T rong các tiêu cuộc của mười ba tỉnh nam bắc, nếu tổng tiêu đầu của Trung
Nguyên tiêu cuộc là Bách Lý Trường Thanh đứng ra nói rằng, tiêu cuộc của
ông ta chỉ là một cái tiêu cuộc nhỏ bé, thì ông ta có ý nói là, phóng tầm
mắt ra khắp thiên hạ, cũng tìm không ra một tiêu cuộc nào khác có thể gọi
là lớn.
Mười ba tỉnh nam bắc còn có tiêu cuộc nào xưng là đệ nhất? Không có cái nào cả,
bởi vì tổng tiêu đầu của Trung Nguyên tiêu cuộc là Bách Lý Trường Thanh cũng chỉ nói, Trung Nguyên tiêu cuộc là đệ nhị thôi.
Trung Nguyên tiêu cuộc có bao nhiêu phân cuộc trong mười ba tỉnh? Điều đó e
rằng chính Bách Lý Trường Thanh cũng đếm không ra.
Phân cuộc quá nhiều, danh tiếng quá nổi. Bao nhiêu đó cũng quá đủ cho Bách Lý
Trường Thanh suốt ngày ở nhà trồng hoa nuôi ngựa, hưởng phúc thanh nhàn.
Thật ra, Bách Lý Trường Thanh đã mười bảy năm nay chưa phải đi bảo tiêu lần
nào. Dù hàng lớn cách mấy, cũng chỉ có phó tổng tiêu đầu là Kim Bằng đi theo bảo
tiêu.
Mười bảy năm qua, tất cả các chuyện lớn nhỏ, Bách Lý Trường Thanh đều giao cho
Kim Bằng xử lý, Kim Bằng trở thành cánh tay mặt của lão, không những vậy, y chưa hề làm chuyện gì sai lầm.
Vì vậy, lúc Kim Bằng báo cáo với lão ta, mọi chuyện đều đã thu xếp ổn thỏa, lão ta
nên gật đầu nghe theo, khoan khoái mà cười lên một tiếng mới phải.
Nhưng lần này, lão ta không cười.
Không những không cười, mà thần sắc còn ra chiều nghiêm trọng hỏi:
- Điều tra hết tất cả rồi đấy chứ?
- Tuyệt đối an toàn.
Kim Bằng nói:
- Vì chuyện này, chúng ta đã chuẩn bị gần một năm nay, nguyên một đoạn đường
phải đi qua, đều đã được chuẩn bị rất an toàn, tổng tiêu đầu có thể an lòng được rồi.
- Mười mấy năm nay, cũng may nhờ có ngươi, trước giờ chưa hề có điều gì sai lầm,
ta cũng rất yên tâm, có điều chuyến này, quá quan trọng đi.
- Tôi cũng biết thế, ba ngàn năm trăm vạn lượng vàng, bao nhiêu là tiền bạc? Làm
bao nhiêu chuyện tám mươi đời cũng không hết.
- Đúng vậy đó, vì vậy chuyến bảo tiêu này nhất dịnh không thể có gì trục trặc, nếu
không, đừng nói ta và ngươi, chỉ sợ nguyên cả sự nghiệp của tiêu cuộc, đều bị tiêu hủy
trong một thoáng chốc. Không những vậy, đây là chuyện chết chém cả nhà đó.
- Tôi biết, vì vậy mà trong kinh có phái ra Liễu Thừa Phong đại hiệp, bảy tháng
trước đã chiếu theo con đường chúng ta đi mà an bày mọi chuyện ổn thỏa.
- Liễu Thừa Phong bên đó có tin tức gì đem về đây không vậy?
- Cứ mỗi mười năm hôm là ông ta gởi tin tức về.
Kim Bằng nói.
- Đều chỉ là hai chữ.
- Hai chữ gì?
- An toàn.
- Nếu đã an toàn rồi, thì cũng nên khởi hành đi thôi.
Chuyến tiêu này, Bách Lý Trường Thanh thân hành đi theo bảo vệ.
*
Ngưu Nhục Thang thật tình nóng ruột quá, cả đời nàng ta chưa hề nóng ruột như
lần này.
Nàng ta thà người ta đem nàng ra một đao chém quách, còn hơn ngồi trong tù, đợi
đến lúc bị đem ra hành hình.
Bởi vì chờ đợi chỉ đem lại sốt ruột, mà sốt ruột chỉ làm cho người ta chịu không nổi.
