ể từ ngày bị mất việc, chị Bông vừa ăn tiền thất nghiệp vừa chạy đôn đáo đi tìm cách kinh doanh.
Sau bao nhiêu năm làm hãng xưởng, chị chán chê những công việc này rồi. Hãng chị làm lâu dài, chăm chỉ, đi đúng giờ về đúng giấc, chị luôn tự hào tưởng hãng?qúy hóa? chị lắm, vì đã qua mấy lượt sa thải công nhân đều không có tên chị.Vậy mà chị bỗng bị gọi lên văn phòng ông manager, với gương mặt ra vẻ trầm ngâm thông cảm như đang phân ưu tại một tang gia, ông manager của hãng đã thông báo tin?lay off? chị.
Ngồi không ở nhà chị sốt ruột và lo cuống lên, dù anh Bông đã khuyên chị:
- Nhân dịp thất nghiệp này em cứ hưởng quyền lợi và nghỉ nhà một thời gian cho khỏe. Tha hồ ngủ cho chán chê mê mỏi, rồi ngắm bình minh lên và hoàng hôn xuống.
Chị thở dài:
- Ngày nào em cũng thức khuya?đón giao thừa? và thức dậy ngắm bình minh từ 10 giờ sáng trở đi, gần đến giờ ăn lunch của người ta, chán rồi. Ngày tất bật đi làm thì mong ước được ngủ thả giàn như thế, nhưng bây giờ em lòng dạ nào mà ngồi chơi ngắm cảnh cơ chứ?Thời buổi kinh tế này xin được một việc trong hãng thích hợp với mình là một điều khó khăn. Thời hoàng kim của công ăn việc làm dưới thời của tổng thống Bill Clinton qua rồi. Em muốn lợi dụng lúc rảnh rỗi này tìm một việc nào đó để kinh doanh, mình làm chủ mình cho khỏe, không ai?lay off? được mình cả. Bây giờ em?thù?, em ghét cái từ?Lay Off? này lắm.
Anh Bông vội vàng ngăn cản:
- Đừng, đừng?kinh tế khó khăn cho mọi nghề, từ hãng xưởng đến kinh doanh. Người ta thất nghiệp nhảy ra kinh doanh như nấm dại mọc sau cơn mưa, thiếu gì người sống dở chết dở em ơỉ
Chị cương quyết:
- Con người ta có số cả, em sẽ thử thời vận. Biết đâu trong cái rủi lại có cái may và số em phất lên ngon lành? Business mà phát tài em cho anh?nghỉ hưu sớm luôn, ở nhà vừa phụ em vừa hưởng nhàn.
- Thôi, em cứ lo thân em trước đi, để anh yên chí đi làm, ít ra cũng có bảo hiểm sức khoẻ cho anh và em cho chắc ăn.
- Xời! nhát như anh cứ đi làm thuê cho người ta thì cả đời không bao giờ khá được cả.
Thế là chị bắt đầu đi hỏi han bạn bè và lùng sục đọc báo nơi các mục rao vặt. Những tiệm sang lại nhiều nhất là tiệm nail. Chị không ở trong nghề nhưng chẳng lạ gì làm chủ một tiệm nail, nhìn bề ngoài người ta cứ đánh gía chung là?dân? nail giàu, kiếm tiền dễ dàng, tiền típ tha hồ đi nhà hàng hay đi chợ v..v..Thật ra có thành công huy hoàng cũng có thất bại điêu tàn luôn.
Vì chị đã thấy cháu chị làm chủ tiệm nail rồi, hai vợ chồng cùng?xanh xao hao mòn? suốt 2 năm liền trước khi sang được tiệm, tống khứ được của nợ đời.
