Chương 19
Bệnh Ung Thư Như Một Trường Hợp Đặc Biệt (Cancer As A Special Case)

Bệnh ung thư luôn ở với chúng ta. Tất cả những sinh vật sống đều dễ tiêm nhiễm tới nó, và cơ cấu sinh vật càng phức tạp, sự nguy hiểm càng cao. Nếu có nhiều áp lực đè nặng trên tế bào sẽ đẩy chúng tới sự chuyển hóa độc hại; những tế bào độc hại rất nguy hiểm bởi vì chúng không chết khi chúng đáng ra phải chết, đừng ngồi yên một chỗ, và không giới hạn sự lớn mạnh của nó để thích nghi với những luật tổng quát vốn điều hành những cách sử dụng tốt nhất của toàn thể cơ cấu sinh vật.
Tuy nhiên, có sự khác biệt căn bản giữa một tế bào chuyển hóa và một sự lớn mạnh nhiễm ung thư có sức mạnh giết chính chủ của nó. Khi những tế bào trở nên độc hại, chúng công khai bày tỏ lý lịch mới của chúng bằng cách bày ra những chất chống gen bất bình thường (abnormal antigens) trên bề mặt màng nhày của chúng. Một công việc đang tiến hành của hệ thống miễn nhiễm là kiểm soát những tế bào để nhận diện và giảm đi những tế bào không phải của nó, không thuộc về cơ thể. Cứ nhìn con số của những nhóm tế bào thường xuyên xuất hiện, và xem tất cả những chuyện có thể xảy ra của sự chuyển hóa độc hại, mầm mống của ung thư đã chắc chắn được hình thành không ngừng, và chắc rằng hệ thống miễn nhiễm làm giảm chúng xuống. Sự tìm kiếm miễn nhiễm để tiêu diệt những tế bào độc hại là chìa khóa chính của hệ thống lành lặn, một sự đề kháng chống lại ung thư mà cơ thể chúng ta phát triển trong khi tiến hóa. Cho tới giờ này số lượng bệnh ung thư vẫn tăng lên nhanh chóng trên thế giới bởi vì sự đề kháng của chúng ta bị tràn ngập. Thêm vào với chất carcinogenic gây ra ung thư có trong môi trường thiên nhiên, chúng ta đã cho thêm vào môi sinh một số lượng chất độc do chúng ta chế tạo. Bằng cách theo lời hướng dẫn trong phần 2 của cuốn sách này, bạn có thể làm tăng sự đề kháng và giảm bớt nguy hiểm mắc bệnh ung thư. Cứ nhìn sự không thích hợp của sự điều trị hiện tại cho bệnh này thì cũng đủ thấy chuyện ngăn ngừa là quan trọng.
Khi bệnh ung thư đã trở nên có mặt trong cơ thể, và đặc biệt là lúc nó bắt đầu trải rộng ra từ vị trí đầu tiên (metastasis), nó thật khó chữa. Chúng ta sợ ung thư vì nó phát triển âm ỉ từ bên trong, bởi vì chúng chống lại vũ khí kỹ thuật tốt nhất của chúng ta, và vì chúng có sức tàn phá lớn lao. Để hiểu tại làm sao ung thư phô bày một thử thách khó khăn như thế, bạn chỉ cần nắm vững một sự thật căn bản. Sự hiện diện của ung thư trong cơ thể, cho dù ở những giai đoạn đầu tiên, đã chứng tỏ sự thất bại rõ rệt của hệ thống miễn nhiễm. Để cho một tế bào chuyển hóa mở đầu cho một cục u có thể tìm ra được, nó phải tránh khỏi sự tàn phá của miễn nhiễm, vượt qua nhiều chặng đường, và sản xuất ra vô số những tế bào con, tất cả chuyện này xảy ra mà không có sự can thiệp nào hết. Với những bệnh khác, ngay cả những bệnh trầm trọng như bệnh tim và bệnh xơ cứng, chuyện mong mỏi sự can thiệp của hệ thống lành lặn là chuyện hợp lý. Với bệnh ung thư, lúc mà vết u được phát hiện, thất bại của cơ cấu lành lặn đã thành lề lối đâu vào đó rồi.
Những phương cách điều trị ung thư bây giờ, cả hiện đại và ngoại khoa, đều không được như ý muốn. Y khoa hiện đại có 3 phương pháp chữa trị chính giải phẫu, quang tuyến, và dùng chất hóa học ( chemotherapy), và chỉ loại thứ nhất là có ý nghĩa. Nếu ung thư chỉ ở một vị trí duy nhất và vết dao giải phẫu có thể giải quyết được, nó có thể cắt loại trừ đi vĩnh viễn. Điều không may là chỉ có một phần trăm nhỏ bệnh ung thư là có tiêu chuẩn đó, chủ yếu là ung thư da và ung thư cổ tử cung (uterine cervix). Có nhiều trường hợp ung thư lan rộng ra ngoài một chỗ vào lúc nó được khám phá hay ở nơi nào đó trong cơ thể mà cách giải phẫu không thể giải quyết được.
