Chương 16
Xem Xét Những Cách Chữa Khác

Lúc bạn bước ra thế giới của thuốc men tiêu chuẩn để tìm những cách chữa trị khác (altemative treatments), đó là điều còn quan trọng hơn là một khách hàng hiểu biết. Những thực hành Y khoa ngoại khoa bao gồm từ những người có một truyền thuyết làm việc cẩn thận đến những kẻ làm bậy (nonsensical). Nói chung, những cách chữa trị ngoại khoa ít nguy hiểm hơn thuốc men đối chứng và giải phẫu, nhưng chúng cũng có thể đắt đỏ và tốn kém thì giờ và nỗ lực. Tôi cũng đã viết nhiều ở những nơi khác về lịch sử và sự luận lý của những hệ thống chính của môn thuốc ngoại khoa; những gì tôi sẽ làm ở đây là nói tóm tắt về một số thực tập thông thường, cùng với những chỉ dẫn về cách dùng của chúng. Bạn sẽ thấy một bảng danh sách chỉ những địa chỉ những người thực hành ở vào cuối cuốn sách này.
Châm Cứu (Acupuncture)
Đâm những kim vào một số điểm đặc biệt của cơ thể là một phương cách chữa trị độc đáo của truyền thống Y học Trung Hoa (Traditional Chinese Medicine( TCM) ); những bác sĩ Tây phương đã lấy cái kỹ thuật ra ngoài toàn bộ chủ đích khoa châm cứu, dùng nó phần lớn để trị cơn đau mạnh mẽ và kinh niên. Là một phương cách điều trị triệu chứng cho cơn đau, châm cứu có cái lợi thế là không có những phản ứng phụ của những thuốc làm giảm đau, cho dù cảm giác thấy đỡ hơn chỉ là tạm thời, chuyện phải đi thăm viếng người châm cứu là chuyện cần thiết phải làm thường xuyên. Tôi biết châm cứu chữa lành sự đau đớn, áp lực, và sự tắt nghẽn của đường mũi do bệnh nhiễm trùng cấp tính cũng như làm tăng tiến sự lành lặn ở những tổn thương ở khớp. Nhiều nha sĩ dùng châm cứu để thay cho thuốc tê, bao gồm cả chuyện mài giũa và nhổ răng. Một trong những ứng dụng của châm cứu là dùng để cai ghiền: dùng những kim đâm vào tai đã giúp nhiều người bỏ thuốc lá, bỏ thuốc phiện và bạch phiến, và chứng ăn nhiều tương đối. Châm cứu Trung Hoa dùng để điều động khéo léo đường đi của năng lực chạy khắp cơ thể, chứ không phải chủ yếu dùng để làm nhẹ cơn đau hay thay đổi tính khí.
Trong một bài viết "Ngành châm cứu dưới mắt của khoa học hiện đại", đăng trên báo Người Viết số 5176 (ngày 8 tháng 2 năm 2000), Bác sĩ Phạm văn Hoàng đã nhìn lại lịch sử và phân tích tính cách khoa học của châm cứu rất tỉ mỉ như sau.”Chúng ta ai cũng biết là ngành châm cứu đã có từ ngàn xưa, nhưng thực ra thì người ta cũng không biết ngành này đã xuất hiện từ lúc nào”.
Qua những tài liệu cổ thì hơn 3000 năm nay, vào thời kỳ mà loài người còn ăn lông ở lổ, sử dụng những khí cụ bằng đá, thì người Trung Hoa xưa cũng như vài dân tộc sống dọc theo bờ biển Thái Bình Dương đã biết dùng đá nhọn để châm chích, cũng như đốt trên da để xoa dịu các cơn đau. Theo thời gian, những tác dụng này càng được phát triển vì sự công hiệu của nó, để trở thành một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh cổ nhất và đơn giản nhất của ngành Đông y. Nó có trước phương pháp chữa bệnh bằng dược liệu.
Vậy thì Châm Cứu là gì. Châm là dùng kim châm vào huyệt. Cứu là dùng ngải đốt cháy, gây sự nóng trên huyệt. Huyệt là những điểm trên da, nằm trên huyệt đạo hoặc không, điều này sẽ nói rõ hơn.
Muốn hiểu rõ Đông y cũng như Châm Cứu, ta cần biết qua về âm Dương và Ngũ Hành. Đây là những tư tưởng của người xưa về nguồn gốc và sự biến hóa của vạn vật trong vũ trụ. Các bậc tiền nhân, qua sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, nhận thấy vũ trụ là một thể thống nhất, không ngừng chuyển động và luôn luôn biến hóa, theo một qui luật mà quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi, tiêu diệt để trở về cát bụi. Nói theo đạo Phật thì đây là Vô Thường và bốn giai đoạn là Sanh, Trụ, Dị, Diệt mà mỗi vật; từ nhỏ li ti như vi khuẩn hoặc lớn như vì sao đều bị chi phối bởi định luật ấy.
Một ví dụ cụ thể là con người chúng ta được tạo thành bởi khí huyết của cha mẹ; khi ra đời được hấp thụ khí thiêng của vũ trụ như năng lực mặt trời, dưỡng khí, thức ăn uống của trái đất để lớn lên, trưởng thành, già đi rồi chết, thân thể tan biến thành cát bụi, trở về với vũ trụ. Theo người xưa, hay nói theo dịch học, thì thuở tạo thiên lập địa, vũ trụ chỉ là một khối mù mịt, hỗn độn, nhưng trong cái hỗn độn đó đã có cái lý vô hình rất linh diệu, cường kiện gọi là Thái Cực. Cái lý ấy vô cùng huyền bí cao diệu, người siêu việt như Khổng tử mà phải chịu thua, để Thái Cực ra ngoài phạm vi trí thức của con người, mà chỉ xét cái Động Thể của nó để biết sự biến hóa của vũ trụ. Cái Động Thể ấy được phát hiện ra bởi hai thể Động, Tĩnh tức âm, Dương, tức Lưỡng Nghi, "Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sanh Vạn Vật...” Song, vạn vật dù phức tạp đến đâu, căn nguyên cũng chỉ có Âm Dương mà thôi. Hễ hiểu được cái lẽ âm Dương ấy là hiểu được cả vũ trụ. Âm Dương luôn luôn khống chế lẫn nhau, không phải để tiêu diệt mà để nương tựa lẫn nhau mà chuyển hóa trong thế thăng bằng động (Dynamic equilibnum). Trong mỗi Âm Dương đều có Âm đối lập của nó ở trong, nghĩa là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Đó là nguồn gốc của biến hóa tức sự sống; tất cả sẽ bị rối loạn tiêu diệt nếu các quan hệ đó bị phá vỡ. Âm đại biểu cho Vật Chất (Matter), Dương đại biểu cho Năng Lượng (Energy). Dương che chở Âm, Âm nuôi dưỡng Dương. Theo nhãn quan khoa học hiện đại thì Vũ Trụ được bao gồm bởi công thức:
Vũ Trụ = Năng Lượng Biến Hóa Vật Chất
Trong công thức đó Năng Lực là một trạng thái hoán chuyển của Vật Chất mà mọi yếu tố bao gồm bởi khái niệm Thời Gian. Cả cái Đại Vũ Trụ (Macrocosm) mà ta đang ở, cũng như Tiểu Vũ Trụ (Microcosm) tức là thân thể ta đang sống, cũng không ra ngoài công thức trên.
