Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 30
Nổi giận

Có lẽ đến đây độc giả cũng thấy được vì sao tôi lại để các nhân vật lịch sử chiếm một vị trí trong cuốn tiểu thuyết này ngoài các phe phái đã nêu. Như vậy, tự họ sẽ xuất hiện vào truyện một cách vô tư, không thiên vị. Tôi không hề để mình bị ảnh hưởng bởi các kỷ niệm cá nhân về những bất hạnh của gia đình, về chiến trận ở Ai Cập mà cha tôi tham gia, cũng như bởi những lời tung hô của những kẻ ngưỡng vọng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ngợi ca, cũng không bởi "mốt" bây giờ là quay lại phản đối Napoléon Đệ tam, gièm pha quá khứ để nặn nên những nền tảng mà vương triều lung lay dựa trên đó. Không, không ai hiểu tại sao nhưng tôi đã rất chân thành và sự chân thành ấy, tôi chắc chắn mọi người sẽ công minh soi xét vào thời điểm thích hợp. Do đó niềm tin của tôi ở thời điểm chúng ta đang nhắc tới, ngài Tổng tài chắc cũng chờ đợi, là đi đến phản kết vận mệnh tối cao, hoà bình và chiến tranh trong đó hoà bình là điều được mong đợi hết sức nghiêm túc. Chúng ta sẽ không khẳng định được với tay chơi gặp may trước trò chơi để náu trên chiến trường, rằng (ông biết rõ và tin chắc) thỉnh thoảng giấc mơ của ông không bị những cái bóng của Arcole và Rivoli ám ảnh; chúng ta cũng không khẳng định được thỉnh thoảng quá khứ của ông lại không bị quấy đảo bởi cái nhìn mềm mại của những cành cọ trên sông Nil hay cái Kim Tự tháp vững trãi Gizeh. Chúng ta cũng không biết ông đã thoát khỏi các giấc mơ đen tối với tuyết ngập tràn ở Saint-Bernard hay khói mù mịt ở trận Marengo hay chưa. Nhmng chúng ta chắc chắn ông đã thấy những quả vàng sáng lên, những vòng cây sồi tượng trưng cho hoà bình trước những ưu đãi của số phận ấy đã đóng cánh cửa đền thờ Janus.
Tuy nhiên, với những gì Bonaparte vừa làm được ở tuổi ba mươi mốt thì cả Manus, Sylla và César đều không thể làm được trong cả cuộc đời họ.
Nhưng liệu ông có còn là chủ nhân giữ được sự bình yên đắt giá ấy không? Và liệu nước Anh, với ba con báo ông vừa nhổ nanh vuốt kia có để cho César đủ thời gian trở thành Auguste?
Tuy vậy, hoà bình lại là điều rất cần thiết cho Bonaparte để chinh phục ngai vàng nước Pháp, cũng giống như chiến tranh là điều tối cần cho ông mở mang nền tảng trước các ngai vàng khác ở châu Âu. Vả lại, Bonaparte không hề ảo tưởng trước dự định của kẻ thù truyền kiếp là nước Anh. Ông thừa biết rằng họ ký hoà ước chỉ vì họ không thể tiếp tục cuộc chiến do bị chia cắt khỏi các đồng minh của họ. Họ sẽ không để nước Pháp có thời gian tái thiết vùng biển, cuộc tái thiết phải mất tới bốn hoặc năm năm.
 
Bonaparte không lạ các dự định từ văn phòng của Saint-James, nếu ông bàn bạc với ông ta về nhu cầu của dân chúng, về lợi ích của hoà bình, về tiềm lực trong nước, về nghệ thuật, thương mại, công nghiệp hay bất cứ ngành nào đang phác lên sự trù phú của nền Cộng hoà, thì theo cách nhìn của ông ta, ông sẽ không chối gì hết nhưng ông ta sẽ nói rằng tất cả những thứ đó chỉ có thể có được trong sự hợp tác với nước Anh. Có điều, ông ta sẽ không ký hoà bình cho hai bên trong vòng hai năm mà không đả động đến vùng biển của mình trong cán cân thế giới và dùng vàng của mình tác động đến tất cả các quốc gia khác ở châu Âu. Thế là suy nghĩ của Bonaparte tuôn trào giống như một con sông xô đổ đập chắn của nó và ngay cả nếu ông đang họp bàn với người Anh, ông vẫn cảm thấy hoà bình mới ký đang vụt khỏi tầm tay.
