Chương 10


Chương 1

Một trong những điều Bảo Hân ghét nhất trên đời này là việc "Xuống xe khi ra vào cổng". Bao giờ tới nơi nào có yêu cầu như vậy, cô cũng phớt lờ và chạy tuốt. Nhưng hôm nay, ngay tại giang sơn của mình cô đã thua.
Ấm ức nhấn thật mạnh đôi guốc cao gót xuống nền cát ẩm, Hân dắt chiếc xe mini màu đỏ đi một nước. Không buồn quay lại nhìn cho rõ kẻ vừa kiếm chuyện với mình.
Nghĩ cũng hay! Bảo Hân vừa vắng mặt hơn 2 tuần, trường cô dạy đã xuất hiện nhân vật lạ? Lúc nãy chỉ liếc sơ thôi cô cũng đã nhận ra hắn khá độc đáo. Nhưng với giọng điệu cộc lốc đó, bộ dạng đó và cả gương mặt đó, hắn ta chỉ là "con dao cùn" lạc giữa rừng hoang thôi. Tiếc thật!
Ôi mà thây kệ... "con dao cùn" đó, sáng nay tâm hồn cô đang xao động, vui nhiều hơn buồn, cô chả chấp nhất làm gì cái trò... nguyên tắc cứng ngắc ấy. Còn ngày mai, ngày mốt, bữa kia nữa mà. Để rồi xem. Thôi! Hãy đợi đấy!
Thoáng thấy dáng Hân ở cửa, bọn trẻ đã ùa ra, reo hò ầm lên. Vứt chiếc túi xách lên bàn, cô ngồi xuống giữa lớp, cảm động nhìn những đôi mắt tròn như những viên bi, rồi những cái miệng ngây thơ thi nhau hỏi han cô không ngớt.
Mặc kệ học trò nhảy nhót ồn ào. Hân chống tay trên nền gạch bông mát lạnh, nghe lòng mình rộn lên niềm yêu thương kỳ lạ. Rốt cuộc cô cũng trở lại vương quốc tí hon của mình với mấy mươi thần dân xinh xắn như búp bê, chân tay lúc nào cũng nghịch ngợm phá phách làm đủ trò như đám con rối.
Chị Trúc bước vào, hai tay xách hai ấm nước to. Có lẽ không nhìn thấy Hân, vừa đặc ấm nước xuống bàn chị đã cầm chiếc trống lắc:
- Không ngoan rồi! Về chỗ ngay cho cô.
Bọn trẻ dạt ra bỏ Hân ngồi lại và chạy về chỗ của mình. Giọng Trúc mừng rỡ:
- Ủa! Em vào hồi nào? Hèn chi trẻ nó làm ầm ĩ là phải. Hết phép chưa? Bữa nay dạy luôn rồi chứ?
Cười cười Hân nhìn dây trầu bà xanh mướt bò ra từ mồm hai con rùa treo trên vách, hỏi trả lại:
- Em vắng mới nửa tháng, bộ chị đừ với tụi nó rồi sao?
Nhún vai Trúc đáp:
- Có người phụ, chị cũng chả có gì đừ, nhưng vắng em thì buồn.
Liếc Hân một cái Trúc tủm tỉm:
- Sao! Đi an dưỡng về có lên được... trăm gờ ram nào không?
- Em đố chị đó.
Nghiêng đầu ngắm nghía, chị Trúc khen:
- Mặt mày tươi tỉnh, da dẻ hồng hào, vui nhiều hơn buồn, chắc có lên cân?
- Về chất thì có lên, còn lượng thì như cũ.
- Là sao hả con khi?
- Là yêu đời, yêu người, yêu đủ thứ nhưng vẫn ốm.
Chị Trúc lắc đầu:
- Mệt! Trật tự vãn hồi, hòa bình tái lập, hết giận hết hờn rồi phải không?
Hai người cười khúc khích. Bọn trẻ thừa cơ hội làm ồn lên. Trúc lắc trống, bắt giọng cho cả lớp đọc theo:
"Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Bắp cải non
Nằm ngủ giữa... "
Khi tiếng "giữa" vừa rơi ra khỏi miệng, bọn trẻ lại cúi đầu úp mặt vào tay vờ ngủ. Lớp im phăng phắc.
Hân cười. Xem chừng nề nếp lớp của cô vẫn còn tốt dầu cô đã bỏ nó cả nửa tháng. Lờ lững trông ra đám sao nhái vàng hực ngoài sân, cô trả lời câu hỏi lúc nãy của Trúc.
- Không giận nữa với kèm theo một điều kiện từ phía anh ấy.
Trúc nheo mắt:
- Nó đòi làm đám cưới phải không?
Nhẹ nhè lắc đầu, Hân nói giọng nhỏ xíu:
- Chưa đòi cưới mà đòi làm sếp.
- Mà nó đòi cái gì? Em tin nó là... là chết nghe chưa? Đàn ông thời buổi này..
Mặt đỏ hồng lên, Hân gắt:
- Chị này! Giỏi tầm bậy khônghà. Làm như em ngốc lắm vậy đó!
Trúc cao giọng:
- Khi đã yêu ai dám ai không ai dại. Người ta mù quáng, u mê, si dại thì đúng hơn. Vậy chứ nó đòi hỏi em chuyện gì?
Chống tay dưới cằm Hân buồn buồn:
- Ảnh kêu em nghỉ dạy, ở nhà bán cà-phê. Em chả dám hé môi với ba má.
Trợn mắt như không tin, Trúc "xì' một tiếng:
- Xạo! Mày mà phải nghỉ dạy ở nhà bán cà-phê. Thằng Thuấn tính toán giống gì mà định để người yêu đẹp như vậy buôn với bán?
Tránh đôi mắt của Trúc, Hân đáp khẽ:
- Thì em với ảnh cùng làm ăn. Nói là bán cà-phê nhưng mình là chủ, đứng ra thuê mượn người khác, em đâu phải động móng tay.
Trúc vẫn lộ vẻ bất bình:
- Trời ạ! Bộ 2 đứa túng dữ lắm sao? trong khi chị thấy gia đình đôi bên cũng đâu đế nổi.
Thở dài, Hân rầu rầu:
- Ý anh Thuấn muốn vậy, vì tương lai lâu dài.
- Thế thì số mày khổ. Nếu lỡ yêu rồi thì miễn bàn. Tao thấy chưa chi mà nó tính toán quá. Nó muốn mày nghỉ dạy để buôn bán cực khổ, trong khi nhà cửa nó giàu nứt vách.
Kéo giá phơi khăn ra sân, Trúc hỏi Hân:
- Em trả lời với nó chưa?
- Chưa. Em vẫn thích đi dạy hơn.
- Vậy có gì đâu là vui để em yêu đời, yêu người, yêu đủ thứ.
Hân gượng cười:
- Dù sao hai đứa cũng hết giận hết hờn.
Trúc quả quyết:
- Rồi sẽ hai người đã vượt qua trở ngại lớn nhất là ông bố khó tánh của Hân để là của nhau như cô từng mong muốn, nhưng rõ ràng Bảo Hân canh cánh một nỗi buồn mà Thuấn không hiểu nguyên do. Có lẽ Hân buồn vì nghĩ tới ba mình.
Thuấn chợt nghe Hân thở dài và giọng cô yếu ớt:
- Anh có biết được có anh, bên anh em đã phải làm gì không?
- Em đã can đảm, anh hùng gây với ba một chập, chứng minh cho ba thấy anh chỉ thật lòng yêu em, còn với những cô gái khác là qua đường. Giống như ba, chỉ duy nhất yêu quý mẹ, nhưng đôi lúc cũng tìm vui với bạn bè, em út.
