Rừng vắng, nước ngòi trong veo, róc rách dưới vòm cây lá. Từng đàn bướm bay lượn đua nhau khoe sắc.
Tôi đang ngồi mài rìu chờ các bạn sơn tràng vào đông đủ, cùng nhau lên núi hạ gỗ.
Chợt lá khô xào xạc, nghe như có vật gì rơi bên kia bờ suốị Tôi ngước nhìn, tình cờ phát hiện một hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy.
Vật rơi là một con cóc cụ, tuổi không rõ bao năm, nhưng thân to bằng cái bát úp, lớn gấp ba loại cóc thường thấy ở miệt vườn. Chữ gọi là "thiềm thừ" hẳn để ám chỉ loại cóc nàỵ áo da sần sùi, u nần, vàng cóc tía, chữ gọi là thiềm tô.
Từ trên cao lăn xuống, miệng ông thiềm thừ còn ngậm con ong lỗ đen thui to bằng ngón tay út. Nửa thân con ong lỗ nằm gọn trong mồm cóc, đầu, chi trước và một phần cánh còn ở ngoài ngo ngoe chưa chết hẳn. Ai cũng biết, nọc độc của loại ong lỗ này nguy hiểm vô cùng, to như trâu, cổ bị ong lỗ chích một mũi thôi đã phải rống. Vậy mà con cóc tía dại dột dám đớp ong lỗ để lãnh đủ vào giữa họng cả cái ngòi ong và nọc độc của nó. Hơn hết, miệng là nơi thần kinh cảm giác nhạy nhất. Ai có lần ăn phải chiếc bánh có kiến, bị một con kiến cắn vào môi, hẳn đã rõ đau đớn khó chịu đến mức nàọ Cả một vết ong châm vào giữa đốc vọng con cóc bé nhỏ quả là một cú sát tử.
Tôi nhìn lên trên vách suối thấy một cái hang ong lỗ, thỉnh thoảng có dăm ba con bay về, bên cửa tổ một số ong hung hăng đứng gác. Miệng hang cao hơn chỗ cóc rơi hơn thước, giữa chừng có những phiến đá từ lòng đất nhô ra rêu phong theo thời gian.
Tôi cho là cóc vốn loài ăn côn trùng nên nhầm lẫn ong lỗ là loài ăn được, vô tình đớp phải đành chịu thọ thương. Khi lè dài cái lưỡi hình đuôi cá cuốn ong đang bay đớp vào mồm, bị một vết nọc châm vào giữa họng. Nọc độc quá mạnh đã quật cóc ngã ngửa lăn lóc qua các phiến đá xanh rêụ Ông thiềm thừ giờ đây ngửa bụng lên trời, bốn chân chổng ngược, trước còn đạp chòi, run rẩy, dần dần rũ xuống như chết hẳn.
Không lâu, tôi thấy hai chân sau từ từ co lại rồi duỗi ra vài lượt, tiếp đó hai chân trước bơi bơi như lạy trời, hai con mắt lồi chớp chớp, lớp da cổ trăng trắng, nhấp nhô phồng lên sọp xuống. Cóc chuyển mình lật úp lại, mồm vẫn ngậm chặt con mồi không chịu nhả. Đầu môi cử động tưởng để nhả con mồi, nhưng ngược lại, ông thiềm thừ cong lưng tiếp tục nuốt. Con ong lỗ ngập dần từng li vào miệng, sau cùng mất hẳn trong khi mắt cóc trợn trừng như phải nghẹn. Con vật tiếp tục nuốt không khí như để nén chặt con mồi vào đúng vị trí cho bộ máy tiêu hóa làm việc. Đôi mắt đen mở tròn lồ lộ, lớp da cổ trăng trắng hả hê đánh nhịp. Trông ông thiềm thừ không còn có vẻ gì đau đớn, trái lại còn sảng khoái như vừa xong bữa cỗ ngon lành.