Quang tuyến và chữa chạy bằng hóa học (chemotherapy) là những lối chữa trị thô thiển và sẽ trở nên lỗi thời một ngày không xa. Cả hai làm việc để giết những tế bào phân ra; những bác sĩ dùng 2 phương pháp này đưa giả thuyết rằng những tế bào ung thư phân chia nhanh hơn tế bào thường. Có điều không may là nó chỉ đúng cho một phần ít những bệnh ung thư, chủ yếu là những ung thư của tuổi nhỏ, bệnh bạch cầu (leukemias), bệnh u bạch huyết (lymphomas), bệnh ung thư ngọc hành (testicular cancer) và nhiều thứ khác. Trong nhiều trường hợp, những tế bào của ung thư có mức độ phân chia thấp hơn những mô hoạt động bình thường của cơ thể da, thành của đường bao tử, ruột, tủy xương (bone marrow) và những cơ cấu miễn nhiễm khác. Phản ứng phụ quen thuộc của quang tuyến và cách chữa hóa học mà ai cũng biết là rụng tóc, ăn không ngon, nôn mửa điều đó nói lên sự tổn hại của da và đường bao tử, ruột. Tổn hại đến hệ thống miễn nhiễm thì ít rõ ràng hơn và ít được quan tâm hơn. Nếu bạn bị ung thư và đang đối phó với quyết định có nên dùng phương cách chữa trị thông thường, câu hỏi mà bạn phải trả lời là Liệu những tổn hại gây cho bệnh ung thư có bào chữa nổi cho những tổn hại gây ra cho hệ thống miễn nhiễm không?
Cuối cùng, những hy vọng về cách chữa trị ung thư cũng tương đương với những hy vọng về những phản ứng miễn nhiễm, vì hệ thống miễn nhiễm có tiềm năng nhận ra và giảm thiểu những mô độc hại. Tương lai của những cách điều trị ung thư không phải là những vũ khí lớn và tốt hơn để giết tế bào độc hại (vốn không bao giờ có khả năng giết tế bào độc hại mà không giết luôn những tế bào bình thường đang lớn nhanh). Thay vào đó, tương lai sẽ dựa vào phương cách chữa trị miễn nhiễm (immunotherapy) có khả năng lôi kéo hệ thống miễn nhiễm đang nằm ngủ thức dậy hoạt động. Một vài hình thức của khoa chữa trị miễn nhiễm đang có mặt, nhưng phần lớn vẫn còn đang thời kỳ thử nghiệm.
Sự biến dần đi của ung thư một hiện tượng khá hiếm có vẻ do kết quả từ sự tác động vào hệ thống miễn nhiễm một cách bất thình lình, điều đó nói lên tiềm năng của hệ thống miễn nhiễm phản ứng chống lại sự tăng trưởng độc hại, đôi khi với một sự mạnh mẽ đến nỗi một đống lớn mô của cục u tan rã trong vòng vài giờ hay ngày. Sau đây là một câu chuyện về sự tan rã của ung thư, được gửi đến tôi bởi Bác sĩ Robert Anderson ở Edmonds, Washington, ông là cựu giám đốc của Hiệp hội chữa bệnh toàn thể Mỹ quốc (American Holistic Medical Association).
Bệnh nhân là bà Helen B, là một người làm tóc được 67 đến khám định kỳ với Bác sĩ Anderson vào năm 1985. Bác sĩ Anderson cảm thấy một mảng nổi lên trong khi khám âm đạo, ông nghĩ đây có thể là vết từ một cuộc mổ tử cung trước đó nhưng hơi lo lắng khi thử máu cho thấy là bệnh nhân thiếu máu với chức năng gan hoạt động không bình thường. Bác sĩ Anderson gửi bà đến một bác sĩ sản phụ khoa, nhưng bà ngần ngừ chưa muốn đi, bà tin rằng bác sĩ cũ của bà cũng đã có những khám phá tương tự vài năm trước đây. Hai người bác sĩ cũ đã mất, và hồ sơ y khoa của bà không thể tìm thấy. Khi Bác sĩ Anderson tái khám bà 6 tuần sau đó, cái mảng nổi lên "càng lớn hơn nữa" và thử máu còn cho thấy tình trạng càng tệ hơn. ông thúc dục bà nên đi khám một bác sĩ sản phụ khoa và thử nghiệm thêm vài thứ thí nghiệm nữa, một trong những thứ đó là thử nghiệm siêu âm (ultrasound examination), tiết lộ cho thấy "phía xương chậu bên trái đóng đầy chất nguyên thủy của buồng trứng".
