Chương 4
THIÊN THỨ HAI

SỰ LƯU HÀNH CỦA KINH HUYỆT
PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH
(Méridien du poumon (5 huyệt x 2)
Sự lưu hành của kinh huyệt
Kinh Thái âm nối tiếp từ kinh Túc khuyết âm, bắt đầu ở bộ phần Huyệt Trung uyển, chạy xuống liên lạc với ruột già, đến cuốn bao tử xuyên lên Hoàn cách mạc đi vào Phế kinh đến đầu cuốn phổi rồi xuyên qua phía trái đến bên mặt, tới dưới huyệt Trung phũ trên huyệt Vân môn phía dưới xương sườn. Nơi đây đi qua kinh Khuyết âm, phía trước chạy lên trên vai đến các huyệt Thiên phủ, huyệt xích trạch, huyệt Khổng tối, huyệt Liệt khuyết, huyệt Kinh cự, huyệt Thái uyên, nơi dưới cục u trên bàn tay là huyệt Ngư tế, đến trên chót phía trong đầu ngón tay cái là huyệt Thiếu Thương.
Từ huyệt Liệt Khuyết, thần kinh chia ra và chạy vòng phía sau là huyệt Hiệp cốc trên đàu ngón trỏ phía trong có thần kinh liên lạc với Thủ Dương Minh.
Huyệt Xích Trạch:
Huyệt này có tên riêng là huyệt Ủy thọ, Qủy đường thuộc Thủ Thái âm Phế kinh chạy vào hiệp Thủy huyệt.
Phương pháp tìm huyệt:
Ngay cánh tay ra, bàn tay ngữa tay lên, cùi chỏ hơi co lại, trên đây hiện lên một lằn ngang, ở giữa lằn ngang này có một lỗ hủng, đó là vị trí của huyệt.
Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ ba (3) đến (5) phân (cấm đốt). Có thể dùng kim ba khía  (tam lăng) đâm cho ra máu.
Chủ trị:
- Phổi có mụt
- Mữa ra máu
- Cuống họng đau
- uất hơi
- Hông nóng
- Đi tiểu gắt
 - Tiểu xón
- Ho đàm.
d) Phương pháp phối hợp
- châm với huyệt Thái Uyên và huyệt Xích trạch, trị cùi chỏ đau.
- Châm với huyệt Khúc Trì, trị gân co rút và bàn tay nhức
c) Tham khảo các sách:
- Phương pháp tìm huyệt: hai bên trong cùi cho trong lúc hơi co lại có một lằn nhăn nằm ngang, bên trong có hai sợi gân nổi lên ăn thông xuống ngón tay cái và ngón trỏ; Huyệt xích trạch nằm nơi giữa.
- Phương Thiên Kim bảo: Cuống họng sưng và hông đau, sưng bên trong thì đốt huyệt này 100 liều.
- Sách nhập môn dạy: Những bệnh thổ huyết, châm huyệt Xích Trạch rất hay.
- Bài ca Thắng Ngọc nói: Huyệt Xích Trạch trị những người bị chứng gân co rút.
- Quyển châm cứu thuật của ông Kiên Điền Thập Thứ Lang (Nhật) nói: - Huyệt Xích trạch phối hợp với huyệt Hiệp Cốc trị bệnh nhức tay rất hay.
- quyển Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuyer: - Huyệt Xích Trạch châm với huyệt Thiếu Thương trị đầu ngón tay nhức
f) Nhận xét chung;
Huyệt Xích trạch về Phế kinh, thuộc Thuỷ, Kim sanh Thủy nên đối với Phế Kinh những Thiệt chứng thì làm ho hen thở hào hển, hông đầy hơi, người bệnh nằm ngữa ụa khan, hông sường bả vai đều đau. Châm huyệt Xích Trạch đều có công hiệu.
Suy diễn quan hệ về ngũ hành ; khi phổi thạnh thì gan suy, gan chủ về gân, khi gan bệnh không thể nuôi gân được, cho nên mới sanh chứng co rút hay bại xụi. Khi tả huyệt Xích Trạch có thể làm cho gân mạch lơi ra đồng thời trừ được cùi chỏ đau và rút gân lại. Vã lại Can kinh còn có một đường chạy qua Hoành Cách mạc và ở lại Phế Kinh, cho nên châm huyệt Xích Trạch có thể trị chứng kinh phong và bán thân bất toại. Đó là kinh mạch thông suốt phát sanh hiệu lực. Lại nữa, Kim Thủy đồng nguyên, nếu  hiệp Thủy huyệt thì Thận thủy đồng một ngũ hành, do đó có thể trị chứng bệnh đi tiểu xón.
