RẦN  PHÙ  THẾ:
 CÂU THƠ GỌI TÌNH  NGỌT NGÀO HƯƠNG VỊ
PHÙ SA MIỀN ĐỒNG BẰNG SÔNG  CỮU LONG
 
 
 
Những nhà văn  đã thành danh như Y Uyên, Lê văn Thiện…đều xuất thân từ tờ Văn. Anh còn có bài trên các tạp chí Thời Nay của Khánh Giang, Khởi Hành của Viên Linh …Năm 1967, anh định in tập thơ đầu tay “ Thầm yêu trộm nhớ ’’ nhưng không thực hiện được vì có lệnh nhập ngũ  vào  trường SQTB Thủ Đức.
Bút hiệu Mặc huyền Thương không phải tự nhiên mà có, nó bắt đầu bằng hai chữ tình yêu. Cô bé mang tên Thương Huyền đã hớp hồn cậu học trò vừa mới lớn đang tuổi mộng mơ. Cậu lộn ngược tên Thương Huyền thành Huyền Thương rồi thêm chữ Mặc đặt trướcchữ Huyền cho có vẽ thơ. Thật ra, theo tâm sự của nhà thơ, chữ Mặc có nghĩa im lặng, yêu  không dám nói. Tình yêu tuổi học trò bao giờ cũng e ấp, chỉ biết thẩn thờ nhìn người yêu trong tà áo dài nữ sinh thướt tha cắp sách đến trường, hoặc đôi khi gặp mặt thì ngần ngại mở lời, chỉ nói bâng quơ chuyện trên trời dưới đất. Và phải chăng bài thơ Nhạc Trăng là kỷ niệm một thời tuổi trẻ của nhà thơ về mối tình đầu đơn phương này:
 
Trăng nhập vào trăng lạnh tiếng đàn
Nghe sao giòn vỡ thủy tinh tan
Chơ vơ tiếng hát cao trừng vọng
Ta gửi hồn qua giấc hỗn mang
Rỉ máu lên từng giọt ngón tay
Ta thương hồn chết đã bao ngày
Trăng mơ chảy mượt từng chân tóc
Ta uống trăng vàng giọt giọt say
Trăng hát miên man buồn chậm chậm
Mây đời che khuất bóng trăng tan
Hồn ta treo cổ vầng trăng khuyết
Và chết vào đêm bóng nguyệt tàn
(  Nhạc trăng. TPT )
PHAN THIẾT - PHAN THIẾT của Hàn Mặc Tử: /Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ / Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng / Ta vã tung thơ lên tận sông Hằng / Thơ phép tắc bỗng kên rên thống thiết / Hỡi Phan Thiết, Phan Thiết / Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu, Mi là nơi ta sầu hận ngất ngư /. Nhạc Trăng  ý và từ mượt mà, điêu luyện, vậy mà Trần phù Thế sáng tác vào cuối năm 1962, lúc đang học lớp đệ nhất trường trung học Hoàng Diệu - Sóc Trăng. Đây có phải là điềm báo hiệu cho những mối tình đầy sóng gió của thi sĩ sau này, hay là những nụ hoa bắt đầu chớm nở  trong khu vườn văn học nghệ thuật Việt Nam.
