Kim Cang Thừa (Vajrayana) hay Mật  điển (Mantra) là thừa cao nhất trong Phật  Giáo. Nhiều người đã  trình bày sai lầm  về nguyên thủy Mật Tông.  Có người cho  là do những  Lạt Ma Tây  Tạng đặt ra.  Có người cho là do  sự biến dạng của Ấn  Độ Giáo; lại có giả  thuyết về truyền thừa của một tôn giáo từ Mông Cổ. Sự thật không phải như vậy. Kim Cang Thừa do đức Thích  Ca Mâu Ni đặt  ra. Trong tất cả  những giáo lý Phật Giáo, thì Kim  Cang Thừa là giáo lý cao  nhất, thù thắng nhất, cũng là khó khăn  nhất trong việc tu trì và  chứng ngộ. Muốn hiểu được Kim Cang Thừa, phải trải qua Tiểu Thừa và Đại Thừa. Đức Phật đã thuyết pháp tùy theo trình độ của đệ tử. Có người đạt đến trình độ cao;  có người ở mức trung bình; lại  có người ở mức độ  thấp.
Thành  thử tùy  theo căn  cơ và  trình độ  của mỗi hạng người, đức Phật đã thuyết giảng những giáo lý trình độ khác nhau. Phải tùy  cơ để thâm nhập.  Chẳng hạn dùng giáo  lý cao siêu để giảng dạy cho những người có trí thức bình thường hay thấp, chẳng mang lợi ích gì vì họ không am hiểu; từ đó sinh chán nản trong tu tập. Với những người coí trình độ  thấp, Ngài giảng giáo lý Tiểu Thừa.  Với người  có trình độ trung  bình, Ngài giảng giáo  lý Đại Thừa.  Duy có những người có trình độ  rất cao, Ngài mới giảng Kim Cương Thừa.
 Khi thuyết  giảng cho từng  hạng chúng sanh,  Ngài cũng hoá  thân những hình  tướng khác nhau.  Chẳng hạn như  khi thuyết giảng  về giáo lý Tiểu thừa, thì Ngài hoá thân Tỳ Kheo. Khi thuyết giảng về giáo  lý Đại  thừa, Ngài  hoá thân  thành Bồ  Tát. Còn khi thuyết giảng về Kim  Cang Thừa thì Ngài hoá thân  thành Đạo Phật Như Lai hay Thiên Thần Đạt Minh.  Kim Cang (Phạn ngữ là Vajra),  Tây Tạng gọi là Do-rje (Dorje) có nghĩa là:  Khả năng chứa đựng  cái bản chất của  viên kim cương.  Vajra cũng giống như viên kim cương, rất cứng và rất quý.
Con đường  đi đến Kim  Cang Thừa phải  trải qua nhiều  giai đoạn: phải tiến từ giáo lý Tiểu Thừa,  tiếp theo theo giáo lý Đại Thừa; đủ căn bản của hai tông phái nầy sau đó mới tiến đến lãnh vực của Kim Cang Thừa.  Những vị Lạt Ma Tây Tạng  thường khuyến cáo những ai vội vàng đi vào Kim Cang Thừa theo con đường tắt. Điều nầy rất nguy hiểm. Đã không hiểu được ý nghĩa chân chính, lại còn vấp sai lầm, vô bổ.
 
Tu chứng Kim Cang Thừa
Làm thế  nào để người tu hành đi vào cõi viên mãn, cho nên chỗ "trở về" chỉ là nhất thừa (Phật Thừa). 
Hiển Giáo Mật  Tông gồm thâu cả tánh và  tướng. Nghĩa lý Mật Tông chia ra làm  5 thời, gọi chung là  Tô Đạt Lãm (Kinh). Mật  bộ bao gồm ba tạng, gọi chung là Đà  Ra Ni (tức Thần Chú). Người học Mật Tông cho rằng:  Những vấn đề  Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch với nhau, cho nên một số người đã không xem xét tận đến viên lý,đến cứu  cánh.
Thông thường,  những tu sĩ  Mật Tông thuờng  lấy 4 loại: Đàn,  Ấn, Chư, Tiếng
Những điểm chính về con đường tu học đó như sau:
- Về Tiểu Thừa:  Phải thấu đáo lý thuyết: vạn  pháp do nhân duyên sanh, thấu đáo chân lý chân không, tu hành tự lợi, chứng quả Tiểu thừa. 
- Về Đại Thừa: Phải hiểu những điều căn bản về Pháp Tướng Tôn, Vô Tướng Tôn và Nhất Thừa Chung Giáo.  Hiểu được những khó khăn nầy, cho  nên, từ nhiều thế kỷ trước KimCang Thừa chỉ được truyền bằng miệng  trong một số tu sĩ hạn chế. 
Tuy hiểu  được "sức cứng"  của Kim Cang  Thừa vượt lên  trên hết, nhưng không vì thế mà bỏ qua  phần căn bản, đi ngay vào chánh lý, để gánh lấy nguy hại.  Nhìn chung giáo lý Đại Thừa và  Kim Cang Thừa rất vi diệu và rộng rãi, trong đó,  điều cơ bản là lòng nguyện  độ khắp chúng sanh như nhận định của Lạt Ma Choegyam Trungpa (Rinpoche) - giáo sư Tạng Học đại học Nalanda.
 
