gày trước ở vùng quê cũ của tôi thỉnh thoảng vẩn có những gánh hát đến hát phục vụ cho bà con ở đình thần vào một dịp lể lạc hay cúng tế.Thường là vào những ngày nông nhàn rỗi.Đây cũng là loại hình giải trí duy nhất ngày đó.Những khi gánh hát về xóm làng vui vẻ rộn ràng hẳn lên. Lắm cặp đôi nên duyên nhau cũng nhờ quen biết trong những lần đi xem hát ngoài đình.Tôi vẩn còn nhớ khá nhiều tuồng tích cải lương ngày ấy.Nhưng đọng lại trong tâm trí của tôi nhiều nhất thì là tuồng cải lương về Huyền Trân Công Chúa.
Nhà tôi ở gần đình thần nên khi những gánh hát ấy đến một số đào kép hay đến trọ tạm nhà tôi và nhà những bà con gần đó.Thay vì ngủ nghĩ tạm bợ ở đoàn như khi đến diễn một số nơi khác.Tính người dân quê tôi hiếu khách nên thường nấu món này món kia mời họ ăn.Xem như một cách cám ơn lời ca tiếng hát mà họ mang lại.Nếu lần sau họ có dịp trở lại thì coi như đã là người thân quen trong gia đình.Thời đó hình như là người ta sống đơn giản, tình cảm hơn bây giờ.
Gánh hát vẩn bán vé nhưng những ai không đủ tiền mua vé thì chỉ cần đưa cho chú gác cổng một món tiền nhỏ không ấn định thì có thể được vào xem. Người có vé thì được ngồi ghế còn không vé thì ngồi ghế nhỏ.Người xứ tôi gọi theo tiếng địa phương là ghế xúp, ghế đẩu.Thoải mái hơn thì cứ tự nhiên ngồi thẳng xuống sàn nhà hoặc đứng xem.Sau giải lao gần cuối tuồng,thường còn một hai màn là hết tuồng thì bầu gánh ''thả giàn ''.Tức là mở hẳn cửa cổng ai muốn xem cũng có thể tự do đi vào.Khoảng cách giữa khác giả và nghệ sĩ gần như là không có.Sau vở tuồng bà con hay nấu cháo gà, vịt bồi dưỡng cho anh, chị em trong gánh hát.Một cái cách sống tình cảm như những con người chân phương mộc mạc ngày ấy.
Tôi không nhớ cô đào chánh năm xưa ở nhờ nhà tôi tên thật là gì, ngoài cái tên tôi thường gọi là cô Năm.Nhưng tôi lại nhớ rất rõ vai Huyền Trân do cô ấy đóng.Nhiều buổi chiều tôi bỏ cả bữa cơm chỉ vì thích ngồi nhìn cô Năm sắm tuồng mà bây giờ người ta gọi là hóa trang.Tôi mê mẫn màu sắc lung linh của bộ trang phục công chúa.Tóc giắt trâm cài dáng điệu thướt tha, yểu điệu đài cát. Gương mặt đẹp do phấn sáp khác xa gương mặt thật tái xanh thiếu sức sống của cô vào buổi sáng.
Buổi tối cô Năm thường cho tôi một cái ghế nhỏ để ngồi một góc nơi phía cánh gà xem hát.Đơn giản bởi tôi dể sai dể bảo trong những việc lặt vặt.Kể cũng lạ lần nào tôi cũng khóc hết nước mắt khi đến cảnh Huyền Trân lệ tuôn dòng than thân trách phận.Đau xót tạ từ người thân, người yêu bước xuống thuyền để đi lấy vua Chế Mân.Mặc dù xem đi xem lại cả chục lần. Thậm chí biết trước đoạn nào thì cô ấy vũ đạo quơ ống tay áo ra sao và sẽ hát câu gì.Nhưng tôi vẩn cứ khóc. Ngay cả lúc mang ly nước mát đến cho nàng ''công chúa '' ấy trong cánh gà.Tôi vẩn khóc tấm tức không ngừng, khiến cô Năm phải cười phì.