Chúng ta đã có khái niệm về âm Dương, bây giờ ta hãy bàn về luật Ngũ Hành trước khi vào chủ đề Châm Cứu. Người xưa cho rằng Vũ Trụ được cấu tạo bởi năm Động Lực (Forces) căn bản tượng trưng bởi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người xưa cũng lấy quan hệ tương sinh, tương khắc của 5 biểu tượng đó để giải thích qui luật biến hóa của vạn vật và sự liên hệ bên trong của nó để dần dần biến thành học thuyết Ngũ Hành. Trong thuyết này có hai định luật chính là:
1) Quan hệ TƯƠNG SINH, có nghĩa là giúp đỡ, sinh trưởng. Trong định luật này, Hành nào cũng có tương quan hai mặt.”Sinh ra nó" và " Nó sinh ra", cũng có thể gọi là quan hệ Mẹ-Con.
Ví dụ: Mộc sanh Hỏa tức là mẹ của Hỏa, Hỏa sanh ra Thổ, vậy Thổ tức là con của Hỏa. Ta có trình tự ngũ hành tương sinh: Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ - Kim.
2) Quan hệ Tương Khắc: tức là hạn chế, ngăn ngừa, kiểm soát sự thoái hóa. Cũng như định luật Tương Sinh, ở đây Hành nào cũng có hai mặt: cái "Khắc nó" và cái "Nó Khắc" Ví dụ Thổ bị Mộc khắc và Thổ lại khắc Thủy. Ta có trình tự ngũ hành Tương Khắc: Mộc - thổ - Thủy - Hỏa – Kim.
Tổng hợp hai định luật Tương-sinh, Tương - Khắc ta có một quan hệ Chế - Hóa, quan hệ này nói lên sự tương quan toàn diện, sự thúc đẩy và hạn chế lẫn nhau, sự hoạt động không ngừng để duy trì hoạt động cân đối, trật tự và thống nhất của toàn bộ cơ thể và vạn vật.

*

Trên đây là sơ lược về thuyết âm Dương Ngũ Hành, tức là kim chỉ nam của Triết học Đông Phương cũng như của ngành Đông y, nó được vận dụng trên mặt sinh lý, bệnh lý, chữa bệnh, phòng bệnh, và châm cứu.
 Đến đây chúng ta đã có khái niệm về thuyết âm Dương Ngũ Hành, nhờ đó chúng ta hiểu được thuyết Kinh Mạch trong thủ thuật Châm Cứu của người xưa. Con người sống trong Vũ Trụ tất nhiên phải chịu ảnh hưởng của nó, bị chi phối bởi luật âm Dương Ngũ Hành cũng như luật tuần hoàn của Vũ Trụ, theo một trật tự đối xứng và những chu kỳ rõ rệt. Ví dụ trong Thái Dương Hệ, quả đất chúng ta không ngừng luân chuyển theo chu kỳ ngày, tháng, năm, bốn mùa v. v... Con người chúng ta, đầu đội trời, chân đạp đất tức là một gạch nối giữa Trời và Đất, là một phần của Vũ Trụ, nên các chu kỳ đó đều phản ảnh trong sự cấu tạo của cơ thể ta có khoảng 365 huyệt chính, trùng hợp với số ngày của năm; ta cũng có 12 kinh mạch chính, gồm có 6 âm và 6 Dương, trùng hợp với 12 tháng của năm. Vì là một phần của Vũ Trụ nên mọi biến chuyển của Vũ Trụ đều ảnh hưởng đến ta. Ví dụ điển hình nhất là các cụ lớn tuổi, nếu có bệnh phong thấp đều biết là các khớp xương cũng như các Phong Vũ Biểu sẽ báo động đau nhức trước khi thời tiết thay đổi.
Theo Đông y thì cơ thể ta gồm có Lục Phủ Ngũ Tạng. Phủ thuộc Dương, Tạng thuộc âm, mọi Phủ Tạng đều có một Kinh Mạch âm hoặc Dương điều trợ. Năm Tạng là gan, thận, tim, lá lách và phổi. Trong năm Tạng đó người ta thêm vào một Tạng thứ sáu là Tâm Bào tức là cái "giáp" bằng năng lượng để che chở cho tim. Sáu Phủ là túi mật, bọng đái, ruột già, ruột non, bao tử và tâm tiêu. Cơ quan chót này không có trong cơ thể học Tây y, nó chỉ là 3 ngăn của cơ thể gồm có lồng ngực, bụng trên, và bụng dưới.
