ính đến 2013 thế hệ 1930 đã có tuổi từ trên 70 đến 80, nếu còn sống là sống thọ gần hết cuộc đời mình hơn mức bình thường ngày xưa là 60. Ðó lại là thế hệ đặc biệt chứng nhân trực tiếp bao thăng trầm của đất nước, biến cố mốc lịch sử quan trọng, thay đổi chế độ, chiến tranh đủ loại, lạnh nóng trong ngoài, sự có mặt viện trợ hoặc tham chiến của hầu hết các quốc gia thế giới, nơi tập trung và cũng là mồ chôn đủ giống màu, cuộc tị nạn khổng lồ từ trước đến nay, một vòng quạt tôn giáo lớn nhỏ du nhập từ lâu hay mới bành trướng, một sự thống nhất đất nước mở cửa ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội văn minh văn hóa tâm linh.
Thế hệ 30 nầy được sinh ra dưới thời thuộc địa Pháp còn đội nón cối thực dân, bị bắt buộc học chương trình Pháp, rồi lớn lên trải qua hai nền Cộng Hòa I và II của Tổng thống Diệm Thiệu trước 1975, chứng nhân trực diện ngày 30-04-1975 lịch sử đổi đời, cuộc vượt biên vô tiền khoáng hậu, những trại học tập chính trị cho quân dân miền Nam Việt nam Cộng hòa, cuộc sống mới hoàn toàn khác biệt của người ở lại dưới thời Việt nam Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa và đời sống tị nạn ở nước ngoài.
Thật vậy có thể bảo rằng thế hệ 30 nầy nhất ở miền Nam là thế hệ gian truân mà cũng may mắn được trải qua bao biến cố lịch sử nước ta liên quan cả tình hình thế giới bấy giờ, nhiều bài học kinh nghiệm xương máu nhất trong thời kỳ thay đổi quan trọng nhanh chóng của đất nước ở thế kỷ 20 khi lên xe lúc xuống ngựa, thấy đó mất đó, nay ông mai thằng, chủ tớ, phong tục tập quán đảo lộn, ngôn ngữ còn xáo trộn nữa là, gia đình phân tán, trật tự xã hội chưa ổn định, hố sâu giữa giàu nghèo khó lấp bằng, ảnh hưởng của chính trị, kinh tế, văn hóa ngọai chập chồng làm chóng mặt người dân nhất là sự chông chênh tâm tình chưa xóa được của kẽ thắng người thua.
Phải công nhận rằng trên toàn thế giới chưa một đất nước bé nhỏ nào mà từ ngàn xưa đến nay được bao nhiêu cường quốc để mắt đến xâm chiếm tranh giành.
Vẫn không thấy có nước kiên cường nào hơn sau trên ngàn năm Bắc thuộc, người bạn láng giềng khổng lồ bằng mọi cách kể cả phi pháp luôn cả luật quốc tế, cho đến thế kỷ thứ 21 nầy vẫn chưa và không bao giờ từ bỏ ý định biến thành một nước chư hầu vẽ thêm một ngôi sao nhỏ trên lá cờ kẻ xâm lược. Sau đó gần một thế kỷ lệ thuộc Pháp, một cường quốc có nền văn minh tiến bộ Dân chủ Cộng hòa đề cao Liberté, Égalité, Fraternité, (Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ ), nước nhỏ bé hình chữ S vẫn còn giữ nguyên vẹn lảnh thổ từ cửa Nam quan đến mũi Cà mau (hởi ơi, giờ không còn cửa Nam quan nữa), giành lại được độc lập tự do.
Các bạn có tìm được đất nước nào mà bao lần bị đô hộ, ngôn ngữ vẫn còn được duy trì qua ba miền đất nước, dù chính sách đồng hóa tiêu hủy hay thay thế văn hóa bản xứ bằng chữ Hán của người Hoa, và kỳ diệu hơn đã biết vừa phá cách chữ Hán thành chữ Nôm, vừa cải mới chữ viết sang Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh.
Thương cho dân tộc Việt luôn luôn phải đối đầu vừa với mọi hoàn cảnh trong ngoài của đất nước mới có hòa bình hầutheo kịp vừa với đà tiến hóa nhậy cảm và nhanh chóng thế giới, vừa tận dụng cả lương tri để tìm chọn đúng đường, lý tưởng, ý thức hệ thích nghi.