Người đẹp Thương Huyền sau hơn bốn mươi năm vắng bóng bỗng nhiên xuất hiện bất ngờ qua lời kể của Trần Phù Thế: “Năm 2004. Võ Đức Trung của nhóm Văn Hóa Pháp Việt tại Paris, có mời tôi góp mặt trong tuyển tập thơ Một Phần Tư Thế Kỷ Thi ca Việt Nam Hải Ngoại 3. Sách phát hành một tháng sau. Tôi nhận được một phong thư gởi từ nước Germany trời Âu. Tôi ngỡ ngàng khi hai chữ Thương Huyền nằm trên góc trái bìa thư đập nào mắt tôi. Dễ chừng hơn bốn mươi năm không gặp nàng. Bây giờ bỗng nhiên xuất hiện. Tôi vội vàng xé phong bì với niềm xúc động. Tội đọc ngấu nghiến, những con chữ như nhảy múa dưới mắt tôi …Gia đình nàng vượt biên năm 1980 và hiện định cư tại Đức. Nàng cho biết ngày xưa có biết tôi làm thơ và đã từng thích thơ MHT nhưng không biết là bút hiệu của tôi…. Nàng cho biết đã đọc bài thơ “Tuổi Thơ Đại Ngãi” trong tuyển tập của Nhóm Văn Hóa Pháp Việt và bần thần suốt ngày. Những kỷ niệm thời thơ ấu như sống lại, hiển hiện trước mắt. Nàng bèn liên lạc với Võ Đức Trung xin địa chỉ tôi và đã viết thư cho tôi với lời cám ơn.  Đọc thư xong, niềm cảm khái dâng trào, tôi ngồi vào bàn viết và viết trong bốn mươi lăm phút là hoàn tất bài thơ “Bậu về”:
 
bậu về liếc mắt đong đưa
gió Xuân đầy mặt
như vừa chín cây
bậu về má đỏ hây hây
ta mười lăm đã lòng say bậu rồi
 
bậu còn
chơi ác nói cười
những câu dí dỏm
chết đời ta chưa
bậu về nhớ nắng thương mưa
hình như cây cỏ cũng ưa bậu về
như là có chút nắng hè
như là có cả
chùm me chua lừng
như là xoài tượng thơm giòn
thêm vào nước mắm chút đường khó quên.
bậu về
Đại Ngãi mình ên
bỏ quên kẹp tóc
bắt đền tội ta
bậu quên là tại bậu mà
tại sao bậu bắt đền ta một đời
tội này không chịu bậu ơi!
(  B ậu V ề - TPT )
được Trần Phù Thế đem vào  thơ  thật tài tình, vừa dí dỏm lại vừa nủng nịu  của lứa tuổi mộng mơ “ chùm me chua lừng – xoài tượng thơm giòn “. Một bài thơ tình tuyệt vời, từng câu từng chữ mộc mạc, bình dị như lời nói thường ngày rất gần gũi thủ thỉ bên tai: / bậu về / Đại Ngãi mình ên / bỏ quên kẹp tóc / bắt đền tội ta / bậu quên là tại bậu mà / tại sao bậu bắt đền ta một đời / tội này không chịu bậu ơi /.Hình ảnh chiếc kẹp tóc trong thơ sao mà dễ thương quá, khiến ta nhớ đến những mái tóc thề vừa chấm ngang vai,  những tà áo dài trắng của những nữ sinh thời trung học… và chắc chắn ta không thể nào quên những dỗi hờn trách yêu: / bậu còn / chơi ác nói cười / những câu dí dỏm / chết đời ta chưa /.
không hề có những rào đón, khách sáo xã giao  mà rất cởi mở, chân tình. Giờ đây đã hơn bốn mươi năm, tuổi đời đã trên dưới bảy mươi, trải qua một cuộc bể dâu: Trầm luân và khổ nạn, tình bạn chúng tôi cũng vẫn nồng ấm như ngày xưa  cùng với những tình thân trong nước và ở hải ngoại như: Ngô Nguyên Nghiễm, Lưu Vân, Nguyễn Thành Xuân, Phạm Nhã Dự, Hà Thúc Sinh, Vũ Uyên Giang, Nguyễn lê La Sơn…
Nhắc đến những người bạn cùng thời mà không nhắc đến Khánh Giang và Dương Trữ La  thì quả là điều thiếu sót không thể nào tha thứ được có phải không Trần Phù Thế? Hai anh là nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp. Khánh Giang làm tổng thư ký bán nguyệt sanThời Nay, chủ nhiệm tuần báo Đời Nay. Dương Trữ La viết feuilleton trên các nhật Báo,  đồng thời cộng tác với tuần báo Khởi Hành, Đời Nay và một v ài t ờ b áo kh ác.. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau tại nhà Phạm nhã Dự ở Mười tám thôn vườn trầu Bà Điểm - Hốc Môn,  thảo trang của Ma Xuân Đạo ở Thạnh Lộc Thôn sát bờ sông Sài Gòn, hoặc  nhà  Khánh Giang ở Chợ Lớn, nhà Dương Trữ La tại con hẻm nhỏ đường Trần Quốc Toản …Chúng tôi đầy ắp những kỷ niệm với nhau, văn nghệ là lẽ đương nhiên còn đời thường rất nhiều lần  bên tách  trà  chung rượu.
