Quân lững thững đi vào con hẻm Duy Tân - con hẻm mà ngày xưa mỗi lần Quân về phép đã vội vã đi thật nhanh để vào gặp Yên Dung - vợ chàng. Bây giờ cũng con hẻm đó nhưng nó hình như đã xa lạ. Những khuôn mặt thân quen đã không còn nữa, thay vào đó là những con người mà chàng chưa hề quen biết. Ðứng trước ngôi nhà của chàng và Yên Dung đã từng chung sống bên nhau, giờ đã thay đổi chủ. Một phút ngậm ngùị
Quân gõ cửa, gặp người chủ nhà mới, chàng hỏi thăm về người chủ nhà cũ - vợ chàng, người đàn ông – chủ nhà mới cho chàng biết là ngôi nhà này được ủy ban phường Trần Hưng Ðạo cấp cho ông ta vì ông ta là một cán bộ phường, và ngôi nhà này là “của thằng sĩ quan ngụy bị bắt đi cải tạo rồi”.
Vậy thì Yên Dung đã đi đâu rồỉ Và em đang ở nơi nào hả Yên Dung!, cuộc sống của em ra saỏ Hơn tám năm trong trại tù cải tạo anh nhớ em và con vô cùng. Em chưa một lần thăm anh, nhưng anh chẵng trách em đâu, vì anh biết em rất khó khăn trong cuộc sống, hơn nữa khi anh ra đi, con của chúng ta cũng mới vừa đầy tháng tuổị Nỗi khổ này anh rất thông cảm cho em– Quân lang thang qua con phố buổi trưạ Nhìn con phố ngày xưa, lòng Quân cảm thấy xót xạ
Quân qua con đường Phan Thanh Giản, đến nhà Quang – bạn chàng. Ngôi nhà đóng cữa im lìm. Chàng gõ cữạ Một người đàn bà bước ra:
- Chào ông, ông hỏi aỉ”
- Xin lỗi bà, tôi muốn hỏi ông Quang – Nguyễn thanh Quang, còn bà đây là…”
- Dạ tôi là vợ anh Quang, mời anh vô nhà, anh Quang đi về thăm mẹ ảnh bị bệnh, có lẽ cũng sắp về rồi đó, anh”.
 Thật Quân không ngờ, người đứng trước mặt chàng là Thanh Thanh
– Nguyễn thị Thanh Thanh, cô nữ sinh hoa khôi của trường Nữ Trung Học Qui Nhơn ngày nàọ Tám năm trôi qua biết bao thay đổi, cảnh đời cũng như con người. Nhưng rồi Quân thầm nghĩ: “Mình cũng chẵng khác gì Thanh Thanh đâu! Cô nàng đã không nhìn ra mình đó sao”.
- Bà… cô…bà… là Thanh Thanh?”
- Dạ, nhưng ông là ai, tôi nhớ như quen quen”
Quân gượng cười, một nụ cười chua chát:
- Tôi…anh…là Quân đây, Thanh Thanh không nhìn ra anh saỏ Tất cả giờ đã thay đổi quá rồi phải không Thanh?. Anh đã không nhìn ra Thanh và Thanh cũng không nhìn ra anh, không biết Quang thế nàọ Một thoáng sững sờ,. Thanh hỏi Quân trong sự ngạc nhiên tột cùng:
- Là anh sao Quân, thật em không ngờ là anh! Anh thay đổi quá Quân à.”
- Thanh cũng vậy, cũng thay đổi lắm… tất cả đã thay đổi rồi phải không Thanh”
- Dạ! em nghĩ vậỵ Quang cũng thay đổi lắm, anh ấy già đi nhiều và từ ngày ảnh đi “ cải tạo” về hay suy tư, không còn vui cười như ngày xưa”.
- Cười sao được hả Thanh, sau bảy lăm chúng ta đã tắt nụ cười rồi Thanh, à! Quang về khi nào vậy Thanh?”.
“Aûnh về đã được gần một năm rồi anh.Thời thế đã đổi thay, em nghĩ các anh hãy vui lên mà sống., đừng nên bi quan, chán nản nữa. Hãy xây dựng lại cuộc đời mới anh ạ. Cái gì đã qua chúng ta nên để nó qua đi, nghĩ đến buồn lắm”.
- Ðúng, chúng ta hãy vui lên để mà sống”.
 Quân chỉ còn biết than thầm với chính mình
Gặp lại bạn bè sau bao tháng năm xa cách, đêm nay hai bạn ngồi bên nhau tâm sự suốt đêm thâu. Ôn lại những kỷ niệm xưa, lúc hai đứa còn ngồi ở bậc trung học, rồi vào quân ngũ, rồi ra chiến trường, rồi vào nhà tù “cải tạo”. Tất cả, tất cả đã hiện về qua từng ký ức.
Ngày xưa, bạn bè gặp nhau vui đùa như pháo nỗ. Mày mày, tao tao cụng nhau từng ly rượu ấm. Còn bây giờ, chỉ có chén trà xanh hớp từng ngụm nhỏ – âm thầm,lệ đắng nghẹn ngào Trong nỗi buồn miên man, Quang hỏi bạn:
- Quân! bạn có dự tính gì cho tương lai sau khi bạn gặp lại vợ bạn?”
- Mới ra trại nên cũng chưa có tính toán gì hơn là tìm mẹ con của Yên Dung, sau đó vợ chồng sẽ thão luận. Cuộc sống bây giờ khó khăn lắm phải không Quang”
- Ðiều đó thì chắc bạn đã đoán được, nhưng chúng ta cố vương lên giành sự sống nghe Quân. Ngày mai bạn lên vùng kinh tế mới Gia Châm, nếu gặp được Yên Dung, tôi nghĩ bạn nên đưa vợ con về đây sống với vợ chồng mình rồi tính sau, chứ ở kinh tế mới khổ lắm. Lúc Yên Dung đi kinh tế mới, vợ chồng mình có khuyên Yên Dung đừng đi mà Yên Dung cứ bảo: “ em xung phong đi kinh tế mới để anh Quân sớm được thả về, vì cán bộ phường bảo vậy”, vợ chồng mình đã nói hết lời mà Yên Dung chẵng nghe, thật tội nghiệpYên Dung”.