Thật sự thế hệ 30 thế kỷ 20 từ nhỏ cho đến sang thế kỷ 21 còn tiêu biểu rõ nhất chưa hề hưởng trọn vẹn đất nước mình hoàn toàn tự do độc lập lâu dài, không chiến tranh chống ngoại xâm thì cũng là nội chiến, anh em cùng mẹ bất hòa ly tán như kẻ thắng người thua.
Cuộc đô hộ Pháp tuy ngắn ngủi chỉ gần 100 năm nhưng ảnh hưởng thật sâu rộng vô cùng nhất là miền Nam. Về chính trị, với chính sách cai trị bằng đôi bàn tay sắt bọc nhung vừa ban phúc bằng cách bành trướng mọi mặt kinh tế hành chính giáo dục, vừa dẹp tắt mọi mầm mống yêu nước, khai thác tận cùng xương tủy tài nguyên đất đô hộ với tư cách bộ mặt của một ân nhân nhà truyền giáo nhân đạo giúp đời. Do chính sách chia để trị, họ đã chia đất nước ta thành ba miền, ba Kỳ (kỳ=vùng đất) như ba nước nhỏ có tên riêng,?Bắc kỳ? là Tonkin bằng chứng bài hát nổi tiếng ngày lệ thuộc Ma petite Tonkinoise,?Trung kỳ? là Annam nên họ gọi dân ta là Annamites,?Nam kỳ? là Cochinchine.
Hai miền Bắc Trung chỉ bị đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp như nước Tunisie ở Bắc Phi, riêng miền Nam là thuộc địa thôi. Bảng số xe hơi được đánh dấu theo miền như VNB, VNT, VNN. Vì theo quy chế thuộc địa của chính quyền thực dân, nên guồng máy hành chánh, giáo dục của Nam kỳ đều do?mẫu quốc?, đứng đầu là Thống đốc Pháp, sau đó năm 1877 thuộc Liên Bang nên có Toàn quyền Ðông dương (Gouverneur Général de l?Indochine Française). Do đó thế hệ 30 miền Nam biết đến vị Toàn quyền Ðông dương cuối cùng là Jean Decoux (1940-1945) và Thống đốc Nam kỳ dân sự đầu tiên là Le Myre de Vilers và vị cuối cùng Ernest Thimothée Hoffël (1942-1945), vị nầy đã đọc một bài diễn văn trước mộ Cụ Ðồ Nguyễn đình Chiểu ở Ba Tri ngày 27/6/1943 và đã được các nữ sinh Tiểu học ngâm thơ chào mừng tại Văn miếu Gòcông khởi đầu bằng câu:?Hoffël Thống đốc sử nên biên?.
Ngoài ra xin chung chung đề cập vài điểm khác biệt mà công dân Việt ta ít biết hay không ai còn nhớ để ý đến. Miền Nam được chia ra 21 tỉnh đánh số riêng cho mỗi tỉnh mà học sinh Tiểu học nào thời Pháp thuộc cũng phải thuộc nằm lòng đọc ngắn gọn từng ba chữ đầu như: Gia Châu Hà,
Rạch Trà Sa,
1-Gia định; 2-Châu đốc; 3- Hà tiên
4-Rạch giá; 5-Trà vinh; 6-Sa đéc
7-Bến tre; 8-Long xuyên; 9-Tân an
10-Sóc trăng; 11-Thủ dầu một; 12- Tây ninh
13-Biên hòa; 14-Mỹ tho; 15-Bà rịa
16-Chợ gạo; 17-Vĩnh long; 18-Gò công
19-Cần thơ; 20-Bạc liêu; 21- (Ô) Cấp
Cấp là do tiếng Pháp Cap có nghĩa là mũi đất, đây là Cap Saint Jacques mà ngày nay là Vũng tàu ban đầu được thành lập thành phố tự trị (commune autonome) năm 1895.
Ngoài ra các chức vụ lãnh đạo cai trị về hành chánh, quân sự, an ninh và cả giáo dục của ba miền đều không giống nhau, như ở miền Nam đều do người Pháp đãm nhận như Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de La Cochinchine-1879), Chánh tham biện (Administrateur Tỉnh trưởng ) cả ông Cò (Commissaire) Trưởng ty Cảnh sát. Trong khi miền Trung có Khâm sứ Trung kỳ (Résident Supérieur d?Annam), miền Bắc có Thống sứ Bắc kỳ (Résident Général de Tonkin).