Những chứng trúng phong khạc ra máu, ỉa mữa, thời khí, ôn dịch và kinh phong thì có thể dùng kim 3 khía (Tam Lăng), đâm ngay chỗ gân tím của huyệt Xích trạch cho ra máu đỏ, đồng thời tại huyệt Ủy trung, huyệt Bá hội, huyệt Phong Phũ, đâm 3 huyệt nầy cho ra máu có công hiệu rất nhanh.
Nếu từ ngực trở lên bị tê cứng thì dùng kim Mai Hoa đánh lên chỗ đau cũng có thể kích thích cho thần kinh phấn khởi.
2. Huyệt Khổng tối.
Huyệt khổng Tối cũng thuộc Thủ thái âm Phế Kinh
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngay cánh tay ra lòng bàn tay ngữa lên, từ huyệt Xích Trạch nhìn thẳng xuống huyệt Ngử Tế, dưới huyệt Xích Trạch 3 tấc, dùng ngón tay nhận vào đó mà ngón tay có cảm giác đau là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 7 phân - Đốt 7 liều, cũng có thể đốt được nhiều.
Phụ chú: - vì có người cao, thấp lớn, nhỏ nên cánh tay có thể dài, ngắn không đề, nên phân tấc không thể cố định được. Vì thế chỉ dùng một sợi dây đo từ huyệt Xích Trạch đến huyệt Hái Uyên chia ra 12 tấc. Từ huyệt Xích Trạch xuống 3 tấc là huyệt Khổng Tối.
c) Chủ trị
- Ngón tay co rút
- Cùi chỏ không co duỗi được.
- Cuống họng đau
- Trỉ lậu (mạch lươn)
- Thổ huyết, tắt tiếng.
Huyệt này có công năng làm cho ra mồ hôi.
Tham khảo các sách:
Ông Trạch Điền Kiên nhận rằng: - đốt huyệt Khổng Tối trị bệnh Trĩ rất công hiệu.
Trong quyển nghiên cứu thực nghiệm về châm cứu, ông Trường Môn Cốc Trượng (Nhật): Huyệt Khổng Tối châm với huyệt Trường Cường, Huyệt Hiệp Cộc trị bịnh ỉa ra máu, trĩ lậu rất hay.
Quyển Théorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J. Lavier (Pháp): Huyệt Khổng Tối châm với huyệt Thận Du, huyệt Tiểu Trường du trị bệnh đi tiểu xón. Huyệt Khổng Tối thuộc Phế Kinh, mạch ở phổi liên lạc với ruột già, vì thế châm huyệt này rất công hiệu.
Lại nữa Giang Môn cũng gọi là Phách Môn, Phách là Khí ở Phổi phát ra, cho nên Giang Môn thuộc Phế Khí. Vì thế đốt huyệt này có thể trị trỉ lậu.
Huyệt Khổng Tối liên lạc với Phế kinh, tại sao châm nó lại trị được bệnh Trỉ và sưng ruột già? Vì kinh Thủ Thái âm chạy từ huyệt Liệt khuyết, huyệt HIệp Cốc đến Đầu ngón tay trỏ liên lạc mật thiết với kinh Thủ Dương Minh. Đồng thời Phổi và ruột già, có liên lạc mật thiết ở ngoài và bên trong.
Nhân đó huyệt Khúc Trì thuộc kinh Đại Trường mà cũng có thể bị bệnh Phế viêm và chứng uất hơi.
Huyệt Khổng Tối tuy thuộc Phế Kinh mà có thể trị ruột già sưng, và cả trỉ lậu vì nó có sự liên hệ của giao kinh cho nên nó có tác động hổ trợ.
Gặp trường hợp này mới biết được tác dụng thần diệu của kinh huyệt vận chuyển.
3.- Huyệt Liệt Khuyết:
Huyệt này có tên riêng là Đồng Huyền, Uyển Lao, nó thuộc Thủ Thái âm Phế Kinh, cũng có đường chạy lên kinh Dương Minh.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Lấy hai bàn tay xỏ vào nhau, đầu ngón tay trỏ bên trái nhận lưng bàn tay mặt có cục xương. Trên cục xương nầy 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm hai hoặc 3 phân. Châm huyệt này phải châm xiên. Đốt 5 liều cũng có thể đâm huyệt này cho ra máu. 
c) Chủ trị:
- Tiểu ra máu.
- Xuất tinh
- Nhức đầu
- Cuống họng tê.
- Bị trúng hàn ho.
d) Phương pháp phối hợp:
Huyệt Liệt Khuyết có thể phối hợp với huyệt Túc Tam Lý trị ho hen.
Phối hợp với huyệt Tâm du trị tim nóng, hơi thở ngắn, nằm ngồi không yên.