Giải lý ngộ nhận Kim Cang Thừa
Tính uyên ảo  của Kim Cang Thừa khi truyền  bá sang Tây Phương đã bị xuyên  tạc; họ thường  hiểu giáo lý  nầy là con  đường đưa đến giác ngộ  một cách đột ngột,  nhanh chóng; có học  giả khác ở đây thì  nhấn mạnh  đến "sự  tự do  của hành  động", "hành động phóng túng"  hay thế  hơn thế  nữa là  "phương thức  thăng hoa của xác thịt".
Nhiều nhà Tạng  Học đã lên tiếng về  sự nhầm lẫn này cho  nên hạn chế trong việc "Điểm Đạo" (Abhisheka) tức  là Lễ kết nạp đệ tử và truyền thụ  giáo lý. Trong những  bài giảng đầu tiên  về Kim Cang Thừa, họ  thường nhấn mạnh "Kim  Cang Thừa không thể  tồn tại độc lập ngoài các tông phái Phật Giáo".
Tại Tây Phương hiện nay, những tư tưởng đặc dị về Kim Cang Tông (còn gọi là Mật Tông) phát triển với những ứng dụng, không những sai lầm đến mức độ trầm trọng, mà còn mang tính  phá hoại, xuyên tạc Phật Giáo,  đồng thời cũng gây tai hại đến  các hành giả Kim Cang.
Những  hành giả Kim Cang Thừa nếu không  thông suốt căn bản  Giáo lý Phật Giáo  là một việc làm đầy nguy hiểm. Những tư tưởng chính của Kim Cang Thừa là tư tưởng kiên cố bất hoại,  là sự trở về với chính mình,  với sự tỉnh thức của bản thể và nhận biết Tự  Tánh Kim Cang của bản thân. Vì những ý nghĩa vô  cùng sâu sắc về  đàn pháp (Mandala =  Mạn đà la) cho nên không ít người nghĩ đến  bùa phép, phù thủy.
Thông thường, họ đã quên  một điều tiên quyết  là: Kim Cang Thừa  vốn là con đường nối tiếp của Tiểu  Thừa và Đại Thừa. Hành giả không  bắt đầu từ 2 Thừa kể  trên, đi tắt vào  Kim Cang Thừa, sẽ  thường vấp ngã, sai lệch, thậm chí gây nhiều nhiễu loạn, khủng hoảng tâm thần nữa.  Tantra (Mật  Giáo), nếu đem dịch  cho sát nghĩa là  "sự nối kết".  Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa vốn là một chuỗi nối kết với nhau. Không có nền tảng Phật Học  của hai Thừa trên, dù đọc thiên kinh vạn  quyển của Mật Học  chẳng khác nào xây  toà lâu đài trên cát. Kim Cang Thừa chính là sự  phát triển sâu xa hơn và rộng rãi  hơn của hai Thừa trước. Đây là  sự phát triển của những thiện cảm và ý  thức lành mạnh qua  công phu thực hành  các pháp trong Tiểu  Thừa và Đại Thừa. 
Sự sai lầm căn bản của những  học giả Tây Phương khi tìm hiểu Kim Cang Thừa là  không được giảng dạy theo trình  tự và đúng đắn. Do sự uyên ảo của  Thừa nầy cho nên ở những trường  đại học Tây Tạng đều có phân khoa Huyền Học (Gyud).  Có lẽ chỉ có nền giáo dục Tây Tạng mới có ngành học nầy.
Chương  trình học nầy đều được tổ chức rất quy cũ. Những sinh  viên theo học  phải qua những  kỳ thi về  Phật Học Tiểu  Thừa và Đại Thừa, đồng thời  cũng được trắc nghiệm về năng  khiếu. Có trường hợp  phải có sự hướng  dẫn của những vị chân sư  thấu đáo trước khi  muốn bước chân vào  con đường tu học nầy. Những lớp học nầy tổ  chức học theo phương pháp khẩu truyền,  học riêng  từng người và thường  diễn ra trong vòng  bí mật.
Họ cũng  có thể xin  thôi học, vì  trình độ chưa  thấu đạt.
Những danh sư cũng đồng ý với họ, vì  thiếu căn bản Phật Học, sẽ gây ra những  nguy hại  trong khi  hành trì  Mật Tông  mà thôi. Phải qua những thử  thách, họ mới  có thể trở  thành những "Gyud  Pas” (đắc giới) và được mọi người kính  trọng.
Khi bước qua được ngưỡng cửa nầy rồi, họ  được xem như là đã  có khả năng tiếp cận  với cõi vô hình, sử dụng  được những huyền thuật. Họ có  thể thiết lập những đàn pháp  cầu mưa gió,  cầu nắng ráo  hay cầu khẩn  những đấng  thần linh giúp cho một vài điều gì đó và được ứng nghiệm ngay.
Họ  được đưa  về các làng  mạc để giúp  đỡ cho dân  chúng để trừ yêu, phục ma. Ngày trước, khi Trung Cộng chưa chiếm cứ Tây Tạng, những thức giả  muốn nghiên cứu  Kim Cang Thừa đều sang đây  để tìm thầy học đạo.
Tại đây, từ ngàn xưa vẫn nổi tiếng về những truyền thống tâm linh  huyền bí khác hẳn nhiều quốc gia khác. Có người lại lý giải rằng đất Tây Tạng ở vùng cao, quanh  năm giá lạnh, nhiều rừng núi thâm u, cho nên  những năng lực siêu hình thường  tập trung ở đây. Các tu sĩ Tây Tạng có thể phát triển trong môi trường nầy. Những danh  tăng Ấn Độ hay Trung Hoa đều  dành một thời gian để sang đây học hỏi.
 
Các giai đoạn hành trì
Những nhà nghiên cứu về Kim  Cang Thừa trong thời gian gần đây, đã có một số ngộ nhận về nền tảng Giáo Lý nầy. Có người cho rằng:  Kim Cang Thừa  do những vị Lạt Ma  tổng hợp các Giáo Lý  trên đất nước Tây Tạng  để dựng nên. Có người nói  đến sự chuyển hoá của Cổ thư  do đạo Bon Pa  trong truyền thống Tây  Tạng. Từ những sai lầm nầy đã đưa đen nhận thức  sai lầm khi đi vào những nguyên tắc căn bản của Kim Cang Thừa. 
Giáo lý của Kim Cang Thừa là  do chính đức Bổn Sư Thích Ca giảng dạy cho hàng đại  đệ tử của mình. Trong số những  giáo lý căn bản do đức Phật thuyết giảng khi còn  tại thế, thì Kim Cang Thừa (Mật Giáo) là giáo lý cao siêu và  thù thắng nhất. Nhận định chung thì chính Kim Cang Thừa mới là sự  kết tinh về quyết định tối hậu của đức Thế Tôn.  Giáo lý  của đức Phật  bao gồm những  kinh điển Tiểu Thừa và Đại Thừa. Chính những Giáo lý nầy đã  là nền tảng để xây dựng nên Kim Cang Thừa. 
Những nguyên tắc của  Mật Điển phải được  xây dựng và hành trì trên cơ sở chính yếu của Kinh Giáo. Không thể nói đến Kim Cang Thừa mà không nói đến Phật Giáo.  Những tín  đồ của đức Phật  do những xuất xứ  khác nhau, trình độ khác nhau và  bắt nguồn từ nhiều hệ tư  tưởng khác nhau trước khi thọ nhận  yếu lý của đức  Phật. Thành thử những  lời dạy của Ngài cũng theo các yêu cầu khác nhau, tùy theo căn cơ và trình độ hiểu biết, thọ nhận  khác nhau. Phương tiện tuy khác,  cứu cánh vẫn là một.
Chỉ có những đệ tử nào  có trí tuệ phát triển cao, hiểu biết quảng bá,  đức Phật mới  giảng dạy Kim  Cang Thừa, sau  khi họ đã quán triệt  Tiểu Thừa và  Đại Thừa. Nếu  đi vào Kim  Cang Thừa mà không có căn bản về hai Thừa kia, thật khó tiếp thu và thường ngộ nhận. Phép  tu theo Mật Tông  cũng phải trải qua  những giai đoạn như thế.Việc thực hành  Kim Cang Thừa sau khi qua  phần lý thuyết cũng có những cấp bậc khác nhau, đi từ  thấp đến cao, qua nhiều giai đoạn tu chứng,  thì lãnh ngộ  vững vàng hơn. 
Có 4 loại  thực hành KimCang Thừa  là: Mật điển hành  động,  Mật điển Tư  duy, Mật điển Du Già (Yoga) và Mật điển Tối Thượng Du Già. Phải trải qua từng giai đoạn một để bước vững vàng,  tránh sai lầm. Căn cứ  theo khả năng riêng  biệt của từng hành  giả trong khi tu chứng, để có thể chuyển hoá phúc  lạc của mình thành con đường tu tập cần thiết trong từng giai đoạn. 
  a) Những  hành giả nào theo  Mật điển Hành Động  (Action Tantra): trước hết  là phải cố phát  huy cao độ phúc  lạc (bliss) của mình bằng phương pháp  quán tưởng đến một vị Phật,  Bồ Tát hay vị Thần nào  đó. Phúc  lạc chỉ  phát sinh  trong khi  tập trung việc quán tưởng đến đối  tượng đó mà thôi. Nhờ vậy,  tâm hoan lạc tập trung thiền quán về chân không.
 b) Những hành  giả nào theo Mật điển  Tư Duy (Performance Tantra): Tập trung để gây phát sinh phúc  lạc, nhờ quán tưởng đến vị Phật, Bồ Tát hay  vị Thần với những nét hoan  lạc, thoát tục, hiền hoà.  Sử dụng phúc lạc nầy để thiền quán chân không, để có thể chuyển hoá phúc lạc thành pháp môn tu tập của mình.
c) Những  hành giả nào  theo Mật điển  Du Già (Yoga  Tantra): Tập trung để phát sinh  phúc lạc, bằng cách lại gần và  sờ tay vào vị Phật, Bồ tát hay vị thần mà mình đã quán tưởng.  Khi niềm phúc lạc do việc cảm xúc khởi động lên, hành giả dùng thứ lạc nầy để thiền quán chân không. Do đó chuyển phúc lạc thành phép tu.
  d) Những  hành giả nào theo  mật điển Tối Thượng  Du Già  (Highest Yoga Tantra):  Hành giả ôm vào  một người thật hay  quán tưởng là mình đã ôm  như vậy, rồi phác lạc. Nhờ  đến thiền quán chân không,  phúc lạc nầy sẽ chuyển thành con đường tâm linh vi diệu.  Nhìn chung  lại, tất cả  những pháp hành  nầy đều được  đặt cơ sở trên hạnh Bồ Đề Tâm. Nhờ đến Mật  Chú, có thể đưa tất cả hữu tình đến giác ngộ Vô Thượng Bồ Đề.
 