Vận Chuyển Của Khí
12 Kinh mạch chính của Lục Phủ Ngũ Tạng được nối liền nhau bằng một hệ thống trong đó khí lực (Energy) được luân chuyển hoàn tất một chu kỳ là 24 giờ, bắt đầu từ phổi xuống ruột già, qua bao tử, sang lá lách, lên tim, xuống ruột non, bọng đái, thận, tâm bào, tâm tiêu, túi mật, qua gan để hoàn tất chu kỳ và bắt đầu trở lại ở phổi. Sự luân chuyển của khí lực trong Kinh mạch là căn nguyên của tình trạng khỏe mạnh hoặc bệnh hoạn. Nếu khí lực được luân chuyển điều hòa và âm Dương được quân bình thì cơ thể ta khỏe mạnh; trái lại nếu sự lưu thông bị ngưng trệ, Kinh mạch bị bế tắc, hoặc sự quân bình âm Dương bị xáo trộn do sự xâm nhập của tà khí ( Energy Perverse) bên ngoài (như phong, hàn, thấp, táo, hỏa) hoặc do nội tâm bị kích động ( như thất tình hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai, dục) thì cơ thể ta lâm vào tình trạng bệnh hoạn. Như đã nói ở trên, Kinh mạch là đường lưu chuyển của khí lực âm Dương. Huyệt là những điểm trên da, nằm dọc theo đường kinh mạch ( hoặc ngoài đường kinh mạch). Nhờ các huyệt, ta có thể tác dụng trên Lục Phủ Ngũ Tạng bằng nhiều phương thức như châm bằng kim, đốt bằng ngải, chiếu tia Laser và nhiều phương tiện vật lý khác, áp dụng luật Ngũ Hành để tăng trưởng, bồi bổ khí lực cho những cơ quan suy yếu; hoặc phân tán các tà khí nơi các cơ quan bị đau, hoặc đả thông những kinh mạch bị bế tắc, để đem lại sự quân bình giữa âm và Dương, tức đem lại tình trạng vô bệnh vậy.
Ngũ Hành: Tương Sinh Tương Khắc.
Qua luật Ngũ Hành Sinh Khắc, nếu một cơ quan nào mà khí lực quá suy kém hoặc phù thình, ta có thể biết trước cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng, ta dùng thủ thuật bổ hoặc tả của châm cứu để duy trì sự quân bình nội dịch( Homeo-stasis) mà ngăn ngừa các bệnh khởi phát.
Châm cứu là một phương pháp điều trị đòi hỏi sự hiểu biết vững chắc về thuật âm Dương, Ngũ Hành, Kinh mạch, Huyệt đạo nhưng là một thủ thuật vô cùng giản dị, vô hại, không đau như người ta tưởng, nếu ta có chút ít kinh nghiệm. Tuy nhiên châm cứu có thể gây ra vài biến chứng như: choáng váng có thể ngất xỉu, sưng bầm, hoặc nhiễm trùng chỗ châm kim, hoặc phỏng chỗ đốt, và nguy hiểm nhất là có thể lây những bệnh truyền nhiễm do máu như bệnh viêm gan, bệnh AIDS v. v... nếu người châm cứu không có căn bản vững chắc, không nắm vững phương pháp vô trùng. Có vài trường hợp không nên châm cứu như đang mang thai, hành kinh, kiệt lực, liền trước hoặc sau khi giao hợp, lúc quá đói hoặc no, say rượu.
Nói tóm lại, ngành Châm Cứu mặc dù đã phát xuất từ lúc bình minh của nhân loại đã tồn tại qua thời gian nhờ sự hữu hiệu cũng như những kinh nghiệm phong phú của nó. Nó trở thành huyền bí vì không được ánh sáng của khoa học soi vào, cho đến các thập niên gần đây các phát minh khoa học mới mẻ, hiện đại, gọi là Y Khoa Năng Lực ( Energetic Medicine) rất hấp dẫn và hứa hẹn một tương lai rực rỡ cho những ai chịu bỏ những thành kiến để nhìn vấn đề một cách khách quan và bỏ công nghiên cứu.
Năm 1975, các khoa học gia đã khám phá ra các chất Endorphine và Kefline, một loại ma túy 100 lần mạnh hơn chất Morphine trong sự chống lại đau nhức, được cơ thể tiết ra khi châm cứu. Người ta còn nhận thấy các chất như Serotonine và Norepinephrine (Neurotransmitters) tác dụng trong sự giao tiếp giữa hai tế bào thần kinh tăng lên rất cao trong máu. Nó chận lại tín hiệu của cảm giác đau lên não bộ trung ương. Các khám phá đó đã giải thích phần nào tác dụng của châm cứu trong việc chống đau nhức của những bệnh kinh niên hoặc trong lúc giải phẫu mà không có tê mê.
Người ta còn phát hiện ra đặc tính cảm ứng với nhiệt độ của huyệt, đặc điểm hô hấp của da, và nhất là điện trở ở da vùng huyệt thấp (hơn xung quanh). Các hiện tượng này được áp dụng vào máy dò huyệt để xác định vị trí các huyệt chính xác hơn, nhất là ở tai.
Về các huyệt kinh mạch, mặc dù các huyệt không phải là những thực thể mà người xưa có thể trông thấy khi giải phẫu như hệ thống thần kinh, động mạch hoặc tĩnh mạch. Nhưng đặc biệt các số kinh mạch ấy cũng như vị trí của nó vẫn không thay đổi theo thời gian; người ta cố giải thích các sự kiện đó bằng nhiều lẽ các danh y xưa có thể cũng là những bậc cao tăng, có cái huệ ( giác quan thứ sáu) siêu phàm, có thể thấy được sự luân chuyển của khí lực trong các huyệt mạch mới có thể diễn tả chi tiết như vậy được. Gần đây, các bác sĩ Trung Hoa nhận xét có khoảng vài phần trăm bệnh nhân đặc biệt rất nhạy cảm với châm cứu, khi châm cứu vào các huyệt Tĩnh (các đầu ngón tay) sẽ diễn tả rõ ràng, chính xác những cảm giác chạy dài theo huyệt đạo như đã diễn tả trong các mô hình châm cứu.
Ánh sáng khoa học lần lần vén lên bức màn huyền bí của ngành châm cứu, các thuyết âm Dương cũng được các nhà bác học chứng minh qua công trình nghiên cứu của hai nhà Vật Lý Trung Hoa là ông Tsung Dao Lê (Lý Chánh Đạo, giòng dõi nhà họ Lý, Hoàng đế nước Nam ta!) và Chen Ninh Yang (Dương Chấn Ninh) đã khám phá ra quy luật Vật Lý Học lúc nguyên tử phát nổ, đồng thời chứng minh được luật cơ ngẫu, tức âm Dương song tiến (Parity Principle), minh giải bằng Kinh Dịch, ngược lại với luật biến ngẫu của Tây phương. Sự phát minh này đã đem lại cho hai ông cái danh dự lớn lao là giải thưởng Nobel năm 1957.