- Anh đừng nói nữa! Em không thích đâu.
Thuấn hơi ngỡ ngàng trước thái độ gắt gỏng của Hân, từ trước tới giờ cô luôn dịu dàng, chìu chuộng và nhỏ nhẹ với anh mà! Biết cô lại sắp dỗi khi nghe nói kiểu đánh đồng anh với ba cô đây, nên Thuấn vội phân bua:
- Anh xin lỗi! Anh chỉ đùa cho em vui chớ không có ý gì xấu về ba hết.
Hân lạnh lùng:
- Em không vui nổi khi nghĩ tới ba phản bội mẹ và giả dối với mọi người ra sao.
- Tại anh, anh đã thật thà ngu ngốc nói với em những gì anh thấy...
- Em cũng không nghĩ về anh như vậy vì anh lúc nào cũng thông minh biết tính toán hơn thua trước khi nói. Nếu anh không cho em biết chuyện của ba mà là một người khác thì em sợ khổ cở nào hả Thuấn? Em bây giờ chỉ còn mỗi mình anh, em đã đánh đổi ba để được anh.
- Đánh đổi là sao? Em lại nói kiểu chơi chữ, anh chẳng thể nào hiểu nổi.
Bảo Hân đưa tay kéo cao cổ áo gió lên, cô nhìn những vệt nước mưa loang trên ô cửa kính rồi nhớ tới những giọt nước mắt tủi thân của mình trong đêm. Không ai hiểu cô đâu, ngay cả ba cô, có thể ông chỉ nghĩ rằng cô qúa yêu Thuấn nên mới... hăm dọa ông như vậy. Bát nước trong sạch, tinh khiết đã đổ rồi, hốt lên có đầy cũng bẩn dơ, đục cạn, thôi thì cứ coi như thấy con đau bịnh ốm o tội quá, nên đồng ý gả phức cho rồi, còn được tiếng thương con.
Thật ra Hân yêu Thuấn một phần, hận ba mình bốn năm phần. Thay vì khóc lóc van xin ông đồng ý chuyện hôn nhân của mình, thay vì đặt ông trước chuyện đã rồi kiểu khôn ba năm một giờ lỡ dại, Hân lại chọn con đường và cách đi riêng cho mình. Đôi khi người ta xếp những kẻ ngông cuồng vào một duỗi với những thằng ngu ngốc, trường hợp này đúng đối với cô. Cô đã ngu ngốc chọn con đường cùng, với cách đi của đứa trẻ chập chững mà lại tưởng mình anh hùng đứng lên làm cuộc lật đổ người xứng đáng ở ngôi vua.
Bây giờ thì đã rõ, có đến ngày nhắm mắt Hân chưa thấy bình yên chớ đừng vội mơ viễn cảnh hạnh phúc bên Thuấn.
- Nè cưng! Sao cứ "lặng lẽ nơi này" hoài vậy? Lâu lâu mới được xổ lòng đi uống cà phê nghe nhạc với anh một lần, mà em cứ ủ dột như mưa dầm ngoài trời. Anh ngán qúa Hân à! Em lạnh tanh lạnh ngắt như mưa thế này anh biết sưởi ấm với ai.
Hân cười cười:
- Anh không biết là anh vừa khơi dậy ở lòng em nỗi đau âm ĩ sao Thuấn? Anh thừa biết em tự cao, kiêu hãnh, so ra tình em yêu anh có hơn lòng kiêu hãnh của em đó, nhưng đâu có nghĩa là em đã quên, đã tha thứ chuyện anh chia sẽ tình anh cho những cô gái khác. Ngày trước em lo sợ mất anh, giờ thì em ghen tuông vì anh. Nếu đã là của em mà anh còn quan hệ qua đường hay đùa vui với bất kỳ người đàn bà nào, thì chúng ta sẽ chia tay ngay đó.
Thuấn gãi đầu:
- Hôm nay em lên giọng bà... Thuấn nghe oai ghê! Anh đã có em rồi, ngu sao còn lèn èng với ai. Nhưng Hân nè! Em phải nồng nàn thắm thiết với anh hơn chút nữa, chứ nghiêm trang nguội lạnh quá, anh sợ em lãnh cảm mất.
Bảo Hân bưng tách cà phê lên nhấp một chút, giọng khẽ khàng:
- Em lãnh cảm thật sự mỗi khi tưởng tượng rằng anh từng ôm ấp, vỗ về một người khác.
Thuấn nhíu mày khó chịu:
- Anh không thích em nói chơi như thật, nói thật như chơi đâu.
- Thì em có nói chơi đâu nà! Bây giờ là ban đêm, mỗi đứa về làm một giấc, không mộng mị chiêm bao gì cả, sáng ra thức dậy nắng ùa vào đầy nhà, chim hót ngoài cửa sổ, ta vẫn chưa là gì của nhau và nếu anh muốn mãi mãi mình vẫn không là gì của nhau.
Thuấn nhìn Hân hoang mang. Sao cô có vẻ bất cần vậy kìa, khác với trước đây Hân luôn lo sợ mất anh. Đàn bà con gái thật khó hiểu. Đến từng trải, bản lãnh như anh còn lần không tới... Cũng may là anh giấu nhẹm chuyện có bà vợ hờ, Hân mà biết được thì gay go, vì cô ghét dối gian lắm, cô vẫn tin rằng Thuấn xuất cảnh nhờ ba anh bảo lãnh.
Nhìn Hân dõi mắt theo làn khói thuốc dật dờ, Thuấn mau chống thay đổi cách đối xử, anh lạnh lùng đáp trả:
- Vậy thì bây giờ anh đưa em về để ngủ cho ngon. Trời mau sáng lắm, lúc đó anh sẽ là con người khác, cho vừa lòng em.
Bảo Hân khúc khích cười, bưng ly cà phê lên kề vào môi Thuấn:
- Uống giùm em hết tách cà phê này rồi thức chờ trời sáng, nghe nói là ham lắm... Xì!...
- Thức với em, anh còn hứng thú. Chớ thao thức một mình thì anh không ham đâu.
Hân tựa đầu vào vai anh y như cô gái ngồi gần đó. Nãy giờ cô ta lim dim mắt dựa vào vai người yêu để nghe nhạc. Trong quán này các đôi tình nhân ôm nhau, hôn nhau và ngồi vào lòng nhau thật tự nhiên, chớ có ai e ngại, khó khăn như cô đâu. Thuấn ôm Hân thì thầm:
- Em xem người ta yêu nhau ra riết ghê chưa. Ai như em và anh, cứ y như...
- Y như gì?
Thuấn cười:
- Y như ông già, bà lão hết pin.
Bảo Hân phụng nghịu:
- Nói bậy không hà! Miệng lưỡi anh ghê gớm lắm, em chẳng biết trị bằng cách nào.
- Không biết phải học hỏi. Em coi kìa!
Thuấn hướng mắt về phía một đôi trai gái nãy giờ cứ hôn nhau quên trời, quên đất.
- Cứ như thế này thì rượu hay cà phê thuốc là cũng bỏ tuốt. Đó là phương pháp khoá miệng công hiệu nhất. Không tin em thử áp dụng coi. Hân ngước mặt lên chờ đợi. Cô thầm thì với Thuấn bằng giọng yếu đuối gần như thổn thức:
- Em yêu anh. Hôn em đi! Hôn em đi!
Khi mà anh ân cần tìm môi cô, Bảo Hân lại ngậm ngùi nhớ câu anh từng nói: "Ai có thể biết ngày mai thế nào. Hãy sống với những gì mình đang có là hạnh phúc nhất".
