M ười chín cái Tết đi qua lần đâu tiên tôi biết mùa Xuân. Mùa Xuân êm như cái gối mới dưới đầu, ấm như tấm mền mới tinh đang đắp. Mùa Xuân lấp lánh như dây kim tuyến trên rèm cửa, rực rỡ như những đóa hoa giấy quanh tường. Mùa Xuân thơm như tô cháo nóng bà Thành nấu, ngọt như mứt me Quỳnh làm. Mùa Xuân rộn ràng như tiếng đàn ghi ta Hoàng, Tùng vọng vào. Mùa Xuân ân cần hiền hậu như ánh mắt ông Thành, nhẹ nhàng như câu hỏi ngày đầu tiên...
-Trước khi cậu làm ở đâu?
Tôi ngần ngừ rồi quyết định nói thật. Đằng nào rồi ông ấy cũng sẽ biết.
- Tôi làm ở rẫy cà phê của ông Ba Lịch.
- Rồi sao cậu thôi ở đó?
- Tôi ăn cắp, bị đuổi - Tôi thu hết can đảm, nói thật nhanh.
Một cái gì đó thoáng qua trong mắt ông Thành. Giọng ông điềm tĩnh:
- Tôi thích người thẳng thắng. Vậy là cậu có kinh nghiệm về việc trông coi rẫy cà phê phải không?
Tôi hồi hộp gật đầu:
- Cái gì đã qua là một bài học. Tôi hy vọng làm cho tôi cậu sẽ khác. Rẫy của tôi cách đây 20 cây số. Cậu sẽ ở trong đó, gạo mắm hàng tuần tôi sẽ đưa vào, cơm nước cậu tự nấu lấy. Mỗi năm cậu có hai bộ áo quần và tiền công là một triệu.
Giọng ông đầy uy quyền nhưng tôi thấy dễ chịu khi ông không nói năng gì đến việc tôi ăn cắp.
- À.. nhà cậu ở đâu?
- Tôi không có nhà.
- Còn cha mẹ cậu?
- Tôi... mồ côi! - Tôi đáp nhỏ và cố giữ vẻ mặt bình thản.
- Vậy từ khi nghỉ làm ở rẫy ông Ba Lịch, cậu ở đâu?
- Khi thi thì bến xe, khi thì....
- Thôi được rồi.
Ông chở tôi vào rẫy trên chiếc cúp màu xanh. Sự căng thẳng qua bao ngày lao đao kiếm việc làm giờ tan đi và tôi cảm thấy buồn ngủ.
- Cậu bao nhiêu tuổi rồi?
Tôi ôm chặt túi đồ đạc, trả lời trong trạng thái lơ mơ:
- Mười chín!
Đột nhiên xe chạy chậm lại. Tôi tưởng ông muốn ghé chợ mua gì đó nhưng không, ông nhẹ nhàng hỏi tôi:
- Cậu có muốn xem phim hay đi chơi phố một buổi trước khi vào rẫy ở hay không?
Câu hỏi thốt ra với giọng rất đặc biệt khiến tôi tỉnh ngủ hẳn. Trong phút giây, tôi không hiểu ông nói gì. Môi tôi bật ra như một phản xạ:
- Dạ thôi! Sắp hết ngày rồi.
Tôi nghĩ về ông chủ của mình, trước đây chưa hề có khi tôi làm cho những người chủ khác. Hồi đó tôi chỉ làm và ăn, ăn rồi làm, đêm lăn ra ngủ, đợi đến ngày lãnh tiền công. Rồi Tết đến, thật kỳ cục khi những ngày làm hùng hục chỉ mong được rảnh một giờ. Đến khi nghỉ hẳn mấy ngày Tết lại không biết làm gì cho qua thời gian. Ngày Tết người ta quây quần bên nhau trong không khí gia đình ấm áp. Bạn bè làm thuê làm mướn cùng với tôi cũng có nơi để về. Tôi không biết về đâu. Nhét tiền vào túi, tôi lang thang trên phố đầy xác pháo và... bổng thấy mình tấp vào một sòng bầu cua... Rồi công an tới, mạnh ai nấy chạy. Tết của tôi thường là như vậỵ
Ngày làm ở rẫy của ông Ba Lịch, tôi gỡ tiền thua bầu cua bằng cách ăn cắp bớt phân bón cà phê đi bán. Chuyện đến tai ông Ba Lịch, tôi bị đuổi.