Dinh hành chánh là tòa tham biện mà người dân gọi là Tòa bố. Tỉnh lại chia thành Tổng (canton), đứng đầu là Cai tổng. Tổng lại chia thành Làng, đứng đầu là Hội đồng Hương chức hay gọi là Ban Hội tề cho đến 1945 thì tan rã gồm có 12 chức vụ: 1-Hương Cả; 2-Hương chủ; 3-Hương sư; 4-Hương trưởng; 5- Hương chánh; 6- Hương giáo; 7-Hương quản; 8-Hương bộ; 9-Hương thân; 10-Hương hào; 11-Xã trưởng; 12-Chánh lục bộ.
Từ 2-5-1882 đã có Hội đồng địa hạt, mỗi Tổng có một nghị viên Hội đồng địa hạt nhiệm kỳ 3 năm khác hẳn với miền Bắc bảo hộ có những chức vụ khác như Thượng thư, Chánh lý, Lý trưởng.... Nghị viên Hội đồng được bầu là người Việt và cũng như tất cả các chức vụ hành chánh khác phải thuộc nhà có tài sản, biết tiếng Pháp.
Dinh Thống đốc Nam kỳ lúc đầu được xây bằng gỗ (1863) và kế đó ngày 23-2-1868, Thống đốc Nam kỳ La Lagrandière khởi công xây lại dinh mới tại Saigon và lạ lùng nhất lại lấy tên dinh Norodom, quốc vương Campuchia, cho đến thời Ðệ nhất Cộng hòa mới đổi tên là Dinh Ðộc lập.
Nhưng ngày nay đến thế kỷ thứ 21 nầy rồi, ta vẫn còn thấy những tòa dinh thự uy nghi từ Bắc đến Nam do người Pháp xây cất, trường học mà chương trình giáo dục truyền bá đến các tỉnh làng, những đồn điền cao su cà phê họ tận lực khai phá, các sự kiện nầy cũng làm ta một chút trầm tư suy gẫm, kẻ xâm lăng cũng có người có chút lòng mang đến nền văn minh mới, kẻ khác bất nhân tham lam cưỡng chiếm biến nước nhỏ láng giềng thành tỉnh chư hầu củng cố mộng bá chủ thế giới.
Như mạn sông nước miền Nam chằng chịt, thế hệ 30 sống liên tục trong hoàn cảnh bị động của đất nước như chiến tranh không ngừng, lại được đúc kết nên từ nền giáo dục ngoại bang, tinh thần giằng co giữa phong tục tập quán truyền thống và ảnh hưởng phúc lợi của nền văn minh Âu Tây, tiếp cận với bao dân tộc khác, sống trong vùng đất rộng sông dài, phì nhiêu tài nguyên phong phú không chỉ do thiên nhiên ban tặng mà còn chính là do công ơn của ông cha ta trong cuộc Nam tiến cùng với bao di dân khác khai phá mở mang.
Thế hệ 30 miền Nam một phần của thế hệ 30 trong ba miền, lại là thế hệ từ mới ra đời đã phải sống gọn lõn trong hoàn cảnh cá chậu chim lồng, thời kỳ cao điểm bình định miền Nam thành thuộc địa. Về giáo dục, đặc biệt là phái nữ cũng được khuyến khích đi học như phái nam, họ bị bắt buộc học theo chương trình Pháp, sử Pháp?Nos ancêtres sont des Gaulois?, chào cờ Tam Tài với ba màu Xanh biểu hiệu Tự do, Trắng là Bình đẳng, Ðỏ là Bác ái, và hát quốc ca Pháp La Marseillaise.