Hoà bình chắc chắn sẽ bị huỷ bỏ - ông kêu lên - chắc chắn Anh quốc sẽ huỷ nó, thế thì tại sao không cẩn thận mà lường trước để chẳng phải sẽ tốt hơn khi không để cho chúng có thời gian lấy lại ưu thế và rồi giáng lại cho chúng ta đòn chí tử khiến cả thế giới phải kinh ngạc ư? điều này khiến ông chìm sâu vào những suy ngẫm sâu xa trong đó nước Pháp thì chờ đợi còn châu Âu lại giương cổ ngắm nhìn.
Quả nhiên, động thái của nước Anh càng chứng tỏ cho những nghi ngờ của Bonaparte là thật hay nói cách khác, giả sử Bonaparte muốn gây chiến thì Anh quốc sẵn lòng chiều theo ý muốn ấy và nếu có trách thì chỉ trách nó đi quá nhanh, điều mà chính Bonaparte cũng không muốn mà thôi.
Vua nước Anh đã chuyển thông điệp đến nghị viện của mình trong đó ông ta phàn nàn về lực lượng vũ trang trên các cảng của Pháp, yêu cầu ngũ viện có các biện pháp phòng bị để chống lại những tấn công mà kẻ khác đang mưu đồ. Ý đồ xấu xa này khiến ngài Tổng tài căm tức cực độ, ông cảm thấy rằng nhờ hoà ước này mà sự hợp lòng dân của ông ta mới tăng gấp đôi ấy thế mà mới ký với Pháp xong, Bonaparte đã thấy nó sắp bị huỷ bỏ.
Trên thực tế. Theo hiệp ước Amiens, Anh quốc phải trả lại đảo Malte nhưng họ đã không trả. Nước Anh phải trả Ai Cập nhưng nó vẫn đó, họ phải trả mũi Hảo Vọng thế nhưng họ vẫn giữ nó.
Cuối cùng, nhận thấy cần phải thoát ra khỏi tình hình khó khăn, không thể dung thứ và tệ hơn chiến tranh này, Bonaparte quyết định đàm phán với đại sứ Anh quốc một cách thẳng thắn nhằm thuyết phục phe của ông ta chấp nhận hai điểm: Trả lại Malte và Ai Cập. Điểm mới mà ông muốn thử là giải thích rõ ràng với kẻ thù và nói cho họ biết điều họ chưa bao giờ làm với nhau, sự thật về vị thế của ông.
Tối ngày 18 tháng Hai năm 1803, ông mời Lord Whitworth đến điện Tuileries, Bonaparte tiếp ông ta trong phòng làm việc, mời ông ta ngồi một đầu bàn lớn đối diện với ông.
- Thưa ngài, - ông nói - tôi muốn gặp riêng ngài để trực tiếp bày tỏ những dự định của tôi mà có lẽ không vị bộ trưởng nào có thể nói rõ bằng tôi.
Thế là ông nhắc lại những quan hệ của mình với nước Anh kể từ khi ông giữ chức Tổng tài, sự quan tâm của ông trong việc gửi điện báo việc nhậm chức của mình đến chính phủ Anh, việc từ chối vô lối từ phía ông Pit rồi ông ta vội vã nhượng bộ liên tiếp để ngồi vào bàn đàm phán và ký hoà ước Amiens. Ông tỏ ra, với vẻ đau đớn hơn là giận dữ, nỗi niềm phiền muộn khi cứ cố gắng mãi mà vẫn không đạt đến việc sống hoà thuận cùng Anh quốc.
Ông nhắc lại cho viên đại sứ nghe những mánh khoé mà ông phải nhường nhịn kể từ sau hiệp ước hoà bình. Ông tham phiền về những bài báo Anh chống lại ông, những lời thoá mạ được đăng tải trên phương tiện truyền thông của đám người tị nạn, về việc đón tiếp các hoàng thân quốc thích Pháp sang Anh những người vẫn chưa chấp nhận thất bại và cuối cùng, ông chỉ ra bàn tay nước Anh nhúng vào các lần mưu phản nhằm vào ông.