Màn đêm buông xuống, gió khuya thổi lành lạnh. Hai bạn cứ ngồi say sưa trò chuyện. Cơn gió rít qua, mái tôle khua động, thằng bé con của Quang giật mình thức giấc khóc thét làm chấm dứt câu chuyện của hai ngườị Quang đi vô buồng ngủ – nằm xuống bên cạnh thằng bé, ôm con vào lòng, vuốt ve con ngủ. Bên ngoài, Quân vẫn còn ngồi bên tách trà xanh đã nguội lạnh từ lúc nào, chàng đang mơ tưởng đến ngày mai gặp lại vợ con, nỗi mừng vui biết kể sao cho xiết.

*

Chuyến xe cuối đã đưa Quân đến thành phố Pleiku và rồi chàng lại lên một chiếc xe khách tồi tàn khác để đến vùng Kinh tế mới Gia Châm. Ngồi trên xe, chạy qua con đường mà ngày xưa Quân đã từng đến qua những lần hành quân. Những địa danh: Pleime, PleiYik, Lệ Minh, Thanh An, Thanh Giáo,Hàm Rồng lại hiện về trong trí óc Quân. Bạn bè năm xưa cùng chung đơn vị và biết bao chiến sĩ của tiểu đoàn 3/41/22 BB đã nằm xuống trên mảnh đất khô cằn này, nhìn lại những nơi đóng quân xưa, lòng Quân cảm thấy bùi ngùi Ðại Hản – Phan đình Thành, người anh cả của tiểu đoàn, người sĩ quan hai mươi chín tuổi xuất thân từ khóa 22A Võ Bị Ðà Lạt, như mới ngày nào đang xuất quân tiến chiếm đồi Lệ Minh và rồi đã anh dũng nằm xuống nơi chiến trường khi vừa chiếm trọn mục tiêu ; Xích Thố – Nguyễn Xích Hùng, thằng bạn từ hồi còn ngồi trên ghế trung học Cường Ðể, thằng bạn đào hoa nhất lớp, lượm đâu được bốn câu thơ mà đã làm cho các em nữ sinh điên đảo:
 Ta còn lại đêm nay
 Bầy sao hôm vừa tắt
 Ta còn một tiếng em
 Xin đừng làm rơi mất,
 Đang oai hùng chống trả địch quân với chiến thuật biển người trên đồi Thanh Giáo, bằng phương pháp cuối cùng là gọi pháo binh, phi cơ oanh tạc lên chính điểm đóng quân của mình để rồi cùng chết với kẻ thù, bỏ lại người yêu – cô bé Bắc Kỳ nho nhỏ – Khỗng bạch Yến của trường nữ trung Học Trinh Vương ; Hắc Sơn – Trần Ngọc Triêm chết tức tửi trên chiếc thiết vận xa M113 bởi một quả súng cối của địch quân, bỏ lại người vợ trẻ vừa mới sinh đứa con đầu lòng mà Triêm chưa biết mặt con mình ra sao! ; Hoàng Ðạo – Từ Thái Lai đã nằn xuống nơi chiến trường Thanh An, bỏ lại mẹ già và một tình yêu vừa chớm nỡ – cô nữ sinh thôn dã: Nguyễn thị Hồng Loan của quận lỵ nhỏ bé Phù Mỹ trong một lần hành quân Mỹ Chánh mà hai người đã gặp. Còn! và còn biết bao hình ảnh gợi lại trong trí nhớ Quân,

*

 Theo sự chỉ dẫn của bác tài xế xe đò, Quân theo con đường đất đi về phía dãy nhà tranh nơi có văn phòng của trụ sở thôn để vào hỏi thăm tin tức mẹ con Dung. Buổi chiều không làm việc nên trụ sở đóng cửa, gặp một người đàn bà lớn tuổi đang đi trên đường, Quân chận lại hỏi thăm mới biết trước đây mẹ con Yên Dung cùng ở chung xóm với bà, và bà ta nói với chàng:
- Câu chuyện dài dòng lắm, mời cậu ghé nhà tôi, tôi sẽ kể hết cho cậu nghe”
- Dạ! cảm ơn bà”.
 Quân bước theo người đàn bà lạ. Ðến nha, người đàn bà lại bảo chàng:
- Mời cậu vô nhà, uống nước, nghỉ mệt rồi tôi sẽ kể chuyện cho cậu nghe”
Ngồi trong nhà tranh đơn sơ, Quân chờ đợi người đàn bà kể về chuyện của vợ con mình, lòng chàng đang hồi hộp, đầu óc cứ suy nghĩ miên man:
- Thưa bà! Tôi đang nóng lòng muốn biết về tin tức của vợ con tôi, xin bà nói chọ Hơn tám năm rồi tôi không biết gì về mẹ con nàng”.
- Bây giờ, trời đã chiều chắc là cậu về cũng không còn kịp xe, tối nay mời cậu ở lại đây chơi với vợ chồng chúng tôi, chờ ông nhà tôi về rồi chúng tôi sẽ nói tường tận cho cậu biết, đừng nôn nóng. Thế nào cậu cũng phải ở lại thôi, vì ngày mai còn có việc cho cậu làm đó.”
- Tôi phải làm việc gì, thưa bà!”
- Rồi cậu sẽ biết”
Buổi chiều xuống dần, ánh nắng đã tắt hẳn, dù sao thì tối nay Quân cũng phải ở lại nơi nhà người đàn bà này thôi, vì vậy nên nằm trên chiếc võng con chàng ngủ say lúc nào không hay, đến khi nghe tiếng người đàn bà gọi chàng dậy dùng cơm, thì chàng mới biết là mình đã ngủ một giấc dàị Một người đàn ông đã lớn tuổi, có lẽ là chồng người đàn bà bảo chàng:
- Cậu dậy rửa mặt rồi vào dùng cơm”
- Dạ! cảm ơn bác”
Cơm nước xong, vợ chồng nguời đàn bà mời Quân ra sân ngồi mát.Ðêm nay là đêm trăng rằm nên ánh trăng rất rõ, cơn gió mùa hè thổi qua từng cơn nhẹ man mát. Bắt đầu câu chuyện, người đàn ông đưa tay chỉ về ngôi nhà bên cạnh bảo với Quân:
- Ngôi nhà này là nhà của mẹ con cô Yên Dung đấy, Mẹ con cô Yên Dung đối với vợ chồng tôi như con cháu trong nhà, có gì đều san xẻ cho nhau. Chúng tôi nương tựa với nhau mà sống trong gần bảy năm naỵ” Bỗng nhiên giọng người đàn ông lạc đi, xúc động:
- Tội nghiệp! tội nhgiệp lắm cậu ơi!”