Một tháng sau, bà Helen B được đi giải phẫu để tìm hiểu. Bác sĩ giải phẫu tìm thấy một khối u lớn nằm bên trái và giữa xương chậu, dính líu đến ruột non và già, và ghi nhận thêm, "có vết sưng ở màng bụng dài từ 3 đến 9 mm đóng rải rác quanh xương chậu và những lỗ hổng của bụng, nhiều hơn cả trăm chỗ, có 5 vết được cắt đi làm thí nghiệm.”Bản báo cáo bệnh lý của sự thử nghiệm vết cắt (biopsies) nói lên là, "Mụt u có vẻ là loại ung thư di căn toàn thân phân biệt đang ở trong tình trạng yếu kém, có lẽ bắt nguồn từ âm đạo." Vài ngày sau, bà Helen tiếp tục giải phẫu thêm để cắt bỏ phần ung thư và kèm theo một phần ruột non và già. Bà bị để lại sự mở thông ruột kết (colostomy) và mụt u vẫn còn hiện diện nơi bụng của bà. Bản báo cáo bệnh cuối cùng của bà vẫn là "Ung thư di căn toàn thân có nguyên nhân bắt nguồn từ âm đạo."
Bệnh ung thư di căn dù bắt nguồn từ bất kỳ nguyên nhân nào không phải là loại mụt u tốt. Những tế bào đầu tiên có khuynh hướng mang độc chất cao và lan tràn khắp nơi; trong trường hợp của bà Helen thì bệnh di căn đã lan tràn khắp những lỗ hổng ở bụng dưới, làm cho chuyện chẩn bệnh bị khó khăn. Bác sĩ giải phẫu gửi thư cho Bác sĩ Anderson, "Tôi khuyến cáo nên đi khám bác sĩ trị ung thư (oncologist) và bắt đầu chữa trị theo lối hóa học (chemotherapy). Bệnh di căn không nhất thiết là phải tồn tại mãi mãi. Sau khi chữa trị một khóa bằng hóa học, có lẽ trong chừng 6 tháng, chúng ta phải khám lại bà, và lúc đó lúc ta có thể dứt điểm bệnh di căn.” Nhưng bà Helen không muốn đi đến bác sĩ chữa ung thư để được chữa trị bằng phương pháp hóa học. Bà quay trở lại gặp Bác sĩ Anderson và nói.”Tôi muốn ông nói cho tôi biết những gì tôi phải làm để được hồi phục." Ông đề ra cho bà một chương trình hợp lý bao gồm một chế độ ăn uống ít chất mỡ, ít đường, nhiều chất rau bã, cọng thêm những chất phụ như vitamin chống oxy hóa, chất khoáng, thể dục thường xuyên nếu có thể, thiền định thường xuyên thêm với sự hình dung về mụt u teo lại, và "điều chỉnh thái độ của bà đối với chồng bà, trong đó bao gồm sự tha thứ." Vì sự bất đồng trong đời sống hôn nhân là một sự căng thẳng lớn trong đời bà. Ông cũng thúc dục bà đi khám bác sĩ trị ung thư và bà Helen đã đi, dù miễn cưỡng. Bác sĩ ung thư rất quan tâm đến bệnh ung thư còn lại của bà, thúc bà chữa trị bằng chất hóa học, ông nói, nên chữa bây giờ hơn là về sau vì sau này mụt u càng lớn và cơ hội chữa lành sẽ yếu hơn, nhưng bà Helen từ chối, nói rằng bà và Thượng đế sẽ thắng cuộc chiến đấu này.
Một tháng sau khi giải phẫu bệnh thiếu máu của bà được giải quyết và chức năng của gan trở lại bình thường. Bà cảm thấy mạnh và tự tin. Bác sĩ Anderson khuyến khích bà, nói rằng, "bà tin tưởng vào Thượng đế như người đi rao giảng Phúc âm; tôi tăng cường thêm sự hy vọng của bà với sự khuyến khích liên tục. Bà Helen ghét bệnh di căn và bắt đầu yêu cầu bác sĩ giải phẫu tẩy trừ nó đi. Ông không sẵn sàng giải phẫu cho đến khi bà chịu điều trị bằng phương pháp hóa học, nhưng sự từ chối của bà rất quyết liệt và vững chắc đến nỗi ông cuối cùng bớt nghiêm khắc và tái giải phẫu vào khoảng 2 tháng rưỡi sau khi cắt cục u. Ông báo cáo về cuộc giải phẫu như thế này, "Cuộc giải phẫu dài và buồn chán. Vấn đề phải giải quyết chỉ là vào những lỗ hổng vùng bụng, đây là thứ tệ hại nhất mà lần đầu tiên tôi nhìn thấy. Cả hàng trăm mụt u có chiều dài từ 3 đến 9 mm xuất hiện như trước. Có 7 mụt ở những vị trí khác nhau được cắt đi để làm thí nghiệm. Nhưng lần này bản báo cáo về sự thử nghiệm khác hẳn; nó cho thấy, "mô bị viêm với sự thay đổi tương đối của tế bào, và không có tính độc hại." Lời bình phẩm của người bác sĩ giải phẫu khi nhận được tin này là, "Bà ta là một phụ nữ có nhiều thích thú.”