Gần đây, một nhà bác học người Hoa là Tiến sĩ Yang Lê Cho, làm việc tại viện nghiên cứu tại đại học UCI, đã chứng minh bằng khoa học lần đầu tiên sự vận chuyển của khí lực trong kinh mạch bằng phương pháp MRI. ông dùng đèn chiếu vào mắt bệnh nhân và chụp MRI vùng não bộ của thị giác (phía sau ót) năng lực được tập trung về đây nên sáng rực. Ông tắt đèn và dùng kim châm vào huyệt Chí âm (B67) ở cạnh móng chân út phía ngoài (huyệt trị về mắt) và chụp lại một MRI nữa. ông so sánh thì hai cái đều không khác. Vùng não bộ cũng sáng rực như hình đầu tiên. Huyệt Tĩnh B67 là huyệt chót của kinh mạch Bàng Quang, kinh mạch này được bắt đầu ở cạnh khóe mắt trong (B. 1).
Mới đây nhất, một Tiến sĩ (cũng người Hoa), bà Huey Jen Lee, cũng bằng kỹ thuật Functioning MRI cho thấy hình ảnh của vùng cảm giác của não bộ và sự liên quan với cảm giác đau khi châm vào các huyệt ở môi trên, trong và ngoài.
Người Hoa có những phát minh khoa học Y Khoa, những hiểu biết về thiên văn mà cả ngàn năm sau người Tây phương mới tìm ra.
Ngày nay châm cứu đã được áp dụng khắp các nước trên thế giới, từ á sang âu, đặc biệt các nước âu Châu, nhất là với sự nghiên cứu và đóng góp lớn lao của Bác sĩ Nguyễn văn Nghị đã đóng góp rất nhiều trong công việc nghiên cứu cũng như phục hồi lại ngôi vị của châm cứu trong nền Y khoa hiện đại. Cơ quan Y tế quốc tế (W. H. O) cũng đã công nhận có hơn 40 loại bệnh có thể điều trị bằng châm cứu như các bệnh phong thấp, đau nhức kinh niên, các bệnh loét bao tử, thần kinh, dị ứng v. v... Tại Hoa Kỳ, trong hơn thập niên qua, nhất là sau chuyến công du của Tổng Thống Nixon sang Trung Hoa, dân chúng Mỹ đã chú ý đến châm cứu, có thái độ chấp nhận và tin tưởng hơn. Hội Y sĩ Hoa Kỳ (A. M. A) mặc dù còn giữ thái độ dè dặt, nhưng đã bắt đầu chính thức công nhận sự giảng dạy khoa châm cứu ở các đại học lớn như UCLA, Columbia, NYU, Và Penn. Cơ quan FDA Hoa Kỳ từ năm 1997 đã chính thức công nhận châm cứu là một phương pháp điều trị các bệnh.
Để kết luận, Đông Y có ngành châm cứu cũng như Tây Y có khoa giải phẫu, đều có ưu khuyết điểm của nó. Tây y, với phương pháp suy luận theo Descartes và Newton, phân tách con người ra nhiều bộ phận cơ quan chỉ căn cứ vào dược liệu hoặc giải phẫu để chữa trị từng bộ phận hoặc cơ quan bị đau. Phẫu thuật Tây y tiến bộ đến độ có thể thay ghép tim, thận, gan, phổi v. v... xem con người như một cái máy mà người ta có thể sữa chữa hoặc thay thế từng bộ phận. Về phương diện kỹ thuật thì đây là một thành công tuyệt vời một niềm hãnh diện cho Tây Y, nhưng Tây Y vẫn chưa đạt được Vương Đạo mà vẫn còn quan niệm đau đâu chữa đó, hư đâu thay đó. Đông Y có cái nhìn bao quát hơn, quan niệm con người là một thực thể mà cơ thể và tinh thần là một thể đồng nhất có một tương quan mật thiết với môi sinh và vũ trụ chung quanh. Đông Y tìm cái gốc của bệnh, cho rằng cái căn nguyên của nó còn quan trọng hơn các triệu chứng phát hiện trên bệnh nhân, khi tiến được căn nguyên để dứt nó đi, tức là mọi triệu chứng bệnh lý đương nhiên biến mất. Đông y, ngoài việc dùng dược thảo, châm cứu để chữa trị, còn cho con người một triết lý sống hợp với cái Đạo, tức là cái Lý của vũ trụ, để có được sự quân bình của âm Dương, có được tình trạng vô bệnh hoạn, tức hợp với Vương Đạo vậy.”
Y Khoa Ấn Độ (Ayurvedic Medicine).
Là một trong những hệ thống Y khoa cổ nhất trên thế giới, cách chữa bệnh theo lối Ấn Độ trở nên phổ biến rộng rãi ở Tây phương. Những người hành nghề chẩn đoán bằng cách quan sát bệnh nhân, hỏi han họ, sờ họ, và chẩn mạch. Với những tin tức này, người hành nghề có thể xếp người bệnh vào trong một trong ba loại bệnh và rồi tới những loại dưới khác nhau. Cách phân loại này đề ra những cách cải tiến cách ăn uống và sự lựa chọn phương cách chữa bệnh. Những phương thuốc theo cách Ấn Độ đa số là dược thảo, lấy từ vườn thực vật dồi dào mênh mông của lục địa ấn, nhưng cũng bao gồm những thành phần lấy từ súc vật và chất khoáng, ngay cả bột đá quý (powdered gemstones). Những cách điều trị khác bao gồm tắm hơi và đấm bóp bằng dầu.
Mặc dù những dược thảo Ấn Độ ít được biết đến bên ngoài Ấn Độ và một số đang được nghiên cứu bởi những phương pháp tân tiến, có rất nhiều loại có giá trị chữa trị lớn lao. Chẳng hạn như cây guggul (có tên khoa học là Commiphora mukul), là một loại cây có truyền thống kiểm soát sự béo phì, có khả năng làm xuống chất cholesterol trong một cách tương tự như những loại thuốc bào chế dùng cho mục đích ấy, nhưng ít nguy hiểm hơn. Có tinh chất của nó gọi là dầu gugulipid được bán ở những tiệm thực phẩm sức khỏe. Có thêm một thứ thuốc Ấn Độ nữa là tripala, là loại thuốc nhuận trường tốt nhất mà tôi từng thấy, nó tốt hơn những phương thuốc dược thảo của Tây phương dùng để trị bệnh bón. Nó là tổng hợp của ba loại trái cây và có thể tìm thấy trong dạng thuốc bọc (capsule) có bán ở những tiệm thực phẩm sức khỏe.