Trong lúc người đàn ông kể chuyện thì người đàn bà không ngăn được dòng lệ, từng tiếng nấc lại vang lên. Quân chưa hiễu chuyện gì nhưng lòng chàng cũng cảm thấy nao nao. Người đàn ông kể tiếp:
- Vợ chồng tôi và mẹ con cô Yên Dung lên vùng kinh tế mới này đã hơn bảy năm nay, nghĩa là sau khi cậu đi ở tù gần một năm”. Người đàn bà chen vào:
“ Xuỵt! cải tạo ông à!”. Người đàn ông phản bác:
- Ở tù chứ cải tạo gì, chúng nói cho tốt thôi Cải tạo là cải tạo cái gì? Ai làm gì mà cải tạo, cải tạo gì tới hàng chục năm mà không cho người ta biết cải tạo về việc gì?. Người đàn bà cảnh giác chồng:
- Nói nhỏ nhỏ đi ông, coi chừng bọn nó nghe được không hay, nhất là đề phòng thằng Công An Phong đó, nó nghe được là mình đi ở tù thôi”.
 Người đàn ông tiếp tục câu chuyện:
- Khi mới lên đây tôi có hỏi cô Yên Dung– cô lên đây làm gì cho khổ, nhất là trong nhà không có đàn ông, làm sao lao động. Cô bảo – Cô lên đây là vì chồng cô.
 Cán bộ phường nói
– nếu cô chịu đi kinh tế mới thì chồng cô sẽ được thả về sớm, nên cô phải đi thôi. Mới đầu lên đây chúng tôi khổ lắm, mỗi tháng chúng tôi chỉ lãnh được mười ký gạo, còn lương thực thì tự túc, có rau ăn rau, có cá ăn cá., thiếu cơm gạo chúng tôi phải đào củ mì, củ chuối sống tạm qua ngày. Con anh – cháu Minh thì chẵng học hành gì, vì có trường đâu mà học, hằng ngày theo mẹ ra đồng làm ruộng, vô rẫy đào củ mì, củ lang. Một ngày, cách đây một năm, cháu bị bệnh sốt xuất huyết, không thuốc thang chạy chữa nên cháu đã ra đi. Sau khi cháu Minh chết, cô Yên Dung như người điên loạn, không còn làm việc gì nữa, thấy vậy nên vợ chồng chúng tôi mới dẫn cô qua ở bên nhà chúng tôị Mỗi tối cô Yên Dung thường qua nhà cô nhan khói cho cháu Minh, nhưng rồi một hôm – cách đây khoãng nửa năm, cô Yên Dung đi qua nhà cô thắp nhang, lâu quá mà không thấy về, vợ chồng tôi cầm đèn qua gọi cô về, thì phát giác cô đã nằm chết trên giường từ lúc nào rồi,. Vợ chồng tôi và bà con thôn xóm chôn cất mẹ con cô Yên Dung sau vườn nhà cô, bàn thờ thì vợ chồng tôi hàng ngày nhan khói Chúng tôi nghĩ, ngày nào cậu ra khỏi tù thì sẽ lên đây, điều này quả không sai, bây giờ tối rồi, sáng mai chúng tôi sẽ dẫn cậu qua nhà thăm mộ mẹ con cô Yên Dung.”
Nghe những lời của người đàn ông kể lại, lòng Quân đau xót vô cùng, Chàng không ngờ, ngày chàng trở về lại là ngày tang thương dâu biển. bao năm sống trong nhà tù “ cải tạo” chàng cứ nghĩ là Yên Dung đã phụ chàng, điều này chàng cũng không trách gì Yên Dung, vì ngày chàng ra đi, Yên Dung chỉ là người con gái hai mươi tuổi vừa rời ghế nhà trường, theo chồng chưa đầy một năm. Tiền bạc, của cải chẵng có gì để lại choYên Dung, trong lúc Yên Dung còn mang nặng một đứa con thơ vừa tròn tháng tuổi. Nếu vì hoàn cảnh mà Yên Dung bước đi bước nữa thì đó cũng là điều tất nhiên không có gì để Quân oán hận. Nhưng nay đã khác, Yên Dung không phụ chàng mà nàng đã chết vì muốn chàng sớm trở về đoàn tụ cùng mẹ con nàng, nên nàng đã nghe theo lời xúi bảo của những tên vô nhân mà mẹ con nàng phải bỏ xác nơi rừng thiêng, nước độc. Bỗng nhiên Quân tự hỏi – ngày mai này ta phải làm gì đây? Cuộc sống của ta còn có nghĩa gì khi mà vợ con đã chết, gia đình đã tan nát.Không phải chỉ một gia đình ta chịu cảnh đoạn trường này, mà phải nói biết bao gia đình gặp cảnh tang thương như gia đình ta sau năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm hàng trăm ngàn, hàng triệu không chừng! vậy ta phải làm sao để đồng bào ta thoát cảnh đọa đày này? Chỉ còn con đường duy nhất là dấn thân cho đại cuộc. Vâng ta phải dấn thân cho đại cuộc
 Ðứng trước mộ vợ con, Quân không sao ngăn được dòng lệ, nước mắt chàng chảy xuống xót thương cho thân phận của mẹ con Yên Dung và cũng xót thương cho thân phận bà con nơi vùng kinh tế mới rừng thiêng, nước độc nàỵ Và biết đâu đó, nơi những vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh khác, hàng ngàn người dân đang sống trong đọa đày cơ cực bởi chính sách độc tài đảng trị, đưa đất nước đến cảnh đói khổ, bần cùng. Cả đất nước này rồi sẽ ra saỏ Khi mà bọn quỷ đỏ đang đè đầu, cưỡi cổ người dân. Ðầu óc Quân mông lung nghĩ ngợi
Ðứng trước bàn thờ, nhìn tấm hình Yên Dung nở nụ cười tươi, tấm hình mà Yên Dung đã tặng Quân lúc mới yêu nhau làm Quân xúc động vô cùng - Trước khi trở lại thành phố biển Qui Nhơn để lo cho một cuộc sống mới, Quân ân cần gủi gấm mộ phần mẹ con Yên Dung cho chú thím Dậu – tên của vợ chồng người đàn bà tốt bụng, và chàng hẹn một ngày trở lại vùng kinh tế mới này hốt cốt cho mẹ con Yên Dung. Tuy mới quen nhau, nhưng buổi chia tay không sao ngăn được dòng lệ. Về lại Qui Nhơn, Quân đã kể hết mọi chuyện cho vợ chồng Quang nghe, Thanh Thanh cảm thương bạn, nước mắt nàng cứ tuôn chảy, nàng không ngờ số phận của Yên Dung lại thảm thương như vậy. Mới ngày nào hai đứa còn cắp sách đến trường tung tăng chạy nhảy, mỗi lần ra ủy lạo nơi đơn vị của Quân, Thanh Thanh đều bảo Yên Dung: “ hãy chuẩn bị tinh thần nghe em gái, đừng có run đấy em ạ!” và rồi nhiều lần Thanh Thanh cũng trêu chọc Yên Dung: “yêu ai mày không yêu, yêu chi cái anh chàng đen thui, đen thủi như ông Hynos vậy Yên Dung” và Yên Dung đã trả lời với Thanh Thanh “tao yêu cái đen thui, đen thủi, cái ông Hynos đấy mày ạ!”
