Bấy giờ là tiết hoa mai nở rộ.
Chưa đến Tết, khí hậu ở biên giới phía Bắc đã lạnh và rất hanh heo nhưng hoa mai thì bất chấp tất cả cứ đến kỳ là nở. Mai trắng như tuyết, mai đỏ thì tựa ráng chiều, từng cây từng lùm thấp thoáng trong khe, trên sườn núi, dọc theo bờ suối và nhiều nhất là trong các vườn, nhất là vào tháng Chạp sau độ tuyết đầu mùa, hoa mai càng rực rỡ. Hoa đỏ in trên tuyết trắng mới lộng lẫy làm sao! Tất cả các con cái nhà quan nhà quí, trong thành hầu như đều thấy phấn khích, thế là đã đến mùa được đi "đạp tuyết ngắm mai" rồị
Chùa Nhàn Vân nằm ở ngoại ô phía Tây Thành, tuy chỉ là nơi ở của nhà tu hành, nhưng vì hoa mai mà trở nên nổi tiếng. Trong vườn nhà chùa toàn là hoa mai, đâu đâu cũng ẩn hiện toàn màu hoa trắng hoa đỏ. Mỗi bận đến tiết mai nở rộ hương bay xa hàng mươi dặm, người du ngoạn đến như nước chảỵ Rất nhiều tiểu thư khuê các ngày thường không dễ ra khỏi được khuê phòng, chỉ thỉnh thoảng lấy cớ lên chùa thắp hương mới được ra ngoài dạo chân một chuyến, năm nào họ cũng dạo đến chùa Nhàn Vân nàỵ Lại càng rất nhiều niên thiếu con em các nhà giàu lắm tiền bạc, lấy dịp này làm cơ hội đi săn sắc đẹp, ngày ngày lượn lờ đến chốn này kiếm tìm "kỳ tích". Vì vậy tiết hoa mai rộ thế này cũng là thời gian thịnh nhất về hương hỏa của chùa Nhàn Vân.
Chùa Nhàn Vân náo nhiệt hẳn lên, chủ trì chùa là Đại pháp sư Tịnh Tu cùng các chú tiểu tới tấp chạy ra chạy vào đón tiếp các "quí khách" Vậy thì Tịnh Tu pháp sư còn làm sao mà "tịnh" mà "tu" được đâỷ Đây là một vấn đề khá có triết lý đấy! Hà Mộng Bạch người đang tá túc tại chùa Nhàn Vân đã từng cười mà hỏi Tịnh Tu pháp sư câu hỏi nàỵ Pháp sư cũng mỉm cười mà trả lời:
- "Tịnh" là ở trong hồn, "tu" là tại tâm, chứ còn cái thân xác mọn này chỉ là "thai phàm" mà thôi!
Quả thật mà không cần phải ăn đến khói lửa của nhân gian thì trên đời này có được mấy người đâỷ
Mộng Bạch đã từng suy nghĩ rất nghiêm túc về mấy câu nói đó của vị hòa thượng già, mới nghe thì cảm thấy có vẻ hơi “tự biện bạch" nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy có ý vị sâu xa riêng. Mộng Bạch không thể không bái phục vị pháp sư già đó. Nhớ lại là mình đã tá túc ở chùa này gần một năm rồi, đã nhiều phen đàm luận chuyện cổ kim với pháp sư, Mộng Bạch thấy rất khâm phục học vấn và tấm lòng rộng rãi của nhà tu hành nàỵ Chàng không bao giờ quên cái đêm mùa đông năm ngoái, khi đi tìm người thân mà không gặp, trong mình lại chẳng có một đồng tiền bát gạo, lưu lạc đến đây, đói rét khổ sở ngã trước cửa chùa và được hòa thượng cưu mang giúp đỡ.
- Tiểu thí chủ, người định đi đâu nữả
- Con là một tú tài, vốn định đi tìm họ hàng thân thích, vay chút tiền ăn đường để về kinh đô ứng thí.
- Cha mẹ người đâủ
- Thưa, đều tạ thế rồi, gia đạo suy vi, mới đi tìm họ hàng để nhờ giúp đỡ.
- Người biết những môn gì.
- Thưa: cầm, kỳ, thi, thư, họạ
Vị hòa thượng già cười:
- Tiểu thí chủ ơi, biết năm môn đó, không phải là người, mà là thần đấy!