Tôi đi theo dân buôn lậu gỗ vào rừng cây, rồi đi làm công cho lò vôi, rồi đào giếng thuê cho những nhà vùng ven thị xã, rồi bắt heo cho lò mổ.... Tôi trôi nổi từ nơi này sang nơi khác để kiếm miếng ăn giữa cuộc sống bon chen khốc liệt.
Nghe người ta nói ông Thành cần người coi rẫy, tôi tìm đến, lòng không mấy hy vọng.
Hàng tuần ông chở gạo và thức ăn vào. Có lúc ông đi một mình, có lúc ông chở theo cô con gái mười bảy tuổi tinh nghịch và rất hay nói:
- Anh Công nè! ở trong này một mình anh có buồn không?
- Tôi quen rồi!
- Anh Công nè! Anh có thích ăn kẹo dừa không?
-....
- Ăn kẹo dừa trơn miệng khỏi bị người khác ăn hiếp.
Tôi có thể cuốc sáu mươi hố cà phê trong một ngàỵ Có thể đánh nhau với hai thằng to con bằng tôi, có thể nhịn đói hai ngày... Nhưng với con gái tôi không thể nói năng gì.
- Anh Công ơi! Sao cây cà phê này nhiều cành mà cây kia khẳng khiu vậy? Bộ anh thương cây này hơn, anh cho nó ăn nhiều phải không?
- Quỳnh! Thôi đừng trêu chọc nữa! Ông Thành vừa cười vừa la con gái.
Quỳnh cười dòn tan. Chùm lá trên tóc Quỳnh rung rinh trong nắng.
Ông Thành hay vào rẫy ngày chủ nhật. Vậy là chủ nhật nào tôi cũng bồn chồn đợi tiếng xe. Rồi tôi trông trông thấy khi trên xe chỉ có mình ông. Giữa rẫy cà phê mênh mông vắng vẻ, tôi lặng nhớ tiếng cười và giọng nói của Quỳnh. Tôi nhớ cả câu hỏi của ông ngày đầu "Cậu có muốn xem phim hay đi chơi phố một buổi trước khi vào rẫy không?". Âm vang câu hỏi và tiếng cười của Quỳnh trộn lẫn vào nhau gợi đến điều gì đó thật ấm áp.
Đến mùa thu hoạch cà phê Quỳnh lại theo ba vào rẫy. Cả Hoàng, Tùng hai anh của Quỳnh cũng vào trông coi việc hái cà phê. Nhìn sân phơi rộng thênh thang trải đầy cà phê chín đỏ, Quỳnh xuýt xoa:
- Đẹp quá!
- Cái gì đẹp? tôi hỏi cộc lốc, che giấu niềm hân hoan trong lòng.
- Anh tưởng Quỳnh khen anh đẹp trai hả - Quỳnh cười dòn dã - Không có dấu nghen. Quỳnh khen cà phê chín đỏ thật đẹp.
Tôi nóng hai tai, im lặng vác từng bao cà phê đổ ra sân.
- Anh Công nè!
- Gì?
- Hôm qua má Quỳnh đi chợ mua vải rồi đó, bữa nào anh về phố may quần áo mới.
- Tôi may quần áo làm chi, mặc vậy cũng được.
- Hứ! Quỳnh mời dự sinh nhật mà anh không mặc áo mới là không được à nghen.