- Mỗi lần gió thổi từ Anh quốc đều mang đến cho tôi sự xúc phạm nào đó - ông nói thêm - và bây giờ, ông thấy đấy, chúng ta đang ở tình trạng cần phải thoát ra, đó là các vị có muốn thực hiện hiệp ước Amiens hay không? Về phần mình, tôi đã nghiêm chỉnh thực lên nó. Hoà ước ấy buộc tôi phải rút quân khỏi Naples, Tarente, các nhà nước La Mã trong vòng ba tháng thế mà trong hai tháng, quân Pháp đã không còn ở những nơi nói trên. Cách đây mười tháng, những phê chuẩn đều đã trao đổi thế mà bây giờ quân đội Anh vẫn còn ở Malte và Alexandrie.
 
Các vị muốn hoà bình? Hay các vị muốn chiến tranh? Mà nếu các vị muốn chiến tranh thì lạy Chúa, các vị chỉ cần nói ra. Còn nếu các vị muốn hoà bình, hãy rút quân của các vị khỏi Malte và Alexandrie. Vì nếu Malte, nơi tập trung nhiều lực lượng quân sự, chiếm một vị trí quan trọng với biển với tôi, nó còn mang ý nghĩa lớn hơn nhiều, đó là danh dự nước Pháp. Thế giới sẽ nghĩ thế nào khi chúng tôi để hiệp ước ấy bị vi phạm? Họ sẽ nghi ngờ sức mạnh của chúng tôi. Về phần mình tôi đã quyết rồi, tôi đã thấy các vị đặt chân lên đồi Montmartre và Chaumont hơn là Malte.
Whitworth đến nước này đành ngồi im bặt. Ông ta không có chỉ thị gì từ chính phủ về vấn đề đó nên chỉ đáp lại cơn xuất thần của ngài Tổng tài bằng vài lời qua quýt.
- Ngài làm sao mà xoa dịu được mối hằn thù của cuộc chiến tranh hai trăm mười lăm hay hai trăm mười tám năm giữa hai dân tộc chỉ trong vài tháng? Ngài cũng biết luật pháp nước tôi là vô hiệu với báo chí nên chúng tôi không có cách gì ngăn được họ thậm chí ngày nào họ cũng đả phá chính chúng tôi đây. Còn về phần tài trợ cho quân Bảo hoàng thì đó là khoản tiền thưởng cho phục vụ của họ trong quá khứ chứ không phải trong tương lai. Về việc tiếp đón các quan quân triều đình thì đó chỉ là truyền thống hiếu khách của quốc gia chúng tôi mà thôi.
Bonaparte bật cười:
- Đó không phải là con người của ông rồi. Tôi sẽ gắng chứng tỏ điểm yếu của các lý lẽ ấy. Nhưng chúng ta hãy quay trở lại vấn đề Malte đã.
- Thì đấy - Whitworth ngắt lời - Tôi có thể hứa với ngài rằng giờ này quân của chúng tôi đã rút khỏi Alexandrie, còn về Malte, lẽ ra mọi việc cũng đâu vào đấy nếu như không có các thay đổi chính sách của ngài đối với châu Âu.
- Ông muốn nói đến thay đổi nào thế? - Bonaparte kêu lên.
- Thì chẳng phải chính ngài đã "bổ nhiệm" tổng thống Cộng hoà Italie là gì?
- Vậy thì chính ngài đã nhầm lần lớn về ngày tháng rồi ngài Whitworth - Bonaparte cười nói - Chẳng phải việc bổ nhiệm ấy đã ấn định từ trước khi có hiệp ước Amiens sao?
- Nhưng các triều đình Etrurie mà ngài vừa sáng lập đó, ngài không hề hỏi ý nước Anh tí nào cả.
- Ông nhầm rồi Whitworth. Nước Anh được tham khảo nhiều đến nỗi dù hình thức ấy chẳng để làm gì, nó mong được vương quốc này biết ơn về sau cơ đấy.
- Nước Anh - Whitworth nói - đã yêu cầu ngài đồng ý cho việc lập vua Saldaigne nhưng vẫn phải nhà nước của mình.