Ẩn dụ của huyền thoại Mật Tông
Câu chuyện sau đây nói về tình  trạng vọng động trên đường tu học và ứng xử,  thường được nêu ra để làm  gương, được nhắc đến nhiều trong những tu  viện. Nội dung do bà Alexandra  David Neel kể lại trong cuốn "Mystiques et Magiciens du Tibet":  Câu chuyện xảy  ra tại vùng Tachienlu, trung  tâm của những người tu hành theo Phù Chú Giáo. Có một vị Lạt Ma nổi tiếng là người tu luyện thành công nhất trong vùng  nầy về Huyền thuật tên là ChogsTsang (Ông  thầy cao). Theo truyền  tụng, thì vị nầy  có tài tiên đoán được  mọi sự việc  trong tương lai.  Quan sở tại trong vùng nghe tiếng, cho nên thường hậu đãi.
Một lần, nhân có  việc hệ trọng, vị quan đến nơi  tu luyện của vị Lạt Ma nầy. Hai bên trò chuyện và giải lý tâm đắc. Nhưng ngay sau đó, thì Lạt Ma Chogs Tsang lại  đòi cưới đứa em gái duy nhất của viên tùy tướng. Vấn đề xảy ra quá đột ngột cho nên viên quan tùy tướng không thể nào chấp nhận,  vì danh tiếng của Lạt Ma bao  trùm cả vùng từ xưa đến nay.
Vì không được thoả mãn yêu cầu, vị Lạt Ma nổi giận, đập vỡ hết đồ đạc trong bữa  tiệc, lên tiếng mắng nhiếc thậm  tệ và dọa sẽ dùng những  bùa phép  để viên  quan sẽ  chết trong  vài ngày  tới.  Dĩ nhiên,  mọi người chỉ cho  rằng lời dọa của một người trong cơn say, nên không ai quan tâm, dù đó  là lời của một vị Lạt Ma nhiều quyền năng siêu đẳng. Nhưng rồi chuyện xảy ra.
Hai hôm sau, viên tùy  tướng đang mạnh khoẻ  bỗng lăn đùng ra  chết. Mọi ngườicho rằng  lời dọa dẫm của  vị Lạt Ma đã  thành sự thật và  đây là cảnh cáo đầu tiên. Những điều trọng  vọng vị Lạt Ma trước đây của dân chúng cũng tiêu tan. Gia đình của viên tùy tướng liền đến nhờ vị quan đứng ra  điều đình, bằng lòng gả người em  gái cho vị Lạt Ma. Nhưng ông ta từ chối, cho rằng đáp ứng nầy đã quá muộn màng.  Về phần  vị Lạt Ma,  từ đó đã  có những thái  độ khác thường,  mà chính các đệ tử cũng lo ngại.  Một đêm khuya, bỗng nhiên chợt nhớ  ra điều gì, vị Lạt Ma nầy trở dậy, sai đệ  tử mình chuẩn bị mọi  thứ để lên đường theo  ông. Dù nghi hoặc nhưng người nầy cũng vâng theo. Khi ra đến bờ sông thì ông bảo dừng lại, nhìn ra giữa dòng. Chẳng bao lâu, có vật gì lấp lánh giữa dòng sông,  rồi tấp vào bờ cạnh đó. Đó  là một xác chết chưa kịp rửa  nát đang trôi ngược dòng. Lạt Ma Chogs Tsang sai đệ tử vớt xác  đó, lấy dao cắt cho  ông một miếng thịt rồi  bảo: Nhà ngươi cũng cắt  cho mình một miếng để  ăn. Đây là món quà  hy hữu của người  bạn ta từ  xa gửi đến.  Người đệ tử  hoảng sợ, cắt một miếng cho thầy và miếng cho mình  thì nhét vào trong bị và giả vờ ăn.
Khi trở về lại tu viện, Lạt Ma nói: "Ta tưởng là ngươi có được đạo hạnh khá cho  nên ban cho ngươi món quà  nầy; nhưng không ngờ lại nhát sợ đến như vậy, thật không  đáng thưởng". Vì hỗ thẹn bị khiển trách, anh  ta thò tay vào  túi.  Nhưng kỳ lạ  thay không tìm thấy miếng thịt đâu cả...
Thực ra, dưới mắt người thường  câu chuyện không mang ý nghĩa đơn thuần như vậy. Về  chuyện đòi lấy vợ của vị Lạt  Ma chỉ là để thu lấy  một khả  năng ngoại  đạo tà  ma quấy  nhiễu hiện nguyên hình thành cô gái của viên tùy tướng. Dưới mắt của người Tây Phương, vị Lạt Ma nầy đã làm bại hoại danh giá  của mình;  nhưng với  người Tây  Tạng, thì  đây là hành động siêu việt của một con người có  Pháp Nhãn thì mới có thể nhìn sâu vào bản chất của loài ma quỷ để trấn áp. Có hàng  ngàn giai thoại  kỳ lạ  về  các Lạt Ma,  nhưng khi chiêm nghiệm, người  Tây Tạng không chỉ  nhìn bề ngoài để  suy đoán một cách dung dị. Thế giới vô hình  bao trùm hầu hết vùng đất nầy, đã khiến cho  các hành giả  phải tìm  đủ  cách đến tận  nơi để chứng kiến.
 