Đúng vậy! Giống những đôi tình nhân kia, Hân cũng đang hạnh phúc.
Triều nghiêng đầu ngắm nghía "sản phẩm" đầu tay của mình: Cái tivi bằng ván ép, đồ dùng dạy học mà Thạch Thảo cứ theo vòi vĩnh anh làm giùm cho bằng được. Và anh đã làm xong với những thêm thắt sáng tạo của kẻ chịu khó tìm tòi - "Rồi mình sẽ làm tặng Bảo Hân một cái, cái thứ hai nhất định phải độc đáo hơn cái này, khoa học hơn và đa năng hơn cái này". Triều mỉm cười một mình với những toan tính đầy lãng mạn. Anh sẽ vẻ toàn bộ tranh trong chương trình cho Hân dạy vì những tranh kia cũ quá rồi. Anh sẽ đóng thêm vài cái kệ theo mô đen trong catalô để cô đặt những chậu cây cảnh cho đẹp. Anh sẽ âm thầm nhưng hết sức vui vẻ làm những việc đó. Anh muốn gởi cô tất cả tình cảm của anh bằng mọi việc làm có ý nghĩ, để Bảo Hân hiểu rằng anh rất... quí cô.
Triều nhấc chiếc tivi nhẹ hẫng bằng một bàn tay rồi bước về phía dãy lớp học. Giờ ra chơi sân ồn ào vui nhộn với biết bao nhiêu tiếng cười hồn nhiên làm Triều có cảm giác mình như trẻ lại. Trong cái thế giới vô tư của con nít, người ta luôn trẻ ra chớ không già đi dù năm tháng vô tình cứ trôi qua.
Vừa thoáng thấy dáng Triều, Thạch Thảo đã hoạnh hoẹ:
- Làm cho em xong chưa? Chưa là đền à nha. Người ta chờ gần chết hà!
Sao mà anh ớn cái "nha" cái "hà" nũng nũng nịu nịu của Thạch Thảo đến thế. Đặt cái ti vi lên bàn, Triều chưa kịp nói gì thì ngoài sân đã có tiếng ồn ào bát nháo trộn lẫn với tiếng khóc của trẻ con.
Anh vội vã bước ra. Huyền Sương mặt mày hớt hãi đang ẵm ngửa con bé Thúy Vi trên tay. Triều nghe tiếng nó khóc và thấy mặt con bé máu me tùm lum.
- Trời ơi! Nó bị sao vậy? Ối! Máu, thấy sợ qúa! Thấy sợ qúa! Trời ơi! Chóng mặt!
Triều chưa kịp bước tới để xem con bé ra sao thì anh bị Thạch Thảo vừa ong óng vừa kéo tay ghị lại, mặt cô ta tái mét như xỉu tới nơi.
Vừa lo cho con bé Thúy Vi, vừa bực mình vì bị ghị kéo, anh nghiêm giọng nạt:
- Bình tĩnh lại coi! Làm cái gì la toáng lên vậy.
Triều cộc cằn hất tay Thạch Thảo ra, bước theo Huyền Sương về phòng y tế. Giọng ai đó lanh lảnh vang lên như kết tội:
- Học trò của Bảo Hân! Ngộ thật! Bỏ học trò chơi xả láng ngoài sân, cô trốn đi với bồ đàng nào rồi mà bỏ trò bị đẩy té phun máu, cô vẫn chưa hề hay biết. Tệ ơi là tệ!
- Dạo này con Bảo Hân hồn một nơi phách một nẻo, dạy dỗ quên đầu quên đuôi, chẳng cần thực hiện năm bước lên lớp gì ráo.
- Ôi! Một bước cũng đủ lên chức... bà rồi.
Triều sợ miệng mồn các "Miss" phòng không xế bóng này quá, lúc nào các cô cũng chờ có dịp để phát biểu cảm tưởng theo kiểu... ba người đàn bà họp lại thành cái chợ trời.
Không cười nổi với ý tưởng tếu thoáng qua trong đầu, Triều lắng nghe Huyền Sương nói:
- Con nhỏ ngồi xích đu chắc không quen, mà tụi con trai lại đẩy quá mạnh, nên chóng mặt té chứ gì. Em nghe cái bịch, quay ra đã thấy nó nằm dài dưới đất.
Không hiểu cô nó đâu mà chẳng coi chừng coi đỗi gì cả!
Triều vạch tóc con bé ra, phía trên trán có một vết nứt khá dài. Vừa thấm máu cho Thúy Vi, chị y sĩ vừa nói:
- Vết thương này phải đi may thôi! chắc bị va vào đá khi mặt úp xuống đất. Tội nghiệp có sẹo trên trán rồi! Đi kiếm Bảo Hân đi.
Huyền Sương dài giọng:
- Biết đâu mà kiếm. Chị chở nó tới nhà thương thì tốt hơn.
Bỗng dưng Triều bực mình. Không lẽ Bảo Hân thiếu trách nhiệm đến mức bỏ học trò trong giờ chơi để đi đâu với Thuấn như lời ai đó đã nói sao?
Thúy Vi nằm nhắm mắt, nó sợ quá nên chẳng dám khóc chỉ thỉnh thoảng lại nấc lên một cái thật đứt ruột. Triều bước tới:
- Đi với em chị Tiết. Chị bế con bé, em chở cho.
Chị Tiết "ừ" không mạnh lắm. Con bé Vi chợt khóc lên khi chị xốc nó dậy:
- Con không đi nhà thương. Cô Hân ơi!
- Cô Hân đây! Cô Hân đây! Thúy Vi ngoan không khóc nè.
Ba bốn cái miệng cùng cất giọng khi Hân sà xuống bên Vi:
- Nãy giờ Hân ở đâu?
Triều cũng ấm ức chờ nghe câu trả lời của Hân, anh nhẹ lòng khi cô xuất hiện, nhưng vẫn bực bội vô cùng.
- Em ở phòng thiết bị. Vừa vào soạn mấy bộ tranh là đã có chuyện rồi! Ai có ngờ con thỏ con nhát hít này hôm nay lại ngồi xích đu chứ!
- Bây giờ ai đưa nó đi nhà thương? Chị Tiết nhìn Bảo Hân rồi hỏi. Vôi vội đáp:
- Em! Dầu gì có em nó cũng đỡ sợ hơn?
Triều nhanh nhẩu:
- Tôi sẽ chở Hân đi cho mau.
Anh bước thật nhanh về phòng để dắt chiếc Honda cũ kỹ của mình ra. Vừa lầm thầm vái nó đừng trở chứng, Triều vừa mạnh bạo đáp máy.
Nhìn nét mặt rất dửng dưng của Hân, Triều hơi tự ái, anh ân hận khi nghĩ rằng mình nhiệt tình quá làm Hân hiểu lầm. Cô tưởng anh muốn lấy điểm với cô, chớ không nghĩ anh vội vàng vì con bé Thúy Vi.
Mà anh ngẫm nghĩ xa xôi làm gì chứ, đi cấp cứu mà lẩm cẩm như anh thì thôi... Suy nghĩ của Triều chợt đứt đoạn khi bàn tay mềm nhỏ của Hân vịn vào hông anh rồi giọng cô nói trống không.
- Hình như mẹ Thúy Vi làm ở phòng cấp cứu.
Nghe Hân nói, Vi bỗng thút thít:
- Con sợ mẹ rầy.
- Mẹ thương chớ mẹ không rầy đâu. Đừng khóc cô Hân buồn.