- Tôi đã trả lời nước Áo, nước Nga và với ông rằng tôi không chỉ không bao giờ làm chuyện nó mà sẽ không cho nó đặc quyền nào hết. Chắc ông cũng không lạ gì tôi luôn có dự định sát nhập Piémont vào lãnh thổ nước Pháp. Việc thống nhất ấy là cần thiết cho quyền lực của tôi đối với Italie, quyền lực tuyệt đối bất di bất dịch. Bây giờ ông hãy xem bản đồ châu Âu đi, đây, chỉ hai chúng ta thôi. Hãy tìm đi, liệu có xó xỉnh nào, dù rất bé nhỏ, có bóng quân đội của tôi khi họ không có nghĩa vụ ở đấy hay không? Có đất nước nào bị tôi đe doạ hay muốn xâm lăng không? Không hề, ông thấy chưa, ít ra là cho đến khi hoà ước còn được tôn trọng.
- Thưa ngài Tổng tài, nếu là người thẳng thắn ngài đã thừa nhận ngài lúc nào cũng nghĩ đến Ai Cập rồi.
Dĩ nhiên là tôi đã nghĩ đến Ai Cập, đang nghĩ đến nó và sẽ nghĩ đến nó và tôi còn nghĩ khác nữa kia nếu các vị buộc tôi phải tái chiến. Nhưng ơn Chúa bảo vệ tôi không làm tổn hại đến hoà bình vì một vấn đề niên đại đế chế Thổ Nhĩ Kỳ đang lung lay, nó có nguy cơ bị huỷ diệt, vị trí của nó không phải ở châu Âu mà là ở châu Á. Tôi sẽ góp phần cho nó kéo dài càng lâu càng tốt nhưng nếu nó sụp đổ, tôi muốn nước Pháp sẽ thế chỗ ấy. Phải công nhận rằng nếu muốn với tướng quân hùng hậu tiến về Saint-Domingue, thì không gì với tôi dễ hơn việc tiến thẳng tới Alexandrie. Các ông có bốn nghìn quân ở đó, số quân lẽ ra phải rút khỏi Ai Cập từ mười tháng trước, còn xa số đó mới cản nổi tôi. Tôi có thể chiếm Ai Cập chỉ trong hai mươi bốn tiếng và lần này các ông không chiếm lại nó được đâu. Các ông cứ cho rằng quyền lực làm tôi mờ mắt tôi tác động đến chính kiến của nước Pháp và của châu Âu. Vậy thì tôi nói cho ông hay quyền lực ấy còn chưa đủ để cho tôi gây chiến một cách vô cớ. Nếu tôi điên khùng vô duyên vô cớ tấn công nước Anh thì uy tín chính trị của tôi uy tín đạo đức hơn là ảnh hưởng vật chất, sẽ ngay lập tức bị mất đi dưới con mắt cả châu Âu. Đối với nước Pháp, tôi cần uy tín ấy để chứng tỏ rằng người ta gây chiến với tôi không phải do tôi khơi mào, xúi giục tạo đà để đạt được mục đích. Nếu các ông buộc tôi chiến đấu thì các ông đã nhầm còn tôi, không hề! Giờ đây nếu ông còn nghi ngờ mong muốn gìn giữ hoà bình thì hãy lắng nghe và suy sét tôi chân thành đến mức nào.
