Phủ Khai Phong có con gái của quan Khâm sai đại thần họ Trương, tên là Trương Mỹ Lan, Mỹ Lan có sắc đẹp của một tuyệt thế giai nhân. Cha nàng, quan Khâm sai đại thần lúc bấy giờ giữ chức Đại pháp quan, thay mặt vua trông coi việc hình pháp, pháp luật cho tất cả các tỉnh miền Bắc, trong đó có phủ Khai Phong, đó cũng là nơi chôn rau cắt rốn của giòng họ Trương.
Quan đại thần họ Trương là một ông quan nghiêm nghị, có một chút hà khắc, nhưng ông rất thương Mỹ Lan, ngoài ra đối với tông tộc họ hàng, ông có phần châm chế. Bà vợ ông thì nắm toàn quyền cơ ngơi trong nhà...
Một ngày kia, Trương phu nhân, nhân về thăm quê có dẫn về một người cháu, người này, vì nhà quá nghèo, không có thể tiến thân, tên là Trương Phố, mười sáu tuổi, anh hơn Mỹ Lan hai tuổi lại là vai anh.
Thấy Trương Phố là một thanh niên tuấn tú, lại ăn nói nho nhã nên cả đại gia đình, kể cả gia nhân trong phủ, ai cũng quý mến.
Riêng đối với Mỹ Lan, Trương Phố đã quý mến người em khả ái này từ khi chàng mới bước chân về phủ...Hai người chơi với nhau rất là thân mật.
Khi Trương Phố mới về, phu nhân có ý tin tưởng, bà nghĩ rằng, dù sao, chàng cũng là người trong gia tộc cho nên phu nhân đã chỉ định chàng làm quản gia.
Nhưng, phàm đã làm chức ấy, thì phải nghiêm khắc với con ăn người ở. Đằng này, vốn tính nhu hòa, chàng cứ để mặc ai muốn làn gì thì làm. Hình như trong suốt thời gian phu nhân giao việc, cậu không hề la mắng, hay trừng phạt một ai. Cửa nhà vì thế mà buông lỏng.
Phu nhân nói với chồng:
- Ông xem đó, từ ngày nó làm quản gia, trong ngoài đều lỏng lẻo. Tôi cũng muốn giúp nó đấy chứ, nhưng tính nết như thế...
Quan Khâm sai chau mày:
- Nó không làm được, thì cho nó ra coi vườn.
Thế là cậu Trương nhà ta lại phải đi coi vườn! Coi năm ba người làm vườn, nhưng cậu ta lại rất thích thú, cậu cảm thấy cậu gần gũi thiên nhiên hơn. Có những buổi tối, cậu nằm trên cái chõng tre nghe tiếng côn trùng kêu ra rả khắp vườn, cậu sung sướng trầm mình trong hoa chanh, hoa bưởi. Ban ngày, cậu lấy những cục than vẽ những hình người, hình cảnh vật trên những tấm gỗ. Chẳng ai dạy chàng cả, nhưng những nét vẽ của chàng rất sống động. Chàng còn lấy đất sét nặn những hình tượng rất có hồn.
Mỹ Lan thường đứng nhìn chàng vẽ, chàng nặn. Có khi còn đứng cả hàng giờ để nghe chàng Trương kể chuyện. Tình cảm của đôi nam thanh nữ tú càng ngày càng keo sơn gắn bó.
Cho đến một hôm, Phu nhân hỏi lão quản gia:
- Nhà ngươi có thấy Tiểu thư đâu không? Sao đôỉ này ta đi ngang qua thư phòng, ít gặp tiểu thư quá vậy.
Lão quản gia thưa:
- Bẩm phu nhân, Tiểu thư ở dưới vườn. Cô thường xuống đó trò chuyện với Trương công tử.
Phu nhân chau mày:
- Nhà ngươi mời Tiểu thư về đây gặp ta.
Mỹ Lan nhẩy những bước chân sáo lên tiền sảnh, thấy vẻ mặt của mẹ không vui, nàng chột dạ:
- Thưa mẹ gọi con.
Phu nhân nói ngay:
- Ta muốn từ nay, con không được xuống vườn nữa! Chỗ ấy là chỗ của kẻ ăn người làm.
Mỹ Lan chu mỏ:
- Nhưng anh Trương Phố là anh con mà, anh đâu có phải...
Phu nhân gắt:
- Chuyện đó lẽ ra mẹ đã phải cho con biết lâu rồi, nam nữ thọ bất thân. Từ nay ta cấm chỉ.
Nói xong phu nhân đứng dậy, bà quay ngoắt vào trong để lại cho những giòng nước mắt của Mỹ Lan cứ thế tuôn trào...
Từ hôm đó, giờ khắc trôi qua đối với Mỹ Lan lẫn Trương Phố là những khoảnh khắc dài đằng đẳng. Cả hai người đã biết rằng có một thứ tình cảm, khác hẳn với tình anh em đã len lén đi vào hai trái tim, nó như những chiếc rễ, bám chặt vào tâm hồn của nhau rồi.
Một hôm, lợi dụng lúc phu nhân vắng nhà. Mỹ Lan chạy xuống vườn, thấy Trương đang cặm cụi nặn những hình nhân bằng đất sét. Nàng phụng phịu:
- Anh có nhớ em không? Sao anh cứ mải mê nặn với vẽ như thế?
Trương Phố chỉ những bức tượng to nhỏ:
- Lan hãy xem, những bức tựơng này giống ai?
Mỹ Lan ngỡ ngàng, nàng nhận ra dưới tấm ván kia, có vô số Mỹ Lan, khuôn mặt, hình dáng đều giống nàng...
Cho đến một hôm. Trương Phố lên thưa với phu nhân:
- Thưa nãi nãi, con đã kiếm được một chỗ học nghề!
Phu nhân hỏi:
- Nghề gì?
Trương Phố thưa:
- Con đã xin được chỗ học nghề thợ ngọc tại một tiệm rất danh tiếng. Xin cô chú cho phép?
Phu nhân gật đầu bằng lòng, bà thấy trong lòng bà như nhẹ hẳn đi, bà không muốn sự hiện diện của cái gai này trước mặt bà nữa.
Thế là từ đó, sáng đi đến chiều tối mịt, Trương Phố mới về nhà. Mỹ Lan thì càng ngày càng buồn, nàng chỉ mong cho đến tối, để được đứng trên lầu nhìn xuống, nơi góc vườn kia, có một trái tim đang hướng về nàng. Có những đêm, nhớ Trương quá, nàng chạy đại xuống vườn. Hai người chỉ kịp nói vài câu bâng quơ, rồi như đã bị tiếng ho của ông quản gia nhắc nhở. Họ buông nhau ra, nuối tiếc...
Chuyện ấy lại đến tai phu nhân
- Đêm hôm qua, con lại xuống vườn làm chi?
Mỹ Lan cúi đầu không trả lời.
Phu nhân gạt phăng khay trà xuống đất. Một tiếng Ộ XoảngỢ khô khốc vang lên. Mỹ Lan chờ cơn thịnh nộ của mẹ.