Bao cà phê tuột xuống đất cái bịch - Dự sinh nhật Quỳnh! - Tôi bối rối muốn ngồi phệch xuống.
- Anh biết sinh nhật Quỳnh ngày nào không?
- Sao tôi biết được?
- Mồng Một Tết! Cả nước mừng sinh nhật Quỳnh đó nghen.
- Cái con nhỏ này lại trêu trọc người khác nữa rồi. Ông Thành đập nhẹ lên vai con gái
- Tết anh Công còn về quê chớ con.
Về quê! Tôi không có quê để về, không có nhà để nhớ. Tôi sinh ra từ một nơi không có cội nguồn. Tôi lớn lên như cây cỏ bụi bờ và từ nơi đó tôi trôi dạt về đâỵ Tôi thích tôi mồ côi trong mắt mọi người vì mồ côi tôi được bình yên.
Buổi tối. Tôi, Hoàng và Tùng ngồi thức canh cà phê. Tôi im lặng nghe hai người kể chuyện về trường Đại học, về đêm văn nghệ "Tiếng hát mùa hè" và về cô hoa khôi rất dễ thương cả hai cùng thích... Những điều hai người trò chuyện đối với tôi xa xôi như không hề có trên đời.
- Nói gì đi Công, sao im ru vậy? Hoàng thúc vai tôi.
- Tôi đâu biết nói gì đâu. Tôi lúng búng trong miệng.
- Con Quỳnh nó nói sinh nhật nó Công phải hát đó nghe.
Tôi giật nảy mình:
- Tôi? Hát?
- Thì hét cho vui. Với con Quỳnh nhà này Công phải la hét lên thì nó mới sợ. Không là nó trêu chọc hoài thôi.
- Cô Quỳnh đâu có trêu gì đâu.
- Lần nào vô rẫy về nó cũng kể chuyện nó phá Công trong này.
Ra Quỳnh có nhắc đến tôi! Bổng nhiên môi tôi nở một nụ cười trong bóng tối.
Từ tiệm may ra, bà Thành mĩm cười nói:
- Áo quần là thoả thuận về công xá. Tôi muốn tặng cho cháu một món quà mà tôi không biết cháu thích gì.
Quà tặng cho tôi? Chưa có ai trên đời này nói với tôi nhưa bà đang nói. Không cần quà, chỉ cần nghe bà nói là đủ thấy ấm lòng rồi. Mắt tôi cay caỵ
- Cháu có thích một cái mũ dạ không?
- Dạ sao cũng được.
- Đừng có nói sao cũng được. Tôi thích tặng cháu một món quà cháu thích kìa. Cháu có thích đôi giày da không?
- Dạ...
Bà thật dịu dàng và tôi đánh bạo:
- Cô Quỳnh thích gì vậy bác?
- Con Quỳnh? Cậu định tặng quà cho nó hả?
- Cô Quỳnh nói... sinh nhật...
- À! - Bà mỉm cười - Nó thích mứt me nhất.
Tôi không được ở lại để dự sinh nhật Quỳnh vì ông bà Thành dã khuyên tôi về quê ăn Tết.
- Chim có tổ, người có tông. Cháu cứ về quê tìm thăm dù là một người họ hàng xa. Ăn Tết bên bên người thân có ý nghĩa lắm cháu.
Ông bà quá tốt nên tôi không thể không vâng lời. Tôi đành chào cả nhà "về quê ăn Tết".
- Nhớ có quà ở quê cho Quỳnh đó nghen! Quỳnh dặn với theo.
Tôi xách gói quần áo về lò vôi hôm nào. Thằng bạn cũ ngạc nhiên:
- Tết này về đây làm gì?
- Cho tao ở nhờ mấy ngày Tết.