Thời kỳ học ở Tiểu học, họ đã nhận biết phần nào thế nào là thân phận của dân lệ thuộc, cuộc đấu tranh châu chấu đá voi chống ngoại xâm qua các cuộc tản cư về miền quê trốn đạn bom, trường học phải đóng cửa, dời nay nơi nầy mai nơi khác để nhường chỗ cho đồn binh trại lính giặc tạm trú, chứng kiến bao cuộc bố ráp của lính lê dương đánh thuê đủ loại màu da ruồng bắt tiêu diệt phong trào ái quốc chống Tây. Một trong hậu quả là bao nhiêu con rơi đủ giống màu mà một thiên tình sử may là có hậu giữa một quân nhân viễn chinh Pháp chung thủy Jean Bedel Bokassa và cô gái quê Nguyễn thị Huệ đã làm tốn bao nhiêu công sức giấy mực và nước mắt thời Ðệ nhị Cộng hòa để tìm lại được con gái chung của họ là Martine Bokassa nhờ trung gian của nhà báo Việt Ðịnh Phuơng của báo Trắng Ðen thời bấy giờ. Jean Bedel Bokassa sau nầy trở thành Hoàng đế Trung Phi (1966-1979) mà ngày 1/12/1977 cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã đưa đoàn văn nghệ sang Cộng hòa Trung Phi trình diễn nhân ngày Hoàng đế Trung Phi Bokassa I đăng quang.
Rồi lại tiếp đến nền đô hộ không đầy một năm của Nhật sắt máu dùng lúa thay than đốt, ruộng vườn trồng toàn cây bông vải cây đay làm cho gần triệu người miền Bắc chết đói, vựa lúa miền Nam kiệt quệ, nhà nhà phải cử người đi học tiếng Nhật. Vậy là thế hệ nầy vừa vào tuỗi trưởng thành đã trải thêm kinh nghiệm cuộc xâm lăng mới của quân phiệt Nhật.
Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào Thanh niên Tiền phong đầy khí thế với tầm vông vạc nhọn với những bài hát kháng chiến làm nức lòng dân ta trong những ngày đầu mới được độc lập tự do.
Ai là cựu nữ sinh Gialong chắc còn nhớ Lễ trộn đất các miền đất nước do các phái đoàn đại diện nữ sinh miền Bắc mặc áo dài xanh lá cây, nữ sinh miền Trung với quốc phục màu vàng, miền Nam màu xanh nước biển, vùng Cao nguyên với các cô gái Thái trắng với quốc phục riêng của họ rất đẹp, mỗi đoàn mang một bọc đất vùng mình đến dự lễ hòa trộn đất chung nhau thống nhất thành một khối tại Nữ Trung học Gialong, thời kỳ Quốc trưởng Bảo Ðại.
Tiếp theo đó là những cuộc thanh trừng những ai mà chế độ Việt nam Dân chủ Cộng Hòa lên án là?Việt gian?, thủ tiêu cho?mò tôm? cường hào ác bá, tay sai lính kín theo Pháp.
Riêng ở miền Nam, vì Pháp còn trở lại 1946 nên chương trình Pháp vẫn tiếp tục cho đến 1950. Do đó sinh viên học sinh miền Nam còn là chứng nhân trực tiếp các cuộc biểu tình chống Pháp và các cuộc bạo động cùng với dân chúng Saigon, làm reo bãi khóa 10 trường công tư, tuyệt thực ở Pétrus Ký, Gialong,... cao trào nhất là cái chết và đám tang của Anh Trần văn Ơn ngày 12 -1-1950 dưới thời Thủ hiến Trần văn Hữu.
Trong thời kỳ học ở Trung học, tuổi bắt đầu trưởng thành, cứ mỗi lần tình hình đất nưóc thay đổi thế hệ trẻ nầy đều trải thêm bao kinh nghiệm quan trọng mới. Họ đã học văn chương văn minh lịch sử Pháp, tất nhiên cái tầm nhìn và suy nghĩ của họ không thể hoàn toàn giống như ông cha ngày trước vì cái hào quang và tiếng sét đổi đời của Cuộc Cách mạng Pháp 1789 giải phóng chống lại phong kiến độc tài lập nền Cộng hòa mới trẻ độc lập tự do.
Song song với việc mở mang dân trí miền Nam, người Pháp còn ru ngủ tinh thần ái quốc dân ta bằng cách mở các tụ điểm ăn chơi, hút xách, mại dâm, như Ðại Thế Giới ở Chợ lớn, sòng bạc Kim chung ở khu vực Cầu Muối, Trường Ðua Phú thọ. Các bạn cựu học sinh Pétrus Ký niên học 54-55 chắc không quên ngày quân đội Ðệ I Cộng hòa ngày 20 tháng 4-1955 tấn công vào vị trí Bình Xuyên ngay tại trường Pétrus Ký, dưới thời Thầy Hiệu trưởng Phạm văn Còn.