Phu nhân cầm chiếc quạt uy quyền chỉ vào mặt con gái:
- Con đã không làm theo lời mẹ dặn. Con phải nhớ, con đã lớn lắm rồi. Ta không muốn nói chuyện này với cha. Con hãy liệu thần hồn...
Rồi vào một đêm kia, Cái đêm hôm ấy,. Đất trời hôm ấy đã mãi mãi nằm gọn trong ký ức của hai kẻ yêu nhau..
Mỹ Lan nằm mãi mà vẫn không ngủ được, dưới kia, chỉ ngay dưới kia thôi, người yêu của nàng giờ đây đang làm gì nhỉ. Nàng cứ thắc mắc mãi một câu hỏi đơn giản như thế. Tiếng dế kêu não lòng, rồi ánh trăng gợi tình ỏng ẻo chiếu qua cửa sổ thôi thúc. Ộ giờ này, lão bõ đã ngủ rồiỢ. Nàng dón dén đi xuống...
Bóng trăng sao vằng vặc trên trời, sương lạnh lòa xòa mặt đất. Tiếng Trương Phố như có hơi ấm:
- Anh nhớ em vô cùng, Lan ơi!
- Em cũng nhớ anh lắm, nhớ như chưa từng nhớ một vật gì trên thế gian này như vậy, nhưng mẹ nghiêm khắc lắm.. Mà sao anh cứ nhìn em đăm đăm như vậy kìa?
Trương Phố nhìn lên bầu trời:
- Người ta bảo chị Hằng đẹp lắm, anh đang tìm chị để so sánh xem, giữa em và nàng ấy ai đẹp hơn ai?
- Em sợ lắm, em sợ mẹ biết em xuống dưới này...
Trương Phố ôm lấy đôi vai gầy của Mỹ Lan, lời nói ấm áp như tiếng gió đang đi trên những mảng sương:
- Nếu như sáng mai anh phải ra pháp trường mà tối nay, anh được ôm em như thế này, anh cũng bằng lòng.
Mỹ Lan bật khóc:
- Anh cũng biết rằng, chúng ta là anh em họ, không thể lấy nhau...
Trương Phố kéo nàng vào lòng:
- Nhưng con tim của hai đứa mình đã thuộc về nhau rồi... Chúng đã lấy nhau rồi! Anh yêu em, anh không thể sống thiếu em...
Chàng dụi mặt vào mặt nàng, vào cổ nàng, rồi vòng tay ôm chặt lấy tấm thân mềm mại nhưng nóng hổi của nàng...
Người con gái mất hẳn nỗi lo sợ và bỡ ngỡ lúc ban đầu. Cả thân mình nàng hừng hực như một lò lửa, nàng níu lấy chàng, đê mê, hé môi, nhắm mắt, đón nhận...
Có tiếng con chim cú kêu sương. Mỹ Lan chợt tỉnh, nàng vội vàng đứng dạy, ú té chạy vào trong nhà, đóng ập của lại, rồi như muốn trốn tránh một thứ gì, nàng lấy chăn trùm kín mặt. Cả người của nàng như muốn bay vút lên cao...
Ngoài vườn. Trương Phố ngồi ngẩn nngơ, nhìn ánh trăng trải vàng trên những cành cây ngọn cỏ.
Sự bột phát của một thứ tình mà thường ngày nàng không nghĩ là nó nóng bỏng, dạt dào và mãnh liệt đến thế...Suốt đêm hôm ấy, Mỹ Lan cứ trằn trọc, nàng nhớ đến khuôn mặt dịu hiền nhưng đanh thép của mẹ, nàng nhớ đến phút giây vừa rồi...hừng hực, khao khát, khi hai làn môi tìm đến nhau, bám chặt vào nhau. Không gian hình như ngưng đọng, chỉ có hai trái tim thanh xuân đang thổn thức...
Từ đêm hôm ấy, con người của nàng như hoàn toàn thay đổi. Nàng lảng tránh không muốn gặp Trương Phố. Trương phố cũng biết, lúc này, người yêu của chàng đang rất xúc động, rất bối rối.
...Nhưng rồi, cái chuyện đêm ấy, sau đó phu nhân cũng biết được, lần này, bà không la mắng con gái nữa, nhưng cái ý định kén rể cho nhà họ Trương của bà càng lúc càng cương quyết... Ộ Lửa đã bén vào rơm rồiỢ, thế nhưng, quan Khâm sai, chồng bà thì nghĩ khác, ông muốn để Mỹ Lan tùy ý chọn ý trung nhân, nhưng, Ộ Nhất định không phải là là Trương Phố đâu đấyỢ Ông đã nói như đinh đóng cột như thế.
Do đó việc hôn nhân của Mỹ Lan cứ nay lần mai lữa không ai muốn nói đến. Và... Ngày qua ngày...
Về phần Trương, chàng tiếp tục học nghề thợ ngọc. Đúng là một nghệ sĩ thiên bẩm. Chỉ có ba năm sau, chàng đã trở thành thợ chính, tiếng tăm của chàng đã bắt đầu nổi lên. Ông chủ tiệm ngọc rất quý mến chàng, quý mến, phần vì ông cũng là một nhệ nhân, phần vì khách hàng càng ngày càng chỉ muốn chính Trương phải làm hàng cho họ. Phủ Khai Phong vốn là chỗ phồn hoa đô hội, các phu nhân đều đổ về tiệm bán ngọc, mong làm khách hàng của tiệm, trong những người ghé tiệm. lại có cả phu nhân quan Khâm sai.
Năm ấy, triều đình tổ chức lễ khánh thọ của Hoàng hậu rất linh đình, các quan trong triều, từ lớn tới nhỏ đều đang nặn óc kiếm bằng được chân châu, mỹ ngọc để có thể mua được nụ cười của Hoàng gia. Quan Khâm sai trằn trọc từng đêm. Phu nhân biết tâm trạng của chồng, bà lại nghe, có nhiều phu nhân trong triều đang tính thuê hẳn Trương Phố về nhà họ để làm nữ trang, bà đem ý định ấy nói với chồng. Quan Khâm sai nói:
- Ta cũng đã có nghe danh của nó! Ừ nhỉ! Nó là người nhà, tại sao lại không nhờ nó nhỉ? Phu nhân kêu nó lên gặp ta, để người khác thuê mất thì không được đâu.
Trương được gọi lên. Ông nói với Trương:
- Này con, đây là một dịp đặc biệt, ta hoàn toàn trông cậy vào con. Bảo vật con làm, tác phẩm đó sẽ được dâng lên cho vị mẫu nghi thiên hạ, con nên nhớ, quà mừng của quan Khâm sai phải rất đặc biệt! Nếu con làm tốt, Hoàng hậu, không những hài lòng về Phủ gia nhà mình, mà người còn ban tặng rất nhiều cho con nữa, Ta nghĩ đã đến lúc con vang danh với đời rồi đấy.
Thấy chàng Trương có vẻ băn khoăn, ông hỏi:
- Chắc trong lòng con có điều gì không ổn.