Một buổi chiều lang thang qua con đường biển, ghé vào ngôi trường xưa của Yên Dung. Chiếc ghế đá năm xưa mỗi lần về phép Quân thường ngồi chờ Yên Dung tan trường, giờ vẫn còn nằm in bóng mà Yên Dung thì đã đi rồi Kỷ niệm xưa hiện về qua từng ký ức, như mới hôm qua đây thôi – em thơ ngây, nhỏ bé trong chiếc áo dài trắng trinh nguyên và rồi những lá tình thư ta trao gửi cho nhau trong tình yêu thánh thiện, bây giờ đã qua rồi có còn chăng chỉ là trong mộng tưởng:
 Ghế đá lạnh.
 Chiều tan trường. Rộn rã
 Tuổi học trò thơ ngâỵ Ôi đẹp quá
 ngôi trường xưa, sao chừ như xa lạ?
 Thoáng chút buồn – ngày tháng đã đi qua
 mới hôm nào giờ như thấy thật xa
 dòng chữ nhỏ mỗi ngày in trang giấy
 lá tình thư ta trao em ngày ấy
 Bút mực nào còn đậm nét tình say
 Tiếng cười đùa – em cô bé thơ ngây
 Áo dài trắng tung bay giờ tan học
 Ta hôn khẻ không gian qua suối tóc
 và ru hồn trong giấc ngủ đêm say
Mới hôm nào giọng thỏ thẻ còn đây
 em cô bé nữ sinh vừa mười tám
 Trong ánh mắt là vườn sao trong sáng
 Ta lặng thầm nghe tim đập cuồng quay
 Ghế đá cũ trong sân trường còn đấy
 Dấu hình em soi bóng nắng lung linh
 Ta khẻ gọi tên em trong trống vắng
 Dù bên thềm con nắng cứ lặng thinh.”
( Thơ: PTN)

*

 Thấm thoát mà Quân nương tựa với vợ chồng Quang đã gần ba năm, hằng ngày chàng thuê xích lô chạy kiếm sống, tối về nhà vợ chồng Quang nghỉ. Cứ thế mà tháng ngày dần trôị Một hôm chàng bàn với vợ chồng Quang là muốn lên lại vùng kinh tế mới Gia Châm thiêu xác mẹ con Yên Dung rồi đem hài cốt về chùa thờ để mẹ con nàng khỏi tủi phần hồn, ý kiến này đã không được vợ chồng Quang chấp thuận, vì cho rằng Yên Dung mới mất, phần xác thịt chưa tan phải chờ thêm một thời gian nữạ Nghe lời vợ chồng Quang nên Quân cũng bỏ đi ý định thiêu xác vợ con, nhưng mỗi tối chàng thường vào chùa cầu nguyện cho mẹ con Yên Dung được sớm siêu thoát. Cuộc đời cứ vậy lẵng lặng trôi qua, nếu một ngày không gặp lại Trần văn Tâm, người bạn học cũ đã xa trường từ năm lớp đệ tứ. Tâm bảo với Quân:
- Cuộc đời của chúng ta đành chấp nhận với cuộc sống ngựa trâu này sao Quân? Chúng ta phải làm một cái gì Quân ạ! Chúng ta không bận bịu gia đình thì sợ gì chứ ” “ Chúng ta phải làm gì đây hả Tâm?”
- Chúng ta phải làm những gì mà đất nước cần, đồng bào chúng ta cần. Ðó là canh tân đất nước khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu, giải phóng đồng bào khỏi cảnh gông cùm xiềng xích bởi chủ thuyết độc tài, độc đảng.
- Bằng cách nàỏ”
- Gia nhập vào tổ chức”
- Tôi không nghĩ điều đó, và không làm nỗi điều đó”.
 Thật ra Quân không phải là người ươn hèn khiếp nhược, trong thâm tâm Quân đã nghĩ điều đó từ ngày biết được mẹ con Yên Dung đã không còn sống trên cõi đời này, nhưng Quân chưa thực hiện được mộng tưởng của mình là vì Quân chưa tìm được tổ chức, hơn nữa trong cuộc đời quá nhiều cạm bẫy, lừa lọc – nhất là đối với kẻ thù đầy thủ đoạn xảo trá nên Quân phải đề phòng, với một người bạn như Tâm đã gần hai mươi năm mới gặp lạị Tâm bảo với Quân:
- Tôi biết bạn đang do dự vì bạn chưa tin tôi, điều đó cũng đúng thôi, vì gần hai mươi năm chúng ta mới gặp lại kia mà. Nhưng rồi thời gian sẽ chứng minh con người của tôi, tôi mong một ngày chúng ta sẽ gặp lại và cùng bước chung trên một con đường chúng ta muốn đi”.
- Tâm à! vấn đề không phải tin, hay không tin mà là tôi đã quá mõi mệt. Hơn tám năm nằm trong trại tù, vừa về thì hay tin vợ con không còn nữa, đầu óc tôi không còn nghĩ gì khác hơn là tìm miếng cơm, manh áo tạm sống cho qua ngày, việc đời tôi không màn đến. Xin Tâm hiểu chọ”
- Chuyện đất nước là chuyện chung, tôi không nài ép bạn, nhưng tôi mong có những người hợp tác cùng chung chí hướng để giải thoát cuộc đời khổ cực của đồng bào ta ra khỏi gông xiềng độc tài, áp bức.”