Nhớ đêm khai trương quán cà phê văn nghệ Phương tại đường Nguyễn Trãi, ca nhạc do ca sĩ Quốc Phong đãm trách với sự có mặt chung vui của Lâm Chưong , Tô Đình Sự, Trần Phù Thế, Phạm Nhã Dự, Nguyễn Lê La Sơn …Tất cả đều mặc quân phục chỉ riêng có Khánh Giang và Dương Trữ La mặc đồ dân sự , không nhớ Lâm Chương hay Trần Phù Thế nói khích thế nào, hai anh về thay hai bộ đồ lính mới tinh cổ áo mang cấp bập chỉnh tề. Thì ra hai anh là quân nhân biệt phái.
 Nhà thơ Phạm Nhã Dự viết: “ Từ đó chúng ta tìm gặp nhau ở Khởi Hành hoặc Tin Sáng với Dương Trữ La lân la “ Cây Lý” thân tình ; ở Thời Nay với Khánh Giang, ngồi vỉa hè Phạm Ngũ lão bên “ dĩa cơm sườn và chai Vĩnh tòn ten “, cùng những bài chưa đăng đã trả tiền trước, ở Kim Sơn hay La Pagode ’’.  “Cùng những bài thơ chưa đăng đã trả tiền trước ’’, ý Phạm Nhã Dự đề cập đến con người Khánh Giang, rất hào sãng và rất phóng khoáng.Tôi nhớ rất rõ tòa soạn báo Thời Nay nằm trên đường Phạm ngũ Lảo, tầng một là nơi làm việc của Khánh Giang, tầng trệt dành riêng cho cô thư ký. Mỗi lần đến đưa bài anh đều bảo cô thư ký ứng tiền trước hoặc chờ anh lo xong bài vỡ rồi chúng tôi sẽ kiếm một cái quán nào đó hàn huyên tâm sự thâu đêm. Hai anh tửu lượng rất cao, uống không bao giờ  say. Có lần tại thảo trang của nhà văn Ma Xuân Đạo sát bờ sông Sài Gòn, Dương Trữ La sau một chầu nhậu nhảy xuống sông tắm bị lục bình quấn chân suýt chết đuối , tôi dân biển lội giỏi kè vai  dìu anh vào bờ. Giờ đây Dương Trữ La - Khánh GiangTô Đình Sự - Trần Kiêu Bạt - Quốc Phong … không còn nữa, nhưng mỗi lần nhắc đến  chúng tôi đều xót xa,  ngậm ngùi, tiếc thương cho  những người bạn tài hoa bạc mệnh không tiếp tục theo đuổi con đường mà các anh đã chọn lựa.
Nầy Sự, rượu tới phiên mày
uống say một trận cho đầy cơn mê
tuổi thanh niên cũng chẳng hề
Thằng ra chiến trận, thằng về áo quan
[ Tô Đình Sự -  uống rượu ở vườn trầu Bà Điểm – TPT ]
Khói sương là chốn vô thường
nắng mưa là chuyện âm dương của trời
tử sinh là lẽ con người
Bạt ơi, số mạng một đời như không
đục dòng thơ rượu khơi trong
ta nghe tiếng đứt, mệnh mông mênh chìm
hỏi mày nằm đó lặng im
bao quanh hương khói ai tìm hồn xưa
một đời quanh quẩn gió mưa
khăn sô đắp mặt sao thừa rượu cay
một đời hào phóng vung tay
lòng quên thiên hạ tình say bạn bè
[ Trần Kiêu Bạt – TPT ]
Lục bác là thể thơ thuần túy Việt Nam, dễ làm khó hay không khéo sẽ thành vè. Người xưa đã lưu danh muôn thuở với những áng thơ lục bác bất hủ như Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đoàn thị Điểm …Thời tiền chiến có Huy Cận, Nguyễn Bính …  Thập niên năm mươi sáu mươi có những nhà thơ làm lục bác rất hay như Cung Trẩm Tưởng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Bùi Giáng, Trần Tuấn Kiệt, Phạm Thiên Thư, Trần Yên Thảo, Nguyễn Đức Sơn ( Sao Trên Rừng ) … Trần Phù Thế thật sự nặng nợ với thơ lục bác từ ngày anh định cư tại Mỹ vào thập niên chín mươi. Anh rấtmê thơ lục bác bằng chứng  anh làm rất nhiều thơ lục bác, hơn năm trăm bài thơ của anh  tôi đọc được, hai phần ba là thơ lục bác.