Tiệm mới mở đang?build? khách, hai vợ chồng nó thuê mướn thợ ăn chia nhưng chẳng ai chịu ở lâu dài để chờ khách tìm đến, cứ làm một thời gian thấy ít khách, lợi tức thấp là thợ nghỉ việc đi tìm nơi khác. Nếu chủ thuê bao thợ thì tiền đâu cho xuể? Vì?build? khách phải thời gian lâu dài nếu được tín nhiệm. Thợ thuê bao ngồi chờ khách mà chủ sốt cả ruột gan, dù không có nhiều việc làm, cuối tuần vẫn phải trả lương bao cho họ.
Hai vợ chồng chủ đành cùng nai lưng làm cật lực, vì tiệm của mình nên mình phải lo toan, lúc thì cả hai vợ chồng cùng ngồi không, nhìn nhau, cùng đau, lúc thì khách vào liên tiếp mấy người, nên họ chẳng có 3 đầu 6 tay làm cùng một lúc, khách không chịu đợi bỏ đi tiệm khác. Thế là cái vòng luẩn quẩn thợ thuê bao đợi khách không có nên phải cho nghỉ việc, và khách vào nhiều không đủ thợ nên khách đi.
Bởi thế hầu như khách chẳng bao giờ build lên được. Tiệm nail của cháu chị ế ẩm, lai rai, thoi thóp?
Những nhà hàng cũng thế, chủ cần sang gấp vì?hoàn cảnh gia đình, hay muốn về hưu sớm v..v.. cứ làm như nhà hàng đang làm ăn phát đạt nhưng vì lý do chính đáng nên chủ đành lòng phải sang lại mà thôi.
Ở đời đang miếng ăn ngon, hái ra tiền chẳng mấy khi người ta nhả ra mà rao bán, nếu qủa thật họ vì lý do nào đó không thể hành nghề nữa, thì nhà hàng đang đông khách ấy cũng được ưu tiên sang lại cho người thân gần xa hay bạn bè rồi, khỏi mất công rao ê hề trên báo.
Làm chủ nhà hàng thì ngay tại thành phố chị ở, có tiệm phở cứ hết qua tay chủ nhân này đến chủ nhân khác, lại quảng cáo rầm rộ, lại đổi bảng hiệu thay tên, tưng bừng khai trương và đóng cửa lúc nào không ai hay biết.
Nhà hàng ế ẩm, thức ăn cũ vừa đổ đi vừa xử dụng lại thì làm sao mà ngon mà lời cho được?? không đóng cửa sớm thì có ngày bán cả nhà ở mà bù lỗ vào.
Chị Bông đọc tới tiệm may sửa quần áo cần sang lại, chị lưu ý ngay, nghề này nhẹ vốn, không lệ thuộc vào ai vì chính bản thân chị cũng biết may vá nên chị sẽ là thợ chính đỡ lo cái khoản thuê mướn người như các nghề khác. Nếu tiệm đông khách, chị có thể ngồi chăm chỉ làm tới chiều tới tối để giao cho khách đúng hẹn, không như nghề nail phải có người làm cho khách ngay tại chỗ. Nếu tiệm ế khách thì những kim, chỉ, vải vóc kia vẫn còn y nguyên đó, chẳng hề bị hư hỏng, thiu chảy mất phẩm chất như những món ăn trong nhà hàng.
Chị thấy nghề này chắc ăn qúa và quyết định chọn nó.
Các tiệm đăng báo thì địa điểm không thích hợp hoặc vì nhiều lý do khác chị không ưng ý, nên cuối cùng chị đã chọn địa điểm trong khu phố gần nhà để build tiệm mới.
Chị sắm bàn máy may, máy vắt sổ, bàn ủi và các bàn ghế khác cùng quầy tủ kính để bày trong tiệm. Thế là chị đã có một cửa tiệm khang trang trong tay.
Thời buổi kinh tế khó khăn mật ít ruồi nhiều, tiệm sửa quần áo của chị chưa kiếm ra một đồng huê lợi nào người ta đã nhanh nhậy ngoài sức tưởng tượng của chị Bông, chị chưa kịp nghĩ đến việc quảng cáo thì người ta đã tự động đến chào mời, nào các tờ báo địa phương, các đài radio, nàoYellow page của phone book?