Tôi cho rằng cóc sẽ nhảy đi, phải một lần dại dột cạch tới già mỗi khi thoáng thấy loài ong lỗ. Nhưng cóc vẫn ngồi nguyên tại chỗ ổn định mọi việc trong dạ dàỵ Sau đó kẻ sành ăn lại ngửa cổ lên ngắm nghía lũ ong ra vào với vẻ thèm thuồng. Nó trườn tới, dài người ra trèo lên các mỏm đá rong rêu lần đến miệng hang chọn một chỗ bằng phẳng rình mồị Chờ ong bay về sắp chui vào tổ, ông thiềm thừ lại thè dài lưỡi cuốn con mồi đớp. Tất nhiên ông lại lãnh đủ một ngòi nọc vào giữa cổ họng, lại ngã bổ chửng, lại rơi lăn tròn theo các mỏm đá rong rêu lại nằm phơi bụng trên lớp lá khô xào xạc.
Tôi chỉ cho anh em sơn tràng xem, ai cũng cho là sự lạ. Thời gian trôi qua, ngày ngày vác rìu đi vào rừng hạ gỗ, mọi người để mắt nhìn ông thiềm thừ như thẩm tra tính gan lỳ cóc tía của ông. Quả là gan, một sự kiên trì hiếm thấy của cạnh tranh sinh tồn. Chỉ khác là khi thấy ông ngồi trước miệng hang ong lỗ, khi ông nằm ngửa bốn vó lên trờị Chết đi sống lại vẫn giữ mãi thói quen, muốn ăn xôi phải chịu đấm để tồn tại, tạo hóa nhiều điều lạ, không tận mắt nhìn, thấy khó tin, nhưng là có thật - để thiên hạ được ví von "gan lì cóc tía!". Ai cũng từng nói như vậy, nhưng đến bây giờ, thấy tận mắt, tôi mới hiểu được người trước chọn ông thiềm thừ làm biểu tượng của tính gan lì.
Trong tổ sơn tràng có một anh chàng tên cúng cơm là gì ít ai biết, nhưng quen gọi là thằng Búạ Mọi người tiều phu đốn gỗ đều dùng rìụ Rìu có cái quẻ dài ra sau lưỡi như cái bánh lái để hướng lưỡi rìu chặt theo ý muốn. Thằng Búa không phải là dân nhà nghề, sử dụng rìu không quen, nhiều lần không chắc tay lệch hướng bị cái quả cốc vào đầu, do đó nó bắt buộc phải dùng búa, loại búa bửa củi, chém trậm trật vào gốc câỵ Người ta cho nó biệt danh là thằng Búa vì lẽ ấy.
Tiền thân thằng Búa ở thành thị, con nhà khá giả. Khi còn sinh tiền, cha mẹ cho nó tàng cây bóng mát, nhưng không để lại cho nó bộ rễ sâu như ăn học nên người, siêng năng cần mẫn và nhất là tấm lòng nhân hậu lấy đức ở đời, cho nên khi cây đổ rồi, nắng mưa phũ phàng lên cuộc đời nó. Đồng tiền phụ mẫu để lại tiêu pha núi cũng lở. Trắng tay rồi phải chạy đôn đáo tìm việc để kiếm ăn, đi năm bảy nơi nộp đơn đều bị từ chốị Phố phường hỏi thăm nó, bảo rằng có ông cán bộ phòng tổ chức nơi nó đến xin việc bảo: "Làm người phải có tai có tóc... Anh có tóc mà chẳng có taị..". Nghĩa là nó mang bộ tóc dài che mất tai đi xin việc nên trông bợm tướng quá, người ta ngán.
Đến bước đường cùng, nó phạm tội để kiếm tiền ăn chơi, bị truy lùng, đành phải trốn tránh lên rừng nhập theo tổ sơn tràng đốn gỗ.
Đoàn người đi săn hổ từ dưới xuôi lên ở nhờ lán trại sơn tràng, có mang theo một khẩu súng hơi bắn bằng đạn chì. Súng đạn lửa họ không rời tay, nhưng mượn họ khẩu súng hơi không khó.
Thằng Búa cao hứng đi săn gà gô. ¤m khẩu súng và vài mươi viên đạn chì đi cả buổi không được con chim nàọ Hoàng hôn đành buồn bã quay về. Qua đoạn đường cũ, ngứa tay ngắm ông thiềm thừ đang ngồi rình mồi bên tổ ong lẩy cò. Con vật tội nghiệp lăn qua mấy mỏm đá rong rêu - lần này mãi mãi, ông thiềm thừ không còn gượng dậy được nữạ Thằng Búa nắm chân con vật tội nghiệp xách toòng teng. Ra đến bìa rừng, trước khi qua đường xe lửa, nó đặt xác ông thiềm thừ nằm vắt qua thanh ray.