 Anh còn thử nghiệm làm mới thơ lục bác bằng cách thay đổi hình thức thơ. Bài thơ hai câu:
 con chim nó gọi bạn tình
 còn ta gọi bậu một mình tàn hơi
thành sáu câu:
 con chim
 nó gọi  bạn tình
 còn ta gọi bậu
 một mình
 tàn  
 hơi
 [Tàn hơi - TPT ]
  Bài ba câu:
 biết tận cùng nghĩa đau thương
 hiểu tận cùng lẽ vô thường tử sinh
 em ơi thấy bóng chẳng hình
 Phân thành  năm câu:
 biết tận cùng  
nghĩa đau  thương
 hiểu tận cùng lẽ vô thường tử sinh
 em ơi
 thấy bóng chẳng hình
 [ Biết - TPT ]
Và còn rất nhiều bài lục bác anh mở bài câu tám và chấm dứt câu tám:
lênh đênh chin cửa trăm năm cõi người
một lần lỡ bước rong chơi
ta thân phù thế một đời như không
[Bạt – TPT]
Bài mở câu sáu kết câu sáu:
một hôm lịch sử rụng đầu
cha Long Quân hởi
mẹ Âu Cơ hời
con rồng phiêu bạt khắp nơi
 [lịch sử - TPT]
 Bài thơ lục bác  ngắn hai ba câu  ngắt thành nhiều câu  rất cô đọng, giàu nhạc tính. Mỗi câu: một, hai hoặc ba …chữ  tạo nên một nhịp thơ mới thật lạ , âm điệu vừa phong phú lại vừa lơ lửng  chênh vênh, ẩn chứa  bên trong những  câu, chữ là ý thơ mênh mông vô tận. Nhà thơ Thiếu Khanh đã nhận định:
“Dường như những thể nghiệm đó cho thấy hình thức sáu chữ, tám chữ không hề là cái khuôn cứng ngắc gò bó trói buộc câu thơ, trái lại, trong giới hạn câu chữ đó tài năng của nhà thơ vẫn có thể làm cho thể thơ càng thêm uyển chuyển và giàu tính biến hóa khiến mỗi bài thơ có vẽ phá vỡ và thóat ra khỏi hình thức câu chữ của nó, hóa giải ranh giới ràng buộc của số câu số chữ, làm
tăng thêm sự phong phú của âm điệu, nhạc điệu. Có lẽ thời gian sẽ giúp khẳng định giá trị của sự
tìm tòi sáng tạo của anh, ít nhất là về cách xếp đặt mới cho thể thơ truyền thống quen thuộc nầy mà nhiều nhà thơ từng ngậm ngùi nhận xét: thơ lục bát dễ làm mà khó hay!”
[ Thiếu Khanh: Thơ lục bác mới của Trần Phù Thế ]
 
Trần Phù Thế sinh ra, lớn lên tại Sóc Trăng, học  trường Hoàng Diệu – Ba Xuyên trường Phan Thanh Giản – Cần Thơ và sau khi ra tù anh đã hơn mười năm phiêu bạt giang hồ khắp các tỉnh miền Tây trước khi định cư tại Mỹ,  nên những bài thơ tình của  anh  ngọt ngào hương vị  phù sa miền đồng bằng sông Cữu Long. Đặc biệt chữ dùng trong thơ anh không pha trộn hai miền Trung - Bắc mà thuần túy chất giọng  miền Nam, đôi khi anh còn dùng những đặc ngữ miền Tây mộc mạc, chân chất thấm đượm tình quê  như: xa ngái, sao vậy cà, chua lừng, con nước nhửng, chết điếng, tuốt luốt… rất gần gủi thân thương.