Suốt đoạn đường Triều cứ lặng thinh và Hần cũng không mở lời với anh. Kể từ hôm đến tặng anh quyển sách và gói thuốc, Hân đối với anh theo kiểu lịch sự nhưng xa lạ, cô dửng dưng đứng bên ngoài cuộc chơi như lời cô nói. Bảo Hân luôn luôn là người kiêu ngạo, thái độ của cô càng làm anh tự trách mình nhiều hơn. Người ta bảo "tình bạn là tình yêu không có cánh", anh đã ngốc nghếch không biết giữ, để bay mất rồi chút tình bạn lẽ ra anh đã có.
- Hân để tôi ẫm con bé cho đỡ mỏi.
Không phản đối, cũng không lời ừ hử, Hân chuyền Thúy Vi qua cho Triều. Vào tới phòng cấp cứu, con bé lại oà lên khóc khi thấy mẹ nó.
Hôm nay Triều mới nhìn kỹ mẹ của Thúy Vi. Đó là một phụ nử nhỏ hơn anh chừng 3, 4 tuổi, có gương mặt trắng bèn bẹt của người đẹp nhưng lại vô duyên. Chị ta quắc lên khi thấy con bé Vi trên tay anh.
- Trời đất ơi! Lại khổ thân tôi rồi. Sao nữa đây?
Bảo Hân nhỏ nhẹ:
- Cháu ngồi xích đu bị các bạn đẩy mạnh quá nên té. Chị đừng rầy, nó sợ.
Thay vì bước tới xem vết thương trên trán Vi như mọi bà mẹ khác, hay ít ra cũng như một y tá, chị ta đứng khoanh tay đay nghiến:
- Con bé này mà sợ ai. Nó lì ngầm lắm!
Rồi quay sang Hân, chị trách móc:
- Các cô giữ trẻ cũng hay! Con người ta rứt ruột đẻ ra đem giao cho các cô trông non, các cô ăn lương nhà nước mà bê bối, bữa thì để nó đi lạc ngoài phố, hôm thì té tét đầu, ấy là chưa kể chúng cào cấu, cắn xé nhau "tá lả" trong lớp. Dạy dỗ như vậy, nghỉ phứt đi cho rồi.
Thấy Hân đứng rơm rơm nước mắt, Triều nóng lòng một phần, bực mình một phần, anh nói.
- Chuyện rủi ro không ai muốn, chị xem vết thương nó ra sao tốt hơn phê phán.
Ném về phía Triều cái nhìn khó chịu, chị ta ngọt nhạt:
- Con tôi dĩ nhiên tôi phải lo, anh đâu cần nhắc. Làm ơn ẳm nó sang phòng số 7 giùm, bố nó làm trong đó.
Nói dứt chị ta xăng xái đi trước, Triều bế con bé theo sau.
Vừa vào tới cửa, mẹ Thúy Vi đã cất tiếng vừa hốt hoảng, vừa thương thãm đầy nước mắt.
- Anh Mẫn ơi, con bé té tét đầu rồi.
Triều thấy người đàn ông mặc đồ ý tá đang loay hoay bên ba mớ kim chích, xi lạnh giật mình đứng phắt dậy. Ông ta chạy vỗ về phía anh, giọng run lên:
- Trời ơi! Con tôi.
Rồi người đàn ông mau chóng lấy lại bình tỉnh. Ông ta đón con bé Thúy Vi từ tay Triều, miệng rối rít:
- Không sao, không sao. Ngoan để bố xem nào!
Vừa khéo léo xem vết thương, tay ông bố vừa rờ vòng quanh đầu con. Triều nói:
- Bé Vi té úp mặt xuống, phía sau không hề hấn gì.
- Anh khâu vết thương cho con chứ anh Mẫn?
- Nhờ Nam thì tốt hơn. Em sang phòng bên gọi nó giùm. Nhanh lên!
Cái tên Mẫn một lần nữa vang lên nhắc Triều nhớ... Hoàng Khắc Mẫn - Tạ Thúy Vũ. Tấm thiệp hồng Thúy Vũ gởi anh năm xưa ghi rất rõ họ tên của tân lang và tân giai nhân. Anh không hề biết mặt chồng của người mình yêu, nhưng tên của tình địch, anh nhớ như in...
- Cô Hân và anh cứ để bé Vi ở lại đây với chúng tôi. Chắc con nhỏ đừ rồi, không học nổi đâu.
Bảo Hân bóp hai tay vào nhau, bứt rứt:
- Anh Mẫn thông cảm, chuyện Vi bị té là rủi ro ngoài ý muốn của em.
- Tôi hiểu! Các cô cực nhọc vì tụi nhỏ dữ lắm. Chúng tôi có một đứa con, đôi khi còn chăm non không nổi, nói chi có một đàn... con như các cô.
Quay ra tới cửa phòng, Triều chần chừ đứng lại. Anh đột ngột hỏi:
- Xinh lỗi! Anh biết Tạ Thúy Vũ chứ?
Người đàn ông trừng mắt nhìn Triều như nhìn quái vật. Giọng ông ta khô khốc:
- Không!
Triều nhấc chân đi thật nhanh, mặc cho Bảo Hân gấp rút theo sau. Ra tới quầy bánh đầu đường, Triều mua một bịch loại ngon. Anh đưa cho Hân, nói như ra lệnh:
- Đem vào cho vợ anh ta vui lòng.
Ngơ ngác Hân hỏi lại:
- Ai cơ?
- Vợ của ông Mẫn.
Dứt khoác người đàng bà ấy không thể nào là mẹ của bé Thúy Vi, vừa dắt xe ra khỏi bãi gởi Triều vừa khổ sở với hoài nghi của mình.
Bảo Hân trở ra, gương mặt đẹp của cô đầy vẻ bất bình. Triều hỏi:
- Bà ta lại làm khó dễ gì Hân à?
- Em không tưởng tượng nổi có bà mẹ nào kỳ cục như mẹ Thúy Vi. Gởi con bé gói bánh bà ta chẳng hề cám ơn, đã vậy còn thắc mắc tiêu chuẩn cơm của con Vi hôm nay tính thế nào khi nó có đăng ký mà không ăn? Thái độ bà ta y như mẹ ghẻ, bảo sao con bé không trầm tư mặc tưởng ngồi đâu, ngồi đó như bà già cho được.
Giọng Triều lờ lững:
- Biết đâu bà ta là mẹ ghẻ thật. Vì Hân xem, con Vi chẳng có lấy một nét giống. Bà ta mắt lá răm một mí, con bé thì mắt tròn đen sâu thẳm.
Anh nghe Hân cười:
- Anh Triều quan sát kỹ ghê.
- Đúng ra tôi muốn biết mẹ bé Vi từ lâu rồi. Hôm nay tôi đã thất vọng.
- Anh Triều nói chuyện buồn cười ghê! Anh quyền gì để... thất vọng chứ?
- Quyền tự do được cho phép của mỗi người. Yêu ai thì bảo rằng yêu. Ghét ai thì bảo là ghét...
- Thất vọng ai thì bảo là thất vọng... Mà sao phải thất vọng mẹ Thúy Vi chứ?
- Vì Thúy Vi có đôi mắt... mắt giống đôi mắt một người tôi quen ngày xưa. Tôi chưa thấy mẹ con bé nên cứ nghĩ người đó phải là mẹ nó. Bây giờ rõ là thất vọng.
- Sao lại thất vọng? Anh phải hy vọng sẽ gặp lại người xưa chứ.
- Gặp lại làm gì khi người ta đã có chồng. Nhưng chắc cô ấy là mẹ Thúy vi, tôi tin như vậy?
- Ủa! Là sao chứ, em không hó, nhưng ở các mẫu giáo trẻ có gì để chơi đâu, chúng thiếu nhiều thứ quá.
