Trần Châu Nhu
Hoài âm huyện có người tiểu thương tên là Chương Thu mở một quán bán rượu bên một con lộ lớn ở mé Bắc thành, để bán cho khách văng lai. Trong quán bàn ghế bày biện có phần gọn gàng sạch sẽ, Chương lại c̣n bán kèm cặp thêm cả các loại dưa muối, đậu hũ, cũng đều ngon cả.

Duy có điều vốn liếng ít ỏi, lời lăi không được là bao, chỉ đủ cho gia đ́nh chàng bữa cháo bữa cơm mà thôi, chẳng hề dám mong đến cuộc sống của hạng trung lưu giàu có.

Sau quán là ba gian pḥng nhỏ làm nơi cư trú cho vợ con Chương. Gian giữa quán mướn một người hỏa kế làm việc .

Vợ Chương họ Phạm tên Tam Nương, cũng là người có đôi chút nhan sắc, cử chỉ dịu dàng, thỉnh thoảng ra quán giúp chàng bán rượu, phong thái yểu điệu phảng phất như nàng Trác Văn Quân thuở xưa. Tính Chương lại rất hiếu khách, phàm các văn nhân nghệ sĩ đến quán của Chương ăn uống, hễ ai thiếu tiền, Chương đều không đ̣i. Trước cửa quán là một cái băi đất trống, cỏ hoang tạp thảo mọc đầy chen lẫn những ngôi mộ cổ mấp mô. Sau quán có một khe nước lớn chảy quanh ṿng vèo, trên bờ liễu rủ bóng râm, xanh um một cơi. Một hôm gặp tiết Đoan Ngọ, mồng năm tháng năm, vào khoảng giữa trưa, đường xá nhà nào nhà nấy đều đã đóng kín cổng im ĺm, riêng chỉ có quán rượu của Chương là vẫn c̣n mở cửa.

Chương sai tên hỏa kế ở trên nhà coi quán, c̣n chàng tự xuống bếp nướng cá sào thịt để sửa soạn thưởng thức ngày lễ.

Thình ĺnh, Chương thấy sai dịch nghiệt ty áp giải năm tên tù phạm, thuộc vào hạng đầu trộm đuôi cướp, lê xích leng keng bước vào quán. Vừa ngồi xuống ghế, bọn chúng đã nhao nhao gọi rượu thịt, thái độ tỏ ra rất là nóng nẩy.

Tên tửu bảo sợ hăi, nói là đã hết rượu, thì bọn tù phạm đập bàn đập ghế, la hét chửi bới mắng mỏ, khí thế rất là hung hăn, khiến cho tên tửu bảo càng thêm sợ hăi, co đầu rụt cổ, bỏ trốn vào trong nhà, không dám tḥ ra ngoài nữa.

Chương và vợ chạy ra xem, thấy thế bèn tươi cười an ủi bọn tù phạm:

- quý khách đường xá xa xôi, chắc hẳn là đói bụng. Hôm nay, nhân cảnh trời đẹp, khí hậu ôn ḥa, nếu quý khách không quá chê, thì tệ quán xin phép sửa soạn rượu thịt, để quý khách tùy tiện no say một bữa.

Nói xong, Chương gọi tửu bảo hâm rượu, bày biện chén bát. C̣n vợ chàng cũng xuống bếp bưng lên các món ăn vừa nấu xong c̣n nóng hổi, mùi vị hết sức thơm ngon.

Lại c̣n thêm cả bánh trôi chay ra đăi đằng.

Vợ Chương ngọt ngào mời mọc:

- quý khách đều là người phương Bắc phải không? Ăn cháo chắc không được no bụng đâu, phải ăn thêm thứ bánh bột này nữa, nh­ng làm gấp quá, nếu không ngon, xin quí vị lượng thứ cho nhà hàng nhá!

Cả bọn tù đều đáp:

- Được? Được? Chủ quán thật là hiếu khách, rất đáng mặt đồng đạo chủ.

Tửu lượng và sức ăn của bọn tù, tên nào cũng bằng hai ba người thường. Chỉ một thoáng, bát chén nhẵn không, chồng chất đầy bàn. ăn xong, bọn tù c̣n được Chương thết trà, rồi đun nước ấm đựng trong các ang lớn bằng gỗ để tắm rửa. Cả bọn tù đều tỏ ra hoan hỉ, hài ḷng, nhưng không hề nói một lời cảm tạ, chỉ khe kháng hỏi thăm danh tính của chủ quán, rồi ghi nhớ trong ḷng trước khi rời quán.

Lúc đó bọn trẻ con, làng xóm thấy lạ, chen nhau đứng xem ở trước cửa quán, đều trào phúng chê Chương là ngốc. C̣n Chương lại tự hào sảng khoái, vợ rửa hết chén bát, quét nhà, kê lại bàn ghế cho chỉnh tề như cũ.