Rồi lịch sử lại đổi thay. Thế hệ 30 nầy đến 1954 đã ra đời sinh hoạt, họ lại chứng kiến cảnh chia đôi đất nước lần thứ hai ở vĩ tuyến 17, cầu Hiền lương trên sông Bến Hải làm bức tường ngăn cách ý thức hệ. Hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư trốn chạy bằng mọi phương tiện, bằng tàu há mồm, phi cơ, đường bộ tị nạn vào Nam, bao gia đình miền Nam ly tán tập kết ra Bắc. Thế là từ cái ấn mốc chia rẽ đất nước thành hai nước Cộng hòa, Việt nam Cộng Hòa ở miền Nam với đồng minh Thế giới tự do, Việt nam Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với Thế giới Cộng sản.
Từ đó, thế hệ 30 miền Nam lại được pha trộn thêm kinh nghiệm sống khác lạ thân phận người của miền Bắc, với đầy đủ thành phần nhưng phần lớn là những trí thức, thượng lưu, đầy đủ nghề, có đạo dưới chế độ Cộng sản. Bấy giờ thế hệ 30 miền Nam thống nhất nầy quả là tổng họp sức mạnh của thế hệ trẻ đang trong thời kỳ đầy nhiệt huyết tràn sức sống và có lý tưởng xây dựng lại đất nước.
Họ đang là thế hệ nối tiếp nồng cốt giữ vai trò chủ động trên mọi mặt mọi cấp xã hội chính trị văn hóa quân sự tôn giáo dưới thời Ðệ nhất Cộng hòa với Tổng thống Ngô đình Diệm và Ðệ nhị Cộng hòa thời Tổng thống Nguyễn văn Thiệu.
Như chúng ta đã biết, sau thế chiến thứ hai, Việt nam ta đã trở thành một địa bàn mà các cường quốc Âu Á thi thố các thủ đoạn trong cuộc chiến tranh lạnh và phổ biến rộng ảnh hưởng của thế giới tự do và Cộng sản, và thế hệ 30 miền Nam trước kia đã từng sống đưới thời thực dân Pháp nay biết trực tiếp thêm chú Sam với cái nhãn hai bàn tay nắm tay nhau và các nước đồng minh trong thế giới tự do. Sự hiện diện của lực lượng đồng minh và nhất là dân quân Mỹ trực tiếp hoạt động thời bấy giờ cũng thay đổi quan niệm truyền thống của vùng đất mới nầy một lần nữa, hậu quả khó lường.
Thêm vào đấy, đất nước đang thời kỳ bình yên nhất, mọi hoạt động đang vào nề nếp xây dựng đất nước tiến bộ thì tình hình nội bộ lại rối ren phe phái, tôn giáo đưa đến sự sụp đổ của Ðệ I Cộng hoà, và sau đó đến sự giảm viện trợ và rút quân của Mỹ thời Ðệ II Cộng hòa gây thất bại để rồi đất nước?thống nhất?. Thời kỳ nầy chính thế hệ 30 là thành phần đóng góp nhiều nhất trong mọi địa bàn xã hội từ thành thị đến thôn làng, gia đình nào bằng cách nầy hay cách khác cũng dự phần vào việc bảo vệ miền Nam và hy vọng giải phóng miền Bắc thống nhất lãnh thổ.
Nội chiến từng ngày từng ngày giữa Bắc và Nam, do sự giựt giây viện trợ của các cường quốc khác nhau vì ý thức hệ, bao dân Việt hy sinh, đất nước bị tàn phá bằng mọi phương tiện giết người kể cả những hóa chất độc hại được thử nghiệm trong chiến tranh có ảnh hưởng giết lần chết mòn trong nhiều thế hệ trong tương lai.
Chưa dứt bất hạnh đâu, sau?Cách mạng thành công 30-04-1975?, thế hệ 30 nầy trở thành?ngụy quân ngụy quyền? ngụy dân mất hết quyền công dân dưới chế độ chiến thắng mới. Lần nữa họ lại là nạn nhân của thời thế khi tuổi đời chín muồi đầy kinh nghiệm sống suốt cả tuổi thanh xuân trưởng thành đã cống hiến cho xã hội gia đình miền đất nước tự do họ đang phục vụ giữ gìn bảo vệ đổi mới cách tân và hiện đại hóa cho sự phát triển Việt nam.