Sáng hôm sau, trên đường đi vào rừng, dân sơn tràng thấy trên sống đường tầu dính dẹp lép một lớp da cóc khô cứng, hai cái đùi văng ra trên lớp đá xanh, còn thủ cấp của cậu ông trời nằm trên thanh tà vẹt, hàm răng cắn chặt như đang nghiến, mắt trợn trừng nhìn trời xanh như không cam tâm để mất đi quyền uy "nghiến răng chuyển động bốn phương trời...".
Cái thằng chơi ác, không sợ trời trả báọ
Tôi không mê tín, nhưng tôi tin có luật nhân quả - gieo gió gặt bão - ấy là sự thường tình.
Từ khi ông thiềm thừ xấu số nát thây vì viên đạn chì và bánh xe sắt, đàn ong lỗ không còn bị khống chế, tự do sinh sôị Người ta bảo loài vật càng bé nhỏ càng mắn đẻ, con voi, con bò, một hoặc đôi ba năm mới sinh con một lần, con ong cái kiến mỗi ngày đẻ trên ngàn trứng, còn con vi trùng thì đến cấp số nhân.
Không còn ông thiềm thừ hạn chế, dân số đàn ong lỗ tấp nập lạ thường, ong bay ra vào như trấụ Dân sơn tràng ít dám qua đoạn đường quen thuộc trước kiạ Anh em phải phát cành mở con đường mòn đi vòng nếu muốn vào rừng. Duy chỉ khó khăn cho việc kéo gỗ theo lòng suốị Người ta buộc lòng khi vượt qua nơi tử địa do các sát tử có cánh kiểm soát, thנra roi cho trâu tự kéo gỗ vượt qua, còn người phải vòng theo đường mòn để tránh nguy hiểm.
Với bản tính nghịch ngợm, bán trời không mời thiên lôi, thằng Búa vẫn xem thường theo trâu vượt quạ Cho đến một hôm, mùa khô nước kém, cát đùn vào đoạn suối có tổ ong. Cây gỗ to, kéo vượt qua cát quá nặng nên cỗ trâu kéo gỗ bị xít. Thằng Búa huơ roi quất vào lưng trâu làm áp lực cho con vật ra sức kéọ Ong là loài phản xạ ánh sáng rất nhậỵ Thấy cái bóng án ngữ trước cửa tổ, cử động cản trở đường bay, ong trinh sát nổi xung pích kê vào đỉnh đầu giáng đòn sấm sét. Ngòi ong nhỏ hơn đầu kim, nhưng một khi đã cắm phập vào da nghe như ai cốc lên đầu bằng búa, cả hộp sọ trĩu xuống nặng như đá dè. Thằng Búa quẳng roi ôm đầu chạy, con trâu giật mình lôi gỗ lội băng băng, chủ chạy đằng chủ, trâu chạy đằng trâụ Đàn ong vần vù bay đuổi theo thằng Búạ Cứ găm vào chỗ vừa bị chích tiếp tục ra đòn. Đến vùng nước sâu, thằng Búa trầm mình xuống lặn trốn, di chuyển ngầm mong đánh lạc hướng, nhưng mỗi lần nhô đầu lên thở lại thấy cánh ong vần vù trên đầụ Lặn đến đâu ong bám theo đến đó.