Mộng Bạch ngạc nhiên và giật mình.
- Thế bây giờ người định làm gì? - Vị hòa thượng tiếp tục hỏị
- Con cũng không biết nữạ
- Ta biết - Pháp sư Tịnh Tu gật gật đầu - Con đã mệt rồi, đã đi cả một chặng đường dài, con cần phải nghỉ ngơi, mà chùa Nhàn Vân là nơi nghỉ ngơi tốt nhất, con hãy ở lại đây, đến mai ta sẽ cùng với con xem xét những thứ mà con đã biết kiạ
Và thế là, Mộng Bạch đã ở lại chùa Nhàn Vân ngay từ ngày hôm sau, khi hòa thượng bắt đầu luận bàn về thi thư với chàng, thì chàng mới sợ hãi nhận ra rằng mình thật là quá nhạt nhẽo và ngô nghê! chàng không còn dám nói là mình “biết" cái gì nữa cả, chàng chỉ có phận “học" mà thôị Mười ngày sau chàng thành tâm nói với pháp sư Tịnh Tụ
- Con thấy rằng con không nên đi ứng thí để cầu công danh nữa, dứt khoát con muốn ở đây, xuống tóc đi tu, xin hòa thượng nhận con làm đồ đệ.
- Con ấy ử - hòa thượng cười tủm tỉm và lắc đầụ - Trần duyên của con còn không vào cửa Phật được đâu, hơn nữa xuống tóc hay không thì cũng chỉ là hình thức mà thôị Con còn quá trẻ con đường trước mắt còn dài lắm! con phải đi con đường riêng của con. Con nên biết, những người vào cửa của ta là có hai loại: một là những kẻ ngốc nghếch không hiểu biết một chút gì, loại kia là những con người siêu phàm thoát tục. còn con? con không thuộc loại nào trong đó cả.
- Thế thầy thuộc loại nàỏ - Mộng Bạch hỏi lạị
Hòa thượng già trầm tư giây lát.
- Ta ử - hòa thượng chậm rãi trả lời - ta nửa thuộc loại này, nửa thuộc loại kiạ
Mộng Bạch không truy hỏi thêm nữa, chừng như chàng đã hơi hiểu ra, lại chừng như chưa hiểu một tí nàọ Nhưng chàng có biết hay không, có hiểu rõ không, đều không can hệ gì, Tịnh Tu vẫn là một ông già lạ lùng độc đáo mà chàng hằng thán phục, hâm mộ; trái lại ông già đó cũng rất thú vị với chàng. Thế là chàng đã ở được một năm trong chùa Nhàn Vân.
Trong một năm đó, Tịnh Tu đã không phải nuôi không chàng một ngày ba bữạ ông già đã nhanh chóng phát hiện ra, quả thật tài thư họa của chàng rất phi phàm; nên nhân việc quen biết rộng rãi, ông đã giúp Mộng Bạch bán tranh để kiếm sống, lại còn khuyên chàng dành dụm lấy một khoản tiền để tiếp tục lên kinh đô dự thị Nhưng mà, Mộng Bạch rốt cuộc chỉ là một thư sinh trẻ tuổi đang lưu lạc, ai đã chịu bỏ nhiều tiền ra để mua chữ mua tranh của một gã vô danh tiểu tốt? Mỗi ngày có giỏi, cũng chẳng qua kiếm được năm ba đồng bạc đủ cho chàng nuôi miệng mà thôị Còn may là chính chàng không hề vội vã. Sống ở chùa Nhàn Vân, chàng cũng sinh ra tâm trạng “Nhàn Vân dã hạc" thích tiêu dao ngày tháng. chỉ phải đến độ hoa mai nở rộ, du khách hàng đàn, nhìn thấy mọi người dắt díu bồng bế con cái đến chùa, chàng mới bắt đầu cảm thấy quạnh hiu buồn bã, lòng rưng rưng một mối sầu quệ Đó có thể chính là lý do mà pháp sư Tịnh Tu đã từng nói, rằng chàng không thể nhập “cửa không đầu Phật" đây chăng? tình cảm của chàng quá phong phú, tâm linh chàng quá yếu đuối, tâm trạng u uất, tự buồn tự tủi rất dễ dàng xâm chiếm con người chàng.