Bà Helen B nhanh chóng trở về cuộc sống và sức khỏe bình thường, tiếp tục đi theo chương trình mà Bác sĩ Anderson đề ra cho bà. Hai năm sau bà ly dị chồng, điều này đem lại sự an ổn tinh thần cho bà. Bác sĩ Anderson viết cho tôi, "Vào năm 1987, chừng 2 năm sau khi bà tới khám bệnh tôi lần đầu, bà bị chứng thoát vị có thể giải phẫu được (incisional hernia) xuất hiện ở chỗ giải phẫu kỳ trước. Nó trở nên có vấn đề, và bà lại phải đi giải phẫu lần thứ tư để chữa bệnh. Vào thời điểm giải phẫu, vị bác sĩ giải phẫu và tôi, tận dụng cơ hội để tái tìm hiểu một cách vắn tắt bệnh của bà. Phần ung thư dính với da bụng đã hoàn toàn biến mất; không có mụt u còn sót lại ở vùng bụng và không có bằng chứng ung thư ở đâu cả.” Bà Helen B mất ở lứa tuổi 75 vì một bệnh không liên hệ đến ung thư, gần 8 năm sau khi bà bị phát hiện bị ung thư đầu tiên.
Những gì đã xảy ra trong bụng người đàn bà này để giảm thiểu nhiều bệnh ung thư và tái lập những bộ phận trong người của bà trở lại tình trạng tốt. Hệ thống lành lặn của bà, có lẽ làm cho những cơ cấu miễn nhiễm hoạt động, rõ ràng chắc chắn là có trách nhiệm làm chuyện ấy; nhưng tại sao nó không hành động trước đó. Liệu chuyện cắt bỏ phần lớn những mô của mụt u bằng cách nào đó khởi động sự đáp ứng lành lặn? Nếu như thế, tại sao nó không xảy ra thường xuyên hơn? Ở nhiều bệnh nhân có bệnh ung thư di căn loại này, mụt u sẽ mọc trở lại, cho dù bệnh nhân đi chữa trị bằng phương pháp tiêu diệt tế bào độc hại một cách hăng say và thường có kết quả bi thảm. Nếu sự đáp ứng miễn nhiễm là hy vọng tốt nhất cho chuyện chữa lành hoàn toàn bệnh ung thư, thì người ta nên cẩn thận thật sự khi dùng những phương pháp tiêu diệt tế bào độc hại (cytotoxic treatments) vì nó có thể gây nguy hại cho hệ thống miễn nhiễm.
Cách chữa trị ung thư đầy rẫy trên thế giới là những cách ngoại khoa, phần lớn chúng ít chất độc hơn cách điều trị bằng quang tuyến và bằng chất hóa học, nhưng không có loại nào trong chúng điều trị hữu hiệu cho số đông bệnh nhân. Có nhiều cách điều trị tôi biết có vẻ làm cho bệnh ung thư giảm thiểu ở một số người; ở những người khác chúng làm tăng phẩm chất của đời sống trong một thời gian, dù bệnh ung thư vẫn tồn tại và tiếp tục tăng trưởng. Nếu có một cách điều trị ngoại khoa hữu hiệu cho ung thư, chúng ta sẽ đều biết về nó ngay.
Để tôi tóm tắt nội dung của chương này như thế này Những tế bào trở nên độc hại thường xuyên và thông thường thì hệ thống lành lặn giảm thiểu chúng. Cứ nhìn những áp lực của môi trường ngày càng tăng đối với sự chuyển hóa độc hại và sự chữa trị không hợp lý đối với bệnh ung thư, điều cấp bách là chúng ta phải duy trì hệ thống lành lặn trong tình trạng tốt và biết làm thế nào để giảm những nguy hiểm của ung thư. Sự lành lặn tự nhiên đối với ung thư xảy ra nhưng không thông thường như sự lành lặn tự nhiên của những bệnh tật khác vì hệ thống lành lặn đã hư nếu một tế bào độc hại có thể làm sống dậy một mụt u có thể phát hiện được. Khi sự tiêu tán xảy ra, cơ cấu hành động chính là hoạt động của miễn nhiễm; vì thế cho nên cần phải chăm sóc để quyết định có nên dùng cách chữa trị giết hại tế bào độc hại hay không (tức là dùng quang tuyến hay hóa học), bởi vì về lâu về dài thương tổn tới hệ thống miễn nhiễm có thể giảm đi sự có thể xảy ra của phản ứng chữa lành của lành lặn.