Sang đến mùa Thu, bỗng có ba người, quần áo vải thô vào quán, hỏi thăm:

- Ai là Chương Thu, chủ quán này đây?

Chương vừa kịp đáp "Có mỗ dây," thì lập tức bị ba người ấy choàng gông vào cổ khóa lại. Cả nhà thấy vậy đều kinh hoàng sợ hăi. Tam Nương, vợ chàng cũng kêu gào khóc lóc. Chừng đưa đến huyện, mới hay là tên đầu sỏ bọn cướp đã khai Chương là người toa trữ các vật cướp được nên bắt Chương để đối chất.

Huyện lệnh cho người trói Chương lại cho thật chặt giam trong một cũi gỗ, rồi sai vệ binh giải chàng lên phủ.

Vợ con chàng ra tống hành, khóc lóc vang động cả xóm.

Chương cũng khóc theo, nói:

- Chuyến đi này sống chết lẽ nào chưa biết, nàng hăy về đóng cửa quán, chờ đợi xem quan xét xử thế nào.

San đó lén bảo người con lớn dấu tiền làm lộ phí bí mật đi theo, rồi gạt lệ đăng tŕnh.

Lúc đến Tô Châu thì viên Lương tri phủ có việc phải đi Kim Lăng vắng nhà. Chương bị tống giam vào đại lao, ban đêm cột chung với bọn đạo tặc lúc trước. Nhà lao đuốc đóm lờ mờ ảm đạm, côn trùng nỉ non hiu hắt, càng làm cho Chương khiếp sợ bồn chồn, lo lắng như có bóng ma quỉ chờn vờn ŕnh rập. Bên ngoài tiếng mơ cầm canh nửa đêm, thình linh tai Chương nghe có tiếng người gọi đến tên chàng , âm thanh bất nhất, già có, trẻ có, Nam có, Bắc có. Chàng nghe giọng quen quen, nhưng không dám trả lời .

Một lúc lâu sau, bỗng Chương lại nghe có tiếng gọi khe khẽ:

- Chương huynh, quên bọn này rồi sao. Cố nhân cả đấy mà.

Bấy giờ Chương mới nho nhỏ trả lời:

- Chương Thu chính là đệ đây. C̣n các huynh là ai vậy?

Có tiếng đáp lại:

- Bọn đệ chính là những kẻ đã quấy quả rượu trà tại quán của huynh vào ngày Tết mồng năm tháng năm bữa nọ đấy.

Chương sót xa than thở:

- Nào ngờ bọn mình lại gặp nhau cả ở đây. Nhưng không biết đệ phạm tội gì, các huynh có ai hay không?

Cả bọn đạo tặc nghe Chương hỏi thế đều cười khỉnh đáp:

- Chính bọn đệ mời huynh vào đây. Mấy hôm trước bị tra tấn đủ cả ngũ hình ở ngoài cửa công, bọn đệ kiên quyết không khai, duy có nói huynh là người chủ chứa các đồ đã cướp được, như nếu có bắt được huynh thì mới chịu nhận tội, ai ngờ huynh lơ là để rơi vào lưới.

Chương nói:

- Đệ với các huynh chẳng oán thù chi, lẽ nào lại hăm hại nhau như vậy?

Tiếng nói đáp lại:

- Bọn đệ lẽ nào lại có thù oán gì với huynh. Cái ơn cơm no rượu say đăi đàng hôm ngày Tết mồng năm tháng năm đến nay vẫn c̣n nhớ, nên muốn nhân dịp này đền đáp lại huynh. Thú thực với huynh bọn đệ đều là những tay giang hồ đạo tặc đầu sỏ. Chẳng hạn như Lâm Hắc Nhi là người Đàm Thành, rồi đến Ngoa Nô người Cối Kê; người thứ ba là Trương Báo, người Hải Lăng; người thứ tư là Vương Tử Cầm, ngư­ời Mộc Dương; người thứ năm là Tiểu Thứ Phi, người Đại Lương. Tất cả bọn đệ đều giỏi vơ nhanh nhẹn, đã nhiều lần chống cự với quan quân, nên bị án tử hình. Nay tuy bị bắt, nhưng trốn khỏi nhà giam này đối với bọn đệ đâu khó khăn gì, chỉ v́ biết đại số đã đến kỳ đều đành thúc thủ tựu mệnh vậy thôi. Ngày huynh ra khỏi nhà tù, ấy chính là ngày bọn đệ lên đoạn đầu đài đấy . Xin huynh nhớ kỹ tính danh bọn đệ, để mỗi năm cho một bát cơm, một chén rượu, một sâu tiền giấy, thì bọn đệ ở dưới cửu tuyền cũng muôn vàn cảm kích ân sâu.