Chị nhận lời ngay để quảng bá cho cửa tiệm mới mở của mình.
Nhưng chưa hết, có một bà điệu nghệ hơn, mang một cái áo đến sửa làm quen, xong bà giới thiệu bà là người Do Thái, ở khu vực này cộng đồng Do Thái đông lắm, và bà?mời chị quảng cáo trên Yellow page của người Do Thái do bà đảm trách. Nể khách đến sửa quần áo, chị Bông lại nhận lời.
Thế là chỉ phần quảng cáo đã tốn kém khá bộn rồi, nhưng chị hi vọng?bánh ít đi bánh quy về? cửa tiệm của chị sẽ được nhiều người biết đến.
Tưởng đã yên thân, thì một hôm có anh chàng Mỹ trắng trẻ tuổi, dáng cao ráo sạch sẽ bước vào tiệm, chị tưởng khách sang vào may hay sửa đồ nên hớn hở chào đón:
- Anh ngồi xuống ghế đi, nào anh cần gì?? Tôi có thể may và sửa tất cả các loại quần áo.
Thì anh ta cũng?hớn hở mời chào lại:
- Tôi chuyên đi lau thuê cửa kính các tiệm và nhà hàng với gía rẻ. Tôi sẽ chăm lo cho mặt tiền cửa tiệm chị luôn bóng bẩy sáng sủả
Chị thở dài và nhìn anh chàng trẻ tuổi này, đáng lẽ anh phải ở trong trường đại học hơn là lang thang đi làm thuê những việc không tên vớ vẩn như thế này. Chị động lòng thương cảm và nhận lời vì muốn giúp anh Mỹ trẻ chứ cửa kiếng tiệm chị dù có mờ, có dơ chị cũng tự lau chùi được.
Quảng cáo tiệm chị đã đi khắp mọi nơi, từ cộng đồng bản xứ nói tiếng Anh, cộng đồng Do Thái tại địa phương và cũng không thể quên cộng đồng người Việt Nam của mình. Chị yên chí sớm muộn gì cửa hàng chị cũng đông khách.
Thế mà những tháng đầu tiên cửa tiệm chỉ lèo tèo mỗi ngày có vài người khách, dù chị làm khéo tay và chiều chuộng khách hàng. Sửa cái cúc quần, sợi chỉ có sẵn hơi khác màu một chút, mắt thường khó nhận ra, nhưng chị cũng sai anh Bông chạy ra chợ mua cho bằng được cuộn chỉ giống màu thật chính xác, anh Bông vất vả vì chị, mỗi chiều đi làm về anh lại ra tiệm xem có phụ giúp được gì cho vợ không? Hôm thì anh chạy đi mua cuộn chỉ, hôm thì mua cái zipper..v..v?
Mỗi tháng thu nhập của chị không đủ chi trả cho tiền thuê chỗ, tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện?mà những thứ này gía dùng cho business đắt hơn gía người tiêu thụ nhà ở rất nhiều.
Chị Bông lo lắng qúa, mỗi ngày mở mắt ra là chị phóng ngay đến cửa tiệm, chỉ sợ muộn phút nào lỡ mất khách phút ấy. Những ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần chị cũng lê bước ra tiệm ngồi?uống mấy lít nước và đọc?một đống báo chờ khách, đọc báo chán chị mở computer lên net đọc tin tức và đọc mail bạn bè chat chit cho vui.
Thỉnh thoảng cho đỡ cuồng chân vì ngồi mãi một chỗ, chị chạy sang cửa hàng bán bảo hiểm của người Việt Nam bên cạnh, thấy bà bán bảo hiểm cũng đang bận rộn?.nói chuyện phone tán gẫu với bạn bè đường dài nào đó, nên chị lại quay về tiệm mình, một hình một bóng đơn côi.