Tôi thời ấy còn nhỏ không biết phân biệt được đâu là hát đúng điệu,lên vọng cổ ngọt cũng như thế nào gọi là hư cấu của tuồng.Hoặc bởi do cô Năm diễn qúa đạt,qúa hay khiến trí óc còn non nớt của tôi dể dàng nhập tâm vào những gì mình thấy trước mắt. Dù tôi biết rõ rằng chút nữa thôi.Khi tấm màn đỏ buông xuống thay lời chào vãn hát.Huyền Trân của tôi lại lau sạch son phấn ra ngồi ăn cháo gà, cười nói, đùa giỡn cùng những người bạn của mình.Khuya thì ngủ tại bộ ván gõ mát rượt ở nhà tôi chứ chẳng hề bị gả đến nơi xa xôi nào.
Ngày tháng dần trôi, cuộc sống phát triển.Những bộ phim chưỡng ì xèo của Hồng Kông với lời thuyết minh eo éo như nghẹt mũi bắt đầu kéo về xứ tôi. Chúng được chiếu ở những rạp lưu động tư nhân ngay đầu xã.Những cuốn phim ấy nhanh chóng lôi kéo khán giả và đánh bật những gánh hát nhỏ nhoi trong ký ức tôi ngày ấy.Thỉnh thoảng Dì và Mẹ tôi cao hứng cũng hát vài câu vọng cổ trong vở tuồng ngày cũ như luyến nhớ một thời đã xa.Tất cả trở thành kỷ niệm tựa một điều hiển nhiên phải xảy ra.Nhưng hình ảnh nhân vật công chúa Huyền Trân thời thơ ấu vẩn khắc sâu nơi tôi như một kỷ niệm trong trẻo vĩnh viển không hề phai mờ theo dòng thời gian.
Năm tôi vào cái tuổi đôi tám, đôi chín người ta gọi là mới lớn.Nhân một dịp về Việt Nam đi nhà sách ở Sài Gòn tôi mua một quyển sách có tựa đề Huyền Trần Công Chúa. Về nhà tôi háo hức xem một mạch.Nhưng khác với cái thuở thơ bé xem xong tôi chẳng những không hề xúc động mảy may mà tôi còn cho quyển sách ấy chẳng ra làm sao cả.Không hay cũng chẳng hợp lý, dù tôi đã đủ trí óc nhận biết đó là câu chuyện có thật được lưu truyền lại cho thế hệ sau.Tôi khi đó mang đầy cái tư tưởng hiện đại mới mẽ.Sống phải biết theo đuổi mục đích, tranh đấu cho cái mình yêu thích.Hoặc bởi do tuổi trẻ quen chạy theo nhịp cuộc sống vội vã tôi không đủ ''chậm ''để đọc cho thấu hiểu những ý tứ tác giả muốn gởi gắm. Càng không nghiệm ra được câu chữ sâu xa cách hành văn miêu tả tâm trạng của từng nhân vật.
Nên...tôi thầm tự hỏi mắc mớ chi nàng công chúa ấy phải thụ động xuôi tay trước hạnh phúc của mình.Đi lấy một người được cho là thấp kém hơn vào thời điểm đó.Trong khi ông ta đã có hoàng hậu chính thất.Tôi ghét lây luôn cha và anh trai nàng là vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông.Ai đời để con, em mình phải chịu cảnh xa quê cha đất tổ.Trong khi họ là vua chúa quyền uy tột đỉnh, muốn gì được đó kia mà. Ở phần cuối truyện, sau bao sóng gió những tưỡng nàng tìm được chút tình yêu bên vị tướng Trần Khắc Chung.Nhưng kết cuộc gởi mình nơi cửa phật của nàng làm cho câu chuyện thêm áo não. Mặc dù vẩn có nhiều sách của tác giả khác viết nàng sống trong cô đơn, hiu quạnh đến cuối đời.Khó mà biết được đâu là hư cấu thêm vào,đâu là thực khi trãi qua bao phen bờ bãi hóa nương dâu. Vì tất cả những lý do đó khiến tôi chán cuốn truyện ấy.Tôi bèn xếp nó vào một xó tủ và bỏ lại ở Việt Nam.Thay vì mang về bên đây như những quyển khác.