Nhiều người cho rằng ong khôn nên người lặn sâu dưới nước chúng vẫn biết để dò tìm. Thật ra đó là phản xạ tự nhiên của loài ong đối với mùi nọc ong. Nọc ong chẳng những là chất độc gây đau nhức, liều cao sẽ gây tử vong mà còn là chất có mùi báo động. Nọc ong là một loại tinh dầu có mùi cay hắc, ong ngửi thấy mùi này trở nên hung dữ, bản năng tự vệ để giữ gìn bầy đàn trỗi dậỵ Cho nên dù có lặn sâu, nọc ong từ vết kim chích sẽ nổi lên mặt nước để dẫn đường cho đàn ong như ra đa tìm mục tiêu vậỵ Thằng Búa bị đốt phát đầu tiên là đã mang theo thứ hương thơm kinh hoàng ấy, nên bị ong vần vù xông tới hung hãn tiến công theo từng bước dù là đi ngầm dưới nước. Lãnh thêm mấy phát đau đớn quá, nhưng lặn lâu chết ngột phải trồi lên, chưa kịp hít thở đã bị chích. Cái đầu đau nên sau cùng bàn tọa nhô lên trước bị xơi ngay vào mông, da thịt mềm nên kim lút sâu vào cả ba ngạnh. Quan sát kỹ ngòi đốt của ong, ta sẽ thấy có ba cái ngạnh giống như ngạnh lưỡi câu, tuyến nọc dẫn theo giữa ba ngạnh này chứ không phải tiết ra từ đầu nhọn - vào một ngạnh đau vừa, hai ngạnh đau điếng, ba ngạnh đau dữ. Không còn cách nào khác, thằng Búa khoát nước tung tóe, xách quần chạy bạt mạng, lùi vào rừng cây bất kể cành lá gai góc dây leo cản ngại trên đường.
Khi có người đem võng vào khiêng thằng Búa về nhà, nó lên cơn sốt nóng, mặt mày đỏ hỏn sưng vù, mắt híp, bọt trào ra bên mép.
Nếu chờ tàu hỏa để đưa đi bệnh viện tỉnh thì mãi đến chập tối mới có chuyến tàu ngược. Mọi người đành đưa nó xuống mảng nứa (bè nứa nhỏ) thả theo dòng sông đưa về bệnh viện huyện. Vợ nó lái mảng. Sông ở đây có một đoạn nhiều đá ngầm nổi lên giữa dòng chảỵ Về mùa hạ nước dội vào đá xiết rất dữ. Những tay lái bè gỗ qua đây đều mướt mồ hôi, huống chi cái mảng nhỏ nhẹ tênh vượt băng băng ngoằn ngoèo, thêm nỗi thương chồng đầy nước mắt, vợ thằng Búa lệch tay lái để chiếc mảng vướng vào đá ngầm lật úp. Phước cho thằng Búa được cô vợ biết bơi kịp lao theo nắm lấy tóc lôi nó lên bờ, đem lên rừng bẻ cây che chòi cho nó nằm rồi băng rừng về kêu cứu.
Bệnh viện tiêm thuốc an thần, cho uống hạ sốt. Nằm ba ngày xuất viện. Các vết thương sọp xuống, mắt sưng dần đã thấy ánh sáng. Nhưng những vết ong châm vào mông còn lưu ngòi ong bên dưới da làm mủ sưng lên như vết áp-xe hành đau nhức, con bệnh phải nằm nghiêng rên rỉ.
Một đêm đang ngủ, vợ nó nghe chồng thét lên. Thằng Búa nằm chiêm bao thấy hai cái đùi ông thiềm thừ không có thân, chỉ lặc lìa một mảng da khô nhảy lom khom, còn cái đầu cóc tía bay lơ lửng trên không, mắt trợn trừng, hàm răng nhe ra trắng xác nghiến trèo trẹo, trên mưa rơi vần vũ, sấm chớp giăng giăng. Sợ quá, nó kêu ré lên, mồ hôi ướt đẫm...
Sau này khi qua cơn bạo bệnh, miếng cơm manh áo mà, không làm lấy gì ăn, nó vẫn vác búa lên rừng, có phần khác trước vì bước thấp bước cao chân đi cà thọt. Vết ong châm trên mông gây hoại thư làm rút gân chân của nó, nếu không kịp thời đi bệnh viện lần nữa đã phải cưa chân rồi.
Tôi vác rìu theo tổ sơn tràng, đi sau lưng thằng Búa, nhìn nó đi chấm phẩy, chấm phẩy vừa thương vừa giận. Chấm phẩy, chấm phẩy, nó phải đi lệch như vậy suốt đời, mãi mãi giữ dấu ấn của trò chơi ngông, làm mất cân bằng sinh thái.

HẾT


Xem Tiếp: ----