Kiếm cho được một ông thầy thuốc Ấn Độ cần bỏ nhiều công sức. Nhiều người hành nghề ở Tây phương là hội viên của tổ chức tôn giáo quốc tế của ông đạo Maharishi Mahesh Yogi, một tỷ phú ở tại Hòa Lan, quảng bá phương cách trị bệnh Ấn Độ với mục đích rõ rệt là làm tiền. (Ở Ấn Độ, cách chữa trị Ayurveda là phương cách chữa trị của nhân dân, là cách chữa bệnh không tốn nhiều tiền so với cách chữa bệnh đối chứng (allopathic treatment)). Cách chữa trị thuốc Ấn Độ theo phái Maharishi có nhiều kết quả nhưng không rẻ chút nào. Hệ phái này cung cấp những chương trình huấn luyện cho bác sĩ để chứng nhận họ là những người thực hành phương thuốc Ấn Độ sau khi tiếp xúc tối thiểu với triết lý và những phương pháp của hệ thống. Tôi khuyến cáo nên đi tìm những người thực hành phép trị bệnh Ấn Độ độc lập với tổ chức này (Maharishi organization). Một cách để tìm chúng là tìm ở cộng đồng Ấn Độ, ngay cả ở những nhà hàng và tiệm bán thực phẩm Ấn Độ.
Tác Động Ngược Sinh Học (Biofeedback)
Đi huấn luyện môn tác động ngược sinh học, một kỹ thuật thư dãn có dụng cụ điện kèm theo để khuếch đại những phản ứng của thân thể cho đến đi có thể nhận biết được, được làm bởi những chuyên viên có văn bằng, nhiều người trong họ là bác sĩ tâm lý. Trong một hình thức thông thường nhất, những bệnh nhân được học cách nâng nhiệt độ của bàn tay họ lên và khi làm như vậy thì làm thư dãn toàn bộ hệ thống thần kinh quen thuộc, vốn kiểm soát nhiều chức năng tự nhiên. Sự huấn luyện tác động ngược sinh học là một chuyện thú vị, và hầu như ai cũng học được một cách thành công. Nó đặc biệt hữu ích cho những người mang bệnh Raynaud (phần 1 của cuốn sách), bệnh nhức đầu kinh niên, máu cao, chứng nghiến răng (bruxism) (sự nghiến răng tự nhiên, đặc biệt là lúc ngủ), chứng đau thái dương hàm dưới (tempuromandibular joint (TMJ) syndrome), và những bệnh khác có sự căng thẳng là thành phần nổi bật. Sự đảo ngược sinh học bằng làn sóng ở óc (brainwave), đòi hỏi thêm nhiều máy móc phức tạp, có thể giúp cho những người bị bệnh co giật, chứng ngủ rũ (narcolepsy), và nhiều chứng thần kinh trung ương khác.
Chuyện kiếm những chuyên viên ngành đảo ngược sinh học là chuyện dễ dàng họ thường có tên trong sổ vàng niên giám điện thoại nhưng khó kiếm được người sáng tạo và không dùng kỹ thuật trong một cung cách máy móc. Một chương trình huấn luyện cụ thể bao gồm mười bước (mỗi bước một giờ) cũng như bài tập thực tập riêng mỗi ngày cho bạn. Đảo ngược sinh học dạy cho bạn thế nào là thư dãn phía bên trong. Rồi tùy bạn tái tạo cảm giác và làm nó là một phần của lối sống hiện tại.
Những Bài Thực Tập Cho Cơ Thể (Body Work)
Thêm vào chuyện diễn tả cách xoa bóp như là một hình thức giảm làm giảm sự căng thẳng, tôi thường khuyến cáo nhiều loại thực tập cho cơ thể. Sau đây là bốn loại mà tôi thấy hay nhất:
° Hệ thống Feldenkrais là một hệ thống vận động, tập thể dục trên nền nhà và thể dục cơ thể được đề ra để tái huấn luyện hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là giúp nó tìm những đường mới quanh bất cứ khu vực nào có bế tắc hay hư hại. Lối tập Feldenstrais là một lối tập sáng tạo, nhẹ nhàng, và thường có kết quả thần sầu đối với những nạn nhân cần phục hồi sự chấn thương, chứng liệt não ( cerebral palsy), tai biến mạch máu não (stroke), và nhiều bệnh trầm trọng bất lực khác. Tôi thấy nó hữu ích hơn nhiều phương cách tập thể chất theo tiêu chuẩn ( standard physical therapy).
° Tập theo lối Rolfing, là một hình thức vô hình của sự tập tành thân thể, mục đích để tái tạo hệ thống cơ xương (muscoloskeletal) bằng cách làm việc trên những mạch căng thẳng nằm ở mô sâu. Người chuyên viên tạo một áp lực nhẹ lên những khu vực khác nhau của cơ thể, và làm cơ thể có thể bị đau khi chạm tới.”Đi vào Rolfed" có nghĩa là đi qua một dãy một số những bài căn bản gồm có 10 phần. Cách tập Rolfing có thể làm xả xì những xúc cảm cũng như làm phân tán sự căng thẳng quen thuộc ở bắp thịt.
° Cách ấn chứng Shiatsu, một nghệ thuật cổ truyền chữa lành của Nhật Bản, dùng những ngón tay tạo áp lực mạnh mẽ vững chắc vào những điểm đặc biệt trên cơ thể và có khuynh hướng làm tăng sự luân lưu của năng lực cần thiết. Bệnh nhân nằm trên sàn với người chữa bệnh ngồi kèm theo. Những người chữa bệnh người Nhật tạo sức ép mạnh mẽ hơn làm nhiều người Tây phương khó tìm thấy được sự thoải mái, nhưng chuyện này cũng đáng làm vì thuật ấn chứng Shiatsu có thể hữu hiệu một cách kỳ diệu để làm tiêu tán sự căng thẳng của bắp thịt và nạp điện lại cho cơ thể. Những người thực hành Tây phương thường làm nhẹ tay hơn.