Lòng Triều chợt trào dâng một cảm xúc vô cùng mạnh mẽ. Anh nhớ tới miệng cười toe toét của Lễ Trí khi anh xếp cho nó cái súng bằng giấy. Nhà thằng bé thuộc lại giàu, có lẽ ba mẹ nó chẳng đời nào nghĩ tới chuyện phải rị mọ ngồi xếp súng cho con, vì mình nó có tới mấy cây súng điện tử bắn khạc ra lữa lẫn âm thanh ròn rã lận mà.
Nhưng óc tưởng tượng và lòng ham mê đồ chơi với trẻ con là vô tận. Triều làm sao quên hình ảnh chị Hoài Hương chiều hôm nào phải chở Lễ Trí trở vào trường lúc trời sẩm tối nhờ anh làm cho nó cây súng giấy khác. Chỉ vì "Thằng nhỏ khóc lóc, làm trận, bỏ ăn cơm lý do trên đường từ trường về nhà, nó đã đánh rơi cây súng bộ đội của chú Triều mà không hay".
Trẻ con là như vậy đó! Ai yêu trẻ con mới chiều chúng được. Triều bỗng hình dung ra mình đang trong toà lâu đài thần tiên đầy ắp đồ chơi. Anh ao ước mình có trí tưởng tượng phong phú hồn nhiên của trẻ nít, nhưng sức sáng tạo, khả năng làm việc của một nhà thiết kế đồ chơi, để anh có thể làm được nhiều đồ chơi cho thế giới nhỏ anh đang có mặt. Đứng bật dậy, Triều lắc mạnh vai Tẹo rồi hát to mặc cho cậu ta ngơ ngác nhìn anh:
"Cho em yêu mến biết bao nhiêu người
và cho em yêu mến trẻ thơ...
Hạt sương long lanh đến bên tôi ngồi là bài tình ca giữa đời... "

Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường... "
Nụ cúc đầu của anh đã nở sáng nay, lá sân trường vẫn xanh mát mắt, nhưng người con gái từng làm anh say mê màu hoa cúc bây giờ đâu rồi?
Triệt chợt cười khan:
- Lạ chưa! Sáng nay hứng gì mà nhớ đến mối tình đầu ngu ngốc vậy? Không lẽ vì dư vị rượu rắn uống đêm qua với Út Tẹo mà bây giờ ta vẫn còn sa đà trong mơ?
Bứt 2 chiếc lá cúc xanh, anh vò nát trong tay và hít mùi nồng đắng, đến khi nghe tiếng cà lăm của Lễ Trí, anh mới giật mình:
- Chú.. Triều ơi! Cô Bảo.. Hân của.. con dạy lạ... i dồi...
- Đâu, cô con đâu? Chú Triều không biết cô Hân là cô nào hết!
Nét mặt thằng Trí xìu xuống, nó như giận vì tại sao Triều... không biết cô Hân của nó. Đưa tay chỉ vào lớp nó rặn từng tiếng:
- Đó... đó..cô.. mặt áo.. mới đó!
Triều chợt ganh tị khi nhận ra trong đôi mắt trong sáng của Trí sự tôn sùng, ngưỡng mộ cô giáo. Anh hỏi:
- Con thích chú Triều dạy hay thích cô Hân của con dạy hả Lễ Trí?
- Th..ích cô Hân.. hà!
Triều cười, anh bẹo má nó:
- Sao Trí không thích chú Triều?
- Tại chú.. chú Triều xấu ì..nh, tại.. cô Hân.. đẹp như bà tiên..
Triều thở dài, nói bâng quơ:
- Ờ cô Hân của con giống tiên thật. Mà tiên thì chỉ có trên trời thôi.
Thằng bé trố mắt nhìn anh, chả hiểu đầu đuôi gì cả, đã nghe tiếng gọi vang lên lạnh lùng nghiêm khắc:
- Lễ Trí! Về lớp ngay!
Triều ngườc nhìn, bắt gặp cái hất mặt khó chịu của Hân. Cô xem như không có anh gần đó, bắt đầu cao giọng:
- Ai cho phép con ra khỏi lớp trong giờ học mà không xin cô?
Lễ Trí làm thinh, ngập ngón tay vào mồm rồi len lén nhìn Triều như cầu cứu.
Tiếng Hân vang lên rành rọt:
- Cô phạt con đứng tại đây cho tới giờ ăn cơm. Nghe chưa?
Thấy thằng bé rơm rớm nước mắt, Triều bất nhẫn trong lòng. Anhkhông ngờ cô gái như con nít mới lớn mà lại.. Oai đến thế! Anh đi về phía lớp học. Triều cảm nhận được sự đau đớn khi từng bước chân khập khiễng chẳng giấu vào đâu được của mình cứ lộ ra dưới đôi mắt tròn lên vì ngạc nhiên của Hân. Thi ra cô ấy không biết anh bị thương tật. Triều cười xã giao bằng nụ cười méo mó, mà theo anh chắc cũng chẳng gây được chút thiên cảm nào với người đối diện:
- Hân phạt thằng bé như vậy có nặng lắmkhông? Trong khi Trí thường ngày rất ngoan.
Ánh mắt ngạc nhiên của Hân nhanh chóng đổi sang ánh mắt ngạo nghễ. Cô hỏi đố:
- Sao anh biết Trí ngoan? Vào giữ lớp vài ngày mà đã tưởng mình là giáo viên đầy kinh nghiệm rồi sao? Anh phá hỏng nề nếp lớp tôi rồi anh biết chưa?
Triều ngạc nhiên trước sự chua chát của Hân. Anh không nghĩ cô có thể nói như đốp vào mặt mình, trong khi anh và cô hầu như chưa hề biết gì về nhau. Lạnh lùng và có phân` nào dữ dội,anh quắc mắt lên:
- Dầu tôi không phải là giáo viên được học tập, đào tạo hẳn hoi như cô, nhưng tôi hiểu được sự nghiêm trọng của câu hỏi như buộc tội vừa rồi. Phá hỏng nề nếp của một lớp học là việc không đơn giản. Cô nghĩ thế nào mà lại phát biểu như vậy?
Hân bối rối. Anh ta miệng mồm không vừa. Mình đã hấp tấp vì muốn phục thù việc "Xuống xe dẫn bộ" nên đã.. hố khi đổ tội cho anh ta. Nhưng dĩ nhiên mình không chịu thua.
Vòng tay trước ngực, Hân dài giọng:
- Tôi chả phải nghì gì cả, chỉ cần lấy sự việc để chứng minh lời mình nói. Rõ ràng đó, trong giờ học thằng bé Trí bỏ lớp chạy ra.. với anh. Vô kỷ luật đến thế là cùng.
Liếc xéo Triều 2 cái thật sắc, cô nói tiếp:
- Đáng lý ra anh phải kêu nó mau mau về chỗ, đằng này anh lại giữ nó để trò chuyện. Cả lớp chúng ló ra nhìn theo. Anh không phá nề nếp lớp thì còn gọi là gì?
Đã lấy lại sự trầm tĩnh thường ngày, Triều nhếch nôi trả đũa:
- Cô nói lời ràng buộc hay lắm! Như vậy thì tôi là người có lỗi chớ đâu phải thằng bé Trí, cô đừng giận cá chém thớt, tội nghiệp nó!
Hân bĩu môi:
- Anh nghĩ tôi đối xử với học trò của mình tệ vậy à! Ở đây đâu có ai đủ.. trình độ chọc tức để tôi phải giận cá chém thớt. Xin lỗi! Mỗi người có phương pháp dạy riêng,quy định nề nếp riêng,không ai lên lớp ai được đâu. Chuyện tôi phạt học trò tôi, anh đừng xía vô.