Phối hợp với huyệt Thái Uyên trị đầu nhức một bên.
e) Tham khảo các sách:
- Phú tịch Hoằng nói: - Huyệt Liệt Khuyết trị đau nhức một bên đâầ. Châm huyệt Thái Uyên thì hết liền.
- Phú Thiên Kim dạy: - Con trai đau bộ sinh dục tiểu ra máu, tinh xuất, đốt 30 liều khỏi bệnh.
- Phú Lãng Giang dạy: - Đâầ nhức nên châm huyệt Liệt Khuyết có thể trị đàm lên khò khè - Phổi khô.
- Quyển Trị liệu Phương; ông Độ biên Tam Lang (Nhật):- Huyệt Liệt Khuyết châm với huyệt HIệp cốc, huyệt Thủ Tam Lý trị sốt rét.
- Quyển Traité d’1acupuncture của bác sĩ Royer de là Fuye nói: - Huyệt Liệt Khuyết châm với huyệt Kiên Ngung và Thủ tam Lý trị tay sưng và nhức.
f) Nhận xét chung:
Huyệt Liệt Khuyết thuộc về Phế Kinh, không những liên hệ mật thiết với kinh Đại trường mà còn liên lạc với Nhâm mạch và Đốc mạch. Nhân đó có thể trị ho hen, hàn tà nhức đầu, xương hông đau nhức, yết hầu đau, bộ sinh dục đau và tiểu tiện khó khăn v.v...
4.- Huyệt Thái Uyên.
Huyệt này có tên riêng Thái Tuyền, Qủy Tâm, nơi hội các mạch thuộc Thủ Thái âm Phế mạch.
a) Phương pháp tìm huyệt
Gần xương cườm tay nơi đây để tay vào thì có mạch nhãy là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 phân. Đốt 3 liều.
c) chủ trị:
Thần kinh phía trước. Phổi ra máu, cánh tay đau, ho hen, gân đau, hông đầy hơi làm suyển. Mắt đỏ, suyển hàn nằm không được, mắt nổi gân đỏ có màng, khoé mắt nóng.
d) Phương pháp phối hợp:
Châm với huyệt Liệt khuyết, trị phong đàm ho suyển, uất hơi, đau hai vú, đầu đau một bên.
- Châm với Huyệt Xích Trạch trị cùi chỏ đau.
e) Tham khảo các sách:
- Sách Tối vấn luận: - Khí trời quá nóng nực, nhiệt độc lưu hành, Phổi và Tim nhiểm độc, Động mạch huyệt Thái Uyên không nhảy, người bệnh chết không thể trị được.
- Ông Thần Nông luận: - Bàn tay nhức đau nên đốt 7 liều, châm cứu huyệt này có thể làm cho tạng phũ điều hòa khí huyết lưu thông.
- Quyển châm cứu Y học Thực Nghiệm. Ông Câu Tỉnh Nhứt: - Huyệt Thái Uyên phối hợp với huyệt Liệt Khuyết trị tay đau và nhức đầu đông.
- Quyển Théorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J.Lavier: - Huyệt Thái Uyên hiệp với huyệt Xích Trạch trị cánh tay sưng nhức và đầu đau một bên.
f) Nhận xét chung:
Huyệt Thái Uyên Phế Kinh thuộc thổ, thổ sinh kim cho nên lấy kinh này làm mẫu huyệt. Bệnh hư thì phải bảo mẫu.
Phàm những bệnh thuộc phổi hư, bổ huyệt này rất công hiệu. Lúc nào Phế kinh bị nhiểm gió độc làm cảm mạo, ho hen thì cũng châm nơi huyệt Xích Trạch có tác dụng mạnh. Cho nên ở Tim bệnh thì hơi trướng nơi hông làm ho hen, cuống họng đau, vú đau, đàm kết ở tạng tâm.
Trước hãy châm huyệt Thái Uyên, sau châm đến huyệt thiên Lịch thuộc về Đại Trường Kinh lạc. Đó là phương pháp chủ và khách, chính và phụ vì phổi và ruột già trong và ngoài điều liên lạc với nhau nên kinh lạc thông dụng có hiệu lực.
5. Huyệt Thiếu Thương:
Huyệt này có tên riêng Qủy tín thuộc Thủ Thái âm Phế Kinh, chỗ mạch khí hay phát ra, thuộc mộc.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Huyệt này ở phía trong ngón tay cái, cách ngón tay một phân năm.
b) phương pháp châm cứu:
Đầu kim hướng về phía trên đâm vào 1 phân: - Cấm đốt. Có thể dùng kim ba khía (Tam Lăng) châm huyệt này cho ra máu.
c) Chủ trị
- Bụng trướng lên.