Thật tình nàng ta chịu không nổi nữa.
Nàng ta đập liều vào bốn bức tường chung quanh, lớn tiếng hô hoán lên.
Trừ tiếng hồi âm dội lại, chỉ có một cặp mắt nhìn nàng ta trừng trừng.
Một cặp mắt lạnh lẽo.
Cặp mắt ấy không chừng cũng không nhìn gì nàng ta, chỉ đang nhìn về khoảng hư
không chỗ nàng ta đang đứng thế thôi.
Tây Môn Xuy Tuyết là một hạng người thế đó, đối với mọi thứ chung quanh y, hình
như y không bị ảnh hưởng một mảy may.
Ngưu Nhục Thang bỗng nhiên ngừng lại không đập vào tường nữa, nàng ta bước lại
đứng trước mặt Tây Môn Xuy Tuyết.
Nàng ta nhìn trừng trừng vào Tây Môn Xuy Tuyết bằng cặp mắt tuyệt vọng:
- Bọn họ sẽ giết chúng ta phải không?
Tây Môn Xuy Tuyết chẳng thèm nhìn nàng ta nửa mắt, hình như câu hỏi này không
đáng được trả lời.
- Bọn họ sẽ giết chúng ta phải không?
Ngưu Nhục Thang hỏi lại lần nữa, lần này, nàng ta dùng sức lay hai vai của Tây
Môn Xuy Tuyết.
- Không.
Đấy hình như không phải là lời của Tây Môn Xuy Tuyết, mà là của Ngưu Nhục
Thang lay một hồi mới ra, từ trong bụng lay ra tới cổ họng, từ cổ họng ra tới miệng, lay
ra tới bên ngoài.
Một câu trả lời chẳng có sinh khí gì cả, nhưng lại đem đến hy vọng cho Ngưu Nhục
Thang. Ánh mắt của nàng ta không còn có vẻ tuyệt vọng trong đó, mà đã sáng rỡ lên.
Nàng ta nói:
- Thật không? Bọn họ sẽ không giết chúng ta?
Tây Môn Xuy Tuyết chẳng lắc đầu, cũng chẳng gật đầu.
Nhưng Ngưu Nhục Thang đã cao hứng muốn nhảy múa cả lên, nàng ta lại nói:
- Tôi hiểu ý của ông, ý của ông là, bọn họ bỏ thuốc mê vào trong rượu, chứ không
phải thuốc độc, điều đó có nghĩa là, bọn họ không hề có ý giết chúng ta, đúng không?
- Không đúng… không đúng… không đúng.
Ngưu Nhục Thang tự mình trả lời:
- Nếu như bọn họ không giết chúng ta, tại sao lại giam chúng ta trong này?...
Đấy hình như là một câu hỏi cần phải suy nghĩ kỹ càng.
Tại sao lại đem Ngưu Nhục Thang và Tây Môn Xuy Tuyết giam lại mà không giết
đi?
Bọn họ đâu có giá trị gì.
Lục Tiểu Phụng đã chết rồi, bọn họ lại đây để trả thù, không giết bọn họ, chỉ có
thêm phần nguy hiểm, không có gì hay cả. Vấn đề này, Ngưu Nhục Thang không thể
nào trả lời được, dù nàng ta có nghĩ bể cả đầu ra, cũng không cách nào trả lời được.
Bởi vì, câu trả lời nằm ở trong đầu của bọn hung thủ.
Tây Môn Xuy Tuyết hình như đã nghĩ tới điểm đó từ lâu, vì vậy y nhắm mắt lại
chẳng thèm nghĩ gì cả.
- Tại sao không giết Tây Môn Xuy Tuyết cho rồi?
Đấy là câu hỏi của Sa đại hộ.
Xem ra, vấn đề này, ngay cả Sa đại hộ cũng không biết luôn.
- Đúng vậy, tại sao không giết Tây Môn Xuy Tuyết cho rồi?
Đấy là câu hỏi của ông chủ tiệm tạp hóa và ông chủ tiệm quan tài.
Cái vấn đề này hình như chỉ có một người biết.
Bởi vì những người hỏi câu đó, đều nhìn về phía một người.
- Nguyên do không giết hắn đi.
Cung Tố Tố đứng dậy nói:
- Là vì kiếm phổ của hắn.
- Kiếm phổ?
Sa đại hộ hỏi:
- Chúng ta còn muốn kiếm phổ của hắn làm gì?