Ta ghét mười năm ở xứ này
Mười năm đủng đỉnh lục bìng quay
Như con nước nhửng dòng sông Hậu
Thương cả lần đi ứa máu đầy
[ ta ghét – TPT ]
Hai con trống mái giận nhau
Hai con chim mái làm sao vậy cà
Mấy lần
bước xuống
con đò
mà quên tuốt luốt
thăm dò cạn sâu
[ lục bát không đề - TPT ]
Những nơi anh dừng chân: Đại Ngãi - Hậu Thạnh - Cần Thơ – Sóc Trăng - Kiên lương – Mương Điều - Đường Đức - Trường Khánh – Hòn Me – Hòn Đất … anh đều để lại những bài thơ bát ngát, mênh mông cỏ nội hoa ngàn. Và thấp thoáng đó đây một vài mối tình chơi vơi như những cánh lục bình bập bềnh sóng nước Cữu Long.
Một lần ở lại lỳnh quỳnh
đêm nghe cá quẩy bờ kinh  tám ngàn
xác xơ đầu ngỏ cuối làng
hòn me, hòn đất héo vàng tuổi xanh
em đi cỏ úa hồn anh
ngày về như thể mỏng tanh cánh chuồn
một lần ở lại Kiên Lương
khói xi măng thở bụi đường hà tiên
[ lỳnh quỷnh - TPT ]:
 
phải chăng Hậu thạnh mù xa
khúc sông xóm ngọn, cây đa, cái đình
ta về mắt ướt điêu linh
phải chăng người cũ hiện hình đâu đây
lòng đau biết mấy đêm dài
ta đau biết mấy ngàn ngày quê hương
đi lên, đi xuống con đường
bước lê cái bóng tà dương một mình
ta về gió thổi hiển linh
[ Hậu Thạnh – TPT ]
Nhà thơ Phan Xuân Sinh nhận định về  ngôn ngữ miền nam trong thơ Trần Phù Thế như sau:
Thơ anh vừa sâu sắc vừa lắng đọng. Vừa chua chát nhưng cũng vừa vị tha, độ lượng. Trong thơ anh hiện rõ cái nét chơn chất của người miền nam lục tỉnh hiền hòa, chất phác  Cái ngôn ngữ mộc mạc được anh đưa vào thơ một cách tự nhiên và làm câu thơ trở thành duyên dáng mượt mà.
[ Một góc nhìn: giọng miền nam lục tỉnh trong thơ Trần Phù Th ế -
Phan Xuân Sinh ]
gia đình ly tán, cha mẹ vợ con không biết lưulạc phương trời nào, còn sống hay đã chết ; cộng thêm sự kềm kẹp khắc nghiệt của bọn công an phường xã, nhưng vẫn âm thầm chịu đựng,  ngẩng cao đầu không chịu khuất phục trướcc bạo quyền cọng sản.
Bài thơ ĐỜI TA dài 66 câu, 16 đoạn mỗi đoạn 4 câu, ghi lại một phần đời của tác giả,  thời gian bắt đầu từ ngày vào tù năm 1975 và  ra tù từ trại  GIA TRUNG năm 1982. Nói đến trại tù Gia Trung là nói đến sự vô nhân, độc ác cùng cực của bọn cầm thú lên làm người. Chúng đánh tù bằng thanh sắt gõ kẻng báo hiệu giờ lao động, ra lệnh cho bọn trật tự là tù hình sự cùng chúng luân phiên đấm đá những người mà chúng ghét, bất luận thành phần nào, kể cả tu sĩ và những người đáng tuổi cha ông chúng.  
chiều xuống sương mù bay lãng đãng
bảy năm không án tù Gia Trung
Bảy năm vắt kiệt đời trai trẻ
Mây trắng Trường Sơn mỏi núi rừng
Thà chết như là con kiến nhỏ
Còn hơn hèn mọn kiếp lao tù
chiều nay mây oán trên đầu núi
Hãy chở lòng ta đến hư vô
  …………………………………….