Chị Bông suy nghĩ mãi, một cửa tiệm chị đã đầu tư cả tinh thần lẫn vật chất kỹ càng như thế này mà vẫn ế?chị đổ thừa mấy quảng cáo không hay ho, không hiệu qủa.
Chị sẽ tung ra màn quảng cáỏđợt hai, công phu hơn, tốn kém hơn. Làm business ở Mỹ quảng cáo là cần thiết không thể bỏ qua được.
Quảng cáo trên báo tờ, người ta đọc xong rồi bỏ, chị sẽ quảng cáo trên tạp chí đàng hoàng, một cuốn báo dù sao cũng dễ cầm, dễ giữ gìn hơn. Còn quảng cáo trên đài radio đúng là lời nói gío bay, người nghe đài nếu cần, có khi chưa kịp lấy bút giấy ghi nhớ số điện thoại hay địa chỉ của tiệm thì đã xong rồi, ai thì giờ đâu mà đợi nghe vòng trở lại lần nữa?, trừ khi mấy ông bà gìa về hưu lẩm cẩm không biết làm gì ngoài nghe đài, nghe đủ thứ tin cho hết thì giờ, cho đời đỡ buồn..
Chị nhờ anh Bông in một đống giấy flyer quảng cáo tiệm sửa quần áo này và mang ra các bãi đậu xe đông đúc, cài lên mỗi kính xe.
Thế là ngày nghỉ làm, anh Bông ôm một đống giấy, qua mấy bãi đậu xe và đi cài từng tờ flyer một lên xe người ta. Có lần anh đang làm nhiệm vụ này, thì một xe đậu vào cạnh chỗ anh, chủ xe lạnh lùng lên tiếng:
- Yêu cầu anh đừng cài giấy này vào xe của tôi.
Anh Bông ngượng ngùng, thấy tủi thân qúa, biết đâu những chủ nhân của những chiếc xe đã bất đắc dĩ nhận tờ giấy quảng cáo của anh, chốc nữa họ ra xe sẽ mắng thầm và xé bỏ tờ giấy xuống đường không thương tiếc? chuyện làm ăn sao lắm gian nan và cay đắng.
Chị còn thuê cả bảng quảng cáo to lớn, loại có bánh xe đẩy, anh Bông lại loay hoay xếp những mẫu tự của họ có sẵn thành câu quảng cáo như ý muốn của mình gắn lên bảng, rồi mới đẩy bảng quảng cáo ra một góc đường có đông người qua lại. Tưởng chỉ tốn tiền thuê bảng này thì?ông? city lù lù xuất hiện đòi đóng tiền thuế chỗ cho city nữa.
Toàn là chuyện tốn tiền?!!!!
Cái bàn ủi chị dùng thuộc loại dùng cho thương mại, không phải dùng cá nhân như ở nhà, cũng làm chị tốn tiền, cần có chất cát đặc biệt để trong một bình nước to treo lên cao, có filter để lọc nước, giữ cho nước luôn trong vắt, qua một ống dẫn nối vào bàn ủi để khi ủi quần áo không làm hoen màu ra quần áo khách. Lúc nào cũng phải có sẵn cát lọc nước để chờ ủi lên quần áo, thỉnh thoảng chị Bông lại kêu lên với chồng:
- Anh ơi, cát vàng rồi, đi mua cát về thay đi.
Những nhà sản xuất luôn nghĩ ra cách móc túi khách hàng một cách hợp pháp và hợp lý. Họ sẵn sàng bán rẻ như cho không món hàng, nhưng món phụ thuộc của món hàng sẽ thật đắt, như cái máy in dùng cho computer rất rẻ, nhưng mực in thì không rẻ chút nào. Cái bàn ủi này cũng thế, cát để lọc nước không rẻ chút nào, dù ủi nhiều hay ít, hay không ủi tí nào thì cứ ngâm trong nước tới một lúc nào đó cát sẽ vàng đi và phải thay cát mới.