Hôm đó, cả một ngày tâm thần chàng cứ xốn xang thảng thốt, sách không đọc nổi, viết không thành văn, vẽ không ra tranh. Sau bữa cơm trưa, hòa thượng bảo với chàng rằng có nhà vọng tộc họ Giang ở trong thành sắp đến dâng hương, vì nhà có cô con gái nên chàng phải tránh đi một lát. Chàng bèn đi ra phía sau chùa, ở đó có một khe nước nhỏ, trên mặt khe có chiếc cầu gỗ cong cong, hai bên bờ khe đâu cũng có hoa mai nở, hương thơm ngan ngát, hoa rụng lấm tấm như thêu trên mặt đất. Chàng ngồi xuống một gốc mai ở đầu cầu, tay cầm một cuốn sách nhưng mắt lại đăm đăm nhìn mặt nước dưới khe đã hơi hơi đông kết sắp thành băng, đầu óc chàng dần dần tản mạn đi, mặt mũi trở nên bần thần.
Tiết trời rất lạnh, ở đây lại lộng gió, vì là phía sau chùa nên du khách không đi tới, bốn bề lặng ngắt; chàng khoác một tấm áo lông rách, không chịu được rét, phải ngồi co ro dưới gốc câỵ một cơn gió thổi tới, làm cho bao nhiêu cánh hoa rơi lả tả trên mình chàng rồi rắc lên đầy mặt đất và rắc lên cả mặt nước đang kết băng non. Nhìn những cánh hoa trôi dập dềnh nghe tiếng nước à à cùng tiếng mảnh băng non va vào nhau lanh canh, chàng bất giác thở dài một tiếng. Nghĩ đến thân mình tiền đồ mờ mịt lưu lạc tha hương, chàng thấy lòng trĩu nặng.
Đang mải nghĩ ngợi thẫn thờ, bỗng chàng nghe thấy một hồi rung nhẹ nhẹ của vàng ngọc va chạm nhau thánh thót trong veo, tiếp đến một vật gì đó rơi xuống đầu rồi tuột vào lòng chàng; nhìn xuống xem hóa ra là một cành hoa mai trắng. Chàng giật mình “ối" lên một tiếng. Cùng lúc từ phía trên đầu vọng xuống một tiếng khe khẽ, có vẻ hốt hoảng và một giọng nói trong trẻo vang lên.
- Chết rồi! có người kìa!
Chàng ngẩng lên nhìn về nơi phát ra tiếng nói, thấy ngay trên chiếc cầu gỗ đó dáng người thướt tha yểu điệu của một cô thiếu nữ chừng 15, 16 tóc búi theo cách cung đình, cài trâm có hạt trân châu, mặc chiếc áo màu hồng phấn, vấy bằng gấm đoạn trắng tinh, bên ngoài khác một chiếc áo choàng lông có mũ trùm, Mới chợt nhìn thấy như là nàng Vương Chiêu Quân ngày xưạ Cô nàng đang ngạc nhiên mở to đôi mắt trong sáng nhưng sợ sệt nhìn chàng. Trong tay cô là một nắm cành mai mới bẻ. Cách trang điểm phục sức cùng dáng điệu, thần thái ấy lại thêm đôi “làm thu thủy nét xuân xanh" khiến cô có một vẻ đẹp mê hồn, làm cho Mộng Bạch chỉ còn biết đứng ngây ra mà nhìn.
Mãi mà cô nàng vẫn chưa hết ngạc nhiên hốt hoảng, hiển nhiên là cô không thể ngờ phía dước cầu lại có người, mà cô thì đã vô ý để rơi cành hoa mai xuống đó. Trông cô rất giống một đứa trẻ trót dại gây ra tội lỗi gì đó, đang không biết làm sao cho phải, chỉ biết ngây người ra mà nhìn chàng. Mộng Bạch bèn đứng dậy, tay cầm cành mai, tự nhiên bước tới trước mặt cộ Cô gái nhìn thấy chàng sắp tới thì càng hốt hoảng, vội nhìn chàng một cách dò xét suốt từ đầu đến chân một lượt rồi đưa ngay ra một cử chỉ hết sức sai lầm: cô lấy trong người ra một ví nhỏ bằng vải thêu vứt về phía chàng, miệng khẽ thét:
- Không được lại gần! cho anh tiền được chưả
Mộng Bạch ngạc nhiên dừng lạị Cô ta nghĩ chàng là ai nhỉ? kẻ cướp? thổ phỉ hay là ăn màỷ Chàng há miệng định giải thích nhưng lại không biết giải thích thế nàọ Đang lúc chàng đứng lại ngớ người suy nghĩ thì cô gái nọ đã quay mình vội vã bỏ chạy về chùa, y như người chạy trốn bọn ôn dịch. Mộng Bạch mới giật mình, nhặt vội lấy túi tiền dưới đất sải chân đuổi theo, miệng kêu rối rít:
- Cô ơi, cô đợi một chút! cô ơi, cô đợi chút!