- Dưới lưỡi có mụt
- Cuống họng đau ăn uống không được
- Vàng da
- Nấc cụt.
- Con nít giựt mình và nóng.
- Con nít cam tích.
d) Phương pháp phối hợp:
Châm nơi huyệt Thiếu Xung, huyệt Thương dương, huyệt Hiệp Cốc trị bệnh yết hầu.
Châm với huyệt Lệ Đoài, huyệt Ẩn Bạch, huyệt Đại Đôn, trị bụng đau.
Châm với huyệt Nhơn Trung, huyệt Dũng tuyền, huyệt Ân Đường trị con nít làm kinh phong.
Châm với huyệt Thiếu Xung, huyệt Trung Xung, huyệt Thiếu Trạch trị nóng và ho hen.
e) Tham khảo các sách:
- Bệnh sốt rét tay chân lạnh, tim nóng thường nhảy mũi, mồ hôi ra nhiều, châm huyệt Thiếu Thương cho ra máu.
- Sách càn khôn nói: - Trúng phong mặt mày xẩy xẩm suyển, đàm chận nơi cổ, bất tỉnh nhân sự, miệng ngậm, nghiến răng. Châm huyệt Thiếu thương, huyệt Thiếu Xung, huyệt Trung Xung, huyệt Quang Xung, huyệt Thiếu Trạch, huyệt Thương Dương làm cho máu huyết được lưu thông, có thể cứu người sống lại.
Bí quyết của Thiên Tỉnh dạy: - Huyệt Thiếu Thương chuyên trị tay co rút và đau nhức.
- Quyển bút Ký của ông Trần Tâm Đường dạy: - Đầu sưng to, châm huyệt Thiếu Thương chỗ sưng tiêu liền.
- Sách thánh Tế có chép: - có ông Thứ sử đời đường bị bệnh cổ sưng má lớn, cuống họng bế tắc, ba ngày không ăn uống được, dùng Kim Tam Lăng đâm huyệt Thiếu Thương cho ra máu bệnh liền nhẹ.
- Bài ca Kinh Thái Ất nói: - Đàn ông có cục trong bụng nên châm huyệt Thiếu Thương.
- Phú Bá chứng dạy: - châm với huyệt Khúc trạch trị bệnh thiếu máu, miệng kho.
- quyển Kinh huyệt Kinh lạc của ông Trung Cốc Nghĩa Hùng (Nhật): - Huyệt Thiếu Thương châm với huyệt Đại Đôn, huyệt Thiêu xu trị đau bụng.
- Quyển Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuyer: - Huyệt Thiếu thương phối hợp với huyệt Ấn Đường, huyệt Dũng Tuyền trị con nít bị kinh phong giựt tay trợn mắt.
f) Nhận xét chung :
Cuống họng sưng châm những huyệt Thiếu Thương, huyệt Thiếu Xung, huyệt Hiệp Cốc, có tác dụng làm cho giảm nóng, tiêu thũng thì máu huyết được lưu thông.
Nếu trúng phong sanh nóng làm tay chân giựt hoặc ỉa mửa, thở thiếu hơi thì chích 12 tỉnh huệyt hiệp với Thập tuyên huyệt (Kỳ huyệt) đồng cho ra máu; có công năng làm giảm nóng, hết uất, hết cảm người bệnh trở lại bình thường.
Với bệnh sưng cuống họng, sưng bên trái châm bên phải, bên phải châm bên trái.
Huyệt Thiếu Thương Phế Kinh thuộc Mộc, châm vào làm bài tiết chất nóng trong ngũ tạng hoặc khí huyết được lưu thông. Nhân đó trúng phong làm sưng cuống họng nói xàm, châm huyệt này rất có công hiệu.
Các chứng bệnh thuộc về yết hầu nếu không châm huyệt này thì không có công hiệu. Vì huyệt này có công năng làm giảm nóng, mát phổi.
Phối hợp với huyệt Quan Xung, huyệt Trung xung, huyệt Thiếu xung châm cho ra máu, thì hiệu quả lại càng nhiều.
Con nít bị trúng thực sanh ỉa mửa, nặng mặt, châm thêm huyệt tứ Phùng (kỳ huyệt) bệnh mau mạnh.
Những người nóng nhiều sanh phong, tay chân co rút, mặt xanh lưng uốn vàn, bệnh trạng nguy kịch phát sinh nhiêu trạng thái hiểm nghèo, châm thêm huyệt Thủy Cấu, huyệt Phong Phủ, huyệt Bá Hội, huyệt Dũng Tuyền, huyệt Côn Lôn, huyệt Thiên Trụ, huyệt Mạng Môn huyệt Ấn Đường thì có thể cứu sống trong muôn một.
Chamcuu02.JPG