Trước kia, ông cha Việt ta đã làm cuộc Nam tiến và đã cùng bao lưu dân hay di dân khác như Khmer, Hoa, Chăm, Ấn biến miền Nam thành vùng đất mới trù phú có nền truyền thống văn hóa đa dạng được chấp nhận tận dụng cho sự phát triển đất nước đến ngày nay. Bây giờ cuộc Nam tiến lại đẩy ra khỏi đất nước hơn triệu người vượt biên bất chấp tính mạng hiểm nguy bằng mọi phương tiện hợp pháp, bất hợp pháp đường bộ tàu thủy, ghe xuồng phi cơ.
Ðáng thương vẫn là thế hệ 30 nầy, lý tưởng và hoài bảo, tài sản vật chất tinh thần đều bị tiêu tan đáng tiếc nhất là những kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức cao của họ trong mọi lãnh vực văn hóa khoa học kỷ thuật tiên tiến hiện đại.
Những người ở lại trở thành dân ngụy bị bắt buộc học cải tạo từ Nam ra Bắc đi kinh tế mới, nhà cửa cơ sở kinh doanh bị tịch thu, họ cũng mất tất cả có khi còn lại vướng vào tù tội vì chưa biết gì về chế độ mới.
Ai ra được nước ngoài, gia đình ly tán, từ chủ thành tớ, có học thành thất học, không tiền?không môi miếng, không chân đứng?, tuổi đời khá cao nhất là việc hội nhập vào nước định cư khác biệt về phong tục tập quán ngôn ngữ thật không dễ dàng gì. Từ đây, đối với chế độ mới họ mang tên Việt kiều với bao tĩnh từ xấu xa đính kèm và tưởng chừng như không bao giờ còn cơ hội trở về thăm lại quê hương.
Vậy mà cái thế hệ 30 nầy, từ hai bàn tay trắng họ đã thắng được hoàn cảnh đau buồn tột cùng của họ bằng lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường kiên trì, kinh nghiệm sống đã biết lùi bước để sống còn bảo vệ và xây dựng tương lai sáng lạn cho thế hệ con cháu. Hơn thế nữa, họ vẫn không quên bà con ruột thịt, bạn bè còn kẹt lại quê hương, chỉ cần nhìn vào số tiền họ đã gởi về trợ cấp hằng năm chứng minh điều trên.
Thật ra, thế hệ nào từ trước đến nay nhất là thời kỳ Pháp thuộc, cũng đều góp phần vào giữ và xây dựng đất nước nhất là Việt nam ta hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, khí hậu, nhiều tài nguyên chưa khai thác, vị trí bao lơn nhìn ra biển Ðông, bờ biển dài từ lâu đã có nhiều hải cảng nổi tiếng cho các tàu buôn ngoại, thềm lục địa đang khai thác mỏ dầu, đường hàng hải rộng mở giữa các nước Ðông Nam Á, các biển đảo trù phú gây sự thèm thuồng cho các nước lân cận và nhất là dân số gần 90 triệu càng ngày càng tăng, thông minh cần cù chịu khó, khéo tay và tiến bộ.
Tuy nhiên, thế hệ 30 miền Nam và sau đó gồm cả miền Bắc di cư 1954 quả là những nhân chứng trực tiếp dòng lịch sử thay đổi bất thường từ mới sanh ra đời dưới thời Pháp xâm lăng cho đến ngày nay. Chính họ là thành phần hy sinh nhiều nhất trong mọi biến cố thời đại vì họ là người trong cuộc chiến bảo vệ phát triển miền đất họ giành lại được để sống trong nền độc lập tự do. Với văn hoá Tây phương, miền Nam trở thành đi đầu trong việc đổi mới văn hoá, cách tân và hiện đại hóa đất nước sớm hơn mà thế hệ 30 là thành phần nối tiếp hữu hiệu nhất.
Vì thế, dù sống trong hoàn cảnh nào của đất nước, ở trong hay ngoài nước, thế hệ 30 miền Nam luôn cố giữ cái?mình? của mình xứng đáng là người Việt dòng giống Rồng Tiên.
Ðã sống trong xiềng xích nô lệ nên biết thế nào thành quả tuyệt vời là độc lập tự do. Ðã thấy và sống với chiến tranh nên biết thế nào là giá trị của hòa bình.
Trần Thành Mỹ

Xem Tiếp: ----