Nhìn gương mặt có nhiều nét đáng yêu, nghinh nghinh với mình kiểu trẻ con háo thắng, Triều chợt thấy buồn cười. Thế giới của đàn bà là thế giới mà những âm thanh xù xì, lê la, thóc mách sẽ được loan truyền đi nhanh nhất, nên dầu mới vào làm bảo vệ cho trường mẫu giáo này nửa tháng anh đã nghe thầm thì về Hân, cô giáo trẻ nhất trường, ăn mặc sang nhất trường, đẹp nhất trường. Những lời chuyền tai nói thầm ấy xem ra có phần không sai. Bất giác Triều cười, cái cười khó hiểu của anh làm Hân hậm hực.
- Sao anh lại cười, những điều tôi nói có gì trật đâu?
- Tôi cười vì nhớ lời thằng bé Trí. Tội nghiệp, thằng nhỏ chạy ra chỉ nhằm hồ hởi khoe với.. chú Triều là cô Bảo Hân của nó đã dạy lại rồi,cô Hân của nó dịu dàng, xinh đẹp như tiên. Tôi cười vì nãy giờ mình đã được tiếp xúc với.. tiên ngay hạ giới. Và thấy rõ ràng nếu bà tiên ấy có phép thì bà ta đã không ngần ngại biến tôi thành con sâu, con rận hay con lăn quăn rồi vứt cho cá ăn hay đạp bẹp dí.
Hân ngờ vực nhìn Triều. Anh ta nói cái gì quàng xiên vậy? Hừ! Ý anh ta muốn ví mình là ác tiên đâu mà! Người gì đâu mà vô duyên,không biết nhường nhịn khi.. đôi co với phụ nữ. Hay hắn nghĩ trong trường này hắn là người đàn ông duy nhất nên.. nên phụ nữ phải nhường nhịn, phải ga lăng ngược lại với hắn??
Giận dỗi, Hân cộ lốc ra lệnh cho Lễ Trí:
- Vào lớp ngồi tại chỗ cho... tôi!
Không ngờ một cô gái đẹp, mà kênh kiệu, trông thật dễ ghét!
Mỗi khi tiếp xúc với bà Hoàng Yến, Hân thường có cảm gíac e dè phòng thủ. Cảm gíac này không phát xuất từ nguyên do bà là mẹ của Thuấn mà vì tính cách của riêng bà.
Lần đầu tiên Thuấn đưa cô về nhà để giới thiệu mẹ mình, Hân đã gật đầu chào bà kèm theo cái nhìn thán phục. Bà ấy đẹp quá, sang quá, và trẻ quá so với mẹ của cô.
- Mẹ anh thoải mái, hiện đại và trẻ trung lắm, em đừng lo gì hết. Mẹ thích có con dâu tuyệt đẹp, nên...
- Nên anh toàn đưa về nhà những cô hoa hậu cho bác gái chọn hộ?
Hân nhớ, khi nghe cô cắc cớ ngắt lời, Thuấn đã gãi đầu cười trừ.
Hôm nay ngồi một mình với bà Yên bỗng dưng cảm giác phòng thủ, đối phó lại trỗi dậy, chiếm lĩnh gần hết suy nghĩ của cô.
- Dâu tằm ăn hôm con đi Đà Lạt về cho, bác đã làm rượu rồi, chừng nửa tháng nửa là vừa uống. Thằng Thuấn thích lắm.
- Dạ! Con có nghe ảnh nói. Bác hay quá! Sau này con phải học cách nấu nướng của bác.
Nhìn Hân với cái nhìn sắc sảo, bà Yên cười cười:
- Ôi chao! Biết nhiều cực thân con ạ! Với lại thời buổi này công, dung, ngôn, hạnh đâu phải là cái vốn bắt buột phải có của phụ nữ nữa. Những thứ đó hơi lỗi thời khi phụ nữ đã đi làm việc như đàn ông. Bởi vậy bác không khi nào đòi hỏi thằng Thuấn phải có một người vợ theo khuôn mẫu cổ lỗ ấy.
Hân chẳng hiểu bà Yên nghĩ gì khi bày tỏ... quan điểm khá phóng khoáng như vậy với người yêu của con trai mình. Cô thăm dò bà bằng sự suy nghĩ nghiêm túc của mình:
- Nhưng con nghĩ dầu xã hội có thay đổi cách mấy, những khuôn mẫu cổ lỗ ấy cũng còn giá trị chứ bác!
- Đương nhiên! Gã đàn ông nào cũng thích nhâm nhi món nhắm do tay vợ mình làm ra. Nhưng nếu người vợ ấy cũng làm ra tiền như gã chồng, cô ta đâu có thời gian vào bếp để lui cui cùng củi lửa, vừa cực nhọc vừa lấm lem quần áo. Với sẵn tiền, hai vợ chồng đưa nhau vào tiệm, món gì cũng có, lại chẳng phải mệt ai hết.
Bảo Hân làm thinh. Rỏ là cách nghĩ của bà Hoàng Yên khác hẳn với cách nghĩ của mẹ cô. Mẹ cô thì lúc nào cũng muốn tự tay chăm lo cho chồng con từ miếng ăn đến cái mặc. Bà quẩn quanh với bếp núc và xem đó là niềm vui. Bà tự hào được sinh ra và lớn lên trong gia đình theo đạo lý phong kiến cực đoan, và cho rằng đó là truyền thống dân tộc để khi dạy dổ con cái mình, bà cố gắng dạy chúng theo những gì bà đã được dạy xưa kia, dầu kết qủa không tròn vẹn, không hoàn toàn như bà muốn, những nhờ nền giáo dục đó gia đình bà không rơi vào vòng xoáy xô bồ của đời sống mỗi ngày một mới.
Bà Yên nói tiếp:
- Bác sợ nhất cảnh mẹ chồng nàng đâu sống rú rú trong nhà, đã không làm ra tiền mà lúc nào cũng thừa thói giận để dò xét, chăm chọc nhau. Bác thích dâu có nghề nghiệp, biết làm ăn và biết đối xử với mẹ chồng hơn là đứa chỉ biết công dung ngôn hạnh nhưng ngu ngơ với cuộc đời, sống bám vào đồng tiền chồng đưa về.
- Vâng! cháu cũng thích như vậy -- Hân nói theo bà Yên cho xuôi chuyện, lòng cô cứ thấp thỏm vì không thấy Thuấn đâu cả. Bà Yên chợt nghiêm giọng:
- Hai đứa có chuyện giận hờn à?
- Dạ... không!
- Vậy sao mấy hôm nay bác thấy nó có vẻ bực dọc khó chịu rồi quạu quọ kỳ cuc. À! Mà nó có biết con tới hông, sao không ở nhà chờ?
- Dạ... tụi con đâu có hẹn. Con tới thăm bác mà...
- Phải không đó? -- Vừa nói bà Yên vừa cười, nụ cười tươi làm bà trẻ hẳn ra. Thuấn giống mẹ ở nụ cười rất duyên và đôi mắt nâu rất đẹp. Lần đầu trong thấy Thuấn, Hân đã bị đôi mắt nâu ám áp đa tình ấy hớp hồn. Bây giờ bắt gặp nét đa tình đó từ bà Yên, cô ngẩn ra mặt một thoáng.