Theo năm tháng tôi có nhiều điều kiện để đọc thêm những tài liệu cổ khác.Có nhiều thời gian để nghiền ngẫm ở một khía cạnh mà người ta gọi là lịch sử.Người đời sau xót thương, khen, chê đủ cả.Kẻ hậu bối như tôi thì không dám nói chi đến bậc tiền nhân, thánh thần dù chỉ là chút ý kiến cá nhân.Tôi của ngày nay hiểu cái gọi ván cờ thế cuộc mà đôi khi hôn nhân được sử dụng như một nước cờ hay. Cũng như Mỹ Nhân Kế luôn được xem như một trong những kế sách khả thi của tam thập lục kế.Tôi không biết ai mới đúng ai mới sai, ai là người nhìn xa trông rộng ai là kẻ tầm thường mưu toan.Trong khi sách vở vẩn đối ngược nhau chan chát.Xét cho cùng thương ghét âu là tùy vào mỗi người không giống nhau.Còn thực hư thế nào thì ngay cả những nhà sử học vẩn còn đang nghiên cứu.
Lần này tôi về Việt Nam khi soạn trong tủ tôi gặp lại cuốn truyện cũ ngày xưa,giờ phủ đầy bụi và đổi màu sau chừng ấy năm.Tôi mang ra đọc như một cách giết thời gian.Lo thả hồn vào con chữ khi tôi đọc hết thì tiếng côn trùng vang lên báo hiệu ngày đã chuyển sang đêm từ lâu.Lúc ấy tivi ở góc nhà của mẹ tôi đang phát chương trình những tin tức thời sự trong ngày.Mục tin tức nóng vẩn là vấn đề thời sự ở biển Đông đang căng thẳng vào những ngày gần đây. mà tôi tin rằng ai cũng biết. Thật ra biển Đông nóng đâu chỉ mới gần đây.Hai tuần trước khi ở Philippines tôi đã cảm nhận được cái không khí,có gì đó rất khẩn trương của đất nước vui tươi, nổi tiếng về du lịch biển này. Thậm chí nét mặt pha vẻ ưu tư của người dân khi theo dõi tin tức từ những chiếc radio. Mặc dù tôi lấy cái nguyên tắc: '' Đã làm kinh doanh thì chỉ cần biết về lợi nhuận,không quan tâm đến gì khác '' để tự dặn và nhắc nhở mình đừng có đa đoan chú ý nhiều vấn đề qúa.Nhất là những điều dể khiến mình mang họa vào thân như chính trị, tôn giáo.Chẳng phải vô cớ mà người ta xếp những điều đó vào mục thận trọng khi nói đến.
Miên man tôi lại nhớ mới sáng hôm nay lúc tôi ăn sáng ở quán Hủ Tiếu của thím Ba trước ngõ. Thường ngày chú Ba chồng thím luôn phụ vợ bưng cho khách.Chậm tay lơ là một chút là thím thúc hối vì quán khá đông khách.Ấy vậy mà sáng nay chú Ba ngồi uống cafe bàn luận cùng mấy ông xe ôm gần đấy.Thím thì buôn bán không ngơi tay nhưng không nghe thím cằn nhằn hay nói chi chú hết. Tò mò tôi chú ý nghe câu chuyện đang tới hồi cao trào của họ,mới biết chuyện họ đang bàn luận cũng lại là biển Đông.Đã cố tránh mà sau đi đâu cũng gặp chuyện ấy thế.Tôi nhớ giọng chú Ba nói một cách mạnh mẽ đầy chắc chắn:
-Nếu thật sự phải đánh nhau tôi thề có hương hồn của cha mẹ tôi làm chứng.Tôi đăng ký đi lính liền.
Tiếng thím ba nói với theo, trong khi bàn tay cầm chiếc khăn lau nhỏ đưa lên trán lau vội những giọt mồ hôi lấm tấm:
-Chứ mần sao mà chịu nổi cái giống tráo trở trắng đen đó, đúng là cả vú lấp miệng em.
Lúc đó tôi khẽ cười nhẹ khi nghĩ, hôm nay thím tôi nói thành ngữ nữa ta ơi. Chợt thấy sao mà thương cho những người dân chất phát nơi xứ mình qúa vậy. Thương, ghét luôn rõ ràng và lộ ra hết không để bụng hay e ngại khi nói càng không sợ hãi chi ai. Cuộc sống thay đổi hiện đại đi nhiều so với xưa.Nhưng bản tính bộc trực nghĩ sao nói vậy không màu mè đã trở thành một thức đặc trưng riêng thì phải.Có thể với người học cao hiểu nhiều họ cho là bỗ bã,ngôn từ bình dân của giới quê mùa.Dù từ cổ chí kim những bậc anh hùng xuất thân trong lớp áo vải hèn kém không phải là ít.