  Hành trì Mật Tông
Phật Giáo  Tây Tạng bắt nguồn  từ Phật Giáo Ấn  Độ, được hội nhập trong nhiều yếu  lý khác nhau trong đó có  Tịnh Độ Tông. Có nhiều trường hợp dùng đến pháp môn tọa Thiền, nhưng có lúc lại dùng đến pháp môn Tịnh Độ; chẳng hạn khi con người lìa cõi đời.  Theo Tử Thư (Bardo Thodol) của Lạt  Ma Giáo thì: khi con người đã chết, sẽ  đi vào cảnh giới  có nhiều màu sắc  khác nhau; tùy theo tâm thức  và mức độ  giác ngộ của  những người nầy,  mà những màu sắc, thanh âm,  cảnh quan nầy sẽ được thể  hiện với màu sáng chói hay màu  ảm đạm. Trong  khi đó, tùy  theo căn cơ,  có người trông thấy những hình thù quái dị,  gớm ghiếc, những thú hoang, vật dữ; nhưng lại có người chứng kiến được cảnh giới siêu thoát, có Thiên Thần, Tiên Thánh.  Thiên đàng hay Địa ngục hiện  ra cũng tùy theo sự giác  ngộ, tu tỉnh của  con người khi còn  sống.
Pháp  môn Tịnh  Độ nầy  cũng được  Tây Tạng  áp dụng  trong nhiều trường hợp: khi trẻ sơ sinh, khi người mắc bệnh, khi gặp tai nạn, khi đứng trước nguy khổn, việc  tụng hồng danh chư Phật sẽ chuyển hoá được hoàn cảnh.
Tại sao có sự cố thay đổi nầy.
Thành thử,  Tịnh Độ Tông  được bành trướng  trong giới bình  dân, trong giới tu  sĩ. Tùy theo bản chất linh  hồn để chuyển hoá, tùy theo sự giác ngộ để đổi thay.
 
 Con đường tu tập Mật Tông
Từ trước  đến nay, Phật  Giáo Tây  Tạng  đã thành lập  nên một hệ thống tổ chức rất chặt chẻ cho  từng tầng lớp khác nhau: Những vị tu sĩ  nào được thọ  giới xuất gia  đều được gọi  chung là Lạt Ma(Lamas) theo các cấp bậc và ngôi thứ khác nhau như Gelong, Geshe, Rinpoche hay Tulku. Gelong là những vị vừa thọ giới, tương đương với Tỳ Kheo, Geshe là những vị  đã tốt nghiệp kỳ thi Tiến sĩ Phật Học chính thức, qua những thời gian hành trì nhất định. Rinpoche hay Tulku là những vị Lạt Ma tái sanh.
Trong truyền thống  Phật Giáo Tây Tạng, có 2  phương pháp để hiểu được sự tái  sanh nầy.
Cách thức thứ nhất  giúp cho tin vào những đời trước hay chỉ một đời trong  quá khứ. Còn phương pháp thứ nhì khiến ta tin vào những đời sau  hay một đời sống trong tương lai.  Trong  hai phương  pháp nầy,  phương pháp  thứ nhất  mang giá trị truyền thừa và chuyển kiếp; còn  phương pháp thứ hai nhắm vào mục đích tăng tiến trong tu trì, hầu đạt được sở nguyện trở lại trong tái sinh.
Về kỹ thuật nhận biết được tái  sanh hay không thì có rất nhiều nhưng tựu trung có 5  cách:
- Kỹ thuật  thứ nhất: nhờ  đến bản năng  và dấu hiệu  tâm linh mà chúng ta có thể biết được rằng có một đời trước.
- Kỹ thuật thứ hai: bao hàm sự  hiểu biết và nhận định rõ ràng về dòng tâm tương tục nối tiếp thường xuyên.
- Kỹ thuật thứ ba: sử dụng năng lực của mộng tưởng để có thể chứng minh được  rằng có một  đời trước, đã  liên hệ đến  việc tái sinh trong đời sau.
- Kỹ thuật thứ tư: Nhờ đến năng  lực của những dấu ấn về tái sinh thể hiện rõ nét trên cử chỉ, vết tích, thị hiện.
- Kỹ thuật thứ năm: Nhờ đến năng lực của những vị cao tăng, thông qua kinh điển, để nhận biết có sự tái sinh.
Trong Kinh Hoa  Nghiêm có dạy rằng: "Biết được  những chuyển biến về kiếp vãn sanh, chính là do Tâm Tự Tánh. Còn khả năng thành tựu huệ thân, không do tha ngộ".
Phật Giáo  Tây Tạng nói  đến nhiều  vị  cao tăng đã  tu tập trong nhiều kiếp  nối tiếp nhau và  cũng đã tái sinh,  trở lại trần thế trong nhiều  lần, để tiếp tục  công việc hoằng pháp  độ sinh. Đối với những bậc đại  sư, cao tăng thiền đức có quá  trình tu tập và hành trì  với hạnh nguyện  cao cả đến  như vậy, Phật  Giáo đồ Tây Tạng  rất ngưỡng  mộ và  kính trọng,  không khác  gì công đức của những Bồ Tát Hoá Thân.
Tín  đồ Mật  Tông thường  hướng  về  công hạnh  "Phát Bồ  Đề Tâm"(Bodhichita),  như là  đối tượng  trong việc  tu chứng.  Trên con đường tu học, Phật Giáo đồ ở đây chú tâm đến việc phát Bồ Đề Tâm, phát  nguyện tu  hành để  trở thành  vị Bồ  Tát, mang  tâm nguyện chuyển hoá trong kiếp sau, để cứu  độ chúng sinh. Nhận thức về Bồ Tát trong tâm thức  người Tây Tạng chỉ là một vị  đắc đạo, có đức vị tha, từ bi, đi vào đời để cứu đời.
Phát Bồ Đề Tâm đến mức độ  nào là tùy theo hạnh nguyện. Chẳng hạn như các vị cao tăng Tây Tạng đã từng phát Bồ Đề Tâm rộng lớn và sự tái sinh của  các vị nầy là để  thực hành Hạnh Bồ Tát,  tự nguyện tái sinh trở lại cõi trần trong  vô số kiếp, cho đến khi nào hạnh nguyện nầy  được viên mãn.  Với một số  Lạt Ma khác  thì việc tái sinh không phải để  tế độ quần sanh, mà chính là  để tu học thêm, từ  đó sẽ  đem lợi  ích cho  kẻ khác.  Khác biệt  căn bản của hai trường hợp nầy tùy theo phát nguyện của họ: có vị phát nguyện tái sinh để tạo lợi  ích cho kẻ khác; có vị tái  sinh với hạnh nguyện Bồ Tát rộng lớn hơn. Ngay trong  thời gian tu học và độ sinh, các vị Lạt Ma  đã ôm ấp hạnh nguyện  nầy và suốt đời tiến  hành trong phạm vi đó.
 