Cho nên bạn sẽ tiến hành ra sao nếu bạn hay người thân có bệnh ung thư? Bước đầu tiên sẽ là quyết định có nên, và bằng cách nào, dùng những lối chữa trị hiện đại (conventional systems). Sau đây là những điều cần yếu hướng dẫn:
° Nếu sự giải phẫu cục u có thể được, hãy làm nó ngay. Ngay cả cắt bỏ một phần của một mụt u lớn có thể giúp hệ thống lành lặn kiềm chế sự lớn lên của ung thư.
° Hãy đi tìm bất kỳ hình thức chữa trị nào của cách chữa trị miễn nhiễm (immunotherapy) hiện đang có phù hợp với loại ung thư của bạn. Nếu bác sĩ ung thư của bạn không biết, gọi viện ung thư quốc gia (National Cancer Institute) hay những trung tâm nghiên cứu ung thư tại những trường đại học.
° Nếu quang tuyến và chất hóa học cần thiết cho bạn, tìm cách thu thập mức độ thành công của từng loại và giai đoạn ung thư mà bạn đang có. Bạn không thể lúc nào cũng lệ thuộc vào bác sĩ ung thư, vì họ chỉ có quyền hạn để thúc đẩy dùng những phương pháp này và thường xa lạ với những phương pháp ngoại khoa. Tôi biết nhiều bác sĩ ung thư dùng một phương pháp hóa học trị bệnh (chemotherapy) có mức độ thành công là "80% chữa lành" trong khi báo cáo khoa học cho thấy mức độ thành công chỉ là 8 % và bệnh nhân sống được 5 năm không có ung thư. Những gì xảy ra với bệnh nhân sau 5 năm. Nếu bạn là người đánh cá khôn ngoan, bạn biết được mức độ chính xác của sự may mắn như thế nào. Trong một vài trường hợp, có nhiều sách hướng dẫn bệnh nhân làm những quyết định khó khăn. Có còn hơn không, cách duy nhất bạn có thể thâu thập được những kiến thức bạn cần là đi tới một thư viện y khoa và tìm những bài viết có liên quan đến cách đề nghị chữa trị.
° Hãy nhớ rằng quang tuyến và cách chữa trị hóa học tự bản thân chúng có thể gây đột biến và ung thư. Có thể tính được số phần trăm bệnh nhân bị ảnh hường bởi những phương cách điều trị trên và nếu họ tồn tại để sống được một thời gian nào đó, họ sẽ phát triển những bệnh ung thư độc lập trực tiếp gây ra do phương cách điều trị.
° Những chất hóa học thiên nhiên dùng để chữa bệnh như chất vincristine từ cây trường xuân (Madagascar periwinkle) và chất taxol từ cây thủy tùng ở Thái bình dương (Pacific yew tree) cũng không được an toàn hơn thuốc tổng hợp nhân tạo. Tất cả mọi hình thức của cách chữa trị hóa học (chemotherapy) dù là thiên nhiên hay hóa học, cũ hay mới, đơn chất hay tổng hợp là những chất giết tế bào và làm tổn hại cơ cấu DNA và làm tổn thương tế bào hoạt động đang phân chia, bao gồm một số trong hệ thống miễn nhiễm.
° Nói chung, quang tuyến an toàn hơn cách chữa trị hóa học vì nó hướng trực tiếp đến một phần của cơ thể. Tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra vết sẹo trầm trọng làm trở ngại đến chức năng hoạt động của một số bộ phận.
° Nếu khoa chữa trị miễn nhiễm (immutherapy) không phải là một cách giải quyết và tỷ lệ thành công của phương cách điều trị hiện đại có vẻ tốt cho loại bệnh và giai đoạn ung thư của bạn, thì cứ chữa trị theo lối hiện đại và đừng quan tâm lo lắng đến những rủi ro. Những phương cách chữa trị đó sẽ cho bạn thì giờ để tìm kiếm những phương pháp chữa trị khác; và bằng cách làm việc để nâng cao tác dụng của hệ thống lành lặn, bạn có thể làm dịu đi những phản ứng phụ (side effects).
° Nếu bạn quyết định điều trị bằng quang tuyến và cách chữa hóa học, hãy ngưng những chất phụ trội chống oxy hóa (antioxidant supplements) trong thời gian điều trị, vì thuốc phụ trội này sẽ bảo vệ những tế bào ung thư cùng với những tế bào bình thường khác. Nên tiếp tục dùng lại chất phụ trội ngay sau khi cuộc điều trị chấm dứt.
° Nếu, sau khi xem xét những bằng chứng thống kê cho biết sự hữu dụng của quang tuyến và cách chữa trị hóa học cho loại bệnh riêng biệt và giai đoạn ung thư của bạn, bạn quyết định không theo đuổi những cách chữa trị này thì bạn nên tiếp tục tìm hiểu những cách chữa trị ngoại khoa khác.