- Thưa thúc phụ, làm nghệ sĩ, tự do là một khao khát cao nhất, sống trong cái nhà này. Tuy con được thúc phụ và nải nải thương yêu như con, nhưng con có cảm tưởng, luôn luôn có con mắt của ai đó nhìn từng bước chân con đi...
Quan khâm sai nhìn vợ, ông biết đó là chuyện gì, ông vuốt râu cười thống khoái:
- Được, ta sẽ để cho con một căn phòng rất lớn. Con cứ tự do.
Rồi ông cho gia nhân đem đến một khối ngọc lớn. Trương Phố xem xét rồi nói với chú rằng:
- Quả là một khối ngọc không tì vết, với khối ngọc này, con sẽ sáng tạo ra một pho tượng Quan Thế âm...
Quan Khâm sai ngắt lời chàng:
- Ồ, một pho tượng Phật ư? Đình chùa miếu mạo thiếu gì?
- Thưa thúc phụ, với trí năng của con, bức tượng này, sẽ không giống những bức tượng ấy đâu. Thúc phụ tin con...
Ba tháng trôi qua, mọi việc hoàn tất... Ộ Đẹp tuyệt vời!Ợ Quan Khâm sai kinh ngạc. Bỗng dưng, ngài đăm đăm nhìn pho tượng, mồ hôi ông vã ra. Tất cả cử chỉ khác thường của ông khiến ai ai cũng nhìn lại bức tượng. Từ khuôn mặt tới thân hình nhang nhác như Mỹ Lan! Một chân dung không thể chê vào đâu được, từ ông chủ tiệm cho tới những người không biết gì đến nghệ thuật đều nói như thế! Đặc biệt, hai chiếc khuyên đeo trên nhánh tai pho tượng có thể xoay tròn mà không cần ráp nối. Thỉnh thoảng chúng chao qua trao lại phát ra một thứ âm thanh réo rắt.
Quan Khâm sai nói nhỏ với vợ:
- Đẹp thật, nhưng giống con ta quá.
Phu nhân hãnh diện:
- Thì có sao đâu? Bộ con ta không đẹp sao chứ? Nhưng...Tôi sợ nó vận vào người con mình...
Nói thế, nhưng ông bà rất hài lòng.
- Đẹp lắm Trương Phố ạ, ta tin rằng trong chốn cung đình, tiền muôn vạn tải kia cũng không ai có, cũng chưa hề có một tác phẩm nào như thế cả...Nhưng, sao nó giống Mỹ Lan nhà ta quá thể thế này.
Trương đỏ mặt:
- Tượng Phật tương trưng cho cả tinh hoa của vạn vật, của chúng sinh. Em Mỹ Lan cũng là siêu phẩm của tạo hóa vậy.
Bức tượng được dâng lên Hoàng hậu, Hoàng hậu đã ngẩn ngơ cả tiếng khi nhìn ngắm báu vật mà bà chưa từng được ai dâng lên cho mình! Ô, kìa! Trong dôi mắt kia, hình như có cả ánh sáng nữa. Hình như có tiếng nói nữa. Hình như có một ma lực nào đó. Ộ Ta là Hoàng hậu, bao nhiêu phiên quốc, bao nhiêu danh gia, phú hộ đã tặng ta không biết bao nhiêu là vàng bạc châu báu nhưng ta chưa hài lòng, đắc ý. Đây là vật báu nhất đời của taỢ
Chàng Trương lẽ dĩ nhiên được ông chủ tiệm, đặc biệt triều đình trao tặng không biết cơ man nào tiền bạc. Danh tiếng của Trương Phố nổi lên như cồn.
Riêng quan Khâm sai hỏi vợ:
- Nàng xem thằng Trương nó cần gì, thích gì thì phải tưởng thưởng nó, sao cho xứng đáng mới được. Ta vào triều, các quan đều chúc mừng, công của nó không phải là nhỏ.
- Thiếp đã dò ý nó rồi, nhưng, có điều này, phu quân cho thiếp hỏi...Trong lúc vui
miệng, hình như phu quân có bảo nó: Ộ Muốn cái gì cô chú cũng choỢ phải không?
Quan Khâm sai gật đầu. Phu nhân tái mặt:
- Nó bảo, bây giờ, mọi vật chất trên thế gian đối với nó là vô nghĩa! Nó chỉ muốn con Mỹ Lan!
Quan Khâm sai tím mặt, ông dằn từng tiếng:
- Không thể được. Không thể có chuyện loạn luân như thế được.
Phu nhân mới đem tất cả những vụng trộm bà biết được, kể cho chồng nghe. Quan Khâm sai mặt càng tái tím, ông nghiến răng:
- Như thế bà hãy kiếm nơi nào gả con Mỹ Lan ngay cho tôi.
Phu nhân nói:
- Tôi có đánh tiếng đến nhà quan Thượng thư rồi, Hoài công tử vừa trúng tuyển trạng nguyên lại là trang thanh niên anh tuấn. Ta mà thông gia với bên đó, cũng là một điều đại cát.
Quan Khâm sai nói như đinh chém đá:
- Gả cho ai cũng được, thằng phu xe cũng được nhưng không phải Trương Phố.
Bà thưởng tiền cho nó, rồi đuổi cổ nó ra khỏi nhà cho tôi...
Hung tin ấy đến với Mỹ Lan chẳng khác nào sét đánh mang tai, nàng rụng rời. Từ ngày Trương được nổi tiếng, chàng không phải ở dưới vườn nữa, nhưng cũng phải ở trong một căn phòng mé tây của phủ, có con đường ra vườn.
Mỹ Lan gõ cửa. Thấy người yêu đầm đìa nước mắt, chàng biết ngay chuyện gì đã xẩy ra.
Mỹ Lan nói dồn dập:
- Không thể trì hoãn nữa anh ạ. Mình phải trốn, trốn thật xa, trốn đến một nơi nào không ai biết gốc gác của mình, anh sẽ làm nghề thợ ngọc. Chúng mình còn có nhiều nữ trang, không thể chần chờ được đâu!
Trương ôm lấy Mỹ Lan:
- Đành rằng vậy, nhưng, em là cành vàng lá ngọc, sợ ra ngoài, nơi nhiều bụi bậm của chốn hồng trần...
Mỹ Lan quả quyết:
- Ở đâu cũng được, sống làm sao cũng được, khổ ải thế nào cũng được, miễn sao chúng mình có nhau...
Họ bàn tính nửa đêm hôm sau sẽ băng ngang qua tường để trốn.
Đêm đến, lại một đêm trăng nữa, nhưng những ánh trăng vàng rải khắp không gian lần này, không phải để chứng kiến những nụ hôn tình, những ve vuốt yêu đương nữa mà lại là một trợ thủ đắc lực cho lão quản gia vẫn hằng ngày, hằng đêm để mắt theo dõi họ
Trương Phố vừa mới tính ẫm Mỹ Lan lên tường, thì lão đã chạy đến, lão nói vừa như van xin, vừa như một mệnh lệnh:
- Tiểu thư khoan đi, để tôi bẩm báo với phu nhân trước đã.