Những trở ngại
Trong những điểm  căn bản của giáo phái Sakya  Pa, người giới tử sau khi thọ  lãnh Lễ Điểm Đạo, việc trước  tiên là giải trừ những tham luyến.  Có bốn tham  luyến chính gây  những suy thoái  trong cuộc đời tu học và gây những chướng ngại về Thân Trung Ấm sau khi chết đi.  Đó là:
Những tham  luyến trong cõi đời  cần phải diệt trừ  ngay từ đầu khi nhận chân  ra được. Đừng để tham luyến  có cơ hội phát triển.
Đạo hạnh hay không là do phương thức dùng để diệt trù nầy.
- Những người tham  luyến còn trở lại trong  vòng luân hồi, chính họ đã không thể nào giải thoát được. Vì nghiệp chướng nặng nề dấy lên, làm  nhiễu loạn tâm thanh  tịnh. Điều đó gây  thêm những ảnh hưởng khác trong vấn đề chuyển thức.
- Những người  cứ bị lôi  cuốn mạnh mẽ  về những tham  luyến, thì không thể giải thoát được. Lôi cuốn càng mạnh, sức giải toả càng khó, ảnh hưởng càng sâu.
- Khi còn  người sống theo những  tham luyến liên tục,  thì không chứng được thực cảnh.  Đây là những phần trong giáo lý Đại Thừa mà sau nầy Kim Cang Thừa vẫn  còn nhấn  mạnh nhiều  lần trong  bí phương  giải thoát.
Ngài Sachen Kunga Nyinpo,  vị tổ nổi tiếng nhất  trong giáo phái SakyaPa nhấn mạnh: Những giới tử của Sakya Pa lấy việc cởi sạch hết những tham luyến để được giải thoát lên hàng đầu. Chỉ khi nào lột bỏ lớp cũ, mới nhận lớp mới. Con đường tu không hai. 
 
 Mật Tông và Cổ Mật
Trong  lịch sử  phát triển  Cổ Mật Tây  Tạng, phải trải qua nhiều giai đoạn để thích nghi với hoàn cảnh. Ngay trong giai đoạn đầu tiên, Lạt Ma Giáo vẫn là sự pha trộn, dung hợp và ứng chế của tinh hoa của  Phật Giáo từ Trung Hoa và  Ấn Độ truyền sang, nhưng về sau  đã có những  thay đổi, cải  cách từ căn  bản của tôn giáo nầy. Nền tảng của tôn giáo cổ  nầy chú trọng nhiều đến phép thuật thần thông trong khi Phật Giáo lại không chú trọng đến điều nầy.
Lạt Ma  Giáo có nhiều cách  tu luyện lạ lùng,  đặc biệt, mà người Tây Phương  khi đến vùng  đất nầy khó  có thể nhận  thức được hay chứng minh được. Những pháp môn  khinh thân, tàng hình, khổ hạnh,thần chú, ấn chú có những linh ứng kỳ diệu.  Chẳng hạn như pháp môn luyện Pháp Nhãn để có thể nhìn thấy những cảnh giới khác. Nhiều vị Chân sư của đạo Bon Pa đã dùng Pháp Nhãn trong  cách chữa  bệnh. Họ  có thể  nhìn vào  kiếp trước của bệnh nhân, tìm hiểu nguyên nhân sinh bệnh, do đó tìm cách để cứu chữa.  Pháp Nhãn chính  là một loại quyền năng đặc  biệt, có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo sự tu luyện  của họ đạt đến trình độ nào. Dựa vào khả năng của Pháp Nhãn với  mức độ khác nhau, hành giả có thể khai thác  nhiều lãnh vực khác  nhờ Pháp Nhãn. Chẳng  hạn như với Pháp Nhãn  có thể nhìn  suốt được tiền  kiếp rất rõ  ràng để biết được sự Hoá Thân để tái sanh.
Hơn thế  nữa, xây dựng  và phát huy  Pháp Nhãn không  đơn giản và hiệu  ứng trong  thời gian  ngắn. Thông  thường, sự  khai mở Pháp Nhãn, dù trong mức độ thấp, cũng đòi hỏi những công phu tập luyện lâu dài, kiên trì, bền bỉ. Chỉ  những vị Hoá thân, do công phu tu hành của những kiếp trước đã  đạt được, mới thành tựu nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu không biết vận dụng trúng cách và sử dụng với thiện niệm, Pháp Nhãn cũng mất luôn.
 