- Ngươi không muốn học một thân kiếm pháp tuyệt thế vô song sao?
- Muốn thì muốn, nhưng bây giờ không muốn nữa.
- Tại sao?
- Bởi vì chúng ta đã sắp biến thành đại phú hào, học kiếm pháp làm quái gì?
- Có tiền rồi, là vũ công gì cũng chẳng thèm luyện nữa sao?
Cung Tố Tố hỏi.
- Bà nói cũng đúng. Bà biết mỗi người chúng ta có thể chia ra được mỗi người bao
nhiêu tiền không?
Sa đại hộ hỏi.
- Ta tính không ra.
- Tôi cũng tính không ra, chẳng qua tôi biết, mỗi người chia tiền ra, xài đến tám
chục đời cũng còn chưa hết.
Sa đại hộ nhìn quanh một vòng rồi nói:
- Có bao nhiêu đó tiền, không đi tiêu cho khoái lạc một phen, còn đi luyện kiếm
pháp làm gì?
Gương mặt như người chết của ông chủ tiệm quan tài, bỗng nhiên có tý máu hiện
ra, hình như y đã biến thành một người khác, từ một người chết biến thành hoàng đế
vậy, y nói bằng một giọng rất hứng khởi:
- Đúng vậy, có tiền rồi, chúng ta chỉ việc tha hồ mà tiêu, lo gì đến chuyện học
kiếm?
- Không những vậy, để Tây Môn Xuy Tuyết ở đó, chúng ta còn có thêm một áp lực
lớn lao.
Sa đại hộ nói.
- Các ngươi yên tâm, cái nhà lao đó, quỹ còn thoát ra không nổi, huống gì một gã
Tây Môn Xuy Tuyết?
Cung Tố Tố nhìn mọi người nói:
- Các ngươi chỉ ham tiền, chẳng thèm kiếm phổ, vậy thì chuyện của Tây Môn Xuy
Tuyết, để cho ta lo liệu vậy.
- Có điều...
Sa đại hộ muốn nói mà ngừng lại.
- Ngươi sợ hắn bay ra khỏi nhà lao của ta sao? Ngươi cứ yên tâm, chuyện đấy có ta
lo.
- Tại sao lại để cho bà lo? Chuyện này mọi người ai ai cũng phải lo.
Gã ăn mày ba chân bốn cẳng chạy vào nói câu đó.
- Ngươi biết chúng ta đang nói chuyện gì không?
- Chuyện gì?
- Chuyện chúng ta đã nói đi nói lại rồi đó!
- Bọn họ lại rồi sao?
Gã ăn mày gật đầu, nói:
- Bọn họ đã lại.
Bọn họ? Bọn họ là ai?
*
Lão già hình như rất quen thuộc với đường xá trong Hoàng Thạch Trấn, lão ta cố ý
đi quẹo qua bên này, lách qua bên kia, đi đến tận đầu bên kia của Hoàng Thạch Trấn,
vừa đúng lúc mặt trời lặn xuống.
- Bà xem, tôi nói có sai đâu?
Lão già nhìn mặt trời lặn nói:
- Tôi đã nói đến Hoàng Thạch Trấn là đúng hoàng hôn, có phải gạt bà đâu?
- Điều đó ông chẳng gạt tôi, có điều ông gạt tôi chuyện khác.
Lão bà nói.
- Chuyện khác? Tôi gạt bà chuyện gì?
- Ông gạt tôi đi qua đi lại oan uổng hết cả nửa ngày trời.
- Vậy thì tôi chẳng phải gạt bà.
Lão già nói:
- Tôi đã nói với bà rồi, đến Hoàng Thạch Trấn là vừa đúng hoàng hôn, bà nói phải
là lúc trời đang giữa trưa kia.
*
Cờ hiệu của Trung Nguyên tiêu cuộc, nghinh theo gió chiều, bay phần phật.
Bách Lý Trường Thanh ngồi ngay ngắn trên lưng ngựa, hai mắt loang loáng rất có
thần.
- Kim Bằng, phía trước có phải là Hoàng Thạch Trấn ngươi đã nói qua đó không?
- Đúng vậy.
- Tuyệt đối an toàn phải không?
- Chúng ta cứ ba tháng lại qua đó tra xét một lần, cả trấn ai ai cũng là dân sinh
trưởng ở đây, trừ một gã tên là Sa đại hộ.
- Sa đại hộ?