 
Tôi đã ba mươi hai tuổi. Ở tuổi ba mươi hai, tôi đã đạt đến sức mạnh và danh tiếng khó mà hơn được nữa. Sức mạnh ấy, danh tiếng ấy, ngài có thật lòng cho rằng tôi lại mạo hiểm chúng cho một cuộc chiến vô vọng không? Không, phải ở trường hợp bất đắc dĩ mới quyết định như thế. Nhưng ngài hãy nghe rõ điều tôi muốn làm. Nếu xảy ra chiến tranh, sẽ không phải là cuộc đụng độ xoàng đâu, cũng không phải là một vài tàu chiến bốc cháy đầy đồ trên đại dương đâu mà cả đại dương sẽ nhuốm lửa. Tôi sẽ tập hợp hai mươi vạn quân, sẽ huy động hạm đội khổng lồ để vượt eo biển. Cũng có thể giống như Xerces, tôi sẽ dìm vinh quang và của cải của mình xuống đáy đại dương! Thậm chí cả mạng sống của mình nữa! Bởi lẽ đó là cuộc chiến một mất một còn, hoặc thành công hoặc bỏ mạng! - Vì thấy Whitworth nhìn ông ngỡ ngàng, Boraparte nói tiếp - Đó là sự liều lĩnh đúng không, thưa ngài, một cuộc đổ bộ vào đất Anh! Nhưng biết làm sao, đó là nơi César đã thành công tại sao tôi lại không chiến thắng nơi Guillaume, kẻ chinh phục, đã chiến thắng? Sự liều lĩnh này thật táo tợn, nhưng nếu bị ép buộc, tôi quyết định sẽ làm. Tôi sẽ dàn quân của mình. Tôi đã từng vượt qua dãy Alpes vào giữa mùa đông giá và tôi biết biến điều không thể thành có thể. Chỉ có điều nếu tôi thành công, hậu duệ của các vị sẽ khóc ròng trong máu lửa vì quyết định do chính các vị ép tôi. Tôi không thể chứng tỏ khác được sự chân thành khi tôi nói: " Tôi muốn hoà bình". Và tốt nhất cho hai bên là chúng ta tôn trọng hiệp ước, hãy rút quân khỏi Malte, hãy rút quân khỏi Ai Cập, hãy cho báo chí ngậm miệng, đuổi bọn ám sát ra khỏi lãnh thổ của các vị, hãy cư xử hoà hảo với tôi, tôi xin hứa sẽ đối đáp tử tế, hai nước chúng ta hãy cùng xích lại và cùng cai quản thế giới theo cách mà không nước Pháp hay nước Anh riêng lẻ có thể làm được. Các vị sẽ có biển và sử dụng mọi nguồn lực còn tôi có năm mươi vạn quân có thể sẵn sàng tuân lệnh tôi đi bất cứ nơi đâu tôi muốn. Nếu các vị là chủ miền biển, tôi sẽ là chủ mặt đất, hãy nghĩ xem, chúng ta nên hoà bình hơn là xâu xé nhau và chúng ta cùng thoả thuận chia xẻ phần thế giới còn lại!
Whitworth đã thông báo lại cuộc gặp của mình với Bonaparte với chính phủ Anh. Thật không may, một con người cao quý một nhân vật của toàn thế giới lại có bộ óc tầm thường.
Vua Anh đã không thể theo kịp người của Bonaparte. Với bài diễn thuyết dài và xuất thần ấy, vua Anh chỉ đáp lại bằng thông điệp sau đến Nghị viện:
"Ta thấy cần thiết thông báo đến hạ viện rằng, với những chuẩn bị quân sự đáng kể trên các hải cảng của Pháp và Hoà Lan, ta cho rằng nên có những hình thức đề phòng mới vì nền an ninh quốc gia. Dù các chuẩn bị ấy bề ngoài là dành cho các cuộc thôn tính thuộc địa nhưng hiện nay giữa ta và chính phủ Pháp đang có thương thảo quan trọng mà kết quả còn rất mơ hồ, cho nên ta quyết định cho thông báo nên các tổ chức trung thành của mình dù mọi mặt của cơ quan vẫn tiếp tục nhiệm vụ nặng nề và không mệt mỏi là gắng gỏi giữ hoà ước, mặt khác từ nay ta có thể hoàn toàn tin tưởng và trông mong các cơ quan ấy có thể sử dụng tất cả các biện pháp tình thế cần thiết vì vương triều cũng như vì lợi ích căn bản của dân tộc”.
 
Bonaparte biết được nội dung thông điệp trên qua Talleyrand.
Ông nổi giận đùng đùng giống như Alexandre vậy, tuy nhiên bằng sức mạnh thuyết phục của mình, ông Talleyrand đã cũng khuyên được Bonaparte kiềm chế và sẽ để cho nước Anh mắc sai lầm nếu có hành động khiêu khích.