- Trong này buồn thấy mẹ. Tao định ra phố đâỵ
Mùng hai Tết, hai đứa ra phố... luẩn quẩn... loanh quanh một hồi trên những con đường, nhà cửa không, bạn bè không... hai đứa kéo nhau vào một nhà hàng nhậu say bí tỉ bên cạnh hai cô tiếp viên môi đỏ như xác pháo.
Khi tỉnh dạy tôi thấy mình đang nằm giữa rẫy cà phê. Một khuôn mặt xa lạ gân guốc đang nhìn tôi:
- Tỉnh rồi hả
-....
- Tao là Hùng, biệt danh là Hùng bò vì đã có lần ăn trộm hai con bò. Tao biết mày từ ngày đầu mày về rẫy ông Thành.
- Đây là đâu?
- Rẫy người khác. Từ đây về rẫy ông Thành hai cây số. Tao lôi mày từ nhà hàng về đâỵ Buồn gì mà uống dữ vậy.
Tôi thọc tay vào túi quần - Tiền công cả năm làm lụng đã biến mất.
- Vô nhà hàng về làm gì còn tiền mò túi? Quên đi, mai mốt kiếm cái khác bù.
Câu nói kèm theo kiểu cười nhếch mép của Hùng bò khiến tôi nhớ đến chuyện ăn cắp phân ngày nào. Tôi nhìn Hùng bò chăm chăm, hắn to con hơn tôi và có vẽ dữ dằn.
- Anh làm gì ở đây hả?
- Tao không làm ở đâu hết nhưng rẫy nào tao cũng biết. Nằm đó, tao đi kiếm trái chanh.
Quà của Quỳnh đâu hả anh Công?
Tôi không dám nhình Quỳnh, không dám nhìn ông Thành. Đâu đây trên mặt tôi còn in dấu nụ hôn màu xác pháo.
- Tết ở quê có vui không cháu?
- Dạ vui! Tôi cúi gằm mặt trả lời, lòng cầu mong ông đừng hỏi nữa.
Năm mới bắt dầu bằng việc tưới cà phê. Rồi mùa khô đi qua, mùa mưa tới và mùa thu hoạch cà phê đến. Thời gian đối với tôi giờ đây có vẻ như qua nhanh hơn xưa.
Cà phê đầy sân. Hoàng và Tùng đã về Sài Gòn học Đại Học. Chỉ còn ông Thành và tôi thức canh cà phê. Có đêm ông về nhà và bên sân phơi mênh mong chỉ còn lại mình tôi cùng bầy chó.
Một buổi tối không có ông Thành, Hùng bò xuất hiện. Hắn lừng lững đi vào sân, bất kể tiếng gầm gừ của bầy chó.
- Xúc bán cho tao ba tạ cà đi.
Tôi lắc đầu, lòng thấy ơn ớn.
- Mày không muốn bù lại tiền mất hôm Tết hả?
- Không!
- Ba tạ cà với họ chỉ là mất mát, với mày là đổi đời. Mày muốn làm thuê hoài hả?
Những trái cà phê lăn trên sân phơi đầy cám dỗ. Bất giác tôi nuốt nước miếng. Tôi không muốn làm thuê suốt đời! Nếu không phải là của ông Thành...
- Tối, ai thấy? Hùng bò thẩy bó bao lên đống cà phê trên sân, cất tiếng cười nhạo:
- Đừng đạo đức giả nữa mày. Năm ngoái thấy mày là lính mới, tao chưa rủ. Giờ đây còn xa lạ gì nhau nữa mà giữ kẽ? Ba tạ cà, Tết này tha hồ nhậu.
- Không! Tôi dằn giọng. Ông Thành rất tốt đối với tao, tao không...
Hùng bò bắt đầu hiểu rằng tôi nói thật. Hắn gườm gườm:
- Bây giờ mày bán cho tao hay để tao ăn cắp?