  Trí tuệ thượng thừa
Trong Mật Giáo, khả năng phi  thường của trí tuệ thượng thừa được phát huy  do huân tập lâu  ngày mà nên. Khả  năng nầy chiếu rạng cảnh giới  siêu nhiên, nhìn thấy  được tiền kiếp của  mình và của chúng sanh. Nhiều vị  giác ngộ đã thành  tựu trong pháp môn  nầy, sau nầy dựa trên căn  bản đó để hướng  dẫn và hoá độ  chúng sanh. Milarepa là một trong những danh tăng nầy.
Trong những vị Thánh của Mật  Tông Tây Tạng, thì Milarepa được ca ngợi là  "giác ngộ phi phàm".  Cuộc đời tu hành  của ông trải qua nhiều khó khăn nhưng nhờ chí kiên quyết tột đỉnh cho nên đã chứng ngộ vô thượng.  Có rất nhiều giai thoại chung  quanh vị thánh "áo rách" nầy, do sự  sùng bái của Phật tử và công  năng vô thượng do chứng quả mà ra.
Milarepa trở thành vị lãnh đạo lừng danh nhất trong việc xây dựng giáo phái Kargyu Pa.
  Yoga Mật Tông
Một trong  những pháp môn  chủ yếu của  Mật Tông là  pháp môn TọaThiền. Pháp môn nầy được vận dụng trong Thiền Tông của Phật Giáo,hoà hợp  với thuật Yoga của  Ấn Giáo. Chính đức  Milarepa đã nhấnmạnh đến  pháp môn nầy thường  được giáo dục trong  những tu việncũng như người tu tại gia.Với Mật Tông, pháp môn Toạ Thiền cốt là để thanh lọc khí ô nhiễm."Khí" đây có thể  hiểu là tư tưởng, ý niệm về  tinh thần cũng nhưtrọc khí, uế khí thải ra về phương diện vật chất.Mật Tông thường  nói đến "chín hơi thở" hay  là "chín vòng" để cóthể thanh lọc  được những luồng ô nhiễm của  chúng ta. Khi ta thởvào nên  quán niệm đến  những điều tốt  đẹp, những hình  ảnh giảithoát, thanh tịnh; khi ta thở ra thì quán niệm đến việc loại trừ,thanh lọc  những xấu xa, trọc  khí. Cứ mỗi "vòng"  trong khi quánniệm và thiền tập lại mang một sắc thái khác nhau, tùy theo trìnhđộ tu tập, kiến giải cũng khác nhau.Những tu sĩ Mật Tông cũng nói đến phép luyện Yoga, nhưng khi tiếpthu họ  đã chọn lọc  kỹ càng. Pháp  môn Yoga gồm  có 5: Pháp  mônHatha Yoga để  tu luyện xác thân của mình;  pháp môn Kundalini đểluyện những năng  khiếu thần thông như Thần  nhãn, Thần nhĩ chẳnghạn, pháp môn Laya Yoga để luyện  tập tinh thần và trí nhớ lâudài và sắc bén khi nhận định vạn  vật; pháp môn Raja Yoga để chuẩnbị những điều kiện cho con người  có thể trở thành bậc Minh triếtvà pháp môn  Samadhi Yoga để đưa đến trạng  thái Giác ngộ tối cao.  Đó là con đường  tu tập từ thấp đến cao. Phải  tiến hành tuần tự,đi từ  kết quả sơ  khởi, đơn giản  nhất cho đến  mức thượng thừa.Không có lối tu tắt cũng như  không có "bước nhảy vọt" trong phápmôn Toạ  Thiền. Những tu  sĩ Mật Tông  đã cố thoát  ly khỏi nhữngràng buộc của thế  gian, đi vào những hang động sâu  để tu tập vàTọa Thiền  quán bích trong 10  năm, 20 năm là  chuyện thường. Sứckiên trì  của họ là  do niềm tin  sẽ đạt đến  mức cao nhất  trongSamadhi Yoga khi ngồi Thiền.Theo Mật Tông, nhờ  đến pháp môn Tọa Thiền có trình  tự và mức độmà con người  có thể thoát ra khỏi vòng  sinh tử luân hồi, nghiệpchướng tiêu trừ, viễn ly khổ ách.Trong một ngày tu hành, đạo sĩ hay tu sĩ Yoga thường tranh thủ đểToạ Thiền nhiều hơn và tu tập hiệu nghiệm hơn.Trong pháp môn tu tập của Mật  Tông, để có thể giao cảm với nhữngngười khác hay cảnh giới khác,  phải dùng đến Thần Giao Cách Cảm.Sau nầy được họ là môn "Cảm Xạ Học". Cảm xạ học của Tây Tạng đượcvận dụng ứng xử trong nhiều mục  đích: Đi vào cảnh giới khác, tìmtia ác xạ, giao cảm với Thần Linh. Thậm chí nhiều nhà khoa học đãvận dụng trong  nhiều ngành quan trọng về  truyền thông hiện đại.Phong Thủy Học cũng cần nhờ đến khoa Cảm Xạ Học để tìm mạch nước.
 Khai mở năng khiếu thần thông
Trong những kinh  điển cổ truyền Phật Giáo Tây Tạng, nhất  là của Giáo PháiBon Pa, những  điều kiện để có thể khai  mở năng khiến thần thôngcủa người tu tập, hành giả rất quan trọng.Những yếu quyết nầy bao gồm: Khả năng tiên thiên (bẩm sinh), dùngdược chất,  đọc Thần Chú, ngồi  Thiền định, những cách  tu luyện,nhận thức  vạn vật vô  thường. Tuy nhiên,  trong việc thực  hiện,phải có  trình tự, được Chân  sư (Guru) hướng dẫn,  đề phòng phảnứng.a) Khả năng tiên thiênTiên thiên là khả năng bẩm sinh, vốn bảo lưu từ kiếp trước. Trongkhả năng Hoá thân, điều kiện nầy rất cần thiết. Một vị Lạt Ma hoáthân, ngay từ thơ ấu đã thể hiện được một số căn cơ tiên thiên từvô lượng kiếp trước. Chỉ cần  khai mở trúng cách, được hướng dẫn,những khả năng  tiên thiên sẽ được phát triển  mau chóng. Khả năngtiên thiên  nầy có trường hợp  hướng theo một chiều  hướng: chiềuhướng nầy  dựa theo hạnh nguyện  của mình. Chẳng hạn  như đức ĐạtLai Lạt Ma được  xem là Hoá Thân của đức Quan  Thế Âm Bồ Tát, chonên trong  những bài thuyết giảng  của Ngài thường tập  trung vàohạnh nguyện từ bi.b) Nhận chân vạn vật là vô thườngBổn phận và chiều hướng của những  người bắt đầu nghiên cứu và tutập là: Phải nhận chân vạn vật  vốn không hiện hữu trong khi nhậnđịnh và  sống với nó. Việc  quan trọng bậc nhất  đối với người tutập là nhận  chân các hình tướng, các hương  vị, các màu sắc, cảmthọ, sắc và không sắc đều là  sự hiện hành của vô thỉ, không hiệnhữu và vô ngã.Những kinh  nghiệm bản thân  về sự "không  hiện hữu" nầy  vô cùngquan trọng, vì nó không thuộc về các quá trình phân tách cũng nhưkhông kiến giải được. Khi bước  vào ngưỡng cửa của Kim Cang Thừa,bắt buộc phải  trải qua kinh nghiệm về sự  không hiện hữu của vạnvật. Vấn  đề đòi hỏi nhiều  công phu, ứng xử  trong lối sống, chứkhông chỉ y cứ vào lý thuyết suông.c) Dùng các dược chấtMột số  Giáo phái Mật Tông  Tây Tạng còn dùng  những dược chất bítruyền của mình để khai mở  năng khiếu thần thông. Theo họ, nhữngdược chất  đặc chế nầy nhằm  vào mục đích kích  thích các hệ thầnkinh giao cảm  (sympathetic), để có thể thu thập  và tàng trữ mộtsố khả năng đặc biệt.Tuy nhiên,  nhiều kinh điển  nêu lên những  tác hại về  việc dùngdược chất. Nếu không điều chế trúng cách, người dùng và người chếtrở nên điên  đảo, thác loạn, thậm chí điên  cuồng, không thể làmchủ thân tâm của mình.d) Thần Chú (Mantras)Thần Chú  vốn là ngôn  ngữ thần diệu  do chư Phật  và chư Bồ  Táttrong khi nhập định đã phát ra. Ngôn ngữ nầy vốn thần bí, ẩn súc,bất khả  tư nghị, nhưng công  năng của Thần Chú  vốn rất mạnh mẽ.Hầu hết những pháp  môn Mật Tông đều đề cập đến  việc tu trì kiênđịnh đọc Thần Chú liên tục, đúng chỗ, thì sẽ tạo nên được một khảnăng  phi thường,  không lường  trước được.  Thần Chú thường đượcthực hiện theo một số nghi lễ, phối hợp với âm thanh, màu sắc, ấnchứng,  ấn quyết.  Khi đọc  Thần Chú,  thì việc  phát âm đúng đắnthường đòi hỏi nhiều công phu và tâm trí tĩnh lặng. Trước khi đọcThần Chú, phải chuẩn bị những điều kiện cho thân tâm an lạc.Thần Chú (Mantra)  có nghĩa là sự che  chở tâm (Mind protection).Cũng nhờ việc tụng Thần Chú để  che chở tâm của chúng ta khỏi cáctướng và  những khái niệm phàm  tình khác. Tất cả  những thể tướng tathấy hàng  ngày đều là những  bất tịnh tướng. Vì  những tướng bấttịnh mà con người cứ trong vòng  sinh tử, luân hồi. Thực hành giáolý Mật Tông một  cách kiên trì, tụng Thần Chú để  có thể phá đượctướng bất tịnh, che chở tâm của ta.e) Tu luyệnTu luyện được  thi hành chặt chẻ sau  khi dự lễ Quán Đảnh  và GiaTrì. Trước đó, những phương pháp tu  hành chỉ để làm quen với MậtGiáo. Tu sĩ Cổ Mật Tây Tạng có nhiều cách tu luyện khác nhau, từ lối tukhổ hạnh cốt để tăng cường ý lực cho đến những cách tu luyện thầnbí, quái  dị. Dù phương  pháp nào chăng  nữa, thì cứu  cánh vẫn làloại  trừ những  chướng ngại  trên đường  tu học  và tìm đến Giảithoát. Đây là  phương pháp cần thiết, đòi hỏi  những cố gắng kiêntrì để kiểm soát  Tâm và Thân.d) Thiền địnhThiền định  là phương pháp tu  luyện chân xác nhất,  cũng là phápmôn khó nhất trong tu tập; tuy  nhiên cũng mang lại những kết quảvi diệu nhất trên bước đường tu học.Thiền định cho đúng cách, theo lối nhận định của những vị Chân sưKim Cang  Thừa đòi hỏi  phải áp  dụng  lối công phu  gấp trăm lầnnhững phép  tu khác như  đọc Thần Chú,  tu khổ hạnh,  quán tưởng.Trước khi Thiền định, phải chuẩn  bị cho thân tâm thanh khiết, anlạc, bỏ tạp niệm, tạo quang cảnh trống vắng.Giai đoạn  đầu trong việc  tu Thiền định theo Mật Tông  là phải luyện tập choxác thân  không mệt nhọc  trong thời gian  ngồi thiền, phải  chọncách luyện tập thích hợp, từ dễ đến khó. Phải chọn tư thế đem lạisự thoải mái, bình thản, tự tại trong khi Thiền định.Việc luyện tập nầy  đòi hỏi một thời gian để làm  quen để uốn nắngân cốt mình vào vị trí nhất định, đem lại sự bình thản, tự nhiêncho cơ thể.Giai đoạn thứ  hai là tập luyện hô hấp,  dựa theo phương pháp đặcbiệt, để có thể mang lại sự thoải mái toàn vẹn cho thân xác. Luônluôn theo dõi,  để xem có những phản ứng  gì không. Tùy theo tuổivà tùy  theo sức khoẻ, để  chọn cách Thiền định,  thời gian thíchhợp. Như thế mới có thể kiểm  soát được tâm và Thân của mình, đạtđược kết  quả tối đa  trong hành  trì  tối thiểu. Đây  là cách tuluyện khó khăn tối đa, những lại là phương pháp độc nhất được ghinhận trong Cổ Thư của Giáo phái Bon Pa  Tây Tạng.
 Các giáo phái
Do những  nhu cầu khác nhau  và ảnh hưởng xã  hội khác nhau, Phật Giáo Tây Tạng phân chia ra nhiều giáo phái:
 