Cô ta càng chạy nhanh hơn, Mộng Bạch cố đuổi theo, được một lúc chàng chợt nghĩ ra, mình cứ đuổi theo một cô gái như thế này thì người ngoài trông vào sẽ thấy chướng mắt lắm, Nhìn lại bản thân mình rất dễ gây hiểu lầm. Vì vậy chàng mới dừng bước lại, ngửa cổ lên trời than thân:
- ôi! không ngờ Mộng Bạch ta, một gã thư sinh mang đầy hoài bão, lại khốn khổ đến mức bị người ta coi như là một kẻ ăn mày!
Ai ngờ mấy câu oán than của chàng lại làm cho cô gái nọ lập tức dừng chân, cô ta kinh ngạc ngoái cổ, hơi thở dốc và nỗi hoảng hốt còn chưa tan hẳn, cô vẫn mở to đôi mắt ngây thơ ra nhìn chàng không chớp. Miệng hé mở, cô ấp a ấp úng, nửa ngạc nhiên nửa vui mừng, nửa thẹn nửa hãi, do dự mãi mới nói ra được một câu:
- Anh... anh chính là... Hà Mộng Bạch?
- Saỏ... Mộng Bạch càng ngạc nhiên - cô biết tôi ử
- Thế... thế những đôi câu đối mới viết lại ở trong chùa đều do anh viết đấy à? - Cô gái nhìn anh có vẻ hiếu kỳ.
- ôi - hóa ra là cô đã đọc những câu đối, câu liễn đó à? - Mộng Bạch chợt hiểu ra - Vâng, thưa do là tại hạ viết.
Sự ngạc nhiên lạ lùng càng hiện rõ trong đáy mắt cô gái, lại một lần nữa, cô nhìn xét xét chàng từ đầu đến chân. Mộng Bạch như muốn thu mình lại trước cái nhìn của cô, chàng biết cái hình dung lôi thôi lếch thếch của mình không thể nào mà giấu đi đâu được. Chưa lúc nào như trong khoảng khắc này, chàng ao ước mình có thể áo mũ đàng hoàng, phong độ ung dung. Chàng thụt lùi một bước, kéo hai vạt áo bông rách lại, nhưng lại càng có vẻ lúng túng như chân tay thừa ra mà chỗ vạt áo rách lòi cả bông trong lõi, lại càng không che được. Cô gái hít một hơi dài lại kèm theo một tiếng thở ra kín đáo:
- Đã có học hành, sao không lên kinh tìm đường tiến thủ?
- Tiểu sinh cũng muốn lên kinh, chỉ phải tội người thân chưa gặp mới lưu lạc thế này!
- Ồ! - Cô than khe khẽ, nét mặt không giấu được vẻ đồng tình thương cảm. Đang định nói gì đó thì từ trong chùa, một a hoàn hớt hơ hớt hãi chạy đến, vừa chạy vừa hổn hển la to:
- Trời ơi, tiểu thư! cô lại đi lung tung cả lên rồi! Làm em tìm muốn chết! lão phu nhân đang bực cô đấy! nhanh nhanh đi, kiệu đã chờ sẵn để về phủ rồi! Cả nhà đang chờ mỗi mình cô thôi!
Cô gái không kịp nhìn chàng một lần nữa, quay lại phía a hoàn đang giục giã, cô cố ném lại cho chàng một câu:
- Hãy giữ lấy túi thêu đó, mang ra mua được tấm áo cừu để chống rét, trời lạnh kinh khủng quá! Giữ được rừng thì lo gì thiếu củi đun!
Nói xong, cô bỏ mặc chàng ở đó, cung cúc chạy theo a hoàn để trở lại chùa Nhàn Vân. Mộng Bạch bất giác chạy theo mấy bước, giơ túi thêu ra gọi:
- Cô ơi! cô ơi!