Sau ngày gặp lại Tâm, và nghe những lời Tâm nói, tâm hồn Quân cứ dằn vặt, chàng không biết có nên dấn thân vào con đường mà Tâm đã vạch? Hay cứ sống lẵng lặng cho qua tháng ngàỵ Một đêm sau khi lễ phật xong, Quân vào phòng nghỉ của thầy Thích Nguyên Hải – Vị sư trù trì của chùa Long Quang và cũng là người bạn học chung lớp với Quân ở bậc trung học. Trong lúc chuyện trò Quân có đặt vấn đề và nêu ra những điều Tâm nóị Sở dĩ Quân dám nêu vấn đề của Tâm nói ra vì Quân biết thầy Thích Nguyên Hải và vị chân tu đáng kính lại là người đệ tử của Hòa Thượng Huyền Tôn – vị hòa thượng đầy đức độ. Thượng tọa Thích Nguyên Hải nói với Quân:
- Trước khi các anh muốn làm điều gì thì nên nghĩ cho kỷ, vì đây là việc hệ trọng đến sinh mệnh. Tôi hỏi anh, các anh chiến đấu bằng phương thức nàỏ Quân sự hay chính trị? Quân sự các anh có gì? Nhân lực các anh được bao nhiêu người, vũ khí các anh có được bao nhiêu xe tăng, đại pháo? Chính trị ư? bằng phương thức kêu gọi toàn dân tổng nổi dậỷ Thời buổi này có ai dám ra đường biểu tình? Tất cả đều vô ích, hy sinh tính mạng vô nghĩạ Tôi nói điều này để anh suy ngẫm: nếu anh muốn trồng cây thì anh phải chờ có mưa rồi mới gieo hạt, còn bây giờ trời đang nắng hạn mà anh gieo hạt thì làm sao nẫy mầm, tôi nghĩ: anh gieo bao nhiêu nó sẽ chết bấy nhiêu chứ không thể nào sống được đâụ Những điều gì các anh nghĩ, chúng tôi cũng đã nghĩ, nhưng chúng tôi đang chờ cơn mưa, ít nhất cũng là cơn mưa ràọ Tinh thần của Phật giáo là vô uý – không tham sống sợ chết – Cái chết của thầy Thích Thiện Minh và sự tù đày của các thầy Quảng Ðộ, Huyền Quang, Trí Siêu, Tuệ Sĩ các anh cũng đã thấy rồi chứ!”.
Những gì thầy Thích Nguyên Hải chỉ giáo Quân suy nghĩ rất nhiều, tất cả là những lời vàng ngọc, thời buổi hôm nay, chúng ta chiến đấu là phải chiến thắng chứ không thể bảo: “không thành công thì thành nhân được”. – Sự hy sinh phải gặt hái được thành quả, có như vậy sự hy sinh mới không bị uổng phí.
Thanh Thanh đi họp nhân dân ở Phường về bảo với Quân và Quang:
- Anh Quân, anh Quang! em đi họp, ông Phường trưởng cho biết là Công An tỉnh mới bắt được một số “phản động”, trong đó có ông gì tên là Tâm…à…à …Trần văn Tâm là tỉnh trưởng Bình Ðịnh tự phong, còn nhiều người liên hệ chờ khai thác sẽ bắt tiếp. Nghe Thanh Thanh nói, Quân cảm thấy xốn xang, mới cách đây mấy ngày Quân còn gặp Tâm nơi bải biển Qui Nhơn, Tâm đã nói nhiều điều yêu cầu Quân gia nhập tổ chức để lo đại cuộc. Tâm cho biết là ngay tại tỉnh Bình Ðịnh, tổ chức đã xây dựng xong “ Liên đoàn 18 Biệt Ðộng Quân” hoạt động trong vùng từ Tuy Hòa, ra đến Phú Phong, Bình Ðịnh và Quảng Ngãi, không lẽ chỉ trong phút chốc mà bị tóm gọn sao? Không biết với sự tra khảo ác độc của kẻ thù Tâm có chịu đựng được? Nếu Tâm chịu không nỗi có khai ra mình?. Thoáng suy nghĩ, Quân vội vã vào chùa Long Quang gặp thầy Nguyên Hảị Sau khi kể rõ mọi việc mà Quân nghe được từ Thanh Thanh, Quân hỏi thầy Nguyên Hải:
- Thưa thầy! như vậy thì tôi phải làm saỏ Thầy nghĩ anh Tâm có thể khai những lần gặp tôi?
Một phút suy nghĩ, thầy Nguyên Hải bảo Quân:
- Không nên chần chờ nữa, anh thu xếp đi ngay”. Thầy kéo học bàn lấy giấy ra viết, viết xong thầy đưa cho Quân và căn dặn:
- Anh cất lá thư này cho kỷ, và theo địa chỉ trong thư, anh vô Ghềnh Ráng hỏi một người tên Hoàng – Nguyễn văn Hoàng, khi gặp anh ta, anh ta sẽ nói“ Gió biển động mạnh” anh trả lời “ có lẽ cấp mười đấy”. Ðó là ám danh để nhận diện, anh Hoàng sẽ lo cho anh, anh phải tìm đường đi thôị Nếu đi được thì tốt, còn không đi được thì đó là phương cách “ vào tù để trốn tội”. Ðiều quan trọng là anh phải thiêu hủy hết giấy tờ tùy thân của anh, và nếu bị bắt thì phải khai tên họ, lý lịch khác – Tội vượt biên nhẹ hơn tọâi “ phản động “ gấp trăm lần. Tôi nghĩ lần này anh Tâm khó thoát tội tử hình, chúng giết để răn đe, thật tội nghiệp một người vì dân, vì nước”. Về nhà, không gặp vợ chồng Quang, Quân vội vã viết vài dòng để lại: “ Quang, Thanh Thanh thân mến! vội vã ra đi không có lời từ biệt, xin hai bạn thông cảm, mong một ngày gặp lại. Chúc hai bạn và cháu Nhật an lành. Thân chào: Quân”
QUI NHƠN NĂM 2004
Quân đẩy chiếc vali nhỏ vào lại con hẻm Duy Tân – con hẻm mà cách đây mười tám năm, Quân đã vội vã ra đi không một lời từ biệt, hôm nay quân trở lại con xóm nhỏ này với bao nỗi niềm cảm xúc. Con xóm vẫn như ngày xưa chẵng có gì thay đổi, có thay đổi chăng là lớp nhỏ bây giờ đã lớn ; lớp lớn bây giờ đã già và lớp già thì đã có một số người ra đi về miền miên viễn.