- Không, ta cần đi gấp, không có thì giờ xin phép mẹ ta.
- Nhưng tôi không thể để tiểu thư đi được. Tôi là kẻ ăn người làm, tôi phải theo lệnh chủ. Phải biết giữ thanh danh cho Phủ đường này.
- Hãy buông ta ra, chính ta là chủ.
- Không, chủ tôi là quan Khâm sai và phu nhân. Tiểu thư phải đi với tôi vào bẩm với phu nhân mời được.
Hai bên cứ thế giằng co. Trương Phố cùng đường, chàng ôm chặt lấy lão, định để Mỹ Lan trèo lên tường trốn trước, chàng sẽ chạy sau. Không ngờ, ông quản gia già là thế nhưng còn nhiều sức lực, ông ta vuột ra được, quay lưng chạy định la, định khua mõ báo động. Trương Phố đuổi theo, đẩy ông lão ngã sấp. Ông lão mất đà, đâm lao xuống một cái hố, toàn rễ cây gồ ghề và một tảng đá rất lớn. Một tiếng Ộ HựỢ bật ra, thân hình lão quằn quại, chân tay giẫy đành đạch rồi nằm im bất động.
Trương Phố sợ hãi ngồi sụp xuống: Dưới ánh trăng vằng vặc,chàng thấy rõ một dòng máu chảy rỉ rỉ đẫm những cọng tóc bạc. Lão đã chết!
Mỹ Lan hoảng hốt:
- Làm thế nào bây giờ hả anh?
Trương Phố vốn là một nghệ sĩ, chàng cũng run cầm cập:
- Không, anh cũng không biết nữa, nhưng chắc chúng ta phải trốn ngay, kẻo không kịp nữa đâu em ạ.
- Nhưng...Còn xác của lão?
- Trời ơi! Anh cũng không biết, nhưng chúng ta phải sống!
Mỹ Lan vừa khóc vừa quô vội hai túi nải, Trương Phố đỡ nàng lên tường.
Ánh trăng vẫn chiếu, lần này chiếu sáng con đường mòn cho những đôi chân đang đào thoát...
Gần đến trưa, người ta mới phát ra cái chết của lão quản gia cùng với sự mất tích của Mỹ Lan và Trương Phố.
Không bút mực nào tả xiết thái độ nóng giận của quan ông và những giọt nước mắt đau khổ của quan bà.
- Trước hết phải giấu kín chuyện này. Còn hai đứa khốn nạn bại hoại gia phong đó_ Ngài quắc mắt...Ta sẽ cho lệnh đào bới khắp mặt đất để xem chúng mày có cánh để bay lên trời được hay không. Phải bắt cho bằng được chúng, đem về chặt đầu rồi chôn mỗi đứa một nơi, xem chúng mày có chung sống với nhau được không nào...
Quan Khâm sai gầm thét.
Đôi thanh niên nam nữ, sau khi trốn khỏi phủ, cứ thế vừa đi vừa chạy, có những lúc Mỹ Lan mệt quá, Trương Phố phải cõng nàng. Cho đến gần sáng, hai người đã mệt lả. Họ đang ở mé rừng. Trương Phố nhìn Mỹ Lan:
- Tội nghiệp cho em.
Nhưng khi nhìn lại trang phục của Mỹ Lan chàng vội nói:
- Phải cải trang mới được. Anh có mang theo đồ của mấy người làm vườn đây này...
Họ cải trang thành hai người nghèo khổ, rối cứ thế, ngày đi đêm nghỉ, họ tránh xa những nơi thị tứ, tránh cả những bến sông lớn. Cuối cùng, một con sông rộng bát ngàn hiện ra trước mặt họ. Con sông Dương tử chia cắt giữa Nam-Bắc.
- Đến đây coi như mình đã thoát, em xem kia, mặt sông thật đẹp...
Mỹ Lan vẫn còn sợ:
- Chúng ta phải đến một bến đò vắng để thuê thuyền, qua bên kia sông mới chắc là còn sống anh ạ.
Trương Phố nói với ông lái đò:
- Tôi sẽ trả tiền như ông cụ đòi, nhưng xin cứ chênh chếch cho về phía Tây, càng xa càng tốt, để khỏi phải dùng ngựa...
Mấy tháng sau thấy đã xa lắm rồi, hai người mua một căn nhà, nhà tuy nhỏ nhưng những tiếng mưa tí tách từ trên mái nhà, tia ánh trăng chiếu qua cửa sổ, và ánh ban mai chiếu vào phòng ngủ của hai kẻ yêu nhau đã lần lần hồi phục nỗi lo sợ của tai nạn vừa qua...
Một hôm Trương Phố bảo vợ:
- Anh nghe ở Giang Tây này có nhiều ngọc tốt. Hay vợ chồng mình bán nhà đến
Giang Tây đi em?
Mỹ Lan thảng thốt:
- Trời đất ơi! Anh chưa biết sợ hay sao mà lại nghĩ đến chuyện ngọc! Không, phải đi xa thêm nữa, và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện ngọc nữa anh ạ...Anh đừng bao giờ quên lão Tài đã chết, chúng ta đã giết lão, chúng ta là những kẻ sát nhân đang bị truy nã.
- Nhưng chúng ta đâu có giết lão?
- Làm sao chứng tỏ nỗi oan đó được đây? Em tính, chúng ta lại phải đi xa nữa, và đừng có ở lâu một chỗ. Em biết cha em, ông không tha cho chúng mình đâu anh à?...Rồi miệng ăn núi lỡ, rồi...Anh sẽ làm những thứ tầm thường như đèn lồng, hay nặn những con vật bằng đất sét rồi em sẽ đem ra chợ bán...
Trương Phố ngơ ngác:
- Anh mà làm lại phải làm đèn lồng hay nặn đất sét hay sao?
Mỹ Lan trố mắt nhìn chồng, nàng vừa thương vừa giận anh chàng chồng nghệ sĩ.
Bỗng Trương cầm tay vợ, giọng anh nghẹn ngào:
- Anh nói em đừng buồn, ngoài tình yêu em ra, anh còn có một thứ tình, nó luôn cuốn hút anh vào một nỗi đam mê...Vả lại Lan à! Giang Tây cách phủ Khai Phong cả ngàn dậm, chúng ta sẽ học nói theo giọng miền Nam, chẳng ai để ý đến tên thợ ngọc nghèo khổ này đâu.
Mỹ Lan nhìn chồng thương hại:
- Thôi được, anh làm nghề thợ ngọc cũng được, nhưng phải đi xa hơn nữa, và anh đừng có làm khéo quá. Vụng về hơn nhiều để họ không biết gốc gác của chúng mình anh nhé!.
Họ liền bỏ Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây rồi xuống Kế An, một thị trấn nhỏ nằm giáp biển, chỉ cách Giang Tô vài chục dậm.
Ở Giang Tây có loại đất sứ và đất sét trắng, tốt nhất Trung quốc. Kế An tuy hẻo lánh nhưng vẫn thuộc về tỉnh Giang Tây, có thể mua được hai loại đất này rất dễ dàng. Lan vẫn thường nhắc Trương:
- Anh nên đổi qua nghề làm sứ đi anh ạ. Nếu quá lắm thì nặn những bức tượng bằng đất sét đi anh ạ.