Nhưng cô gái và a hoàn đã chạy mất tăm mất dạng rồi, chỉ còn những bóng cây mai thấp thoáng trên con đường nhỏ chẳng lưu lại dấu chân người, nhưng hương thừa hãy còn quanh quất. Đằng sau rặng hoa mai, ráng chiều đã nhuộm đỏ chân trờị Trong chùa Nhàn Vân, chuông chiều đã đổ, tiếng chuông lan trong không gian, đập vào vách núi vọng xuống khe sâu, tỏa trên mặt nước, phá vỡ hoàng hôn, lay tỉnh một người đang ngẩn ngơ cầm chiếc túi thêụ
Cuối cùng thì Mộng Bạch cũng đã định thần lại, chàng cúi xuống bắt đầu xem xét chiếc túi kia, nó được khâu bằng gấm màu đỏ tươi, trên có thêu một cành hoa mai trắng, rất khéo léo tinh xảo, miệng túi thắt bằng dây tơ đỏ, một đầu dây thắt nút hoa maị Hoa mai! người con gái này sao có duyên với hoa mai đến thế! chàng nhắc thử chiếc túi, nó chẳng có gì là nặng, có lẽ chỉ là một ít bạc vụn thôị chàng lại đứng ngẩn ngơ một lúc, mới chợt nghĩ ra, phải biết tên cô gái ấy là gì mới được. chàng bèn vội chạy về chùa, nhưng chỉ thấy người qua kẻ lại, người thì xin thẻ người thì thắp hương; khắp các điện trong chùa, chẳng tìm thấy bóng cô gái và a hoàn ở đâụ Chắc cô ta đã đi mất rồi! một cô gái chàng không hề biết họ biết tên, một cô gái không có mảy may ràng buộc mà lại đã để lại cho chàng một chiếc túi thêu, một cành hoa mai và một chút buồn tủi trong lòng.
Tối hôm đó, Mộng Bạch bị mất ngủ chàng cứ trở mình trằn trọc mãi, trước mắt lúc nào cùng hiên lên hình ảnh người con gái ấỵ Sao mà tha thướt yêu kiều như tiên, như mộng vậỵ Tay cầm cành mai mình khoác áo choàng thật quá là nề nếp, quá ư thanh thoát nhẹ nhàng. Chàng thở dài, chẳng biết là con cái nhà ai nhỉ xem như cách phục sức, như việc có a hoàn theo hầu thế đó, chắc hẳn phải là một thiên kim tiểu thư trong nhà quyền quí. Nghĩ phận mình cơm chẳng no áo không lành, sống vật vờ qua ngày đoạn tháng dù đầy bụng thi thư cững đành để phí. Nếu như mình cũng là công tử đại gia, biết đâu lại còn có duyên được quen biết người đẹp cũng nên, nhưng nay thì... thôi, thôi, nghĩ gì vậy chứ? Mơ gì vậy chớ! một anh chàng nghèo rớt mồng tơi thì không đủ tư cách mơ mộng, cũng không đủ tư cách mà nghĩ ngợi đâu.