Hắn chống nạnh trước mặt tôi, dáng hắn sừng sững đe dọa trong bóng đêm. Ruột tôi sôi lên. Ông Thành và những người thân khiến tôi muốn sống đàng hoàng. Nhưng bây giơ... Hoặc tôi là ăn cắp. Hoặc tôi đánh nhau với Hùng. Bị thương như thế này thật là sung sướng!
- Hùng bò đã bị công an bắt - Giọng ông Thành buồn buồn - Tôi đã nhờ công an tìm hiểu về cháu để báo tin cho người thân của cháu, và vì vậy tôi đã vô tình biết điều cháu muốn giấu.
Ông đã biết! Thôi thì mặc kệ sự đời. Tôi để mặc Hùng bò! Không có một chọn lựa đàng hoàng cho tôi. Tôi lao vào hắn cả sự phẫn nộ của một kẻ bị dồn đến bước đường cùng. Hắn đã gợi lại quãng đường tối tăm mà tôi muốn quên đi.
Tôi và hắn quần nhau trên nên đất lổn nhổn hạt cà phê vương vãi, giữa tiếng sủa của bầy chó. Rồi hắn gầm lên:
- Đồ ngu! Cho mày chết!
Ánh thép loé lên trong tay Hùng bò, tôi nhảy về phía khác nhưng những hạt cà phê làm tôi trợt chân. Lưỡi dao cắm vào bụng và tôi ụp xuống đất.
Tôi nằm trên giường của con trai ông Thành, mặc bộ pyjama của con trai ông và gối đầu trên cái gối của con trai ông. Căn phòng quét vôi màu xanh lơ và trên tường treo một bức tranh phong cảnh đồi núi chập chùng.
Tất cả thật dịu dàng, thanh nhã và êm ái. Cả vết thương cũng trở nên dễ chịu.
Hình như đây là điều tôi ao ước từ lâu. Được nằm trong một căn phòng thoáng đãng ấm cúng, không khí thanh bình và được có người quan tâm vỗ về. Tôi muốn khóc, thật là dị hợm. Khi bổng nhiên tôi muốn khóc và tôi ghìm lại. Khi Quỳnh ra khỏi phòng, tôi rưng cho nước mắt tuôn rơi.
- Cháu là một thanh niên trung thực, can đảm.
Ông khen tôi trung thực khi tôi đã dối ông. Tôi cay đắng che mặt lại. Vết thương đau buốt.
- Không phải ai cũng có may mắn được tự hào về cha me.ï Tôi hiểu cháu. Cháu không hề lừa dối gì tôi cả khi cháu nói rằng cháu mồ côi.
Ông kéo ghế đến cạnh giường hơn, giọng ân cần:
- Cháu có muốn học một nghề nào đó không?
-...
- Tôi sẽ chịu mọi chi phí cho đến khi cháu học nghề xong.
- Bác thật tốt! - Tôi nghẹn ngào.
- Tôi không tốt như cháu nghĩ đâu. Đây chỉ là trách nhiệm của tôi đối với người làm đã hết lòng vì mình. Cháu mới là người tốt, cháu đã liều thân vì những hạt cà phê không phải của cháu. Từ nay cháu cứ ở lại đây với gia đình tôi.
Tết đến - Hoàng, Tùng từ Sài Gòn về. Bà Thành dọn dẹp căn phòng chứa đồ đạc để chuyển tôi qua. Quỳnh cắt những đoá hoa giấy dán lên tường và treo kim tuyến lên rèm cửa sổ.
- Anh Công thấy Quỳnh trang hoàng phòng của anh như vậy đẹp chưa?
- Đẹp!
- Mau lành bịnh để ăn Tết nghe. Mùng một sinh nhật Quỳnh đó. Anh phải dự tiệc và chụp hình chung với cả nhà.
- Tôi không dám dự đâu...
- Sao không dám? Bộ Quỳnh là cọp, là beo, là....
Có tiếng gọi, Quỳnh vội chạy đi, bỏ lửng câu đùa giởn.