Trương cầm hai tay vợ phân trần:
- Nếu muốn dấu tông tích anh, thì chúng ta đến đây, về địa lý đúng là một đầu Nam, một cuối Bắc rồi. Còn như nặn đồ sứ hay đất sét, người bình thường, cũng chẳng giấu được họ đâu em ạ.
Với số tiến họ mang theo, họ lại mua một căn nhà ở ngoại ô, mua các đá ngọc phẩm chất khác nhau rồi mở một cửa tiệm nho nhỏ, vừa làm nơi trưng bầy vừa để bán.
Mỹ Lan vẫn áy náy không yên. Linh giác của một người đàn bà vẫn hằng nhắc nhở nàng... Ộ Hãy coi chừng cha đấy!Ợ
Mỗi lần nàng nhìn những sản phẩm của chồng, nàng đều giật mình:
- Khổ quá đi thôi, anh cứ quen làm đẹp như thế này thì nguy hiểm lắm, phải làm xấu đi mới được.
Trương phố cũng muốn nghe lời vợ. Chàng rất thương nàng, chàng biết rằng, nếu không có chàng thì cuộc sống của cô Tiểu thư đài các này đâu có lao đao lận đận đâu. Thế nhưng khổ nỗi, đã làm nghệ sĩ, thì chỉ có thể làm đẹp lên chứ không cố tình làm xấu ra được. Mỗi một nghệ nhân, có dấu ấn riêng, có nét sáng tạo riêng...
Trương lén vợ chế tạo ra những hình nhân rất ngộ: Chú khỉ ăn cắp trái đào. Chú sóc bẻ trộm ngô, con chó đang vờ ngủ, con mèo thè lè cái lưỡi có con mắt xa xăm nhớ mẹ. Những con vật đó có những nét vừa thanh tú vừa tinh nghịch.
- Anh ơi, em đi chợ, nghe người ta bàn tán, họ rất thích những tác phẩm của anh. Em lo lắm.
Nàng dụi đầu vào người chàng:
- Nhắm mắt lại, đưa tay đây, có thấy gì không?
Trương cứ ngớ ra. Mỹ Lan bật cười:
- Ngốc, ngốc ơi là ngốc. Ông Ngốc sắp làm cha rồi ông biết không?
Trương bật ra như cái lo so:
- Ôi, chúng ta có tin mừng phải không. A! Một đứa con, anh sẽ là cha, con chúng ta sẽ rất dễ thương, căn nhà này, cuộc sống này, không còn cu ki hai đứa như trước nữa... Rồi anh sẽ truyền nghề cho nó..
Câu cuối cùng làm Mỹ Lan mất vui. Nhưng họ đã ăn nên làm ra thật. Danh tiếng các đồ ngọc của tiệm Bảo Hồ đã được khắp nơi biết tiếng. Khách hàng nườm nượp tới đặt mua. các du khách từ Nam Kinh xuống hay Giang Tô lên, đi qua Kế An thế nào cũng phải dừng lại trước cửa tiệm của chàng. Kế An từ đó cũng trở nên sầm uất vì có tiệm ngọc Bảo Hồ...
Ít lâu sau lại thêm tin mừng, Mỹ Lan hạ sinh một chú bé trai xinh xắn, tiếng cười của cha mẹ, tiếng khóc của trẻ con đầy ắp trong một căn nhà, bây giờ đã trở nên giầu có.
Nhưng, sự lo sợ từ bấy lâu của Mỹ Lan đã đến...
Một buổi sáng, cửa hàng vừa mới mở, thì có một người đàn ông bước vào. Ông ta không xem ngọc, nhưng bắt đầu một cuộc lục vấn:
- Ông có phải là Trương Phố, bà con với quan Khâm sai ở Khai Phong phủ hay không?
Trương Phố như bị sét đánh, chàng trấn tĩnh:
- Không, tôi không phải người phủ Khai Phong!
- Tại sao ông lại nói giọng Bắc?
- Ồ sao ông vô lý thế, cứ giọng Bắc là người Khai Phong sao?
Người đàn ông nhìn chăm chăm vào mặt Trương Phố hỏi gằn:
- Ông đã lập gia đình chưa?
Trương Phố vừa giận vừa sợ:
- Có gia đình hay chưa là việc của tôi, tại sao ông lại đến đây hỏi những điều không liên quan gì đến ông chứ? Mời ông ra khỏi nhà tôi...
Người đàn ông bỏ đi. Nhưng những mẫu đối thoại của hai người, Mỹ Lan đã nghe thấy hết, nàng cũng đã hé rèm ra và rụng rời khi biết rằng đó chính là lão lục sự đã từng làm việc dưới quyền của cha nàng...
- Em thật sự lo lắng, tai vạ chúng ta đến rồi anh ơi!
Trương Phố an ủi vợ.
- Đừng sợ, em ơi.! Bất quá chúng ta trốn tránh lần nữa là cùng...
Hôm sau người đàn ông đó lại đến. Trương nghiêm nét mặt:
- Tôi đã nói với ông, tôi không hề biết Trương Phố, Trương Phiếc gì cả. Ông đã làm phiền tôi nhiều quá.
- Được lắm, nếu ông cố tình không biết, tôi nói cho ông rõ: Trương Phố là một tên tội đồ, y vốn là cháu gọi quan Khâm sai là chú, y được ngài nuôi nấng, bao bọc, tạo công ăn việc làm, nhưng chỉ là một con ong độc nằm trong tay áo! Y đã trả ơn quan Khâm sai bằng cách quyến rũ Tiểu thư, con gái duy nhất của quan. Y đã cuỗm theo bao nhiêu vàng bạc của phủ. Nghiêm trọng hơn hết, để dẽ dàng trốn chạy, y đã giết viên quản gia một cách rất thê thảm. Tội của y đáng phải chém đầu nhưng quan ra lệnh phải giữ kín, chưa tiện xin lính ở trên xuống bắt ông! Tôi đã xem qua các đồ ngọc người ta mang đến Nam Xương, ngoài ông ra không ai làm nổi... Đúng, ông thật sự là Trương Phố.
Còn nước còn tát Trương Phố gằn từng câu:
- Hừ ở đời này đâu chỉ có mình Trương Phố của ông mới là người giỏi đâu?
Chán vạn người khác còn giỏi hơn nhiều.
- Tôi nghi ông và được quyền bắt ông để giải về phủ Khai Phong, mọi việc trắng đen sẽ tính sau. Tôi có biết mặt Trương tiểu thư. Nếu ông nói, ông không phải là Trương Phố. Xin hãy coi tôi là người khách, nhờ bà đem mời tôi một tách nước trà. Đúng hay không đúng, biết liền...
Trương Phố tê tái, không còn cách nào khác nữa, Chàng dục hoãn cầu mưu:
- Việc đó thì rất dễ dàng nhưng hiềm nỗi giờ này nhà tôi dẫn mấy nhỏ sang Giang Tô ăn giỗ bên ngoại rồi, có lẽ cũng vài ba hôm, mong bữa khác ông trở lại.