- Sa đại hộ là dân bị đày lại đây, bỗng nhiên đào đâu ra được vàng trong một cái
núi nhỏ, bèn định cư lại, bởi vì y có tiền, cho nên ngẫu nhiên cũng có lúc thu lưu mấy
tên vong mệnh côn đồ.
- Chẳng qua, vũ công mấy tên côn đồ đó, chúng ta chỉ cần đưa ngón tay ra, là
đánh ngã hết cả bọn.
- Nếu vậy thì tối nay chúng ta sẽ được ngủ ngon một bữa.
- Tôi cũng nghĩ vậy.
- Bà cũng nghĩ gì?
Lão già hỏi.
- Tôi nghĩ, nếu bọn họ nói ngủ ngon đưọc một giấc, thì chỉ có một chuyện có thể
xảy ra.
Bà lão nói.
- Chuyện gì?
- Người chết là ngủ ngon nhất.
- Tại sao bọn họ lại chết đi?
- Đem theo bao nhiêu đó tiền, đến một nơi như Hoàng Thạch Trấn, ngoài mặt có
vẻ yên tĩnh, bên trong thì sóng gió ba đào thế, không phải là đi tìm chết sao?
- Sao bà biết bọn họ đem theo tiền bạc?
- Ông không thấy vết xe lún trên mặt đất sao? Ông xem lún xuống bao nhiêu? Chỉ
sợ bọn họ đem theo toàn là vàng ròng.
- Tôi xem không phải đâu.
- Sao?
- Nếu đem theo vàng ròng, sao chỉ có bao nhiêu đó người?
- Vậy thì ông đoán thử xem họ đem theo gì?
- Đá cục.
- Đá cục?
- Đúng vậy, đá cục.
- Sao ông biết?
- Đoán thôi. Tôi xem trong xe bọn họ chỉ có chứa toàn đá cục thôi, chỉ có đầy là
đá, bọn họ mới cả gan đi vào Hoàng Thạch Trấn như vậy.
- Ông biết mấy người đó là ai không?
- Ai?
- Tổng tiêu đầu của bọn họ là Bách Lý Trường Thanh, phó tổng tiêu đầu Kim Bằng,
Nga Mi nữ hiệp Tư Đồ Phong, Tư Đồ Oanh, Tư Đồ Yến, Thanh Thành kiếm Huyền Đạo
Tử.
- Thật sao?
- Tôi có nhìn lầm bao giờ?
- Nếu vậy bọn họ đem theo vàng rồi.
- Tôi không biết.
- Tôi biết, cách tốt nhất là lại xem thử ra sao.
Gian nhà của Sa đại hộ đèn đuốc huy hoàng.
Đối với Sa đại hộ mà nói, hôm nay là ngày lớn nhất trong đời y.
Được chiêu đải tổng tiêu đầu của một tiêu cuộc lớn nhất mười ba tỉnh nam bắc, là
một chuyện mong ước còn không được.
Vì vậy, ngoài chuyện phân phó nhà bếp chuẩn bị món ăn ngon ra, y còn ra đứng
trước cửa tự mình cung nghinh đại giá Bách Lý Trường Thanh.
Không những là y, bao nhiêu người ở Hoàng Thạch trấn này đều tụ tập ở đây chờ
đợi.
Trên mặt của mỗi người đều hiện rõ vẻ tươi cười đắc ý.
Bởi vì, đó chính là lúc gã ăn mày nói:
- Bọn họ đã lại.
Bọn họ, dĩ nhiên là những người trong Trung Nguyên tiêu cuộc.
Thật ra, nói cho đúng thêm một chút nữa, bọn họ mà gã ăn mày nói đây, phải nên
bao gồm những cổ xe chứa đầy vàng bạc trong đó.
Vàng bạc xài cả tám chục đời cũng không hết.
- Bọn họ vào nhà Sa đại hộ rồi.
Lão già nói.
- Ồ, cá đã lọt vào lưới.
- Làm sao đây?
- Làm sao? Coi hỷ kịch chứ còn sao nữa.
- Giờ phút này còn coi hỷ kịch?
- Nếu không, ông còn muốn làm gì?
- Đi cứu người chứ làm gì.
- Cứu người? Cứu ai?
- Cứu bọn họ.
- Bọn họ? Bọn họ bây giờ có nguy hiểm gì? Bọn họ còn đang ăn cho no, uống cho
say, làm gì có nguy hiểm đâu ra?