Tuy cách xa đã mười tám năm, nhưng vị trí ngôi nhà của vợ chồng Quang, Quân còn nhớ rõ. Ngôi nhà được xây lại khang trang hơn, to lớn hơn. Bỗng Quân chợt thấy buồn buồn vì thoáng nghĩ đến vợ con, tuy Quân đã gởi tiền về nhờ Quang thiêu xác mẹ con Yên Dung đem về chùa, nhưng sao lòng Quân vẫn cảm thấy một niềm thương cảm.
Vợ chồng Quang gặp lại Quân thật là một sự bất ngờ, vì Quân trở về mà không báo trước, mấy năm gần đây Quân thường gởi tiền về giúp vợ chồng Quang và chú thiếm Dậu ở kinh tế mới Gia Châm và hàng tháng đều gọi điện thoại về thăm hỏi, nhưng chuyến đi về này Quân không thông báo là để tạo sự bất ngờ cho vợ chồng Quang, hơn nữa Quân cũng không muốn hai bạn phải bận tâm việc đưa đón và nhất là chàng đi về với một điều hệ trọng mà tổ chức đã giao nên chàng không muốn chuyện ồn àọ Bây giờ Quân trở về với giấy tờ tùy thân không còn là Nguyễn Hoàng Quân, mà Quân đã thay tên đổi họ từ lúc còn ở trên đảọ Hiện tại tên họ của chàng là Phan Trọng Nghĩa, kỷ sư điện toán.
Thanh Thanh ôm chầm lấy Quân mừng rỡ, không quên lời trách nhẹ:
- Sao anh về mà không báo cho vợ chồng em hay, để vợ chồng em đi đón”
- Anh muốn tạo sự bất ngờ hay hơn, hơn nữa anh có việc phải ở lại Sài Gòn hai tuần nên không muốn làm phiền hai ông bà”
- Vậy anh về bao lâu rồỉ”
- Hai tuần rồi, công việc đã xong nên anh ra thăm vợ chồng Thanh, cháu Nhật cùng thăm hai mẹ con của Yên Dung và có lẽ anh không thể lên Gia Châm thăm chú thím Dậu được, nhưng anh có mang quà về cho chú thím, chắc phải nhờ Thanh Thanh mang lên giùm.”
- Dạ! để em mang lên cho”.
Buổi tối, Quân một mình vào chùa thăm thầy Nguyên Hảị Sở dĩ Quân không muốn cho Quang biết công việc của Quân làm là vì Quân không muốn cho bạn khó sử khi biết chàng làm một điều quá hệ trọng và Quân cũng chưa muốn Quang tham gia vào tổ chức là vì Quân nghĩ đến Thanh Thanh và cháu Nhật – con của vợ chồng Quang và chàng cũng nghĩ đến cái chết của mẹ con Yên Dung, sự ly tán của gia đình chàng.
Gặp lại Quân thầy Nguyên Hải cũng thật bất ngờ, biết bao tâm sự nói sao cho hết. Sau cuộc mừng vui,thầy Nguyên Hải mới đi vào vấn đề:
- Anh về lần này có mục đích hay chỉ về thăm, anh thấy tời tiết như thế nào, sắp mưa chưả Bao nhiêu năm rồi chúng tôi chờ anh về cấy lúa đấỵ Hai tuần nay anh ở Sài Gòn tìm hiểu chắc anh đã biết – trời sắp mưa và trái cũng sắp chín.” “ Dạ! thưa thầy, hôm nay tôi về cũng vì việc trọng đại đó, nhưng chúng tôi cũng chờ thỉnh giáo ý kiến của thầy xem nó có phù hợp với ý kiến của anh em bên đó?” “ Theo ý kiến của các anh thì công cuộc đấu tranh phải như thế nàỏ”
- Thưa thầy, chắc thầy đã biết, ở hải ngoại hiện có hàng trăm tổ chức đấu tranh nhưng mỗi tổ chức đi theo đường lối riêng nhưng tựu trung cũng đều là muốn giải thể chế độ hiện hữu đem tự do, dân chủ cho toàn dân”. Suy nghĩ một giây, thầy Nguyên Hải hỏi Quân:
- Tổ chức của anh như thế nào, và quan điểm hành động ra saỏ”
- Dạ! Ðây là một đảng hoạt động bí mật từ năm một chín tám hai, nhưng mới ra mắt công khai hoạt động mấy tháng naỵ Quan điểm của tổ chức là canh tân con người Cộng sản rồi canh tân đất nước”
- Thế nào là canh tân con ngườỉ”
- Thưa thầy! Như chúng ta đã biết, trong cuộc đấu tranh hiện tại, chúng ta không thể dùng vũ lực mà chỉ có phương pháp chính trị. Nhưng chính trị bằng cách nàỏ Ðó là một nan đề. Hiện nay, ai cũng biết là chủ nghĩa Cộng sản đã rửa mục,một số quốc gia Á Châu vẫn còn níu kéo chẳng qua vì quyền lợi cá nhân. Từ nhân dân đến những đảng viên, đa số họ đã hiểu rõ chủ thuyết Cộng sản đã lổi thời, không còn thích hợp nhưng họ còn chần chờ, do dự chưa dám phản tĩnh. Do đó, từng bước chúng ta thuyết phục họ thay đỗi con người họ từ đầu óc Cộng Sản trở thành đầu óc tự do, dân chủ. Rồi từng bước, chúng ta lợi dụng những con người Cộng sản này, đòi hỏi cấp lãnh đạo Cộng Sản phải thực thi những quyền tự do căn bản của con người như: quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do ứng cữ và bầu cữ. Theo quan điểm của tổ chức, chúng ta lấy người Cộng sản tiêu diệt đảng Cộng Sản như các nước Ðông Aâu và Liên Sô, muốn làm được điều đó, chúng ta phải kết hợp trong và ngoài: Bên trong là đoàn bẩy; bên ngoài là lực đẩỵ Ðoàn bẩy phải cần lực đẩy, nhưng có lực đẩy mà không có đoàn bẩy cũng vô dụng; có đoàn bẩy mà không có lực đẩy cũng kém hiệu quả. Do đó chúng ta phải phối hợp trong và ngoàị”
Suy nghĩ một chập lâu, bỗng thầy Nguyên Hải nỡ nụ cười tươi:
- Ðúng, đúng, đó cũng là quan điểm của giáo hộị Như các anh ở bên ngoài cũng đã nghe đựơc sự đấu tranh của các thầy trong nước. Chúng tôi cũng kết hợp trong ngoài như các anh vậỵ Các anh thấy đó, các đại lão hoà thượng, thượng toạ đạo cao đức trọng có ảnh hưởng với quốc tế thì đấu tranh trực diện với nhà cầm quyền Cộng Sản, còn một số lại ẩn núp trong giáo hội “ quốc doanh” để hoạt động. Bên ngoài nhìn vào là hai giáo hội mâu thuẩn nhau, nhưng thật ra chỉ là một. Bấy lâu nay, trong nước đấu tranh mạnh mẽ được cũng là nhờ bên Hải ngoại lên tiếng, làm thế giới động tâm nên chính quyền Cộng Sản không dám mạnh tay với những người đối kháng trong nước. Các anh về trình bày với các anh bên đó, là ở quốc nội đã có chúng tôi”
“ Dạ! chúng tôi nhận ý kiến của thầy và cũng xin tạm biệt thầy, vì có thể ngày mai tôi sẽ trở vô Sài Gòn và khoảng vài ngày nửa là trở lại Hoa Kỳ.”