- Được, hôm nào bà về, tôi sẽ tới.
Người đàn ông vừa bước ra khỏi tiệm. Vợ chồng Trương Phố hoảng hồn vội vàng bàn tính với nhau, thu xếp các báu vật, thuê một con thuyền, ngay đêm hôm ấy, bỏ nhà bỏ cửa, xuống thuyền chạy trốn. Họ xuôi theo dòng sông.
Hơn một tháng bềnh bồng trên sông nước. Thuyền tới Cẩm Sơn thì thằng bé bị bệnh phải đỗ thuyền lại để bốc thuốc. Tiền mặt đã hết. Trương Phố phải mang bán một trong những đồ vật chàng sáng tác. Đó là một con chó bằng ngọc ngồi ngủ gật, một mắt nhắm, một mắt mở, một tai cúp, một tai vểnh trông rất buồn cười.
Người mua là ông Hoa Vạn, một ông lão buôn ngọc có lòng tử tế và rất thạo nghề...
- Chà, ngọc Bảo Hồ ở Kế An đây mà! Chỉ có Bảo Hồ mới làm được những thứ như thế này. Tôi đang tìm mua. Làm sao ông có thứ này?
Trương Phố nói dối nhưng trong lòng chàng có chút tự hào:
- Nhà ông tinh thật đấy. Ngày trước tôi có nhờ người bạn đi qua Kế An mua cho. Nay túng tiền đem bán.
Cẩm Sơn còn gọi là Cam Tuyền, là một thị trấn nhỏ, nằm dưới chân một rặng núi cao. Phong cảnh, với một bên là sông nước bao la, một bên là núi non hùng vĩ, một cảnh non bồng nước nhược. Trương Phố bàn với vợ:
- Ở đây phong cảnh hữu tình, chú nhỏ đã lành bệnh, chúng ta mua một căn nhà thật xa.
Lan nghe lời. Sau đó ít lâu, Trương Phố lại bàn:
- Chúng ta nên mở một tiệm bán ngọc đi Lan à.
Lan giật mình:
- Trời ơi, anh chưa biết sợ hay sao? Sao anh cứ nghĩ đến ngọc đến ngà như thế. Gia đình ta đã thoát được như thế này, anh đừng để ý tới ngọc nữa. Chẳng lẽ đối với anh, ngọc lại giá trị hơn cả em và con hay sao?
Lan ngồi khóc. Trương Phố băn khoăn:
- Anh sẽ chiều mình, không làm ngọc nữa, nhưng anh có thể nặn đất sét, hay làm đồ sứ được không?
Lan ngao ngán nhìn chồng gật đầu.
Trương Phố lại sắm dụng cụ, lập lò nung, rồi chàng mua những loại đất sét tốt, hì hục nặn những pho tượng Phật phơi đầy sân và chuẩn bị đưa vào lò nung.
Những lúc ấy, chàng thường ra bến đò, gặp gỡ các lái buôn trên Ộ Con đường ngọcỢ Con đường này chạy dài từ Giang Tây, băng ngang qua tỉnh Quảng Đông, xuyên qua Kế An, Cẩm Sơn rồi tới các đồng bằng phì nhiêu ở phía Đông nam. Chàng rất thèm khát được sờ tay trên những thứ đá quý đó.
Có một lần lang thang trong thành phố, dán mặt vào những cửa kính của cửa hàng sang trọng, trong đó chỉ là những ngọc bình thường. Trương Phố thấy lòng xót xa, chàng về nhà, thấy mấy bức tượng bằng đất sét, bỗng nhiên giận dữ, vung chân đá bẹp dí các pho tượng:
- Đồ bùn đất vô giá trị này, tại sao người ta lại xếp mi là những nghệ thuật điêu khắc nhỉ? Ta, Trương Phố, muốn sáng tác những tác phẩm để đời, ta không cần tính mạng của ta nữa!
Mỹ Lan ứa nước mắt, nàng lắc đầu, thở dài:
- Anh yêu nghệ thuật hơn chính mạng sống của mình. Rồi những thứ mà anh đam mê đó, nó sẽ giết chết hạnh phúc và hủy diệt gia đình chúng ta_ Nàng lại khóc_ Anh ơi! Anh ơi!... Tôi là vợ, tôi biết trước việc dữ thế nào cũng sẽ đến nhưng không làm sao cản được.!
Trương Phổ ôm đôi vai thon nhỏ của người vợ:
- Thôi được rồi. Giữa tình yêu nghệ thuật và tình yêu của chúng ta, Anh chọn em và con! Anh sẽ nghe theo lời em. Chỉ có em và con là quan trọng đối với anh mà thôi.
Hàng ngày, chàng vẫn thường ra bờ sông, nhìn những người trao qua trao lại hàng ngọc cho nhau, nhìn sông nước bao la.
Cho đến một hôm...
Ông Lão Vạn lại tìm đến, nhờ chàng xem giúp ông ta vài món ngọc.
- Ông coi này, tôi mới ở Kế An về
Vừa nói, ông vừa mở một chiếc hộp có gói ghém cẩn thận:
- Đúng là tiệm Bảo Hồ đóng cửa thật rồi, nhưng tôi có mua những thứ này ở tiệm khác. Họ bảo đó là phẩm vật xuất xứ từ Bảo Hồ.
Trương Phố không thèm nhìn vì chàng biết đó là những vật giả mạo, nhưng khi nhìn thấy hình con khỉ ăn cắp trái đào thì chàng bỗng như nổi cơn điên:
- Đồ giả mạo! Trông chẳng ra hồn gì cả! Tượng ngọc, dù cho nhỏ hay lớn phải có hồn. Ngọc Bảo Hồ là những loại sản phẩm có hồn, lão biết không?
- Tôi biết, tôi biết. À mà quên, con chó tôi mua của ông, tôi bán giá gấp mười, thế mà thiên hạ vẫn tranh nhau mua đấy. Ông còn không? Bao nhiêu tôi cũng xin mua.
Tai Trương Phố lùng bùng:
- Tôi sẽ cho ông coi hàng của Bảo Hồ, những sản vật này mới là hàng chính.
Chàng dẫn ông Vạn về nhà, đưa cho ông coi tượng con khỉ ăn cắp đào. Ông ta năn nỉ gẫy cả lưỡi. Trương phải bán cho ông ta.
Mỹ Lan lại ngao ngán nhìn chồng.
Lên Nam Xương, lão Vạn hí hửng đem khoe với cánh lái buôn...
- Kỳ quá nhỉ, tại sao chủ tiệm đất sét lại có ngọc Bảo Hồ cơ chứ?
Thấy chẳng có ai tin, ông phân bua:
- Thật mà, tôi mua được hai con, nhưng tôi biết ông ta còn cất giữ nhiều lắm.
Từ đó tiếng đồn vang xa, tất cả những người đang thèm khát ngọc Bảo Hồ dồn về thị trấn Cam Tuyền. Trong đó có người lục sự đi cùng với ba người lính.