- Vậy...
Lão già không biết nói gì.
- Chúng ta đi cứu người thôi.
Bà lão nói.
- Không phải bà mới nói bọn họ có nguy hiểm gì đâu sao?
- Tôi không nói bọn họ, tôi nói người khác.
- Người khác, người khác là ai?
- Chẳng là ai, là Tây Môn Xuy Tuyết.
- Y? Bà biết y ở đâu?
- Dĩ nhiên là biết, nếy không còn nói đi cứu ai?
- Tại sao bà lại cho là y cần được cứu?
- Bởi vì y không có trong lều, không những vậy, tôi xem bọn Sa đại hộ đắc ý cực
kỳ, nếu Tây Môn Xuy Tuyết còn ở đâu đó, làm sao bọn họ còn khoái trá như vậy?
- Tại sao bà lại muốn đi cứu Tây Môn Xuy Tuyết?
- Tôi đã nói rồi, y là tiểu bằng hữu của tôi.
- Tiểu bằng hữu là đi cứu sao?
- Bởi vì cái vị tiểu bằng hữu này có thể giúp chúng ta làm rất nhiều chuyện. Ví dụ
như đi xem thử trong xe là đá cục, hay là vàng ròng.
- Vậy thì sao chúng ta không mau mau đi cho rồi?
Lão già còn chưa nói xong, người đã vọt ra.
Có điều, lão ta còn chưa đi đâu được, bởi vì cổ áo của lão ta bị bà lão chụp lại.
- Bà làm gì thế?
- Câu nói đó phải là do tôi hỏi mới đúng. Ông tính làm gì vậy?
- Đi cứu người mà.
- Cứu người? Cứu người đi hướng này.
Đêm, đêm không có ánh trăng.
Phòng giam vốn rất u ám nặng nề, trong một đêm như vậy, lại càng lộ vẻ âm u, lão
già bất giác chau mày lại, bà lão cũng bất giác chau mày lại.
- Tại sao bà chau mày?
Lão già hỏi.
- Tại ông chau mày chứ sao.
- Tôi chau mày với bà chau mày liên quan với nhau sao?
- Dĩ nhiên là vậy.
- Quan hệ ra sao?
- Bởi vì ông chau mày bộ điệu giống một người.
- Đúng vậy.
- Ai?
- Lục Tiểu Phụng.
- Thật sao? Tôi mà giống Lục Tiểu Phụng?
- Đúng vậy, chẳng qua có chút mày bạc tóc bạc thôi, cũng có thể là, một gã Lục
Tiểu Phụng đầu tóc bù xù mặt mày lem nhem thế thôi.
Lão già bật cười, lão ta cảm thấy rất đắc ý:
- Chỉ cần giống Lục Tiểu Phụng, ai thèm đến tóc tai bạc trắng làm gì.
Lão ta bỗng thở ra nói:
- Chỉ tiếc là...
- Chỉ tiếc là Lục Tiểu Phụng đã chết rồi?
- Đấy chỉ là một chuyện.
- Còn chuyện kia?
- Chỉ tiếc là chúng ta còn có chuyện phải làm, không thì tôi còn muốn mời bà ăn
một bữa cơm no nê.
- Tại sao?
- Bởi vì, trước giờ chưa có ai nói tôi giống Lục Tiểu Phụng.
- Giống Lục Tiểu Phụng thì có gì hay? Còn có người kêu Lục Tiểu Phụng là Lục
Tiểu Kê đấy.
Bà lão nói:
- Không những vậy, Lục Tiểu Phụng đã chết rồi, nói ông giống một người chết, có
gì là hay ho?
Lão già không nói gì nữa, lão ta lẳng lặng đi về hướng phòng giam.
Nhưng lại bị bà lão giật ngược lại.
- Bà làm gì đó?
- Ông tính làm gì vậy?
Bà lão hỏi ngược lại.
- Không phải chúng ta đi cứu người sao? Lục Tiểu Phụng đã chết rồi, cũng không
nên kéo Tây Môn Xuy Tuyết chết theo phải không?
- Tôi bỗng cảm thấy có một chuyện còn trọng yếu hơn cả cứu Tây Môn Xuy Tuyết.
Ịợi làm xong chuyện này, đi cứu Tây Môn Xuy Tuyết cũng không muộn.
- Chuyện gì?
Bà lão không trả lời, chỉ nở một nụ cười thật thần bí.
o O o