh hoang:
"Ta tính tậu một xưởng làm dạ, nhưng trong túi không có một xu nào. Nếu có xưởng dạ ấy trong tay, ta sẽ thành triệu phú. Ta sẽ cải tạo nó, loại bỏ những gì cũ kỹ và sê dệt những tấm dạ óng ánh và bán cho bọn dân châu Á ở tỉnh Ni-giơ-ni Nôp-gô-rốt. Tất nhiên nguyên liệu thì tồi nhưng ta có cách nhuộm cho nó lên mầu thật đẹp. Và ta sẽ lãi to. Lúc này ta cần ngay hai chục ngàn rúp để đặt cược".
Tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na hỏi:
- Kiếm đâu ra được ngần ấy?
- Ta chưa biết nhưng ta rất cần. Ta đã tính toán rất chu đáo. Ta có một tên đầy tớ I-van, biệt danh là I-van to đầu, anh ta rất thạo về ngựa, không khôn ngoan lắm nhưng rất tốt, thật thà, tận tuy. Thế rồi anh ta lại đã từng bị bắt làm tù binh cho bọn dân châu Á một thời gian khá dài. Anh ta rất am hiểu thị hiếu của chúng. Ta sẽ phái anh ta đến chợ phiên ở Ma-ca-ri-a để thăm dò cánh tiêu thụ hàng và lấy về một ít mẫu. Hễ bắt đầu có lãi, ta sẽ hoàn lại tiểu thư ngay số tiền hai chục ngàn rúp ấy...
Ngài hoàng thân ngừng nói. Tiểu thư im lặng một lúc rồi thở dài:
- Hoàng thân tính toán đúng đấy.
- Tiểu thư cũng nhận là như thế chứ gì?
- Đúng, - nàng nói. - Nghĩa là Hoàng thân đặt một khoản tiền cược. Ngài sẽ trở thành chủ xưởng. Mọi người sẽ kháo nhau rằng ngài đã khôi phục lại được gia sản...
- Đúng thế.
- Và khi ấy...
- Anh I-van sẽ nhận tiền đặt mua hàng, tiền ứng trước ở chợ phiên Ma-ca-ri-a, ta sẽ có tiền trả hết nợ nần và sẽ giầu có
- Khoan, ngài hãy nghe em nói đã. Đừng ngắt lời em! Ngài nhằm cái khác kia. Trước tiên ngài gây lại uy tín với các quan to lo việc của giới quý tộc, rồi nhờ vào cái sự giầu có tưởng tượng kia, ngài cầu hôn với ái nữ của quan lớn. Khoản hồi môn của cô ta mới làm cho ngài trở nên giầu có thực sự.
- Tiểu thư nghĩ như thế à? - Ngài hoàng phân thốt lên.
Tiểu thư đáp:
- Em đoán không đúng chăng?
- Nếu như tiểu thư đã hiểu hết cả rồi, - Ngài hoàng thân nói. - Thì hai ta sẽ cùng chung sức lo chuyện này.
- Tại sao lại hai ta?
- Bởi vì xong việc cả tiểu thư và ta đều được lợi. Vậy bây giờ tiểu thư hãy đem cầm cái nhà này lấy một khoản tiền cho ta vay. Sau này ta sẽ hoàn lại hai chục ngàn rúp ấy và thêm một chục ngàn tiền lãi nữa.
Tiểu thư đáp:
- Ngôi nhà này là của hoàng thân. Ngài đã cho con gái của ngài. Bây giờ ngài có quyền đòi lại lắm chứ.
Ngài hoàng thân tỏ vẻ định phản đối:
"Ồ không, ngôi nhà này không phải của ta. Ta đề nghị với tiểu thư bởi vì nàng là mẹ của nó... tất nhiên nếu nàng tin cậy ta hoàn toàn...".
- Hoàng thân đừng nói thế. Nếu có ai tin hoàn toàn vào ngài thì trước tiên phải kể đến em! Em đã hiến dâng ngài cà cuộc đời và danh tiết.
- Thế ư? - Ngài Hoàng thân nói. - Nếu vậy thì rất hay! Nghĩa là sáng mai ta có thể sai người đem bản văn tự cầm nhà đến dể tiểu thư ký chứ gì?
- Hoàng thân cứ cho mang đến, - tiểu thư đáp. Em sẽ ký.
- Tiểu thư không sợ gì ư?
- Không. - tiểu thư đáp. - Em đã mất quá nhiều khiến bây giờ em không còn sợ gì nữa.
- Tiểu thư cũng không tiếc? Thật chứ gì? Bởi vì tiểu thư cũng vẫn còn yêu tôi ít nhiều chứ gì? Hay dấy chỉ là do tiểu thư thương hại tôi?
Tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xè-mi-ô-nôp-na chỉ cười vang rồi nói:
- Hoàng thân đừng nói những điều ngu ngốc nữa. Tốt nhất là mời ngài nếm món mứt dâu em làm rất ngon.
Ngài hoàng thân xem chừng không hài lòng. Ngài không ngờ câu chuyện lại diễn biến như thế. Ngài mỉm cười đứng dậy.
- Xin lỗi, lúc này ta không muốn ăn của ngọt. Cảm ơn tiểu thư và tạm biệt. - Đúng lúc ngài hôn tay tiểu thư thì xe ngựa cũng vừa quay về đến cổng.
Trong lúc để ngài hoàng thân nắm tay, tiểu thư hỏi thêm:
- Thế còn cô gái Di-gan mắt đen ngài định để đâu?
Ông chủ tôi vỗ tay lên trán rồi kêu to:
- Mà phải rồi! Tiểu thư vẫn chu đáo như ngày xưa. Tiểu thư có tin hay không thì tuỳ, nhưng quả thật tôi luôn luôn nhớ đến tính chu đáo của tiểu thư. Vừa rồi tiểu thư đã nhắc đến một trò tiêu khiển thú vị của tôi mà tôi quên bẵng đi mất.
- Ngài quên sao được cô gái xinh đẹp ấy?
- Xin thề với tiểu thư là tôi hoàn toàn không nghĩ gì đến cô ta nữa. Nhưng đúng là cần thu xếp một nơi nào cho cô ta. Cái cô gái đần độn ấy.
- Hoàng thân hãy thu xếp cho cô ta. - tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na đáp. - Nhưng ngài nên nhớ: cô ta không lành hiền như phụ nữ Nga đâu. Rất có thể cô ta sẽ không chịu và sẽ không tha thứ cho ngài về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ đâu.
- Không sao đâu! - Ngài hoàng thân trả lời. - Cô ta sẽ phải chịu.
- Cô ta yêu ngài phải không? - Tiểu thư hỏi. - Nghe bảo cô ta yêu hoàng thân lắm kia?
- Càng say mê lắm càng chóng làm người ta ngán. Nhưng cũng may, cô ta rất thân với anh I-van.
Nghĩa là sao? - Tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na hỏi.
- Nghĩa là mọi sự sẽ yên ổn. Ta sẽ tậu một cái nhà cho anh chàng I-van, sẽ đăng ký anh ta thành thương gia, sẽ tổ chức cho anh ta lấy cô gái ấy và họ sẽ sống yên ổn.
Nhưng tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na lắc đầu rồi nàng cười nói thêm:
- Ôi ngài hoàng thân! Thế lương tâm ngài để ở đâu?
Hoàng thân đáp:
- Tiểu thư đừng nhắc đến lương tâm của ta. Lúc này ta không quan tâm gì đến cái thứ ấy. Ta đang rất cần gặp anh chàng I-van. Làm cách nào gọi anh ta ra ngoài này gặp ta được nhỉ?
Tiểu thư bèn nói rằng cái anh l-van ấy hình như hiện giờ đang có mặt ngoài thành phố và không chừng đang ở trong nhà này ấy chứ. Ngài hoàng thân rất mừng rỡ và đề nghị tiểu thư có gặp thì nhắn l-van đến gặp ngài ngay. Sau đấy ngài chào tiểu thư rồi ra về.
Tiếp đó sự việc diễn biến nhanh vùn vụt như trong một câu chuyện thần thoại. Ngài hoàng thân cấp cho tôi đủ thử giấy ủy nhiệm và giấy chứng thực ngài có một xưởng dệt len dạ thật, và ngài dạy tôi cách nói với khách hàng về các loại dạ của xưởng. Sau đấy ngài cử tôi di ngay Ma-ca-ri-a đến chỗ chợ phiên cho nên tôi không có cách nào gặp lại Gru-sa mà chỉ đành một mình oán trách tại sao ngài lại nói đến chuyện tôi sẽ lấy nàng? Ở chợ phiên Ma-ca-ri-a tôi gặp may vô cùng: tôi thu được của bọn châu Á nào giấy đặt mua dạ, nào tiền, nào các mẫu vái. Tôi gửi tất cả những thứ đó cho ngài hoàng thân, còn bản thân tôi thì vội vã quay về nhà. Tôi không còn nhận ra nơi cũ nữa... Mọi thứ như có một chiếc gậy thần nào làm biến đổi hoàn toàn. Tất cả đều đổi khác, sang trọng hẳn lên, giống nhu ngõi nhà được trang hoàng dể đón ngày Tết. Chái nhà nơi Gru-sa ở ngày trước biến đâu mất. Thay nào đấy là một tòa nhà mới mẻ. Tôi kinh ngạc, vội lao đi tìm Gru-sa. Nhưng không một ai trả lời được cho tôi hiện giờ nàng đang ở đâu. Mà kẻ ăn người làm ở đây bây giờ đều mới mẻ. Trước kia là những nông nô thì bây giờ là những người làm công nhật. Cho nên tôi cũng không thể đến gặp ngài hoàng thân một cách dễ dàng như ngày xưa. Trước kia quan hệ giữa chủ với tớ mang tính chất quân sự đơn giản, nhưng bây giờ là quan hệ "chính trị". Tôi muốn đề đạt điều gì với ngài đều phải qua người hầu phòng hoặc thư ký eủa ngài.