Bây giờ ngồi nhớ lại câu chuyện ấy tôi làm một phép tính.Chú Ba năm nay đã 45 tuổi, thím cũng 42 tuổi rồi.Họ còn có ba đứa con đang tuổi ăn học,gia đình hòa thuận, ấm no.Ví dụ cái điều mà không ai mong muốn xảy ra đi thì một người như chú tại sao lại dám mạnh dạn đi đầu.Tôi tin rằng chú không hề nói cho vui càng không phải bốc đồng rồi nói lố. Hàng xóm với nhau bao năm ít nhiều tôi cũng hiểu tính cách của chú thím.Còn thím chỉ là người đàn bà ít học,hiền lành quanh năm tất bật mưu sinh bằng buôn bán để lo cho gia đình.Sao thím không cản chồng mình lại dù chỉ là bằng câu nói để dập tắt cái sôi nổi của chú.Hoặc viện cái cớ nhắc khéo về tuổi tác. Điều gì khiến thím trở nên mạnh dạn như vậy.Nên dùng lý do hoa mỹ:'' Con cháu bà Trưng bà Triệu đấy thôi '' để giải thích cho hành động ấy.Hay nói theo cách đơn giản dân gian: ''Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ''.
Trôi trên mạch cảm xúc,tôi nhớ lại những gì mình đọc được về vấn đề này và những gì mình hiểu được theo cách cái nào đó.Dù cái tôi đọc cái tôi hiểu có thể chưa hẳn là đúng Ngoài những gì thu thập được qua sách vở.Tôi cũng đã từng hỏi những bậc chú, bác ngày xưa vốn là quân nhân ở biển chính hiệu.Những nhân chứng sống ấy bây giờ tóc pha sương trắng.Trãi qua nhiều thăng trầm họ gắng nhớ và cố quên nhiều thứ trong cuộc đời.Nhưng họ vẩn khẳng định chắc nịch rằng hòn đảo ấy là của ông cha.Một phần máu thịt của lãnh thổ mang hình chữ S.
Tôi đã cầu mong nhiều lần, mong những cảm nhận của mình là sai.Khi tôi nhận thấy ở đâu đó sợ thờ ơ, lạnh nhạt của một số người dưới một hình thức nào đấy.Cũng như có rất nhiều vị nam nhi ngồi trên,ngồi trước.Lời nói của họ có giá gấp trăm, gấp ngàn lần những kẻ thấp cổ bé miệng như tôi. Nhưng họ vẩn im lặng né tránh khi được hỏi đến.Né không được thì nói chung chung cho qua chuyện.Thậm chí đôi khi người ta dễ dàng nhận ra được cái sự ẩn ý,đùn đẩy,tìm nặng lánh nhẹ trong câu nói của họ.Không biết gọi là đó là nhân nhượng hay nhu nhược nữa.
Cũng đúng thôi tham sống sợ chết xét cho cùng vẩn là cái ải khó qua nhất của con người.Hay bởi nhà cao cửa rộng, chăn êm nệm ấm.Cùng những nàng hầu mĩ miều xinh đẹp,những chân dài tươi mát nuột nà.Khiến cho cái chất nam nhi ấy tan biến như bọt bong bóng xà phòng mất rồi.Hay là bởi những cái đầu khôn ngoan ấy tính toan rằng: ''Thôi thì cứ cắt cho kẻ tham lam một miếng thịt trên miếng thịt mình có.Để mua lấy sự yên ổn mà nhấm nháp chổ thịt còn lại ''.Ác nổi có bao giờ họ nghĩ tới nếu sự việc không dừng lại ở đó.Được một lần tất có lần thứ hai điều đó không có gì là lạ.