° Tập theo lối Trager là một trong những cách vô hình tối thiểu của sự tập tành thân thể, dùng sự lay động nhẹ nhàng và những sự di động phản hồi để tạo ra những trạng thái thư dãn thoải mái, thâm sâu. Thêm vào với những kết quả thư dãn, cách tập Trager cũng có thể giúp cho sự liên lạc của hệ thống thần kinh với những bắp thịt được dễ dàng, cho nên nó rất hữu ích khi được dùng như một phương pháp phục hồi, đặc biệt cho những người đang bị hành hạ bởi những chấn thương, bất lực, chứng đau hậu tê liệt, và những chứng thần kinh bắp thịt kinh niên khác (chronic neuromuscular problems).
Thuốc Tàu Truyền Thống (Traditional Chinese Medicine (TCM)
Thuốc Tàu truyền thống là một hệ thống hiểu biết để chẩn đoán và điều trị đã xác định giá trị của nó khắp thế giới. Những người thực hành là những di dân Tàu và những người Tây phương được huấn luyện ở Trung Hoa hay ở một số nhiều trường ở những quốc gia khác. Cách chẩn đoán trong Y khoa Trung Hoa căn cứ trên lịch sử, sự quan sát cơ thể (đặc biệt là ở lưỡi), sờ nắn khi khám bệnh, và chẩn đoán mạch, một tiến trình thăm dò đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm thấu đáo đáng kể. Sự điều trị bao gồm thay đổi cách ăn uống, xoa bóp (massage), trà thuốc và những thứ khác làm bằng dược thảo nhưng cũng có những thành phần làm bằng súc vật, và sau chót là châm cứu. Dược thảo Trung Hoa rất phong phú dồi dào, có rất nhiều cây hiện nay được những nhà thực vật Tây phương nghiên cứu kỹ. Nhiều phương thuốc Trung Hoa có vẻ có giá trị chữa bệnh rõ rệt, và nhiều loại có hiệu quả đối với những bệnh mà bác sĩ Tây phương không có thuốc tương ứng để cho.
Chỉnh Xương (Chiropractic)
Ngành chỉnh xương đã đi một đoạn đường khá dài kể từ ngày nó được phát minh cả thế kỷ trước đây. Những nhà chỉnh xương ngày hôm nay có căn bản giáo dục khoa học và không thể công bố rằng chuyện điều chỉnh cột sống không thôi có thể chữa được bệnh ung thư, đái đường, và nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Theo kinh nghiệm của tôi, những bác sĩ chỉnh xương vẫn còn chụp nhiều hình quang tuyến X và còn đòi hỏi bệnh nhân phải theo những chương trình điều trị lâu dài và tốn kém. (Nhiều người khi khám bác sĩ chỉnh xương một hay hai lần một tuần để được điều chỉnh, cho dù không biết họ có trục trặc gì trong cơ thể không nữa). Sự chữa trị của ngành chỉnh xương có thể có hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân bị đau cơ xương cấp tính, đau đầu vì căng thẳng, và hồi phục từ chấn thương; nó kém hiệu quả với những chứng đau kinh niên.
Sự Tưởng Tượng Có Hướng Dẫn Và Thuật Hình Dung (Guided Imagery And Visualization Therapy)
Ở vài điểm trước đây trong cuốn sách này, tôi có bày tỏ sự cảm tình với những phương pháp sử dụng sự nối tiếp tinh thần/ cơ thể để cải tiến bệnh hoạn. Bây giờ tôi xin khẳng định lại sự xác nhận của tôi rằng không có tiến trình bệnh nào đi ra ngoài những cách thực hành này và tốt nhất là làm việc với một nhân viên chuyên nghiệp, ít nhất là lúc ban đầu, để bảo đảm rằng bạn chọn đúng người. Sự tưởng tượng có hướng dẫn và thuật hình dung có thể làm tăng sự hữu hiệu của những cách điều trị khác, bao gồm cả thuốc men đối chứng và giải phẫu. Dĩ nhiên là thử chúng cho tất cả những bệnh rối loạn về tự động miễn nhiễm (autoimmune disorders) và cho bất cứ bệnh nào mà sự lành lặn có vẻ bị ngăn chặn hay trì hoãn.
Thuốc Dược Thảo (Herbal Medicine)
Là một bác sĩ được huấn luyện về thảo mộc, tôi khuyến cáo dùng dược thảo để trị một số nhiều bệnh. Có điều không may là nhiều bác sĩ chữa bệnh theo lối đối chứng (đau gì chữa đó) có ít kiến thức hay kinh nghiệm để làm chuyện này. Bạn nên tìm những người chữa bệnh có kinh nghiệm trong lãnh vực thuốc Ấn Độ, thuốc Tàu truyền thống, và môn liệu pháp thiên nhiên (naturopathy). Cũng có những nhà dược thảo chuyên nghiệp, là những người tuy không có bằng cấp ở bất kỳ những hệ thống trọng yếu của Y khoa nhưng tự học hỏi với người thầy đi trước.
Để có thể là một người khách hàng khôn ngoan đối với vô số những phương thuốc dược thảo trong những của hàng thực phẩm sức khỏe, bạn phải mua những thuốc được chuẩn bị kỹ và những hiệu được tin cậy. Thuốc rượu, thuốc tinh chất sấy khô, và thuốc tinh chất tiêu chuẩn đều được khuyến cáo. Thuốc dược thảo có khuynh hướng nhẹ hơn thuốc làm bằng hóa chất và cho kết quả chậm hơn; chúng cũng khó gây ra chất độc, bởi vì chúng là hình thức thuốc loãng hơn là thuốc đậm đặc.