Tôi không muốn chịu đựng cái cảnh này chút nào. Nếu như tôi không thương xót Gru-sa, không tha thiết tìm hiểu xem nàng lúc này ở đâu và cuộc sống ra sao thì tôi đã bỏ nơi này mà đi rồi. Tôi hỏi một vài người vốn làm ở đây từ trước, họ đều không trá lời. Gặng hói mãi thì một bà cụ quét sân nói lộ ra rằng, gần đây Gru-sa vẫn còn ở nơi này, nhưng cách đây chừng mười ngày, ngài hoàng thân đem nàng di đâu bằng xe ngựa, đến nay vẫn chưa thấy nàng trở về. Tôi tìm mấy bác xà ích chở nàng đi gặng hỏi, nhưng họ cũng không chịu nói. Họ chỉ bảo rằng, ngài hoàng thân đổi ngựa ở trạm, rồi cho xe quay về, đi tiếp bằng xe thuê của Trạm. Tôi sục sạo đủ chỗ vẫn không thấy Gru-sa đâu, cũng không biết được thêm gì về nàng. Mà hỏi làm gì nữa vô ích, bởi vì rõ ràng là tên chủ độc ác kia đã thủ tiêu nàng rồi. Có thể lão dã dùng dao đâm, hoặc dùng súng bắn chết nàng trong một cánh rừng hẻo lánh nào đó, quăng xác nàng xuống khe suối hoặc một cái hồ nào rồi phủ lá cây lên trên. Hoặc lão đã dìm chết nàng dưới sông... Một kẻ liều lĩnh như tên hoàng thân kia dám làm mọi chuyện. Với lại Gru-sa trở ngại cho lão trong việc lấy vợ. Tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na đã nói chí lý: Gru-sa yêu lão hoàng thân. Tình yêu của nàng là tình yêu của dân Di-gan: sói nổi, điên cuồng khác với tiểu thư Ep-ghê-ni-a Xê-mi-ô-nôp-na là người Nga lại theo đạo Thiên Chúa, quen nhẫn nhục. Khi biết tin ngài hoàng thân sắp lấy vợ, chắc Gru-sa đã đùng đùng nổi giận, thốt lên những lời đe dọa dữ tợn, đẩy lão ta đến chỗ tính chuyện thủ tiêu nàng.
Tôi càng suy nghĩ, càng thấy những dự đoán của mình có cơ sở. Và càng nhìn thấy công việc chuẩn bị cho đám cưới của ngài hoàng thân được tiến hành, tôi càng ghê tởm. Hôm diễn ra đám cưới các gia nhân đều được phát mỗi người một chiếc khăn quàng sặc sỡ và một bộ quần áo mới, tuỳ theo vị trí từng người trong nhà. Tôi quẳng những thứ quà cáp ấy vào chuồng ngựa rồi bỏ nhà đi vào rừng từ mờ sáng. Tôi lang thang trong suốt cả ngày, hy vọng tìm thấy xác Gru-sa.. Mặt trời lặn, tôi ngồi ở bờ sông, nhìn về phía nhà đèn nến sáng choang. Tiếng đàn sáo vẳng đến tai tôi. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn xuống mặt nước phản chiếu những vệt sáng ngoằn ngoèo giống như cổng bên ngoài của một tòa nhà chìm dưới nước. Lòng tôi quặn đau, tôi thấy xót xa đến nỗi tôi cất lên tiếng nói với thần linh, điều mà chưa bao giờ tôi làm từ xưa đến giờ, ngay cả trong thời gian bị cầm tù. Giống như trong truyện cổ tích về em bé A-li-ô-nu-sca, tôi gọi tên nàng Gru-sa và khấn với hương hồn nàng:
- Gru-sa thân yêu, người em gái ruột thịt của anh! Hãy nói lên với anh một lời! - Và các ông có ngờ được không, khi tôi khấn đến lần thứ ba thì bỗng tôi rùng mình, hình như tôi nghe có tiếng chân người chạy đến, vòng quanh tôi, thì thầm gì đó vào tai tôi, cúi xuống vai tôi. Thế là một sinh vật nào đó ôm ghì lấy tôi run rẩy...