Sau đây là những lời đề nghị đối với những phương cách điều trị ngoại khoa:
° Điều quan trọng là phải kiếm những thống kê về sự thành công của những phương cách điều trị ngoại khoa. Tìm hỏi bất cứ tài liệu in ấn nào bổ túc cho phương pháp điều trị mà bạn thích. Tài liệu in ra có thể hiếm hay thiếu, cho nên bạn phải tùy thuộc vào những lời công bố của những người sản xuất.
° Rán quyết định xem coi có nguy hiểm độc chất hay nguy hại từ những phương pháp chữa trị đang ở trong vòng nghi vấn.
° Hỏi tên những bệnh nhân đã giải phẫu để liên lạc. Nếu những người chữa trị không cho bạn tên những người giải phẫu thì nên thận trọng đề phòng.
Bất kể cho dù bạn chọn phương cách điều trị hiện đại hay ngoại khoa, có những lời khuyến cáo chung mà người bị bệnh ung thư nên theo:
° Bởi vì nó biểu hiện sự thất bại của hệ thống lành lặn nên bệnh ung thư, dù ở trong tình trạng phôi thai và giai đoạn đầu tiên, là một bệnh có hệ thống. Bệnh nhân phải tập tành để cải tiến sức khỏe chung và tạo sự đề kháng bằng cách tạo nên sự thay đổi ở tất cả mọi mức độ thể chất, tinh thần / xúc cảm, và tinh thần.
° Chuyện tối thiểu cần làm mà tôi khuyến cáo là thay đổi cách ăn uống theo những nguyên tắc đã nói nơi phần 2, chương 2 của cuốn sách; duy trì chuyện tập thể dục đều đặn; dùng chất phụ trội chống oxy hóa, dùng thuốc bổ dược thảo, đặc biệt những loại có tác dụng đến nâng cao sự hữu hiệu của miễn nhiễm; học hỏi cách hình dung (visualization) hay những kỹ thuật có hướng dẫn (guided imagery techniques) để giúp cho hệ thống lành lặn kiềm chế bệnh ung thư; làm việc để hàn gắn những mối liên hệ (chẳng hạn với cha mẹ, con cái, người phối ngẫu); và làm bất cứ sự thay đổi nào trong cuộc sống cần thiết để mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để cho chuyện lành lặn xảy ra.
° Thêm vào đó, rán tìm những người đã trải qua kinh nghiệm lành lặn với bệnh ung thư, đặc biệt là những người có bệnh ung thư giống như của bạn. Đọc những bài viết về sự lành lặn và sách để làm tăng sự tự tin vào khả năng lành lặn của riêng bạn.
° Tìm kiếm những người chữa lành. Hãy đạt cho được tất cả những sự giúp đỡ mà bạn có thể tìm thấy.
Nếu hệ thống lành lặn không đủ sức để tiêu diệt hết ung thư hoàn toàn, nó có thể làm được một chuyện khác làm chậm hay kiềm chế sự lớn mạnh độc hại của ung thư để người bệnh có một thời gian sức khỏe tương đối tốt. Sau đây là một câu chuyện của một nữ bệnh nhân tìm cách giữ sức khỏe tốt dù bệnh ung thư cuối cùng đã cướp mất đời bà.
Bà Barbara S. đến khám bệnh với tôi vào đầu năm 1989, năm năm rưỡi sau khi bà bị chẩn đoán bị bệnh ung thư ngực và đã đi theo những cách chữa trị tiêu chuẩn cắt bỏ vú (mastectomy) và hóa học (chemotherapy). Bà tin rằng khi bà vượt qua 5 năm mà bệnh không tái phát, coi như bà không còn bị nguy hiểm; nhưng vừa tới năm kỷ niệm thứ năm, bà bị ngã và mông bên phải bị xây sát, và vết thương này không lành. Những thử nghiệm cho thấy xương bị yếu đi bởi sự hiện diện của mụt u. Bệnh ung thư đã không mất đi, nó hiện diện ở bệnh xương di căn ở khắp bộ xương thân thể của bà đây là một tin làm bà và gia đình choáng váng. Bác sĩ cho bà uống tamoxifen, một loại thuốc đối kháng estrogen (estrogen antagonist), và nói cho bà biết là ông sẽ yêu cầu bà đi điều trị hóa học thêm một lần nữa nếu thuốc không làm teo đi những mụt u trong xương của bà.