Bấy giờ Chương mới hiểu rơ nguyên nhân bọn đạo tặc muốn đưa chàng vào nhà lao, bèn nói:

- Đệ vốn là kẻ nhát gan hay sợ, c̣n các huynh là những tay nghĩa sĩ trên đời. Đệ xin cố gắng làm theo dặn bảo của các huynh.

Một lát sau thì trời hừng sáng. Tia nắng qua các khe hở lọt vào trong nhà tù, soi tỏ diện mạo từng người. Bấy giờ cả bọn mới nhìn nhau chào hỏi, vừa lau nước mắt vừa cười, tựa như những người bạn cố tri biết nhau đã từ lâu rồi vậy.

Tối hôm sau, Chương nghe bên ngoài nhà tù có tiếng ngựa xe huyên náo, lính tráng ḥ hét dọn đường, thì chàng biết là quan tri phủ họ Lương đã trở về.

Lâm Hắc Nhi vội vă cởi áo ngắn lót mình trao cho Chương mặc vào người. C̣n Ngoa Nô và Trương Báo mỗi người cũng tự cởi chiếc áo ngắn tay đưa cho Chương, rồi ghé tai dặn ḍ:

- Trong cái áo này có một vật, huynh đừng để mất, cũng đừng nói cho ai biết. Nếu không, vật trong đó sẽ không c̣n là của huynh nữa đâu. Trước cửa nhà huynh, giữa đám g̣ mả lau sậy, có một cây bạch dương đã chết khô, trên cây có hai tổ chim thước, dưới gốc cây là một ngôi cổ mộ, dưới tấm bia đá có hai cái chum thật lớn, bên trong cất dấu nhiều châu báu. Khi ra về, huynh hăy chờ đêm tối không có ai thì ra đào lên mà lấy. Nhớ kỹ, xin huynh đừng quên đấy.

Nói xong, khảng khái dạt dào, lă chă lệ sa. Chương cũng cầm ḷng không nổi, khóc chẳng thành tiếng.

Một lát sau lại nghe có tiếng bọn lại dịch ḥ hét chửi bới, hung hăn như lang sói. đã đến giờ quan thẩm án thăng đường. Cả bọn đạo tặc năm tên bị lôi ra khỏi nhà lao. Sau đấy có tiếng hô gọi đến tên Chương, rồi chàng cũng bị đem ra khỏi nhà lao, dẫn đến công đường. Lúc bị thẩm vấn, thấy Chương mình mẩy run rẩy, đau khổ khóc lóc, Lâm Hắc Nhi vừa cười vừa mắng:

- Đồ cẩu trệ? Ta há lại quen nhà ngươi sao. Hôm Tết mồng năm tháng năm nếu biết đem rượu thịt đăi đằng bọn ta thì đâu đến nỗi này.

Nhân thế chiêu cung:

- Tên họ Chương này quả t́nh vô tội. Chẳng qua hôm chúng tôi đi đào tang vật lên, đường từ Hoài Âm đi qua nhà hắn, xin hắn cho ít rượu thịt, chẳng những hắn không cho, lại c̣n lấy cành hoa lựu mà đập lên đầu, nên để tâm thù hận, vu cho hắn để nhập chung cùng án, hắn thực không phải là người toa tàng đồ gian. C̣n như bọn chúng tôi, phạm phải tử tội, không c̣n sinh lộ, nay xin chiêu cung để cho vụ án kết thúc.

Vị quan thẩm án an ủi Chương, nói:

- Anh là người dân lương thiện vô tội bị liên lụy, nhưng cũng có cái tội là không chiêu đăi khách hàng.

Sau đó tháo cũi thả Chương ra.

Chương khấu đầu tạ ơn rời khỏi công đường, đi t́m người con lớn ở lữ quán, thì quả nhiên được biết là năm tên cường đạo bị giết đúng ngày chàng được thả.

Chương bảo con lén mua quan tài, thâu nhập thi thể của các cường đạo, rồi mua một khoảnh đất mai táng tử tế .

Lúc về đến nhà, Chương cởi chiếc áo lót cùng hai chiếc áo ngắn tay ra xem, chỉ thấy sáng lạn lấp lánh đầy những vàng bạc châu báu, trị giá hơn vạn tiền.

Đến nửa đêm Chương đem sống cuốc ra chỗ gốc cây bạch dương, nậy tấm bia lên, thì quả nhiên ở bên dưới có hai chiếc chum lớn, đúng như lời dặn của bọn cướp, vật tàng trữ tính ra giá đáng hàng chục vạn.

Từ đấy Chương trở thành cự phú, dời nhà đến Tô Châu, và bảo con cái chọn mua một khoảnh đất gần chỗ mộ phần của năm tên cướp, hàng năm cúng tế không quên.

Chương cũng nghỉ nghề bán quán, chuyển sang kinh doanh thương mại. Đến nay cả vùng Hoài Âm c̣n nghe truyền tụng câu chuyện trên đây.