Họ đã đến, lần này để bắt cho bằng được Trương Phố và Mỹ Lan...
Mỹ Lan biết không còn cách nào khác, ngoài cách cứu sống chồng nàng. Viên lục sự lại biết mặt nàng. Mỹ Lan nói:
- Tôi cần phải thu xếp những đồ dùng cho con tôi nữa, cháu còn bé, đường thì xa, nó là cháu ngoại của quan Đại thần, nhỡ nó có mệnh hệ nào, các ông cũng lãnh một phần trách nhiệm đó.
Viên lục sự đã được quan dặn nhỏ là đối với Mỹ Lan phải đối xử tử tế, nên bằng lòng.
Vợ chồng Mỹ Lan vào nhà trong. Chuẩn bị đâu đấy xong xuôi. Lan lấy cái ruột tượng đựng các bảo vật, chính nàng khoác chéo vào ngực chồng, rồi mở cánh cửa sau. Giọng nàng đẫm nước mắt:
- Vĩnh biệt anh, vĩnh biệt tình yêu.
Trương Phố nấn ná:
- Anh muốn chết bên cạnh em và con. Anh muốn đền tội với em. Chỉ vì anh...
Nhưng Mỹ Lan cứ đẩy chồng ra phía vườn sau:
- Em dặn mình, lời cuối: Đừng bao giờ đụng tới ngọc nữa!
Chàng gật đầu vừa khóc vừa chạy. Khi đã ra khỏi khu vườn chàng còn ngoảnh lại, chàng biết lần này chẳng bao giờ chàng còn gặp lại hình bóng thân yêu này nữa. Chàng chỉ thấy khuôn mặt thẫn thờ của vợ, thân hình nàng như đang chới với. Một tay giơ lên cao, đưa ra đằng trước, đầu và cánh tay trái ngả sang một bên, như kiệt sức, như vĩnh biệt, như đang níu kéo nỗi tuyệt vọng, như đang xót xa cho số phận của nàng, của người chồng trăm năm cay đắng.
Thấy họ thu dọn quá lâu, mấy người đàn ông nóng ruột tông cửa chạy vào. Chỉ thấy đứa bé đang ôm lấy mẹ. Còn người mẹ thì đang nức nở...
Mỹ Lan và con được đưa về Khai Phong phủ, mẹ nàng đã mất từ lâu, cha nàng thì đã già nhưng cả người của ông vẫn toát ra vẻ oai vệ. Lan ứa nước mắt nhìn cha già. nàng lậy cha:
- Thưa cha con đã về. Xin cha thương con, thương lấy cháu...
Người nữ tì dắt đứa bé đến bên cạnh, nàng giúp con làm lễ tương kiến ông ngoại. Ngài vẫn ngồi yên trên ghế, nhưng gương mặt đã phảng phất vẻ hài lòng. Ông nhìn đứa bé, nó trông xinh xinh quá. Giống cả cha lẫn mẹ. Ngài hơi nhúc nhích, chìa một ngón tay ra cho nó nắm lấy tay ông ngoại.
Người lục sự rạp đầu xuống đất nhận tội về việc sơ ý để tội phạm trốn thoát. Ánh mắt ngài lộ vẻ đăm chiêu, dường như lưỡng lự:
- Thôi được! Có lẽ chẳng bao giờ ta tha cho nó. Tiếp tục đi tìm nó đem về chém đầu. Ta sẽ thưởng công thật lớn cho các ngươi khi hoàn thành công việc.
Đoạn ngài nhíu mày:
- Cái thằng vô ơn bạc nghĩa, đã phạm tội giết người còn phá hoại gia đình của nhà ta. Ta không thể tha cho nó đâu!
Thời gian dần dần, Lan vẫn ngóng trông tin tức của chồng, nhưng tin về Trương Phố vẫn bặt tăm...
Một hôm có quan Tổng đốc họ Dương cùng với đoàn tùy tùng trên đường tiến kinh, ghé lại Khai Phong thăm bạn. Quan Khâm sai rất mừng, mở tiệc khoản đãi. Trong khi ăn uống, quan Tổng đốc cho biết có đem tiến kinh một pho tượng rất đẹp cùng cỡ với pho tượng trước đây quan Khâm sai dâng Hoàng hậu. Nhưng theo ngài Tổng đốc, bức tượng này đẹp và ý nghĩa hơn bức tượng trước.
Ai cũng cho ra quan Tổng đốc nói quá, chứ cho đến nay, chưa có một bức nào qua mặt được pho tượng Hoàng hậu đang có.
Tiệc tàn, nữ tì dâng trà, quan Tổng đốc bèn cho bưng vào một chiếc gỗ lớn bằng gỗ quí, có các góc đều có cẩn bằng ngọc. Đích thân ngài tự mở hộp và đặt trên bàn
- Ồ! Trời ơi!
Mọi người trợn tròn mắt nhìn pho tượng rồi nhìn nhau kinh ngạc. Ngay người nữ tì bưng trà cũng phải sững sốt. Nó chạy vào báo tin với tiểu thư Mỹ Lan. Qua bức rèm mở hé. Mỹ Lan tái mặt, miệng lẩm bẩm như trong mơ. Cô không còn tin vào mắt mùnh nữa. Cô muốn ngã khụy...Ợ Chàng ơi, đúng là chàng rồi, chỉ có chàng mới tạc được hình ảnh của em. Chàng yêu em đến thế ư?Ợ
- Nghệ sĩ nào mà tuyệt vời thế, thưa quan huynh?
Vị Tổng đốc hơi kiêu hãnh, cố tình chậm lại để mọi người phải sốt ruột. Ngài chiêu một hớp nước rồi chậm giãi kể.
...Người nghệ sĩ này không phải tay tầm thường, Chỉ hiềm nỗi tôi không biết danh tánh. Tôi gặp anh ta trong một trường hợp đặc biệt. Số là có con cháu họ của phu nhân nhà tôi đi dự đám cưới. Nó mượn của phu nhân một vòng ngọc gia truyền, mà phu nhân tôi rất quý ít dám dùng tới. Đó là một cặp giống nhau, trên có khắc hình tứ linh. Chẳng may, nó đánh vỡ mất một cái. Nó vô cùng lo sợ, đi tìm tất cả tiệm bán ngọc, không ai làm nổi một chiếc khác thế vào. Cuối cùng, một yết thị được dán trước cửa Đông, đặt một số tiền thưởng lớn, hoa may ra...Ít lâu sau, một người nghệ sĩ tìm tới. Ông ta trông còn trẻ nhưng y phục trông vẻ nghèo nàn khiến con bé vô cùng thất vọng. Nó nghĩ bụng, một người có tài thường phải giầu hay có cuộc sống tương đối. Ông ta xem kỹ xong. Ông ta cười:
- Tiểu thư muốn làm một cái giống hệt như thế này, hay hai cái khác đẹp hơn.
- Tôi muốn làm một cái đúng như thế này mà thôi.
Ông ta lại mỉm cười.
- Chẳng khó khăn gì với tôi cả, Tôi còn có thể điêu khắc được những pho tượng trong cung đình nữa cơ mà...