Trong những tháng tiếp theo, bà Barbara có những thay đổi ngoạn mục trong đời bà. Bà xin nghỉ việc hiệu trưởng một trường đại học, thăm viếng một số cố vấn và chuyên viên tâm thần, bắt đầu tập yoga, thực tập cách hình dung, bắt đầu dùng vitamin, cải tiến thức ăn, bắt đầu đi bơi thường xuyên, tập cách ấn huyệt Shiatshu, dùng một công thức thuốc Tàu dược thảo cho bệnh ung thư, và làm việc với chuyên viên chữa lành lặn. Trong vòng ba năm kế tiếp, trái với tất cả những dự đoán về bệnh ung thư vú lan tràn, bà Barbara vẫn có sức khỏe tốt và có hình dáng bên ngoài tươi tốt đến nỗi đa số những người gặp bà không thể tin là bà mắc bệnh ung thư. Trong thời gian này, tôi gửi bà Barbara đến một số bệnh nhân của tôi mới phát hiện có bệnh ung thư ngực, những người này hoảng sợ và lo lắng không biết phải làm thế nào bây giờ. Bà giúp họ nhiều chuyện. Tôi cũng mời bà đến lớp của tôi để câu chuyện của bà cho sinh viên Y khoa nghe. Họ thấy bà là một người nói chuyện đầy cảm hứng và là người đã làm chủ đời mình và học hỏi cách phối hợp cách chữa hiện đại và ngoại khoa. Hơn hết, bà còn chứng tỏ rằng sự tái xuất hiện của ung thư là tự động phê phán, trách móc người bệnh về chuyện đau ốm và sức khỏe tuột dốc nhanh chóng.
Vào mùa thu năm 1992, bệnh ung thư của Barbara trở nên trầm trọng hơn, với những di căn mới (new metastases) trong gan của bà. Bà đi điều trị theo phương pháp hóa học và thử dùng thuốc thử nghiệm, tìm hiểu thêm cách chữa mới, và tiếp tục theo đuổi những chương trình bà đề ra để giữ sức khỏe bà. Bà sống thêm một năm rưỡi nữa và trong thời gian này bà rất gần gũi với gia đình. Những bác sĩ của bà luôn bày tỏ sự ngạc nhiên vì sự sống lâu và mạnh khỏe của bà dù phải đối phó với cơn bệnh ngặt nghèo, và bà tiếp tục gây cảm hứng cho nhiều người mà bà tiếp xúc. Hệ thống lành lặn của bà Barbara không thể giúp bà trừ tuyệt bệnh ung thư, nhưng nó cầm cự bệnh này trong một thời gian dài, và trong thời gian đó bà đã thành đạt được nhiều chuyện.
Tiện đây cũng nói thêm về vai trò của vitamin C đối với chuyện chữa bệnh ung thư. Ngày 27 tháng 3 năm 2000, ký giả Daniel Q. Haney trong một bài viết nhan đề "Vitamin C có thể làm hại bệnh nhân ung thư" (Vitamin C may hurt cancer patients) đăng trên Internet có nội dung như sau:
"Những bệnh nhân ung thư uống quá nhiều vitamin C có thể làm cho bệnh của họ tồi tệ thêm vì đã cố tình bảo vệ cho những mụt u khỏi sự tiêu hủy từ quang tuyến và cách chữa trị hóa học (chemotherapy), những nhà nghiên cứu mới đề nghị như thế.
Bác sĩ nói họ không thể chứng minh là vitamin là độc hại trong thời gian điều trị ung thư, nhưng thêm rằng có những lý do sinh học (biological reasons) để nghĩ rằng uống liều lượng vitamin C quá nhiều sẽ gây tác hại xấu.
Sự ưu tư được căn cứ trên sự khám phá rằng những tế bào ung thư thực sự kiềm chế một số lượng lớn vitalmn C, lượng vitamin C này dường như bảo vệ tế bào ung thư từ sự tổn hại oxygen. Nhiều phương pháp điều trị ung thư, đặc biệt là phương pháp điều trị quang tuyến, làm việc bằng cách gây ra sự tổn hại về oxygen cho những gen (genes) của những tế bào ung thư.
Bác sĩ David Golde, trưởng khoa ung thư của bệnh viện ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York đã cảnh giác về chuyện dùng quá nhiều vitamin C trong khi điều trị ung thư trong một buổi họp của Hội ung thư Hoa Kỳ.
Vitamin C có nhiều chất dính bám vào, một phần bởi vì nó là một chất chống ôxy hóa (antioxidant), là một chất bảo vệ thân thể khỏi bị những phần tử oxygen nguy hại được biết đến như những hạt tự do căn bản (free radicals). Oxy hóa (oxidation) tức là một tiến trình giống như chuyện làm rỉ sắt cũng được nghi là khởi động ra bệnh ung thư và nhiều bệnh khác.
Những chuyên gia Y khoa khuyến cáo mọi người ăn nhiều trái cây và rau bởi vì chúng là nguồn phong phú dồi dào của những chất chống oxyhóa (antioxidant nutrients) ngoài những lợi ích khác. Nhiều người thường xuyên uống vitamin với liều lượng cao và nhiều loại ôxy hóa với niềm tin là họ sẽ ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật.
Bác sĩ Barrie Cassileth, một chuyên viên xã hội y khoa (medical sociologist), người đã nghiên cứu về vitamin và những cách chữa trị bằng dược thảo (herbal remedies) cho biết là vitamin C không còn được coi là thứ thuốc được ưu ái dùng để chữa ung thư sau những nghiên cứu của viện Mayo cho thấy rằng nó không có giá trị. Nhưng nó mới được thịnh hành trở lại, nhiều bác sĩ điều trị cho bệnh nhân ung thư liều lượng vitamin C thật cao như là một cách thêm vào lối điều trị thông thường hay như một chất phụ trội.
