Đôi lời về tác giả

    
hượng Ca, tên thật là Hướng Kỳ Cương, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1977 tại Phụng Tiết (Trùng Khánh), tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý hành chính Đại học Tứ Xuyên năm 2001. Tuy rất thích tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Phượng Ca chưa bao giờ ngờ rằng, cuộc sống của mình lại nên duyên sâu đậm với nó. Hiện nay, nhờ viết tiểu thuyết võ hiệp mà Phượng Ca trở thành nổi tiếng, và vừa nhận chân biên tập trong một tạp chí võ hiệp.
Khác với các nhà văn còn lại trong nhóm Thần Châu tân ngũ hiệp, Phượng Ca rất ít xuất hiện trước công chúng.
Tác phẩm đã in:
Phượng Ca hiện viết được hai bộ tiểu thuyết: Côn Luân (昆倫) và Thương Hải (滄海), đều cực kỳ nổi tiếng. Thương Hải vẫn đang viết, viết đến đâu in đến đấy.
‘Côn Luân’ đã in ở Đài Loan, Đại lục và Hàn Quốc, gồm 120 vạn chữ, chia thành các phần
Phần 1 – Thiên Kiêu Thiết Huyết (7 chương) (xem dần dần ở đây)
Phần 2 – Hoa Vũ Giang Nam, gồm 6 quyển nhỏ:
- Thiên Cơ quyển (14 chương)
- Thuần Dương quyển (12 chương)
- Phá Thành quyển (12 chương)
- Long Du quyển (13 chương)
- Kiếp Ba quyển (14 chương)
- Thiên Đạo quyển (14 chương)
Phượng Ca viết Côn Luân trong vòng ba năm, và in thành sách vào tháng 9 năm 2005. Đúng như cái tên của tác giả, ba năm im lặng, vừa hót một tiếng, kinh động thiên hạ. Nhan đề sách in là thủ bút của Lương Vũ Sinh, lời tựa do Hàn Vân Ba - đệ nhất nhân của giới nghiên cứu võ hiệp đại lục viết.
Côn Luân đã đạt giải nhất cuộc thi Võ hiệp Truyền kỳ xưa và nay do Đại học Bắc Kinh tổ chức, trao giải tháng 11 năm 2006. Nội dung phong phú: thiên văn địa lý, cơ quan thuật số, bài binh bố trận, không gì không có, không gì không tinh, nhất là kiến thức về toán học cổ đại, thực khiến người ta phải vỗ án khen hay.
Côn Luân là một thu hoạch lớn của võ hiệp đại lục trong vòng mười năm gần đây. Sau khi Kim Dung phong bút, Cổ Long qua đời, rất lâu rồi văn học võ hiệp chưa đem lại điều gì mới mẻ và đáng mừng cho độc giả. Những tác phẩm kỳ ảo ồ ạt ra đời khiến giang hồ đích thực càng thêm buồn nản. Đúng lúc đó, Côn Luân xuất hiện, như một vì sao báo hiệu thời tái sáng thế của tiểu thuyết võ hiệp.

Truyện Côn Luân Đôi lời về tác giả Thục đạo nan Canh lậu tử Tam tài biến Điệp luyến hoa Chiến thành nam Xạ Thiên lang Mãn giang hồng Cô vân xuất tụ Tuyết vũ Phượng tường Mi gian quải kiếm Huyết tiễn phần thiên Thiên quân nhất cục Nhất sinh sơ kiến Thái Ất phân quang Thiên cơ hữu nguyệt Mê trận vô hình Thiên cơ hữu nguyệt(TTV) Mê trận vô hình(TTV) Khả thị duy ngã BIẾN KHỞI TIÊU TƯỜNG THIÊN ĐỊA PHẢN PHỤC THẮNG GIẢ VI VƯƠNG XẢ THÂN TỰ HỔ HOA ÁM LIỄU MINH Tứ diện sở ca Tiên Phật tranh phong THUẦN DƯƠNG THIẾT HẠP Thương Thiêu Đông Nam Phong Ba Hiểm Ác Thâu Thiên Hoán Nhật Nhạc Cực Sinh Bi Tâm Như Tử Hôi Di Tinh Hoán Đẩu Bát Vân Kiến Nhật Câu Tâm Đẩu Giác Vạn Vật Quy Tàng Bạch Mai Hàm Dương Lăng Không Nhất Vũ Long Hổ Chi Hội Tứ Thiểu Bái Sư Xích Mao Chi Hổ Xa Mã Lân Lân Phục Ngưu San Hạ Chiết Cung Vi Thệ Lục Hoa Diệu Thuật Hán Thủy Kinh Đào Tương Dương Công Phòng Cùng Đồ Mạt Lộ Thạch Công Sơn Đầu Xà Khiếu Tước Lai Thùy Thắng Thùy Bại Tây Tái Long Ngâm Phần Hương Túy Ngọc Vô Pháp Vô Tướng Hạnh Lâm Y Ẩn Quần Ma Loạn Vũ Kiến Hoa Sinh Phật Cựu Ái Nan Mẫn Giai nhân vi chú Hoa trung thánh triết Tả hữu vi nan Vụ lâm kỳ ẩu Điên đảo ngũ hành Ấu đế chi tranh Địch hữu mạc biện Yên ba vi mang Bĩ Cực Thái Lai Kim Thiền Thoát Xác Tự Cổ Đa Tình Tâm Tùy Minh Nguyệt Đại Thiên Vương Tự Chung Thiên Trường hận Chúng Phản Thân Li Đông Tây chi minh Vạn Phu Mạc Địch Trọc Thế Thao Thao Đại Tai Côn Luân Tùy Viên Tựu Phương [1] Nhân Mệnh Chí Trọng Thiên Lang Khiếu Nguyệt Cố Nhân Tương Phùng Hoàng Hà Cửu Khúc Long Bôn Vạn Lý [1] Hòa Hài Chi Đạo [1] Phong Vân Tề Hội [1] Nhất Kiếm Hoành Thiên Thấp Tang Hữu A [1] Nguyệt Chiếu Đại Giang[1]