Trong lúc bạn ta còn nằm lại
Trên đồi hiu quạnh đất Gia Trung
Gió mưa rát mặt không nhang khói
Hồn lạnh bơ vơ giữa núi rừng
ĐỜI TA – TPT )
Tôi từ trại Nam Hà chuyễn vào trại Gia Trung cuối năm 1981, bị bệnh nặng nên được đưa lên bệnh xá nằm ở phòng lao chờ chết. Nguyễn Hải Chí [ họa sĩ Choé ] làm ở phòng
Văn hóa thỉnh thoảng  thăm tôi . Anh đã từng bị biệt giam nhiều tháng chỉ vì táy máy tay chân, trong giờ nghĩ lao động anh vẽ trên cát thằng tù ốm trơ xương, cái đầu là củ khoai lang sùng nham nhở. Anh và tôi tâm sự rất nhiều. Người mà anh nhắc đến nhiều nhất là nhà thơ Viên Linh  và tạp chí Khởi Hành. Nhà thơ Viên Linh đặt bút hiệu Choé cho anh. Khởi Hành đăng tranh biếm họa của anh. Bắt đầu từ đó anh đã trở thành một họa sĩ nổi tiếng không những ở trong nước mà cả thế giới. Chúng tôi dự định khi ra tù sẽ vượt biên Mộng của anh sẽ viết một phim truyện bằng tranh đại ý cho Max – Lênin -  Stalin – Mao Trạch Đông –Hồ Chí Minh tranh dành ngôi vị Diêm vương dưới âm phủ, kết cuộc âm mưu bại lộ, Max bị quỷ sứ cắt lưỡi, còn những tên khác bị vất vào chảo dầu sôi… Tiếc thay anh mất sớm nên không thực hiện được hoài bảo của mình.
xỉu. Trung tá Nguyễn văn Thanh  bị đánh chết tại đây. Một số văn nghệ sĩ bị giam tại trại này như: Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,  nhà thơ Hà Thượng Nhân, Nguyễn sỹ Tế, Trần Tuấn Kiệt, Trần Dạ Từ, ký giả dzoãn Bình … …
Nhà thơ Trần Phù Thế ở tù tại Gia Trung nên người viết  tạm ghi lại một phần rất nhỏ về những sự tra tấn khốc liệt của bọn cai tù cọng sản. Muốn biết thêm cảnh lao tù của cọng sản khắc nghiệt như thế nào xin đọc trường thiên bút ký Đại học máu của nhà văn Hà Thúc Sinh, Đáy địa ngục của nhà văn Tạ Tỵ, Thép đen của Nguyễn Chí Thiệp …và kể cả bút ký của các nhà văn Miển Bắc sống trong chế độ cọng sản như Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn …
cũng có thể thanh xuân tràn trề sức sống  không chờ đợi được, bước thêm một bước nữa cũng là chuyện  bình thường. Chúng tôi không hề oán trách dù trong lòng hết sức xót xa, đau đớn. Tuy nhiên, phần đông những người mẹ, người vợ có chồng tù tội dưới chế độcọng sản đều làm tròn thiêng chức của một người đàn bà Việt Nam, thủ tiết chờ chồng,và dù chồng có chết trong tù cũng vẫn một lòng một dạ thủy chung thờ chồng nuôi con.
Vợ ta hãy nhớ lời ta dặn
Mai mốt bặt tin đừng đi tìm
cải tạo, đi tù coi như chết
coi như vĩnh biệt phút ban đầu
một mai em thấy lòng son trẻ
vẫn còn nóng hổi chuyện thanh xuân
thì em cứ bước thêm bước nữa
ta chúc cho em phúc vạn lần
khuyên em là giả, em đi thật
hai đứa con khờ đói bơ vơ
hai đứa con khờ ba bốn tuổi
cha tù mẹ bỏ sống bơ vơ
Đời Ta – TPT )
 Nhà thơ Lê Phi Ô nghiến  răng cắn nát môi lấy máu viết thành thơ: / vợ bỏ con thơ theo cán bộ / Đổng tiền đánh đổi cả nhục vinh / Hỡi ơi canh bạc đời đen đỏ / Mỹ nhân hề chén rượu tàn canh /Tiếng gọi Việt Nam.LPO / Cảnh nhà  Trần Phù Thế bi thảm hơn nhiều. Chổng tù tội. Vợ ôm cầm sang thuyển khác bỏ hai con nhỏ mới lên ba bốn tuổi  bơ vơ không nơi nương tựa,  lang thang, đói rách.Ông bà nội tuổi già sức yếu lặn lội tìm cháu nhiều tháng trời mới gặp được hai cháu đang ăn mày giữa chợ.  Điều bi thãm nhất ở đây là hai cháu  ăn xin ở hai nơi khác nhau , khi gặp lại ông cháu chị em chỉ còn biết ôm nhau khóc.Viết những dòng này mà tay tôi run run bồi hồi xúc động,  dù tôi biết hiện nay hai cháu  định cư tại Mỹ cùng  cha theo diện HO, cuộc sống ổn định, hạnh phúc bên chồng con.