*

Ngày mai này Quân lại phải vào Sài Gòn để chuẩn bị cho chuyến bay trở về Mỹ sau ba tuần lễ trở vềâ Việt Nam, vì vậy nên chàng đã thức suốt đêm trò chuyện cùng vợ chồng Quang, nhìn cuộc sống của vợ chồng bạn không lấy gì làm khá giả lắm, dù rằng trong những năm qua chàng đã gởi về giúp vợ chồng Quang một số tiền không nhỏ để xây cất lại nhà cữa và mưu sinh, do vậy chàng cũng có ý thắc mắc:
“ Quang à! Mình nhớ là đã gửi về cho vợ chồng bạn một số tiền cũng không nhỏ dể xây dựng lại căn nhà cho khang trang và làm ăn, sao mình thấy vợ chồng bạn cũng còn khó khăn quá vậy”. Thanh Thanh cướp lời chồng:
“Dạ! cũng nhờ số tiền của anh gửi về nên chúng em cũng sửa lại nhà cửa và cho cháu Nhật tiếp tục vào đại học. Hiện cháu học ở Sài Gòn, ở nhờ nhà một người bạn thân. Sở dĩ chúng em không xây cất lại ngôi nhà cho khang trang như lời anh căn dặn là vì có một lý do”. Quân thắc mắc:
- Lý do!”
- Dạ! Số là như thế này, chúng em có một chị bạn rất thân. Vợ chồng em và vợ chồng anh chị ấy coi nhau như chị em ruột, sau năm bảy mươi lăm, chồng chị đi “ cải tạo”, chị ở nhà nghe theo nhà nước, tình nguyện đi kinh tế mới để chồng được về sớm, không ngờ chị lên vùng kinh tế được mấy năm thì con chị bị đau bệnh chết, còn chị thì bị thằng công an xã cưỡng hiếp, không may chị có mang nên không dám ở lại vùng kinh tế mới chờ chồng. Do đo, chị về gặp bọn em thú thật, chỉ nói chị xấu hổ quá, muốn tự tử nhưng dù sao thì cũng có đứa con trong bụng. Hơn nữa, chúng em cũng khuyên giải chị rất nhiều và tìm cách đưa chị vào Sài Gòn sống với người chị bà con của em để chờ ngày sinh nở. Chúng em thấy chị ấy khổ cực quá, mẹ cút, con côi miếng ăn không có, cái mặc cũng không, con nhỏ tay bồng, tay bế thì làm được gì vói thời buổi gạo châu, củi quế nàỵ Vì vậy, sau khi anh đi rồi, gủi tiền về cho chúng em, thay vì chúng em cất lại ngôi nhà cho khang trang, chúng em bớt số tiền đó mua cho mẹ con chị ấy một căn nhà nhỏ để có chỗ nương thân và giúp cho chị ấy một ít vốn để nuôi con, hiện nay, con chị ấy cũng đã lớn và cũng học đại học, một khoa với cháu Nhật, còn chị thì may gia công tại nhà”. Im lặng một hồi lâu, Quân khẻ bảo:
- Sao trường hợp của chị ta giống trường hợp của mẹ con Yên Dung quá vậy? Chị ta ở Sàigòn? Thanh cho anh địa chỉ, ngày mai vô Sài Gòn tiện anh sẽ ghé thăm và giúp đở cho chị ta một ít vốn.”.
Quang nhìn vợ một cách dò xét. Thanh Thanh thản nhiên nói với Quân:
- Ðược rồi, ngày mai chúng em sẽ vô sài Gòn đưa anh về Mỹ, sẵn thăm cháu Nhật luôn, chúng em sẽ đưa anh đến thăm chị ấy”. Quang nhìn vợ trân trối
Chuyến tàu hỏa tốc hành S1 đã đưa vợ chồng Quang và Quân đến Sài Gòn vào buổi sáng, khi mặt trời còn ngái ngủ, Quân thuê taxi đưa vợ chồng Quang về khách sạn. Điểm tâm xong, Thanh Thanh đưa ý kiến:
- Ðể tranh thủ thời gian, chúng em đưa anh đến thăm chị bạn em và cháu Nhật – cháu Nhật đang ở trọ học chung cùng con chị ấy
Thanh Thanh đưa Quang và Quân vào một hẻm sâu, nằm sau lưng bệnh viện Nguyễn văn Học, quận Bình Thạnh. vào một ngôi nhà gỗ mái lớp tôle Ngôi nhà tuy không rộng rãi lắm, có vẽ là chật chội nhưng cách xếp đặt trong nhà ngăn nắp sạch sẽ. Bên cạnh cữa sỗ, một người đàn bà trung niên đang ngồi may vá, tiếng máy may kêu cạch cạch từng hồi, khách đã vô đến nhà mà người đàn bà cũng còn chưa hay Ðến khi đứa con trai từ dưới nhà bếp nghe tiếng có người lạ bước lên chào hỏi, thì người đàn bà mới quay ra cửa, nhìn thấy vợ chồng Quang mừng rỡ:
- Trời! ông, bà vô khi nào vậy, chắc mới vô chuyến tàu sáng naỷ”.