Tiền móc ra dường như vô tận, còn tiền thu vào thì giới hạn!!
Cửa tiệm sửa quần áo của chị vẫn ế ẩm. Thế mà thiên hạ thiếu gì người làm giàu bằng nghề này.
Ngày chuẩn bị mở tiệm chị hào hứng yêu đời bao nhiêu thì bây giờ chị chán nản bấy nhiêu. Chị không thể kéo dài tình trạng làm ăn lỗ lã như thế này nữa.
Một ngày chị đã đăng báo sang lại cửa tiệm, dĩ nhiên với gía rẻ hơn gía vốn chị đã xuất ra.
Thỉnh thoảng chị tiếp những cú phone gọi đến hỏi han, rồi phone đi phone lại, người kia tự động biến mất.
Có một người nghiêm chỉnh quan tâm nhất, làm chị mừng thầm, nhưng bà đòi đến tiệm 2 tuần để theo dõi tình hình của business trước khi quyết định sang tiệm, chị đành chấp nhận, và không ngớt tô vẽ một tương lai phồn thịnh của tiệm.
Sáng ra chị vừa mở cửa bà ta đã có mặt theo vào, và lù lù ở trong tiệm như ma ám, ghi ghi chép chép mỗi khi hiếm hoi có người khách bước vào tiệm sửa đồ. Cho đến chiều chị đóng cửa cả hai cùng ra về.
Ngày cuối cùng bà ta nói:
- Để tôi về bàn lại với chồng con rồi trả lời chị sau nhé.
Và bà ta biến mất, chị Bông thử gọi phone mấy lần nhưng bà ta không hề nhấc máy. Người Việt Nam mình cũng lạ, khi cần thì gọi phone hỏi dồn dập, không cần thì làm ngơ. Chuyện gì cũng có đầu có đuôi, thà rằng bà thẳng thắn trả lời?Không? một tiếng cho đúng phép lịch sự, có ai trách móc hay thù ghét gì bà đâu. Thuận thì mua không thì thôi.
Thế là chị Bông lỗ tiền lo phục vụ ăn uống cho bà ta suốt 2 tuần lễ và uổng công phí sức nghĩ ra mọi đề tài để chuyện trò với bà ta cho vui và lấy cảm tình.
Hiện giờ chị Bông vẫn đang ôm cửa tiệm, ráng cầm cự thêm một thời gian nữa, chỉ mong kiếm đủ tiền trả rent và điện nước, còn sức lao động của vợ chồng chị coi như làm miễn phí?
Chị ngồi trong cửa hàng ế mà?oán hờn chủ hãng cũ đã lay off chị, làm chị phải điêu đứng như thế này.
Chị nhớ đến lời khuyên của anh Bông mà ân hận qúa, gía cứ nghe lời anh nằm khểnh ở nhà ăn ngủ cho chán chê rồi đi tìm việc ở hãng khác, mỗi ngày đi làm 8 tiếng khỏe thân, không phải bỏ vốn, tính tóan hay lo lắng gì cả.
Mỗi ngày ngồi trong tiệm sửa quần áo, chị Bông lại mở tờ báo ra xem mục tìm việc làm tại các hãng xưởng, chị không thèm liếc qua cái mục rao bán hay sang nhượng các business nữa, vẫn đang đầy rẫy trên báo và biết đâu vẫn đang có bao người như chị vừa qua đã đọc và hí hửng tính chuyện làm ăn lâu dài?
Đọc báo chán, chị nhìn ra ngoài khung cửa, thấy mây trời lơ lửng hay thấy cánh chim bay, chị đều tủi thân tưởng như mình đang bị cầm tù trong cửa tiệm này, chưa dứt ra được để như áng mây ấy, như cánh chim kia thảnh thơi bay đi giữa cuộc đời
Nguyễn Thị Thanh Dương

Xem Tiếp: ----