Đúng là cô và Thuận đã giận. Anh muốn cô trả lời dứt khoát việc nghĩ dạy để mở quán cà-phê với anh, còn Hân thì chần chừ. vì chắc gia đình cô không chấp thuận đề nghị này, và bản thân cô cũng không ưa, cô cứ quanh quẩn vòng vo mãi khiến Thuấn cáu. Khi anh xụ mặt xuống, Hân lại bực, sẳng giọng:
- Nếu chọn anh và đi dạy, em sẻ chọn đi dạy. Rỏ ràng anh chưa là gì của em hết và bà mẹ em đời nào chịu...
- Vậy thì chia tay!
Thuấn lạnh lùng đứng dậy, hùng hổ bước ra sân rồi ào ào phóng xe đi mất. Đến nay hơn một tuần anh không đến, Hân biết mình đã lỡ lời một cách ngu ngốc và cô đi tìm anh, một hành động ngược đời mà Hân rất khó chịu khi cô nén hết mọi tự cao, tự ái để đừng đánh mất người mình quá yêu.
Suốt tuần nay cô bối rối trong lòng, cô ân hận sao đã chạm đến tự ái Thuấn, vì cách nói ngông nghênh thiếu tôn trọng người mình yêu. Hân vẩn không hiểu sao hôm ấy cô lại buột miệng thốt ra những lời nghe thô thiển đến như vậy. Đúng là cô rất yêu nghề, nhưng đâu phải cô không yêu Thuận, giả dụ như anh bảo cô nghĩ dạy để vào làm ở một cơ sở kinh doanh nào đó, có thu nhập cao hơn so với ngành giáo, chớ không phải mở quán bán caphe thì cô có trả lời với anh câu hỏi qua nhua cô đã trả lời không? Chắc là không đâu nhi?
Bất giác Hân thờ dài, mắt chạm phải cái nhìn tinh ý của bà Yên. rất ngọt ngào, bà nhỏ nhẹ:
- Bác có nghe Thuận bàn việc xin anh chị bên nhà cho con nghĩ dạy để hai đứa tính toán việc làm ăn cho tương lai sau này, không biết hai đứa tính tới đâu rồi?
Hân gượng cười, nói diệm... xổ số cho rồi, không sẽ bị phá sản mất! Mà sao em lại hỏi như vậy?
Giọng Út Tẹo nghiêm túc khác hẳn câu hỏi kèm theo cái nheo mắt của Triều:
- Tại em nghĩ người ta phải biết tính làm sao để có thể trúng số.
Triều lắc đầu:
- Đã nói đó là trò hên xui mà chú mày lại bảo có tính toán. Ai mà tính được sự may rủi hở Tẹo?
- Có đó, em biết mà.
Triều có vẻ quan tâm hơn khi nghe câu trả lời chắc nịch của Tẹo. Anh tò mò hỏi:
- Em biết mà biết cái gì?
- Em biết có người tính toán trước khi mua số. Bao giờ ông ta mua cũng trúng hết.
- Thật hả? Ai vậy?
Út Tẹo thầm thì:
- Ông Thầu Quý!
Triều tưởng tượng ra một người đàn ông ròm rỏi khô dét có đôi môi mỏng lúc nào cũng mím lại, khít khao như được chấp nối tuyệt khéo. Ông ta có đôi tay xương xẩu với những móng dài được vuốt nhọn cẩn thận như móng tay đàn bà, và Triều chợt cười một mình khi nhớ lại thái độ Út Tẹo diễn tả lại cách ông ta lựa vé số bằng cảnh tay khoèo móng chim của cậu ta. Triều biết thầu Qúy là một khách mối đặc biệt của Tẹo, mỗi lần ông ta mua không dưới mười tờ, nhưng Tẹo vẫn chẳng có cảm tình với ông ta, cậu luôn dè bỉu khó chịu khi kể chuyện thầu Quý với anh.
Nhìn gương mặt rất xấu trai của Tẹo chảy xụ ra, Triều vội nói:
- Sao em nghĩ là ông ta tính toán? Mà tính tóan bằng cách nào khi các vòng cầu tự nó quay.
Tẹo ngắt ngang lời Triều:
- Nhưng số lần quay của các vòng cầu đều được tính chớ bộ, đâu phải lần quay nào số vòng cầu và số lần quay cũng như nhau đâu.
- Anh chẳng khi nào quan tâm đến ba cái vui xổ số, nhưng anh nghĩ khó tính lắm Tẹo ơi! Rõ ràng mỗi lần xổ số chỉ có một lô độc đắc thôi. Đã vậy đâu phải lần nào cũng có người trúng độc đắc.
- Ai mà nói trúng độc đắc. Lâu lâu trúng vài tờ một triệu, hay năm trăm ngàn cũng đủ no.
Thấy Triều cứ loay hoay bên cái tivi tự chế mà anh gọi là đồ dùng dạy học chớ không chú ý lắm lời nói của mình Tẹo lên giọng:
- Anh biết không! Lão Quý lại trúng năm tờ, tính cũng bạc triệu. Tổng cộng cả tháng nay ổng trúng phải ba bốn triệu. Hên gì mà hên kỳ cục vậy?
Triều dừng tay nhìn Tẹo:
- Mấy tháng trước ổng có trúng không?
- Không!
- Vậy thì tại tháng này số ổng đỏ. Triều pha trò - Hổng chừng nhờ mới cưới dâu cho quý tử nên trời đất độ trì mua đâu trúng đó.
- Mốc xì!
Biết là Tẹo bực vì thái độ dững dưng không tin của mình, Triều chọc tới:
- Nếu không phải vậy thì nhờ ông ta tu nhơn tích đức. Tẹo nè! Sao chú mày không để ý coi ông ta mua số gì mình tìm cho mình số đó. Trúng theo cũng đỡ lắm chớ bộ!
Tẹo gượng cười làm thinh. Một lúc sau anh mới thú thật:
- Em cũng có mua theo mấy lần nhưng trật lất. Tón tiền qúa! Mỗi ngày ổng mua từ mấy chục đến hàng trăm ngàn tiền vé số, theo ổng mạt luôn. Trúng số đâu không thấy, thấy tới số vì cụt vốn, em hết dám theo luôn.
- Rõ ràng người ta mua hàng trăm tờ mới trúng một, đôi khi phải hơn vậy nữa mới trúng một, mà chú mày nghi người ta tính toán. Đa nghi chỉ khổ thôi cu cậu ơi! Phải nhớ rằng có những tay chơi số, mê số như vậy dân bán số mới sống nổi.
Tẹo ấm ức làm thinh. Anh biết mình không đủ khôn ngoan, hiểu biết để giải thích đều mình nghi vấn, mà Triều cũng chẳng đủ kiên nhẫn để nghe anh. Thôi thì đừng nhắc đến làm chi nữa vấn đề mình nói tới giống như vì mình ganh ghét.
- Cái tivi này bảo đảm ngon hơn cái vừa rồi. Đổi trục xoay bằng loan bia vừa nhẹ vừa to hơn ống tre. Cuồn tranh giấy được quay bằng tay dấu phía sau như vầy vừa nhanh vừa gọn, sao Thạch Thảo lại không chịu mới tức chứ! Với cô ta thì phải đúng y mẫu mã, kích thước thậm chí màu sắc y trên đưa xuống. Rõ chán! Sống rập khuôn, dạy cũng rập khuôn.
Nghe Triều càu nhàu, Tẹo hỏi:
- Ủa! Vậy cái này làm cho ai?
- Bảo Hân!
- Hèn chi.
- Hèn chi cái gì?
Tẹo cười cười:
- Làm cho Bảo Hân hèn chi kỹ qúa! Nội cái đường viền xung quanh cũng đẹp nói gì tới cái màn hình. Chèn ơi! Bốn góc vành cong vành tròn khéo ơi là khéo, chớ có đâu như cái rồi, rõ ràng cái thùng cartông khoét một mảng chữ nhật không hơn không kém mà gọi là tivi.