Thật không may, ngày hôm sau lại là chủ nhật, ngày tiếp đón ngoại giao tại điện Tuileries. Tất cả các đại sứ đều đến đó vì tò mò nữa. Người ta muốn xem Bonaparte chịu đựng lời thoá mạ thế nào và ông sẽ đón tiếp đại sứ nước Anh ra sao.
Ngài Tổng tài đợi trong phòng phu nhân Bonaparte đang chơi cùng đứa con đầu lòng của vua Louis và hoàng hậu Hortense thì có thông báo cuộc họp các đại sứ đã chuẩn bị xong. Ông Rémusat, quản lý lâu đài đến thông báo tất cả đã đến dự.
- Ngài Whitworth đến chưa? - Bonaparte sốt sắng hỏi.
- Rồi ạ, thưa ngài - Rémusat đáp.
Bonaparte đang nằm trên thảm vội đặt cháu xuống, nhổm ngay dậy nắm tay phu nhân Bonaparte rồi đi qua cánh cửa thông với phòng tiếp khách, bước qua chỗ các vị đại sứ mà không đáp lại lời chào của họ, không nhìn họ mà thẳng tiến đến chỗ đại diện của liên hiệp Anh.
- Ngài đã có tin tức gì từ nước Anh chưa? - ông nói.
Rồi không để ông này kịp trả lời, Bonaparte tiếp:
- Vậy là các ông muốn chiến tranh chứ gì?
- Không, thưa tướng quân - Vị đại sứ nhún mình đáp - Chúng tôi thấy hoà bình mang lại nhiều lợi ích cho tất cả chúng ta.
- Vậy là các ông muốn chiến tranh - Tổng tài vẫn cao giọng vì nếu ông này không nghe, ông muốn tất cả đều nghe thấy - Chúng ta đã đánh nhau suốt mười năm, các ông lại muốn chiến tranh thêm mười năm nữa? Làm sao người ta dám nói chúng tôi chuẩn bị khí giới? Người ta đã nói dối châu Âu, áp đặt thế giới!
Không hề có chiến hạm nào trên cảng của chúng tôi, tất cả các chiến hạm dùng được đều đã đi Saint-Dominique, chỉ có một ở cảng Hà Lan. Người ta bảo giữa nước Pháp và Anh có mối tranh chấp. Tôi chẳng thấy tranh chấp gì cả, tôi chỉ biết rằng đảo Malte đã không được rút quân theo đúng hạn định, tôi không nghĩ các bộ của các ông lại nuốt lời thì không thực hiện một hiệp định trang trọng như thế. Tôi cũng không nghĩ rằng bằng vũ khí của các ông, các ông muốn dân tộc Pháp sợ hãi bị giết thì có thể, còn sợ thì không bao giờ!
- Thưa tướng quân - Viên đại sứ điếng người về sự cáu kỉnh ấy đáp Chúng tôi chỉ yêu cầu một điều, đó là sự thông minh bên nước Pháp mà thôi.
- Thế thì trước hết cần phải tuân thủ các hiệp định? - Tổng tài kêu to - Bất hạnh cho kẻ nào không tôn trọng hiệp định! Bất hạnh cho dân tộc nào lấy màn đen che phủ hiệp định!
Rồi ông dịu giọng và thay đổi nét mặt như thể mấy câu chơi trên không phải do một mình ông mà cả dân tộc ông nói:
- Cho phép tôi gửi lời đến bá tước phu nhân Dorset, vợ của ông. Sau khi trải qua một mùa thời tiết xấu ở Pháp, hy vọng bà sẽ khá hơn. Còn lại, tất cả không phụ thuộc vào tôi mà là nước Anh, nếu chúng tôi buộc phải cầm súng thì toàn bộ trách nhiệm cũng thuộc về họ có Chúa và mọi người chứng giám, vì họ không giữ lời cam kết của mình.
Rồi vừa chào Whitworth và các đại sứ khác, ông bước thẳng ra ngoài không nói với ai một lời nào nữa. Ông khiến cho toàn bộ các phái ngoại giao đáng kính sự sững sờ sâu sắc điều mà từ lâu họ cũng đã thấy.

Truyện Hiệp Sĩ Sainte Hermine Giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Phần II - Claude Schopp Chương 119 Chương 1 Chương 2 Chương Kết