Cứ như vậy, một chút si mê canh cánh trong lòng làm Mộng Bạch trọn đêm mất ngủ. Khi mặt trời tang tảng sáng, chàng trở dậy lấy chiếc túi thêu ra, mở mối dây buộc túi, bên trong chỉ có một ít bạc vụn, lật đi lật lại chiếc túi, thế rồi bỗng nhiên phát hiện ra ở lần vải lót bên trong có thêu hai chữ “Giang Băng Mai". Băng Mai là tên cô gái kia ử Giang Băng Maỉ Chả trách nào cô ấy đã thêu một cành mai trên mặt túi, chàng giật mình tỉnh ngộ đúng rồi, pháp sư Tịnh Tu đã từng nói, có đàn bà con gái nhà họ Giang đến dâng hương, thế thì đây đúng là tiểu thư nhà họ Giang rồi! chàng có biết gia đình này, tiên sinh Giang Tiểu Trần là một cử tử hỏng thi, đã học qua khá nhiều sách vở chữ nghĩa, cảnh nhà giàu sang, cũng từng làm quan nhỏ ở địa phương ít năm nay đã cáo lão về quê, định cư trong thành này, gia trạch nguy nga bề thế, đầy tớ thì hàng đàn, lại chỉ có mỗi một tiểu thư đó, vậy thì Mộng Bạch làm sao bén duyên cho được. Nếu như là con gái nhà nghèo hộ nhỏ thì chàng còn có cơ nhòm ngó, đằng này... Thôi, thôi nghĩ gì nữa nhỉ? Mơ gì nữạ
Trời đã sáng hẳn tiếng chuông báo sáng gõ vào giấy dán cửa sổ, Mộng Bạch trở dậy, đầu óc trống không, mọi suy nghĩ đều không đến được với chàng ngoài hình ảnh một thân người thon thả thắt đáy lưng ong, với dáng vẻ sợ sệt và khuôn mặt thanh tân thuần khiết như băng như tuyết. Cất túi thêu vào trong túi áo mặc lót sát mình chứ không dùng tiền đi mua áo cừu vì chàng không nỡ tiêu đi những mảnh bạc đã từng mang dấu tay người ngọc. Sau bữa ăn sáng, chàng trở về gian nhà giản đơn nhỏ bé mà chàng vẫn ở nhờ nơi đầu hồi nhà chùa, lại ngồi bần thần trước trang giấy vẽ. Chàng lại phải vẽ tranh rồi đó là công cụ mưu sinh mà! Vẽ tranh! bức tranh duy nhất hiện lên trong óc chàng lúc này chỉ là một người con gái tay cầm hoa mai đứng trên đầu cầu mà thôi!
Thế là, bỗng nhiên chàng thấy hứng thú, chàng cầm bút lên, pha màu cẩn thận và bắt đầu phác họa khuôn mặt cô gái mà chàng đang tưởng nhớ. Chàng đưa tất cả những là cây cầu, cô gái với thần thái khi cầm những cành hoa... đều vẽ vào bức tranh mà chàng đề tên là “Hàn mai tuyết diễn" Tất cả khung cảnh xung quanh đến áo quần cô gái, tất cả đều vẽ đúng như nguyên mẫụ Chàng vẽ suốt ngày trời, tranh vẽ xong, tự mình ngắm lại, chàng thấy cô gái trong tranh sinh động như thật, tưởng như đã hiện ra ngay trước mắt. chàng thở dài, suy nghĩ một lát, rồi đề mấy câu từ xuống góc phải bức tranh.
“Tuổi trăng tròn, thân như liễu
Thơ ngây mang về thẹn thùng,
Tay hái cành mai thanh tân như tuyết sớm
Sông băng trong vắt như lòng
Chẳng ngoảnh về nơi con ác lặn,
Để thương trong mắt kẻ ăn mày! "
Đề xong chàng ký tên mình bên góc trái bức tranh, sau đó treo nó lên tường, lẳng lặng ngắm một mình. trong chỗ đề từ, chàng đã khéo léo lồng được ba chữ: Giang, Băng, Mai vào trong một số câu; đối với chàng như vậy cũng là một kiểu tự an ủi rồị Nhưng khi pháp sư Tịnh Tu nhìn thấy bức tranh thì ông lại chăm chú ngắm nghía hồi lâu, rồi ngoảnh đầu lại, trầm ngâm nhìn Mộng Bạch cười nửa miệng, gật gật đầu nói ghẹo chàng:
- Tiểu thí chủ, vậy là người ấy về phương “nước" đấy hả?
Mặt Mộng Bạch đỏ rần lên, pháp sư Tịnh Tu coi như không có chuyện gì, cười khà khà rồi bỏ đị Vừa đi, vừa nói với lại một câu rằng:
- Thế gian chẳng có việc gì là không làm được, chỉ cần tự mình phải đứng lên trước hãy!
Mộng Bạch rùng mình sợ hãị Từ hôm đó trở đi ngày nào chàng cũng đối mặt mới người đẹp trong tranh mà miệt mài đọc sách.
o0o
Vừa chợp mắt mà Tết đã qua, lại đến hội hoa đèn.
Thiện nam tính nữ đã quyên tặng bao nhiêu là đèn màu, nhà chùa đem ra chăng hết lên, trông thực là rực rỡ, du khách đến như nước chảy, náo nhiệt vô cùng.