a) Phái Cổ Mật:Giáo phái dầu tiên được gọi là phái Cổ Mật (Nyingma Pa) do đại sư Padma Sambhava, xuất  hiện vào hậu bán thế kỷ  thức XIII và thịnhhành trong những thế kỷ IX và X sau đó. Đây là giáo phái phát khởi đầu tiên  trong việc truyền bá Mật Tông  tại Tây Tạng. Chẳng bao lâu ảnh hưởng của giáo phái  nầy lan truyền rộng. Vì dung hợp những tăng sĩ và  tu sĩ tại gia cho nên được  gọi là giáo phái mũ đỏ. Vì có  công lực trừ những ngoại  đạo tà ma cho dân  chúng cho nên được xem là một vị Bồ Tát;  về giáo lý, Ngài đã đạt được giáo lý tối thượng, cho nên được ca  tụng là vị đạo sư liễu ngộ thuợng thừa. Nhiều truyền  thuyết nói về  tài năng của  Ngài trong việc  nhiếp phục những phe  phái chống đối, loại trừ những  ảnh hưởng tai hại cho dân chúng đồng thời xiển dương Mật Tông rộng lớn và sâu sắc. Gọi là giáo  phái Cổ Mật, vì trong việc  tu tập, thường tập trungvề "mật", từ  những nghi lễ huyền bí, cho  đến việc dùng thần chú,ấn quyết, trị bệnh.Về những lễ Điểm Đạo, chủ trương của giáo phái nầy rất nghiêm nhặt trong việc chọn đệ tử qua những  cuộc thanh lọc, chọn lựa vô cùng công phu, theo  đúng nguyên tắc truyền thống.  Trong vòng năm năm mới tổ chức một lần ở một địa phương và mỗi lần không quá 10 giới tử được nhập  đàn. Theo lịch sử Mật Tông  thì những đàn tràng Mạn Đà La đầu tiên do giáo phái Cổ Mật đề ra.Trong giai đoạn đầu, giáo phái  nầy không tổ chức thành lập những tu  viện, những  tăng sĩ  chỉ tu  trì trong  những hang động, mật thất; mãi đến thế kỷ thứ XI  mới lập Tu viện đầu tiên, nhưng việc chọn lựa đệ tử rất ít ỏi và có quy cũ.
 