- Chú mày có nói quá không Tẹo?
- Cái đó anh hỏi anh chớ sao lại hỏi em? Em thấy sao nói vậy mà! Bộ Bảo Hân nhờ anh làm giùm hả?
Ngó lơ ra cổng, Triều ậm ự:
- Ờ!... Anh làm cho lớp của Hân.
- Ôi! Cho lớp, cho người gì cũng vậy, sao anh lại phân bua với thằng em nhỉ? Nói cách nào anh cũng là người làm ra cái tivi cho Bảo Hân dạy mà.
Tẹo lại gần xoay xoay cái trục, anh thích thú nhìn hình vẽ lần lượt được kéo lên từng tấm một.
- Công nhận hay thật! Nhìn vô lớp mẫu giáo thấy cười ghê. Đủ thứ? Chỗ là quầy thuốc, chỗ là phòng mạch, tiệm may y như thiệt. Các cô giáo bày trò đã khéo rồi bây giờ thêm anh. Đúng là dụ khi con nít. Mà ở trường này nhiều đồ chơi đó, chớ có nhiều lớp học nằm lẻ tẻ trong xóm lao động nghèo, nhìn thấy rầu lắm anh Triều ơi!
Hờ hững như cho qua chuyện, Triều đặt câu hỏi.
- Sao lại rầu?
- Tại vì nó không giống lớp học. Nhiều khi bàn ghế hổng có, cô trò trải chiếu ngồi dưới đất, mà đất đúng là đất, chớ phải nền xi măng hay gót gách cũng may phước.
Triều ngạc nhiên:
- Rồi làm sao dạy?
- Ai mà biết! Mồi lần đi bán ngang em nghe hát um sùm, hết hát lại đọc thơ, làm như mấy cổ dạy có hai thứ này thôi hay sao ấy. Còn đồ chơi của tụi nhỏ mới đã nữa. Vỏ sò, vỏ nghêu nè, rồi gỗ khúc nhỏ nhỏ vuông vuông rồi hộp thuốc lá gì không hà. Vậy chớ cũng ngồi, cũng sắp, cũng xếp. Thấy tội!
Triều không tin, anh gặn:
- Vậy phụ huynh không đóng góp xây dựng lớp hay sao mà lớp học của con mình tệ vậy?
- Xời! Họ cho con đi học là quá rồi, ở đó mà đóng với... đập. Tại anh không biết chớ, cỡ 4, 5 tuổi, con nít nhà nghèo nhiều đứa phải ẳm em, nấu cơm, nhiều khi đi bán vé số, đậu phộng rang, cho nên cha mẹ nó đâu muốn cho con đi học, ở nhà làm công chuyện có lợi hơn.
Cầm mấy tấm tranh vẽ nằm trên bàn lên xem, Tẹo nói tiếp:
- Gần nhà em cũng có một lớp mẫu giáo, nhưng nếu không có cô có trò ở trong đó ai biết nó là lớp học. Mới đầu cũng có tên đàng hoàng, đọc lên nghe cũng hay: Trường mẫu giáo Chim Non. Bọn quỷ sứ trong xóm mỗi ngày đi ngang mỗi nói tầm bậy, miết cô giáo tháo cái bảng... Chim với Bướm ấy đi. Bây giờ người ta quen gọi nó là mẫu giáo Sở Rác.
Triều bật cười:
- Tên sao nghe đau khổ vậy?
- Thì khu em ở ngày xưa là Sở Rác mà. Anh chưa biết đâu, em đi bán vòng vòng nghe nhiều điểm trường còn trứ danh nữa như... Phu- đe, Đô-bô, Chuồng Chó. Đúng là tên sao, lớp vậy và học trò cũng thứ thiệt luôn, chớ được sạch sẽ, lễ phép, ngoan như ở đây thì còn gì phải nói. Bởi vậy...
Tẹo chợt thở dài, mắt anh xa xôi, thấy Tẹo bỏ lửng Triều bèn hỏi:
- Bởi vậy cái gì?
- Bởi vậy nghèo lúc nào cũng thiệt thòi. Hồi đó Sơ Theresa không dạy học chắc em cũng mù chữ luôn, chớ mẹ em làm gì có tiền cho em đến lớp. Phải chi em giàu, em sẽ xây lại lớp mẫu giáo ở xóm em, mua đủ thứ đồ chơi hết là dứt khoát phải có một cái xích đu. Hồi nhỏ em khoái xích đu lắm, thấy tụi nó bay bổng mà mê, nhưng em nhát nên không dám ngồi, sợ tụi nó đẩy té. Anh Triều nè, tại sao người ta không chế ra kiểu xích đu theo chiều dọc hén?
- Xích đu theo chiều dọc à! Là sao chứ?
Triều nhíu mày nghĩ ngợi rồi anh đánh đốp vào đùi.
- Ờ đúng! Sao không ai nghĩ ra cách làm xích đu theo chiều dọc cho con nít hết kìa. Ngồi như vậy nó sẽ không té đập mặt.
- Thì anh nghĩ đi! Ti-vi anh làm còn được, nói chi cái xích đu tầm thường.
Tự dưng Triều thấy lòng nôn nao lạ kỳ trước câu hỏi rồi lời yêu cầu như thách thức của Út Tẹo. Một cái xích đu lắc qua lắc lại theo chiều dọc sẽ an toàn hơn xích đu bình thường đẩy tới, đẩy lui theo kiểu ngang. Ý kiến đưa ra nghe hấp dẫn thật, nhưng làm bằng cách nào?
Triều nhăn nhăn mặt, vò đầu cố nhớ xem mình đã bắt gặp một cái gì đó gần với chiếc xích đu còn nằm trong tưởng tượng này ở đâu. Từ Thúy Vi? Từ Bảo Hân... Không! Mà đúng rồi. Triều đứng bật lên:
- Cuốn sách!
Thái độ của anh làm Út Tẹo ngơ ngác:
- Cuốc sách nào?
- Cuốn sách của Bảo Hân. Cuốn Algorit sáng chế. Hình như trong đó nó có nói mà.
Triều vội vàng bỏ đi, Tẹo chẳng hiểu đầu đuôi gì cả, anh đồ sấp đồ ngửa bước ra sân, mắt tìm kiếm Bảo Hân. Giờ này lớp cô vẫn còn mở cửa dù học trò đã về hết rồi. Thời gian gần đây Hân về rất muộn, cô ở lại lớp đến khoảng 7 giờ, một mình ngồi ở bàn..
- Bảo Hân học Anh văn! Cô ta biết lo xa đó chứ. Không thì sau này qua Mỹ lấy gì mà đối đáp.
Triều đã nói bằng giọng lạnh nhạt thờ ơ, khi Tẹo tò mò muốn biết tại sao Hân ở lại lớp rất muộn mỗi buổi chiều.
Rốt cuộc sự thật là vậy! Tẹo hấp háy đôi mắt, lòng buồn như bị đánh cắp vật quý. Anh khổ sở không tìm ra giải đáp. Tại sao Bảo Hân và cả cái gia đình luôn được nể nang trọng vọng vì nề nếp gia phòng, lại có thể chấp nhận hành động cưới vợ hờ của Thuấn. Dù đó chỉ là cách an toàn nhất để vượt biên, nhưng phải nói trái với đạo lý, trái với lẽ đời quá sức đi.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: ThanhVien đưa lên
vào ngày: 19 tháng 1 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Ai Bắt Nhịp Cầu Ấm mãi lòng ta Buổi Yêu Em
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương kết ---~~~mucluc~~~---