Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 61
Trở về

Có một người tên là Leconte de Lisle mà nghe nói Viện Hàn Lâm cũng không biết ông sống ở đảo Bourbon, đảo Pháp hay ở Ấn Độ, đã vẽ trong những vần thơ chuyến đi dài của một thiếu phụ trong kiệu dưới nhan đề "La Manchi" như sau:
 
Nàng đi như thế trong buổi sáng rất dịu,
Từ miền sơn cước đến buổi đại lễ.
Trong dáng điệu ngây thơ và tươi xuân hồng của nàng.
Có bước chân đánh nhịp của những người Hindu.
 
Cho dù độc giả tin những câu hát cùng bước chân đánh nhịp của phu kiệu này có liên quan đến những vần thơ của ngài Leconte de Lisle thì vẫn không gì chán bằng những khúc hát dân dã ấy, không gì kém êm ái hơn không khí họ đang tận hưởng.
 
Trong khung cảnh như ở thời nguyên thủy khi con người tập trung chỉ vào vài từ và thấy trong những từ ấy có vần điệu là họ nhắc đi nhắc lại mãi. Nó thoả mãn nhu cầu của trì não và nhu cầu của cơ quan cảm thụ âm nhạc. Chính vì lẽ đó, các phu kiệu của Hélène và Jane thay vì sáng tác những câu ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái trẻ nước ngoài, thay vì khen mắt và mái tóc đen của Hélène, tóc vàng, mắt xanh của Jane lại chỉ hát khúc hát trên và kết thúc bằng một lời than vãn giống như tiếng rên rỉ thốt ra từ kẻ làm bánh mỳ phải bóp nát chiếc bánh của mình. Khi đoạn đường sắp lên dốc họ hát:
 
Người tình đã đến
Khi lên dốc… ha!!!
 
Còn nếu sắp xuống dốc, họ chỉ cần thay đổi lời điệp khúc:
 
Người tình đã đến
Khi xuống dốc… ha!!!
 
Thỉnh thoảng, bốn phu kiệu khác lại thay thế cho những người đã mệt những người này lại hát bài hát đơn điệu và não ruột ấy cho đến khi họ đến nơi.
 
Đôi khi có vài thi sĩ thất tình phải chia xa người yêu dấu của minh đã gắng vượt qua ngưỡng thông thường của bài hát. Anh ta thêm vài bốn câu đầu bốn câu thơ khác nữa. Một thi sĩ khác vẫn ở tình trạng thất tình như vậy lại nghĩ ra đoạn thơ thứ ba rồi thứ tư.
 
Cứ như thế khúc rền rĩ của kẻ đang yêu đầu tiên trở thành sản phẩm chung mà mọi người đều có thể thêm vào như thường ca của Homère. Thế là bài thơ ấy thay đổi trước đoạn, khi vui khi buồn, nó trở thành một bài hát để nhảy và nhất nhất đều quay về điệu Bamboula, một vũ điệu can can của người da đen.
 
Thông thường khi chủ ăn thì đám nô lệ đến nhảy quanh bàn, thường thì bàn ăn có những thiếu nữ tuổi từ mười hai đến mười lăm, lứa tuổi này ở xứ thuộc địa tương đương với tuổi mười tám, đôi mươi ở châu Âu. Những cô gái thích thú các điệu nhảy ấy: chúng hiện ra trước mắt như trước trái tim các cô nhưng không khẩy động gì trong trí tưởng tượng của các cô cả.
Đó cũng là điều xảy ra cho đoàn người của chúng ta khi họ trở lại bờ sông Lataniers để ăn tối, một dàn nhạc, một vòng tròn vây quanh bàn ăn, mỗi người da đen trở thành một cây đàn với cành dây leo rậm rạp, gần giống như cây nho, chúng cháy càng mạnh khi còn tươi, chiếu sáng một quầng rộng ba mươi bộ đủ chỗ cho việc hát hò và nhảy múa. Sau đó, một phụ nữ da đen tiến vào giữa khoảng không trống rỗng và bắt đầu hát rất ngây thơ, thậm chí quá ngây thơ bài hát:
 
Nhảy điệu Callada
Zizim boum boum
Nhảy điệu Bamboula
Luôn luôn như thế a!
 
Tất cả đàn ông, phụ nữ da đen đều đồng thanh vừa hát vừa nhảy theo lời người đồng hành của họ vùa hát đơn ca khi chị ta ra hiệu, mọi người im lặng, chị ta lại hát một mình tiếp đến đoạn điệp khúc thì tất cả lại đồng thanh:
 
Nhảy điệu Callada
Zizim boum boum
Nhảy điệu Bamboula
Luôn luôn như thế a!
 