 Nhìn ra phía cữa thấy bóng Quân nên khẻ hỏi tiếp:
- Còn anh này là….”
- Bạn xem có nhớ ra ai?”.
 Người đàn bà cố nhìn thật kỷ Quân và trong lúc đó Quân cũng nhìn thật lâu người đàn bà. Chàng quay qua phía vợ chồng Quang như dọ hỏi, nhưng rồi im lặng. Phút chốc, Thanh Thanh lên tiếng:
- Anh Quân từ Mỹ về đó”.
 Người đàn bà sững sờ, chỉ thốt một câu rất nhỏ:
- Thật là Quân sao… trời ơi!”. Một phút nghẹn ngào, người đàn bà đứng chết lặng. Trong khi đó, Quân cũng bàng hoàng không biết người đứng trước mặt mình là ai Như thấu hiễu sự thắc mắc của Quân, Thanh Thanh lên tiếng:
- Anh Quân! Anh nhìn kỹ có còn nhớ là ai?”. Quân nhìn Thanh Thanh rồi im lặng.
- Thật sự anh không nhìn ra ai sao anh Quân”. Thanh Thanh hỏi Quân. Quân chỉ còn biết trố mắt nhìn người đàn bà. Thanh Thanh nhỏ nhẹ nói với Quân:
- Anh Quân! Xin anh thông cảm mà tha lỗi cho vợ chồng em. Thật ra Yên Dung chưa chết, ngôi mồ mà anh thấy trên vùng kinh tế mới Gia Châm là do vợ chồng em và chú thím Dậu xếp đặt cho Yên Dung, sau khi cháu Minh chết và tai nạn xãy ra cho Yên Dung, Yên Dung đau khổ lắm, cứ muốn tự tử chứ không dám sau này gặp lại anh, vì lẽ đó mà chúng em mới bầy ra kế này, cốt là để anh về tuy có buồn nhưng không phải thương hận và khó xữ cho Yên Dung. Người đàn bà đã được chúng em trích tiền của anh gửi về, giúp đỡ chính là Yên Dung đó anh Quân. Có điều chúng em không nói tiền đó là của anh, tránh đi sự mặc cảm của Yên Dung, và từ bấy lâu nay, chúng em cũng không cho Yên Dung biết là anh ở Mỹ, nhiều lần Yên Dung có hỏi, nhưng chúng em bảo không biết”
Sau phút giây bàng hoàng, Quân hướng về người đàn bà nhỏ nhẹ:
-Yên Dung em! Bây giờ cái gì qua, thì hãy cho nó qua Chúng ta cũng đã già rồi Anh không ngờ ngày hôm nay còn gặp được em, anh ngỡ như mình đang nằm chiêm bao vậy, gần hai mươi năm ở nước ngoài anh vẫn sống cô độc, mỗi lần nghĩ đến em và con anh buồn chán vô cùng, anh chỉ biết lao thân vào công việc chứ không còn nghĩ gì khác. Thôi thì bây giờ em đừng buồn nữa, coi những gì đã xãy ra chỉ là tai nạn, từ nay vợ chồng chúng ta sẽ sống bên nhau cho trọn cuộc đời này”
Sau phút giây xúc động, Yên Dung lao vào người Quân ôm thật chặt và khóc nức nỡ. Bên góc nhà, cậu thanh niên con của Yên Dung đang cúi mặt ngậm ngùị Quân thoáng nhìn kẻ gọi:
 - Cháu đến đây, bác hỏi chuyện này”.
Cậu thanh niên bước đến bên mẹ. Quân hỏi vợ:
- Cháu tên gì vậy em? “
- Em đặt tên cho con em cũng là Minh, để tưởng nhớ con của chúng ta”. Nhìn cậu thanh niên, Quân nhẹ giọng:
- Vậy thì từ nay, con hãy gọi bác là ba nghe Minh”. và chàng nói thêm:
- Những chuyện của người lớn con cũng đừng nghĩ đến làm gì, từ nay cả nhà chúng ta có ba người như xưa”.
Ðối với Quân, sau ba mươi năm có lẽ đây là ngày vui nhất của chàng, và Yên Dung cũng vậy, phải nói hơn một phần tư thế kỷ, ngày hôm nay Yên Dung mới có nụ cười trọn vẹn. Buổi tiễn đưa Quân trở lại phương trời xa lạ, lòng Yên Dung rộn lên nỗi buồn vui lẫn lộn. Vui vì đã gặp lại chồng sau bao năm xa cách, buồn là vì phút giây gặp nhau quá ngắn ngủi, tuy rằng Quân đã bảo, khi trở về Mỹ sẽ làm giấy tờ bảo lãnh cho mẹ con nàng qua đoàn tụ với chàng, nhưng Yên Dung thấy thời gian sao dài quá.
Tiếng loa phát thanh trong phi trường đã gọi tên chàng lần thứ ba, yêu cầu Quân vào làm thủ tục giấy tờ để máy bay cất cánh, chàng mới bắt tay Quang, chào Thanh Thanh rồi hôn nhẹ vào tráng mẹ con Yên Dung, quay gót đi về phía phòng cách lỵ Thoáng quay đầu nhìn lại, bỗng chàng thấy thầy Thích Nguyên Hải đưa tay lên cao, rẽ hai ngón với dấu hình chữ V, nở nụ cười tươi chào chàng. Một phút dừng lại, chàng cũng giơ tay lên cao chào lại thầy Nguyên Hải cũng dấu hình chiến thắng.
Tiếng động cơ rít lên cao đưa Quân về BÊN KIA LÀ PHÍA MẶT TRỜI MỌC. Nơi đã un đúc Quân trở thành một chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ. Mai này, chàng sẽ trở lại Quê hương trong niềm hân hoan của mẹ con Yên Dung và sự mừng vui của tám mươi triệu đồng bào Việt Nam đang đón đợi: Ngày sụp đổ của chế độ bạo quyền và cũng là ngày bắt đầu canh tân đất nước,
 

Xem Tiếp: ----