b) Giáo phái Sakya
Vị tổ  sư khai sáng giáo  phái Sakya là Ngài  Khon Koncho Gyalpo,được tôn vinh là "ánh sáng rạng  ngời Tây Tạng". Khởi đầu vào hậubán thế kỷ XI tại vùng tây  bắc Tây Tạng; sau phát triển sâu rộngkhắp nơi, đến cả vùng Buttan, Kashmir và Trung Hoa.Nguyên tắc căn bản của giáo phái  nầy gồm có những điểm chính sauđây:
- Về giáo lý:  Quán triệt tất cả giáo lý Mật Tông nguyên ủy. Tusĩ ổ cấp bậc nào thì học hỏi những mật ngữ ở cấp bậc đó.- Tăng đoàn: Phân chia ra làm  12 cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp bậcphải theo  đúng giáo quy. Từ  cấp nầy sang cấp  cao hơn, phải quanhững thử thách khó khăn. Tăng sĩ phải theo 312 giới luật.- Đàn pháp  Mandala được thiết trí do những  cao tăng thiền đứcđã đốn  ngộ. Tôn thờ các  Ngài Quan Thế Âm  Bồ Tát (Avalokitesvara)Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri), Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani).  Những vị đại sư nổi tiếng về  kinh điển và hạnh nguyên trong giáophái nầy  phải kể đến Ngài  Kunga Gyaltsen (1182 -  1251) và NgàiPhagpa Lodro Gyaltsen  (1235 - 1280). Cho đến  nay, nhiều vị LạtMa nổi tiếng ở trong giáo phái nầy.
 
c) Giáo phái Kagyu PaTrong Phạn kinh,  từ "Kagyu" có nghĩa là: giáo  lý được truyền thụbằng mật ngữ từ vị Kim Cang Sư. Đây cũng là điểm quan trọng trong Mật Tông, nhưng trong giáo phái Kagyu Pa, những vị danh sư thường tu tại mật thất và trong hai ba năm mới tạm trở ra, và truyền thụ những  mật ngữ  (chơn ngôn).  Những kinh  điển của  giáo phái rất nhiều tuy nhiên,  các giới tử phải trải qua  những thực chứng khó khăn mới được truyền ý nhiếp tâm. Vị đệ nhất  sư tổ của Kagyu Pa  là Ngài Tipola (988 - 1069). Ngài vốn  là người Ấn, nổi tiếng  chân tu vào đạo hạnh. Theo  truyền thuyết, Ngài là hoá thân của Kim Cang Phật, trải  qua 42 lần chuyển hoá. Đạo hạnh của Ngài rất uy nghiêm và thận  trọng trong cách chọn đệ tử và tổ chức Điểm Đạo. Những vị  chân sư của giáo  phái nầy phải kể  đến: Ngài Naropa (1016 -1100), Ngài Marpa (1012 - 1098), Ngài Milarepa (1040 - 1123).
 
d) Giáo  phái Gelug Pa (mũ  vàng): Được sáng  lập vào năm  1409, do Ngài Tsong  Khapa. Đến nay những  vị Đạt Lai Lạt  Ma lãnh đạo TâyTạng đều xuất thân từ giáo phái nầy.Ngài Tsong Khapa nổi tiếng về  thuyết pháp và đàm luận, đồng thờicũng có những tư tưởng canh tân Phật Giáo Tây Tạng để thích nghitùy theo hoàn cảnh xã hội.Cũng nhờ  những biến đổi trong  tổ chức và hoạt  động văn hoá, xãhội, giáo  dục cho nên  giáo phái nầy  trở nên hưng  thịnh và ảnhhưởng lớn nhất. Những luật tắc của giáo phái nầy rất nghiêm minh,cho nên  trong những Tu viện  của giáo phái đã  đào tạo nhiều caotăng nổi tiếng về nhiều phương diện.
 
e)  Giáo phái RimeVào thế  kỷ thứ XIX,  có một số  biến chuyển trong  Phật Giáo MậtTông Tây Tạng, điều mà những nhà  nghiên cứu gọi là "cải cách Phật
Giáo". Vị  chủ trương nầy là  Ngài Jampon Kongtrui, khai  sinh r agiáo phái Rime. Theo nguyên nghĩa  Rime là "không thành kiến". Cóngười dịch  là "chủ nghĩa đại  đồng". Cả hai cùng  trong một nhận định chung: các giáo phái thường  có những tranh luận. Cần phải hoà hợp  thì Mật  Tông có  thể đi  xa hơn.  Như đã  nói, Ngài JampongKongtrui đã nhận lễ Điểm Đạo của 135 đại sư các giáo phái. Vị nầy chủ trương thu  thập những tinh hoa của các  giáo phái, để rồi từ đó tạo cho  phái Rime có sắc thái phong  phú hơn. Tuy nhiên, giáo phái nầy nhấn  mạnh nhiều đến "Thiền quán" hơn là "Mật".  Theo Ngài Jampon Kongtrui, cần phải  học hỏi lẫn nhau, mới có thể theo  kịp trào  lưu tiến  hoá. Vị  nầy cũng  than phiền  Tây Tạng thường bị những nước xâm lăng vì đã không chú trọng về mặt nầy để bảo vệ quốc gia, vì Hội đồng  Chánh Trị Tây Tạng đều là những nhà sư.  Về  phương diện  "Mật" và  Điểm Đạo,  Ngài Jampon  Kongtrui nhấn mạnh: "Những hạn chế và bí mật  truyền thừa gây trở ngại. Tại sao chúng ta không  tiếp tục "mua" lễ Điểm Đạo  như cho đến nay chúng ta vẫn làm? Phải xét lại 2 vấn đề chính của Mật Tông: Hành trì và truyền thống. Hành trì nghiêm ngặt  đã khiến cho nhiều người ngại ngùng trong khi  mỗi một chúng sanh đều có  Phật Tánh và cần khai mở Phật tánh  đó. Truyền thống của Tây Tạng  có những hủ tục, cần sửa đổi...".  Trong  nhận thức  Điểm Đạo  đang thực  hiện khắp  nơi, Ngài viết:"Người ta đã  tìm đến lễ nầy như những  người thích sưu tầm những đồ lạ. Kỳ thực, Điểm Đạo chỉ là bước dẫn nhập. Còn bao nhiêu điều cần học hỏi và hành trì sau nầy".  Theo Ngài, việc tập hợp 8 hệ phái lớn của Mật Tông là điều quan trọng. Những Giáo  phái lớn  như phái  Gelupsa (mũ  vàng), Sakya  Pa (áo vải),  Kagyu Pa (mũ đen),  Nyingma Pa (Cổ  Mật) cần dấn  thân trong việc  hoà hợp nầy.
Ngài kêu gọi:  -" Các vị lãnh đạo Phật Giáo  Tây Tạng nên cùng nhau họp lại. Hãy cùng nhau thực  hành pháp môn thiền định! hãy  tỉnh thức trong sựtruyền thừa,  thay vì việc mời  hàng trăm người về  xây lên những ngôi đền  tráng lệ. Không nên  quá chuộng hình thức  như thế. Hãycảm nhận sảng  khoái khi ngồi trên toạ cụ,  đi sâu vào việc chiêm nghiệm đạo  lý và cuộc đời.  Trở về hành trì  chính là trọng điểm của cuộc cải cách tôn giáo Tây Tạng...".

Xem Tiếp: ----