Rồi họ vào khoảng ông hoà lẫn vào nhau trong điệu nhảy.
Đám đông trở nên nhốn nháo đến nỗi người ta phải giơ tay ra hiệu dừng lại thế là ai về vị trí người nấy, còn Bambou, người phục vụ của Surcouf tiếp tục hát bằng giọng của người đảo Martinique của anh ta:
 
Zizim, trala la la la
Zizim, trala la la
Zizim, trala la la
Bạn ơi, hãy đến nhảy điệu Bamboula
Chúng cần làm việc
Chẳng cần cuốc đất
Chẳng cần đóng cọc
Vì chồng bạn đâu nhìn được xa thế?
 
Dù các đoạn lời do Bambou hát có người đặc ngữ Martinique thì dân da đen ở đảo Pháp cũng không cần hiểu. Họ chỉ càng thêm hưng phấn, nhảy và hát nhiệt tình gấp đôi. Vài lần, René hiểu những lời đó và các cơ chỉ của họ, đã hỏi hai cô gái xem họ có muốn đi nghỉ hay không, nhưng các cô thấy cảnh vui vẻ và lạ mắt nên muốn ở lại. Tuy nhiên, màn đêm đã buông nên René ra liệu cho người dắt ngựa và khiêng kiệu lại. Phụ nữ lên kiệu còn đàn ông lên ngựa trở về.
 
Thế là một cảnh tượng không ai ngờ đến đã xảy ra kết thúc cho một ngày tuyệt vời. Có hai, ba trăm người da đen cả đàn ông lẫn đàn bà, sau khi được thưởng con mồi do các tay thợ săn mang về để tỏ lòng biết ơn, họ đồng ý dẫn đường cho đoàn người. Họ chất những đoạn cây cháy đi quanh đoàn người trở về cảng Louis.
 
Không còn gì tráng lệ hơn cái cảnh rừng rực chuyển động ấy, nó càng tiến lên càng chiếu rọi những mảng khung cảnh đẹp nhất trên đời. Những khung cảnh ấy thay đổi liên tục. Lúc là một vùng đồng bằng điểm các lùm cây, khi lại là một dãy núi che khuất tằm mắt, khi thì núi và rừng đột ngột giãn ra những chỗ cho mặt biển trải rộng vô tận, tĩnh lặng như một tấm gương soi hắt lên ánh trăng bạc. Trước mặt những người cầm đuốc, đủ loại con mồi xuất hiện như lươn, heo rừng, thỏ rừng,… thế là những tiếng hò reo vui sướng vang lên, những ánh đuốc tán ra quây lấy con vật nhưng con vật gấp gáp chạy luồn đi khiến các ánh đuốc nối nhau chạy theo như một dòng suối lửa nhấp nhô. Khi con vật chạy mất hút thì các đốm lửa tập hợp lại trở về vị trí dân đầu đoàn người.
 
Điều đáng tò mò nhất có lẽ là khi họ đi ngang qua khu cấm trại Malabar. Đảo Pháp là nơi hẹn gặp của tất cả các chủng người Ấn Độ nên không thể thiếu người Malabar. Những cư dân sống lưu vong bên bờ biển Ấn Độ nằm trên vùng biển Oman tụ tập lại thành một khu độc lập, sinh ra và chết đi ở đây chỉ có họ mà thôi, Một vài ngôi nhà của họ còn sáng ánh đèn nhưng tất cả các cửa lớn và cửa sổ đều mở toang, những khuôn mặt tựa màu ô liu rất đẹp của những người phụ nữ thấp thoáng hiện ra bên ô cửa sổ. Tất cả họ đều mặc áo dài bằng lụa hay vải phin lanh, tay đeo vòng vàng hay bạc, ngón chân đeo nhẫn họ có dáng vẻ gợi đến những người phụ nữ La Mã và Hy Lạp với đường nét hài hoà trên khuôn mặt và chiếc áo dài trắng.
 
Từ trại Malabar, người ta vào phố Paris từ phố Paris có thể thông sang phố Gouvemement nơi ông chủ khách sạn đang kính cẩn chào đón các vị khách của mình từ ngoài cửa.
 
Hai thiếu nữ đang rất cần đi nghỉ, dù nhìn dáng điệu của kiệu rất nhẹ nhàng nhưng với ai không quen vẫn bị mệt. Hélène và Jane vội cáo từ René và cảm ơn anh về một ngày tuyệt vời anh dành cho họ khi đã lên phòng, nét mặt của Hélène lại đượm buồn như cũ và quay sang Jane, cô nói với giọng buồn hơn là trách.
- Jane này, chị nghĩ đã đến lúc cầu nguyện cho cha rồi.
Nước mắt lại lăn xuống gò má Jane, cô lao vào vòng tay của chị rồi quỳ xuống cạnh giường, làm dấu thánh giá và thì thầm.
- Ôi cha ơi, hãy tha thứ cho con!
- Tại sao cô lại làm như vậy?
Chắc chắn vì có một tình cảm mới lạ vừa nảy sinh trong tim cô đã khiến cô tạm không nghĩ đến cha mình.

Truyện Hiệp Sĩ Sainte Hermine Giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Phần II - Claude Schopp Chương 119 Chương 1 Chương 2 Chương Kết