Chẳng có con bò nào đưa cái lưỡi xấu xa, tham lam ra liếm vài vạt cỏ ở một cánh đồng xanh mướt,rồi lại chịu bỏ đi. Có mấy con tằm chỉ ăn một góc lá dâu. Tôi không tin họ không nhận ra được cái ý đồ đen tối ấy.Hay họ có những kế hoạch chiến lược hoàn hảo, lưỡng toàn kỳ mỹ hơn, mà đứa con gái nhỏ bé ngu dốt như tôi không thể nào đoán được hay ngờ tới.Thôi thì ngoài phương pháp ngồi nghe ngóng thì còn biết làm gì hơn.Hay là nên học thói nói ngang rằng: ''Tôi không ở Việt Nam nên chẳng quan tâm ''.Nhưng cái chữ Vietnamese rành rành thì giấu đi đâu? Tổ tông ông bà, gốc gác họ hàng thì chối bỏ làm sao? Có ai biết cách thay đi dòng máu đang chảy trong người mình không? Chỉ dẩn cho tôi với.
Bâng khâng tôi nhìn quyển sách mình vừa đọc xong và trở lại với nàng công chúa mà tôi vừa bắt gặp qua những con chữ. Quyển truyện có cũ đi nhưng cái kết vẩn như xưa dù tôi có đọc trăm lần cũng thế thôi. Chẳng giúp được gì cho nàng công chúa ấy. Cuộc đời cũng như số phận u hoài của nàng đã được thơ ca và âm nhạc nói đến qúa nhiều.Thi nhân từ xưa đến nay đã tốn biết bao bút mực để khắc họa. Làm gì đến lượt kẻ ngu ngơ như tôi.Tôi của ngày hôm nay không sướt mướt thương cảm nàng như thời bé thơ.Không phán đoán nàng như thời mới lớn đầy hiếu thắng.Tôi đặt mình vào hoàn cảnh của từng nhân vật để giải đáp cho những câu hỏi của mình ngày trước.
Tại sao vua cha và anh nàng lại chấp nhận đánh đổi nàng. Tôi tin họ chắc hẳn cũng rất đau lòng và không muốn như thế.Bằng chứng là sau đó anh trai nàng vua Trần Anh Tông đã sắp đặt kế sách để có thể đem nàng từ chốn xa xôi trở về lại cố quốc. Phải chăng họ biết đặt lợi ích đất nước lên trên hết.Biết hy sinh một công chúa để lãnh thổ được nối dài thêm một cách danh chính ngôn thuận. Còn vị tướng quân sao không giữ nàng lại bằng tình yêu và sự anh dũng của mình.Lẽ nào ông ta có thể vượt lên được thường tình nam nữ của con người.Quan niệm quân thần thời phong kiến cao hơn tất cả hoặc với cái đầu trận mạc của mình ông ta biết đôi khi cần bỏ đi cái tình riêng.Hay là do ông ta thấu hiểu như thế nào là nên làm khi thu về một dãi đất đai mà không tốn một tất sắt.Không cần đổ một giọt máu của binh sĩ.
Cuối cùng là Huyền Trân.Nàng công chúa theo sử sách ghi chép lại thì nàng là một trang quốc sắc thiên hương, làu thông kinh sách. Đáng ra phải có cuộc đời yên ả, hạnh phúc như bao nàng công chúa khác.Sao nàng lại phải lấy một người xa lạ không yêu.Vào ngay thời ấy người đời đã kỳ thị,dè bĩu, châm biếm cuộc hôn nhân của nàng bằng nhiều lời chua cay.Vẩn còn lưu truyền trong sách sử cũng như ca dao dân gian cho đến hôm nay.Nhưng chắc có một điều mà ai cũng biết cũng công nhận là hai châu Ô, Lý.Tức là từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay có được là do từ nàng công chúa ấy mà ra.Nói thẳng thắn hơn là được đánh đổi từ nàng để thu về dãi đất hàng ngàn dặm ấy.Dù đời sau có phán xét ra sau, thế nào thì sự thật đó vẩn là điều mà người ta không thể chối bỏ.
Trong cái nóng ôi bức của đêm mùa Hạ nằm gối đầu lên quyển truyện vừa đọc xong.Lặng nghe cơn gió thoảng xào xạc bên hè như câu hát ru của thiên nhiên.Tôi chìm vào cái tâm trạng ngày xưa người ta đem công chúa đi đổi đất.Vậy mà ngày nay lắm người muốn bỏ rơi thậm chí đánh đổi một phần đất đai của tổ tiên cha ông.Để mua lại bã vinh hoa cho riêng mình.Mơ màng giữa hư thật, chập chờn nữa tỉnh, nữa mơ.Hình như đêm nay tôi nghe nàng Huyền Trân khóc.
Song Nhi
 

Xem Tiếp: ----