Cách Chữa Trị Coi Con Người Như Một Thể Thống Nhất (Holistic Medicine)
Những bác sĩ chữa trị coi con người như một thể thống nhất đi theo nguyên tắc là con người có nhiều điều hơn xa thể xác và thuốc tốt phải bao gồm toàn thể mọi cách điều trị đang có, chứ không chỉ có thuốc và giải phẫu của nền Y khoa hiện đại là đủ. Dù những bác sĩ chữa bệnh toàn thể chia sẽ một triết lý chung thông thường, có ít sự thực hành đồng nhất giữa người này và người nọ, và cũng không có sự bảo đảm là một bác sĩ được gọi là tốt chỉ vì người đó là hội viên của hội chữa người toàn thể.
Vi Lượng Đồng Căn (Homeopathy)
Y khoa vi lượng (liệu pháp) đồng căn là một hệ thống chẩn đoán và điều trị căn cứ trên những phương thuốc loãng nhiều làm từ những chất thiên nhiên có 200 năm lịch sử rõ ràng và giờ đây hãnh diện vì sự phổ biến của mình. Ưu điểm chính của nó là nó có không có thể gây ra nguy hiểm, vì những chất thuốc nó dùng đã pha loãng rất nhiều. Những người thực hành khoa vi lượng này nói rằng chất thuốc loãng tỏ ra công hiệu trên môi trường năng lượng của cơ thể, làm xúc tác cho những phản ứng lành lặn tự nhiên của cơ thể; có một số người phê phán những cách chữa trị vi lượng chẳng có gì cả mà chỉ là thuốc giả (placebos).
Ngày nay thật là bối rối khi tìm kiếm sự chữa trị vi lượng đồng căn, vì nó có nhiều dạng khác nhau và thực hành bởi nhiều người có sự huấn luyện khác nhau. Loại vi lượng đồng căn cổ điển tức là loại được dạy bởi người sáng lập ra môn này chỉ rõ liều lượng của phương thuốc căn cứ trên cuộc phỏng vấn dài với bệnh nhân. Những người không cổ điển cho nhiều loại công thức hay liều lượng thông thường của những công thức bao gồm nhiều bài thuốc. Những người thực hành môn vi lượng có thể là bác sĩ (MD), bác sĩ nắn xương (osteopaths), người thực hành liệu pháp tự nhiên (naturopaths), bác sĩ chỉnh xương (chiropractors), hay là những người không chuyên môn không có sự huấn luyện chính thức như những nhân viên y tế chuyên nghiệp. Lời khuyến cáo riêng của tôi là kiếm những người hành nghề vi lượng cổ điển từ một bác sĩ (MD), nhưng tôi đã từng gặp nhiều người có trình độ vi lượng cao dù không có bằng cấp. Những phương thuốc vi lượng được bán ở cả nhà thuốc tây lẫn tiệm thực phẩm sức khỏe, đây là một lối rẻ từ hệ thống cổ điển, vốn đòi hỏi tài nghệ giỏi giang của người bác sĩ chọn ra phương thuốc thích hợp cho mỗi người bệnh.
Dù tôi không thể diễn tả môn vi lượng hữu hiệu như thế nào trong những từ khoa học, tôi biết nó hữu hiệu cho một số vấn đề bệnh hoạn khác nhau, bao gồm dị ứng, bệnh về da, sự đau yếu về đường tiêu hóa, thấp khớp, tai và nhiễm trùng đường hô hấp phía trên ở trẻ con, những vấn đề về bệnh đàn bà và nhức đầu. Những người trị bệnh vi lượng thường chống đối trộn chung phương cách điều trị của họ với những phương cách điều trị khác, đặc biệt là với thuốc đối chứng, thuốc dược thảo, vitamins và nhiều thuốc phụ trội khác. Họ cũng tin rằng cà phê, long não (camphore), bạc hà (mint), và một vài chất khác có tác dụng như thuốc giải (antidotes) đối với phương thuốc của họ và phải tránh khi bạn bắt đầu điều trị với hệ thống này.
Thôi Miên (Hypnotherapy)
Thôi miên tận dụng sự kết nối giữa tâm tư / thể xác bằng cách khuyến khích bệnh nhân bước vào trạng thái xuất thần, một trạng thái của khả năng gợi ý cao độ. Khi ở trạng thái này, những đề nghị bằng lời thường có thể đi từ tâm trí đến hệ thống thần kinh, ảnh hưởng cơ thể theo cái cách mà có vẻ không thể làm được trong trạng thái tỉnh thức bình thường. Tôi thường giới thiệu những bệnh nhân của tôi đến những chuyên viên thôi miên vì tôi thấy nó có kết quả mỹ mãn trong nhiều loại bệnh vốn khó chữa lành bởi thuốc men thông thường, trong số chúng là những bệnh về da và bao tử, ruột, dị ứng và bệnh tự động miễn nhiễm, và bệnh đau đớn kinh niên. Nhiều người sợ thôi miên, coi đó như một cách bị người khác kiểm soát tâm trí; nhưng, thật ra, những nhà thôi miên chỉ đơn giản sắp xếp những hoàn cảnh để cho bệnh nhân chuyển tâm trí của họ vào trạng thái tự nhiên của sự chú ý tập trung, tương tự như chuyện mơ ngày (daydreaming) hay coi chiếu bóng vậy. Rồi bệnh nhân sẽ được học cách tái tạo kinh nghiệm cho chính họ. Điều quan trọng là phải bỏ công tìm kiếm một chuyên viên thôi miên mà bạn tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi làm việc. Một vấn đề mà tôi thường gặp phải khi làm bác sĩ giới thiệu là nhiều chuyên viên nghiên cứu thiếu sự tưởng tượng và hạn chế công việc của họ vào những vấn đề thư dãn, kiểm soát sự đau đớn, và tìm cách vượt qua những thói quen xấu. Nếu tôi gửi đến họ những bệnh nhân với những bệnh thể chất đầy thử thách như bệnh xơ cứng nhiều nơi (multiple sclerosis) hay bệnh viêm ruột (ulcerative colitis), họ cứ cho rằng là những bệnh này nằm ngoài khả năng chuyên môn của họ và ngại ngùng nhận những bệnh nhân này. Cho nên nên đi khám chuyên viên thôi miên nào mà bạn cảm thấy có thể tin tưởng, một người thôi miên có khả năng sáng tạo và sẵn sàng thử những chiến thuật mới để thâu lượm được sự lành lặn tự nhiên.