Năm 1993, toán nghiên cứu của Bác sĩ Golde khám phá vitamin C vào trong những tế bào con người như thế nào. Họ khám phá ra rằng một hình thức vitamin C bị oxy hóa (an oxidized form of vitamin C) gọi là axít dehydroascorbic vào tế bào bằng cửa ngỏ dùng bởi đường. Khi đã vào được bên trong, nó lập tức biến trở lại thành vitamin C.
Ông nói là vấn đề mấu chốt của những bệnh ung thư là chúng có quá nhiều lỗ đường hơn những tế bào thường. Điều này cho phép chúng lấy thêm năng lực mà chúng cần để lớn lên.
Nhưng Bác sĩ Golde nói thêm là những tế bào ung thư thường chứa rất nhiều chất vitamin C tập trung. Nhiệm vụ chính xác của vitamin trong ung thư thì không ai biết.
Ông nói, "Với kinh nghiệm là một nhà sinh học, tôi có thể nói đây không phải là chuyện ngẫu nhiên. Tế bào ung thư muốn vitamin C vì có muốn có sự bảo vệ chống oxy hóa (antioxidant protection)".
Ông nói là khi ung thư dùng chất vitamin, nó có thể là sự bảo vệ từ những hậu quả tai hại từ quang tuyến trị liệu, cũng như những hình thức chữa trị hóa học vốn hoạt động bằng cách gây ra sự thương tổn về oxygen.
Những thực phẩm giàu chất vitamin và loại vitamin tổng hợp (multivitamins) được coi như an toàn cho bệnh nhân ung thư. Bác sĩ Golde nói như vậy, nhưng ông thường khuyến cáo những bệnh nhân ung thư tránh dùng vitamin C theo lượng gram ( gram-size doses of vitamin C) trong lúc điều trị.
Bác sĩ Harmon Eyre, giám đốc viện ung thư, nói rằng công trình nghiên cứu của Bác sĩ Golde đề nghị rằng chuyện quan trọng cần thiết là phải tránh dùng liều lượng vitamin C quá nhiều trong khi điều trị bằng quang tuyến, vốn tác động ở nhiều nơi trong cơ thể bằng cách tạo ra sự tổn hại oxygen. Những thử nghiệm ở phòng thí nghiệm cho thấy những tế bào ung thư được trộn lẫn với vitamin C sẽ làm chúng đề kháng lại sự chữa trị quang tuyến.
Ông nói, "Nó làm cho bệnh nhân phải nghĩ lại là chuyện dùng chất phụ trội như vitamin C cần phải suy tính kỹ càng"
Vào đầu tháng này những nhà nghiên cứu tại đại học USC đưa những dữ kiện (data) tại một hội nghị đề nghị rằng viên thuốc vitamin C có thể làm tăng sự tắc nghẽn động mạch, vốn là nguyên nhân sâu xa của bệnh suy tim (heart attack) và bệnh tai biến mạch máu não (strokes).
Một số công trình của Bác sĩ Goide được xuất bản vào tháng 9 vừa qua trong tập san nghiên cứu ung thư.
Bệnh ung thư luôn ở với chúng ta. Ngăn ngừa vẫn là chiến thuật tốt nhất để đối phó với nó, và điều đó tùy thuộc vào sự toàn vẹn của hệ thống lành lặn. Lúc những áp lực của môi sinh hướng tới sự chuyển hóa độc hại của những tế bào tăng lên thì điều quan trọng hơn nữa là phải biết làm sao để tận dụng hết tiềm năng lành lặn. Phương pháp điều trị ung thư mới mẻ và tốt đang ở chân trời của hình thức dùng miễn nhiễm để trị bệnh (immunotherapy), bao gồm những phương pháp tận dụng những cơ cấu lành lặn tự nhiên để nhận ra và tiêu diệt những tế bào độc hại mà không làm hại những tế bào bình thường khác. Trong lúc này một nỗ lực có dự tính để khám phá và tìm hiểu những trường hợp của sự rút lui tự nhiên của ung thư có thể giúp chúng ta hiểu hiện tượng đó và tăng thêm tỷ lệ thành công. Để có những quyết đình khôn ngoan đối với những phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh ung thư, bạn phải có những thông tin đáng tin cậy về những ưu điểm và khuyết điểm của những cách trị liệu. Bất kỳ những phương pháp đặc biệt nào mà người ta quyết định dùng, họ cũng phải làm việc với sự siêng năng cần cù trong việc cải tiến sức khỏe tổng quát để cho hệ thống lành lặn một cơ hội kiểm soát sự lan rộng của ung thư.