Nàng có vẻ xấu hổ với bạn bè về cách ăn mặc của tôi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có hai bộ áo quần vải chàm sờn bạc mang từ núi Thái Nguyên về. Nàng thường gọi đùa tôi là người nghĩa quân sót lại của cuộc kháng chiến Ma-trang-lơn. Có lẽ vì vậy mà Nàng đã không mời tôi cùng đi cửa Thuận An tắm biển. Có lần không nhịn được, Nàng buột miệng hỏi tôi: “Lúc nào nom anh cũng bầm dập, rách rưới… Anh là nhà thơ kia mà?...’’ Và tôi buột miệng trả lời: Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi một miếng ăn? Tôi có quyền gì được lành hơn nhân dân tôi một manh áo? Tôi có quyền gì được rộng hơn nhân dân tôi một tấc vuông nhà ở? Tôi có quyền gì được lên xe xuống ngựa? Khi gót chân nhân dân tôi nứt nẻ bụi đường? Dù tôi là thiên tài Dù tôi là thi nhân Dù tôi chót vót tận đỉnh cao quyền lực! Tôi có quyền gì? Tôi có quyền gì? Tôi có quyền gì? Chú Thích[1]Các thi sĩ của tôi ở Huế thích đảo ngược đảo xuôi câu thơ này để đùa vui Nước như lửa tôi uống tràn thay rượu Rượu như nước tôi uống tràn thay lửa Lửa như rượu tôi uống ràn thay nước vân vân và vân vân… [2]Tiếng địa phương Huế là “thấy”