Liệu Pháp Thiên Nhiên (Naturopathy)
Nhiều người nghĩ rằng những bác sĩ chữa bệnh theo phương pháp liệu pháp thiên nhiên như là "người của thời đại mới". Thật ra, liệu pháp thiên nhiên đến từ truyền thống cũ của nền sức khỏe âu châu với sự chú trọng đến phương pháp hydro, xoa bóp, và dinh dưỡng và dược thảo trị bệnh. Những nhà trị liệu thiên nhiên có thể thực sự là bác sĩ chỉnh xương (chiropractors) có bằng cấp liệu pháp thiên nhiên bằng cách học hàm thụ bằng thư. Những nhà liệu pháp thiên nhiên trẻ được huấn luyện kỹ càng và có căn bản khoa học và có tiếp xúc với những môn học loại bỏ từ chương trình giảng dạy Y khoa hiện đại, như thuốc men dinh dưỡng và dược thảo. Ngoại trừ sự tôn trọng triệt để tới triết lý chung là tận dụng khả năng lành lặn tự nhiên của cơ thể và tránh dùng thuốc cùng việc giải phẫu của Y khoa thông thường, những người theo phái liệu pháp tự nhiên biểu lộ cá tính riêng tây của họ trong lúc hành nghề. Nhiều người dùng châm cứu, người khác làm việc với cơ thể, một số thực hành dược thảo, số khác theo phương pháp liệu pháp tự nhiên.
Nói chung về nghề nghiệp, môn liệu pháp tự nhiên nhỏ hơn những hệ thống chính của thuốc men ngoại khoa, nó chỉ được cấp bằng hành nghề ở một vài tiểu bang ở Mỹ, phần lớn ở miền Tây. Những người trị bệnh theo lối tự nhiên giỏi đáng được tham vấn về những bệnh hoạn của trẻ em, nhiễm trùng đang diễn ra ở phần hô hấp phía trên và bệnh viêm xoang, những vấn đề của bệnh đàn bà, và tất cả những sự đau yếu mà những bác sĩ của nền Y khoa đương thời chỉ cho những cách điều trị đàn áp (suppressive treatments). Những nhà điều trị thiên nhiên có thể có giá trị như những người cố vấn giúp mọi người hoạch định những lối sống lành mạnh.
Thuật Nắn Xương Khéo Léo (Osteopathic Manipulative Therapy (OMT)
Nhiều bác sĩ nắn xương (D. O. ’s) ngày nay không khác với những bác sĩ thường (MD) trong sự lệ thuộc của họ vào thuốc và giải phẫu; chỉ có một phần nhỏ những bác sĩ nắn xương là còn dùng sự khéo léo như là một phương cách trị bệnh chính. Không giống như những bác sĩ chỉnh xương (chiropractice), những bác sĩ nắn xương khéo léo không tập trung chú ý vào cột xương sống nhưng làm việc với tất cả những bộ phận khác của cơ thể, thường với những kỹ thuật nhẹ nhàng hơn những sự điều chỉnh với tốc độ nhanh vốn được bác sĩ chỉnh xương yêu thích. Vì bác sĩ nắn xương có căn bản học vấn giống như bác sĩ thường (MD), họ có nhiều năng lực hơn bác sĩ chỉnh xương trong lúc đánh giá những vấn đề sức khỏe chung. Những chuyên viên giỏi giang của ngành OMT có thể làm nhẹ nhiều vấn đề cơ xương cấp tính kinh niên, giải tỏa những hậu quả của những chấn thương trong quá khứ ( như tai nạn xe cộ), và giúp trị bệnh nhức đầu và triệu chứng TMJ. Thuật nắn xương sọ, một hình thức đặc biệt của thuật OMT, có thể giúp chữa bệnh suyễn, nhiễm trùng tai ở trẻ em, mất ngủ, và những tình trạng khác có nguyên nhân sâu xa đến sự mất quân bình của hệ thống thần kinh. Tôi thường giới thiệu bệnh nhân của tôi đến bác sĩ nắn xương (DO) để làm thử nghiệm OMT và thường khuyến khích sinh viên Y khoa học hỏi kỹ thuật đó, bởi vì tôi nhận thấy nó an toàn và rất hữu hiệu.
Lành Lặn Bằng Tôn Giáo (Religious Healing)
Có một sự nghiên cứu nghiêm túc tán đồng những kết quà hữu ích của chuyện cầu nguyện đối với sức khỏe. Những tài liệu trung thực cũng cho thấy hiệu lực của sự lành lặn khoa học Thiên chúa giáo (Christian Science healing). Thật hữu lý khi nghĩ rằng niềm tin ở bệnh nhân là một yếu tố quan trọng ở đây; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự cầu nguyện hữu hiệu, ngay cả khi người bệnh không ý thức được họ là mục tiêu của sự cầu nguyện, mà cứ nghĩ rằng một cơ cấu mù mờ có thể đang hoạt động. Vì sự thực hành tôn giáo có thể rõ ràng khởi động sự đáp ứng lành lặn và không thể gây ra sự nguy hại trực tiếp, không có lý gì mà lại không dùng chúng như là một cách điều trị phụ thuộc hay chính trong những trường hợp bệnh tuyệt vọng.
Sờ Nắn Trị Bệnh (Therapeutic Touch)
Sờ nắn trị bệnh là một phương thức năng lực lành lặn được dạy và thực hành nhiều bởi những y tá, là một kỹ năng có thể học để dùng vào nhiều chuyện. Nó có thể làm nhẹ cơn đau mà không bị phản ứng phụ (side effects) như khi dùng thuốc, làm tăng tiến sự lành lặn từ vết thương, và có thể nhận diện và làm tiêu tán sự cản trở năng lực vốn làm trì hoãn hệ thống lành lặn. Giống như sự cầu nguyện, phép sờ nắn trị bệnh không gây ra sự nguy hiểm, cho nên không có lý do nào mà lại không thử nó. Nhiều chuyên viên lành lặn ở ngoài phong trào sờ nắn cũng thực tập bằng cách đặt tay lên người bệnh và có kết quả tốt. Thêm vào đó, bạn có thể tự mình học cách dùng thuật sờ nắn này. Hãy đặt mình trong một trạng thái thư dãn, thoải mái và bắt đầu rán cảm giác và chuyển năng lực với bàn tay; rồi chuyển nó đến phần của thân thể đang bị đau.