 
em đi một tiếng không giao lại
hai đứa con thơ cho mẹ chồng
bà đi tìm cháu bao ngày tháng
gặp cháu ăn mày giữa chợ đông
con chị ôm em mừng khóc ngất
nội ôm hai cháu lệ lưng tròng
ta về đứa chị theo bà nội
bán chuối ven sông với chiếc xuồng
bảy năm vắng mẹ, cha tù tội
con trải thân đời với gió sương
còn con gái nhỏ cùng ông nội
chăn vịt trên đồng mới gặt xong
tuổi thơ đội nắng, hai màu tóc
nắng cháy đời con, cháy cả lòng
 
ta về hai trẻ nhìn ngơ ngác
xa lạ bừng trong mắt trẻ thơ
nước mắt còn đâu. Còn nước mắt
ôm con mà khóc tự bao giờ
thưa ba, thưa mẹ, con tạ tội
ba khổ mẹ rầu những bảy năm
lich sử chơi con đòn đau điếng
bảy năm tù tội nặng nghìn cân
(Đời ta – TPT )
Vâng, lịch sử không những chơi  ta một đòn đau điếng mà còn chơi cả dân tộc chúng ta một đòn đau điếng có phải không Trần Phù Thế? Giờ đây, sống ở xứ người, nhìn về quê hương Việt Nam mà lòng đau như cắt. Xã hội băng hoại. Đạo đức suy đồi. Biển, đảo, đất, rừng dần dần mất về tay Trung Cộng. Vậy mà bọn sâu bọ Ba Đình vẫn sống phè phỡn, nhỡn nhơ trên mồ hôi, nước mắt, và xương máu của đồng bào. Chúng còn đánh đập dã man, bắt nhốt vào tù những người yêu nước đã can đãm đứng lên đáp lời sông núi, cất cao tiếng nói bão vệ giang sơn, tổ quốc.
Đọc một câu thơ hay sướng cả tuần. Đọc một đoạn thơ hay sướng cả năm. Đọc một bài thơ hay sướng cả đời. Không nhớ câu nói này của ai, nhưng rất đúng với những người yêu thơ và nặng nợ với thơ.  Thời kháng chiến có Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, Tây Tiến của Quang Dũng, Tống biệt hành của Thâm Tâm …,  vào thập niên 50, 60 còn có rất  nhiều bài thơ của Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Hoàng Trúc Ly, Viên Linh, Tuệ Sĩ, Tô Thùy Yên… mà trong bài viết ngắn này người viết không thể trích ra hết được ; đã vượt thời gian lưu danh muôn thuở. Thơ Trần Phù Thế có rất nhiều câu hay, đoạn hay, và bài Bậu Về rất hay theo thiển ý của người viết, không biết sau này sẽ ra sao? Thời gian sẽ trả lời. Nhà thơ Trần Phù Thế có lẽ khi làm thơ không nghĩ đến điều này, được – thua – còn - mất chỉ là một thoáng phù du có phải không Trần Phù Thế? Anh vẫn tiếp tục đi theo con đường anh đã chọn lựa, dệt những vần thơ tình ngọt ngào hương vị phù sa miền đồng bằng sông Cữu Long.
 
TRẦN  VĂN  SƠN
ĐƯỜNG TRÚC THƯ TRANG
1 / 2013

Xem Tiếp: ----