Chiếc vòng hoàn thành. Con bé kêu lên ngạc nhiên, nó cứ ngắm nghía mãi không thể phân biệt được cái nào cũ, cái nào mới. Lúc đem trả, phu nhân cũng không thể biết. Tôi trách con bé sao không hỏi danh tánh ông ta. Nó nói ông ta bảo với nó rằng:
- Tôi là một người không nhà không cửa, không có quyền nêu danh tánh. Khi nào cần, cô cứ ra chợ nhắn Ộ Người thợ ngọc vô danhỢ là tôi tới.
Quan Tổng đốc ngừng lại một lát rồi tiếp
- Khi biết tin Hoàng hậu muốn có một pho tượng nữa, tôi bèn nghĩ ngay đến ông ta. Một mặt tôi cho tìm ông ấy, một mặt tôi ra lệnh tìm mua trên Ộ Con đường ngọcỢ một khối ngọc tốt và lớn.
Ông ta tới, vẫn quần áo tầm thường, điệu bộ lấm lét như một người đang trốn tránh. Tôi vừa buồn cười, vừa thương hại. Tôi mô tả hình dáng pho tượng mà trước đây Trương huynh đã dâng Hoàng hậu. cặp mắt ông ta sáng lên, một thứ ánh sáng kỳ bí, nửa vui mừng, nửa nuối tiếc.
Ông ta ngồi xuống xem lại khối đá ngọc. Ông ta ứa nước mắt:
- Trình quan lớn. Suốt trong đời tôi, tôi chỉ mơ ước sờ lên được khối ngọc tuyệt vời như thế này. Tôi sẽ đưa cả hồn tôi, cả người tôi yêu dấu vào nó. Nó sẽ là pho tượng đẹp nhất trần gian. Tôi chỉ xin ngài cho tôi tự do, không ai dòm ngó quấy rầy tôi cả. Tôi sẽ không lấy của ngài một đồng xu...
Tự do! Tôi biết người nghệ sĩ muôn đời chỉ khao khát thứ ấy thì họ mới sáng tác được, phát huy được tim óc của mình.
Tôi gật đầu ưng thuận
Ba tháng sau, khác với dự đoán của tôi là anh ta phải mất ít nhất là sáu tháng. Anh ta đã hoàn tất và đem lên phòng của tôi. Đặt ngay trước mặt tôi, với vẻ rất hãnh diện.
- Chao ơi! Tôi đã bàng hoàng rồi ngẩn ngơ khi nhìn pho tượng. Trong đời tôi, tôi chưa từng thấy một kiệt tác nào như thế cả. Trong khi tôi đang xúc động, thì ông ta đeo chiếc túi vải lên vai:
Thưa Thượng quan, tôi xin cám ơn ngài đã cho tôi để thỏa lòng mong ước của tôi: Tôi đã ghi lại được hình bóng người tôi yêu, trong hình tượng này.. Bây giờ xin phép Thượng quan tôi đi, Tôi không cần tiền bạc gì cả.
Tôi cứ ngẩn ngơ ngồi trên ghế, không hiểu ông ta nói cái gì, chỉ mang máng là hình như ông ta giã từ tôi. Tôi vốn chậm chạp lại bị thấp khớp, nên khi kiếm được đôi dép để chạy ra kêu gia nhân rượt theo... Thì ông ta đã mất hút..
Đấy câu chuyện về người nghệ sĩ tài danh ấy là như thế đấy..
Trong khi quan Tổng đốc chiêu một hớp trà. Thì bỗng có tiếng kêu, như tuyệt vọng từ trong phòng:
- Trời ơi! Chàng ơi!
Quan Khâm sai biết chuyện chẳng lành xẩy ra cho con gái. Ông chạy vào, thấy Mỹ Lan đang từ từ quỵ xuống đất, rồi nàng năm sõng soài trên mặt đất...
Quan Tổng đốc ngạc nhiên hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Một thực khách ngồi bên ghé tai nói nhỏ:
- Người nghệ sĩ mà ông vừa nói chính là Trương Phố, chồng của Tiểu thư con quan Khâm sai.
Rồi ông ta kể cho quan Tổng đốc về nỗi oan khuất và cảnh đoạn trường họ phải trải qua.
Tỉnh dậy, Mỹ Lan xin phép cha mình cho ra ngoài để tận mắt nhìn ngắm pho tượng. Nàng vân vê từng nét, từng nét, nàng hôn lên mái tóc của nó, hôn lên trán, hôn lên má, hôn lên môi trong tiếng nấc nghẹn ngào và những dòng nước mắt tuôn rơi...
Cả một đại sảnh to lớn như vậy, không ai là không rơi lệ. Quan Tổng đốc bị xúc động hơn hết, ông đứng bật dậy, cầm pho tượng trao cho Mỹ Lan:
- Con gái thương yêu của ta! Ta đã hiểu rõ tất cả, ta càng hiểu hơn sức mạnh của tình yêu và nghệ thuật, vật báu này là của con, con cứ giữ lấy nó. Với khả năng của ta, ta có thể kiếm tìm một vật khác để dâng Hoàng hậu. Với mọi người đó chỉ là một đồ trang sức nhưng với con, nó rất linh thiêng và gần gũi, nó còn là nguồn an ủi trước khi con được đoàn tụ với chồng.
Tiệc tan, người ta vẫn còn thấy hai ông quan, hai mái đầu bạc trắng còn đang rì rầm tâm sự.
Từ dạo đó, Mỹ Lan mỗi ngày một mòn mỏi, sự trông chờ của nàng như một ngọn đèn sắp hết dầu. Như có một loại vi trùng, đang gậm nhấm cơ thể héo hắt của nàng...
Quan Khâm sai, chắc do lời khuyên của quan Tổng đốc đêm nào, phần do thương con. Ông tuyên bố xá tội cho Trương Phố, rồi một năm sau, ông cùng một đoàn tùy tùng xuống tận Quảng Đông thăm quan Tổng đốc rồi nhờ quan hỏi thăm tin tức, tìm kiếm Trương Phố.
Nhưng chàng vẫn biền biệt.
Hai năm sau đó. Định mệnh chưa buông tha cho Mỹ Lan. Một cơn dịch hoành hành tại Khai Phong cướp mất đứa con của nàng. Không còn gì để bám víu. Nàng đã cắt tóc đi tu. Hành trang nàng mang đến cửa thiền chỉ có mỗi một pho tượng ngọc.
Theo như những tu sĩ cùng ở trong chùa nàng luôn luôn đóng chặt cửa phòng, không cho bất cứ ai được vào trong ấy. Nàng thức rất khuya, âm thầm ngồi viết những điều gì trên giấy, rồi sáng nàng lại đốt chúng đi.
Khoảng hai mươi năm sau, người nữ tu Trương Mỹ Lan đã từ giã cõi đời. Thân xác nàng thì đã tan rữa, nhưng pho tượng ngọc vẫn còn mãi để chứng minh cho hậu thế sức mạnh của tình yêu.

Hết


Xem Tiếp: ----