Mười chín cái Tết đi qua lần đâu tiên tôi biết mùa Xuân. Mùa Xuân êm như cái gối mới dưới đầu, ấm như tấm mền mới tinh đang đắp. Mùa Xuân lấp lánh như dây kim tuyến trên rèm cửa, rực rỡ như những đóa hoa giấy quanh tường. Mùa Xuân thơm như tô cháo nóng bà Thành nấu, ngọt như mứt me Quỳnh làm. Mùa Xuân rộn ràng như tiếng đàn ghi ta Hoàng, Tùng vọng vàọ Mùa Xuân ân cần hiền hậu như ánh mắt ông Thành, nhẹ nhàng như câu hỏi ngày đầu tiên...

°°°

- Tôi cũng muốn giúp nó nhưng.... nhà mình có con gái. Lỡ nó ở đây, gặp gỡ hằng ngày rồi hai đứa thương nhau thì sao?
Tim tôi đập mạnh khi nghe câu nói của bà Thành vang sau cửa phòng, và tôi... đứng lại nghe lén. Trong nhà chưa ai biết sáng nay tôi đã ngồi dậy và đang cố tập đi đứng bình thường.
- Bà quá lo, tụi nói còn nhỏ mà - Giọng ông Thành trả lời.
- Nhưng vài năm nữa...
- Vài năm nữa nó cũng đã có nghề nghiệp trong taỵ Thời bây giờ người ta có nhiều cách để vương lên. Với ý thức muốn sống đàng hoàng và lòng can đảm, tôi nghĩ nó sẽ gầy dựng được một tương lai nếu được sự giúp đỡ. Bà vốn thương người mà - Giọng ông Thành nhẹ nhàng thuyết phục.
- Nhưng.... tôi lo điều khác. Tôi sợ gặp gỡ hàng ngày sẽ khiến cho nó và con Quỳnh thương nhau. Tôi không muốn đến khi sự việc đã đặt ra rồi. Mình là cha mẹ, mình phải thấy trước cho con.
- Bà thấy gì? Bà muốn có một đám môn đăng hộ đối cho con gái mình hả - Giọng ông Thành trêu đùa.
- Ông đừng đùa nữa. Tôi không cần môn đăng hộ đối đâụ Ông có nghĩ đến ba mẹ nó không? Cứ tưởng tượng vài năm nữa, hai đưá lớn lên nói thương nhau rồi... ba má nó từ đâu đến... Dù gì họ cũng sinh ra nó. Ông nghĩ sao? Ông có thích làm sui gia với họ không?
Tôi không nghe tiếng ông Thành trả lời. Tôi dựa lưng vào tường, mồ hôi ướt đẫm.
- Rồi cháu ngoại của mình phải họ bằng bà nội. Trời ơi!...
Tôi muốn bước tiếp nhưng không nhấc nổi chân. Vết thương chưa lành hẳn và tôi yếu như một đứa bé.
- Ba má Công ở đâu, làm gì mà má lo quá vậy? Giọng Hoàng nhỏ nhẹ
- Ở miền Tâỵ Má nó trước kia làm điếm, giờ làm gì không biết. Ba nó nghiện xì ke cả chục năm nay rồi. Nó ra vỉa hè từ năm 12 tuổi rồi phiêu dạt về đâỵ
Có tiếng thở dài của ông Thành và có tiếng chân bước. Tôi thu hết sức lực để bước tiếp về phòng khách. Cành mai ở góc phòng rụng cánh đầy trên gạch bông báo hiệu mùa Xuân sắp đi qua.
Mùa Xuân đi qua rồi mùa Xuân trở lại. Con chim giữa trời kia vẫn có một tổ ấm quay về. Con thú hoang cũng có rừng già làm nơi trú ngụ. Tôi biết đi đâu, về đâu bây giờ?

Nguyên Hương
Daklak 7/1994

Xem Tiếp: ----