Những lúc đông người, ở Mộng Bạch thường xuất hiện cảm giác như mình bị bỏ rơi vậỵ Buổi tối, chàng cũng đã từng dạo một vòng khắp nơi trong chùa, cũng xem đủ các loại đèn rồị Chàng đang ngầm hy vọng biết đâu lại gặp được Băng Mai lần nữa! Biết đâu cô ấy cũng định đến để thêm phần tưng bừng náo nhiệt thì saỏ nhưng chàng biết là tối nay trong thành còn có “chợ đèn" còn vui hơn trong chùa nhiều, các cô gái trẻ, đa số đều thích đi chợ đèn hơn là vào chùạ Chỉ có những ông bà già mới đến chùa Nhàn Vân để thắp hương, cầu thần Phật phù hộ cho con cháu mà thôị Lượn xong một vòng, chẳng chút hào hứng nào nữa, chàng trở về buồng mình, thắp một ngọn nến, định ngồi tập viết một bài văn bát cổ, thư văn nhất thiết phải dùng trong kỳ thị Pháp sư Tịnh Tu đã vào buồng nằm và khuyên chàng.
- Đừng có quá chăm chỉ nữa, ngày hội lớn thế thì viết văn sao được, thà đi vào thành mà chơi còn hơn: có múa rồng, múa sư tử, lại có diễn trò nữa đấy!
- Thưa sư phụ con muốn ở đây yên tĩnh một chút.
Pháp sư gật đầu, đi khỏị
Mộng Bạch tiếp tục viết bài văn của mình viết xong bài đó, chàng thấy mệt liền phục xuống bàn định nghỉ một lát nhưng lại ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Chàng ngủ khá lâu, và không hề biết, vào lúc đó có một người không biết tên, vì muốn lánh khỏi chỗ quá ồn ào náo nhiệt của chùa, đã lần mò đến buồng của chàng. Cửa buồng chàng vốn chỉ khép hờ nên người kia đã mở được dễ dàng. Nhìn thấy có người đang phủ phục trên bàn mà ngủ, họ đã định lập tức lui rạ Nhưng bức họa “Hàn mai tuyết diễn" treo trên tường đã thu hút sự chú ý của người đó. ông ta liền rón rén bước lại gần xem kỹ bức tranh, lộ vẻ hết sức ngạc nhiên. Sau đó ông ta quay người bước tới bên bàn lặng lẽ quan sát người trẻ tuổi đang ngủ saỵ Ngũ quan đoan chính, diện mạo thanh tú, tuy có hơi tiều tụy nhưng vẫn không dấu nổi vẻ sáng sủa vốn có. Nhưng sao chàng ta lại ăn mặc rách rưới, tấm áo bông mỏng đã cũ rách lòi cả bông, hiển nhiên là không thể chống nổi cái rét. chàng ta tuy ngủ đang say nhưng thân mình vẫn co ro, cơ hồ như trong giấc mơ, chàng trẻ tuổi vẫn run lên vì lạnh. Người kia lắc lắc đầu, rồi sau đó nhìn thấy bài văn của chàng đang bày trên bàn, ông ta không dừng được, cầm lên xem. Càng xem càng thấy lạ lùng, càng xem càng thấy huyền hoặc cuối cùng ông ta không nhịn được nữa, ngồi xuống cạnh bàn lấy một cây bút, khuyên khuyên điểm điểm vào bài văn. Xem đến trang cuối cùng, ông ta đứng hẳn dậy, nhìn kỹ chàng trai một lần nữa rồi nhìn đi nhìn lại rất lâu, rất kỹ Mộng Bạch hơi cựa quậy, miệng phát ra tiếng thở dài: chàng đang nằm mơ thấy mình bươn bả trong gió tuyết lạnh giá ghê người trước mắt chàng là cô gái tên Băng Mai cứ thoắt ẩn thoắt hiện chàng ra sức đuổi theo mệt ơi là mệt, lạnh ơi là lạnh... mình chàng càng co quắp, đầu gối giấu vào cánh taỵ
Người không biết tên nọ chăm chú nhìn chàng rất lâu, nghĩ ngợi gì một lát, rồi đi tới, nhẹ nhàng cởi chiếc áo choàng lông cáo của mình, nhẹ nhàng đắp cho Mộng Bạch. Chàng trai chỉ hơi động đậy mà không hề tỉnh giấc mợ Người nọ không muốn làm kinh động chàng nữa, chỉ bước tới bên tường, gỡ bức tranh xuống, cuộn lại và cầm ra khỏi căn phòng; khi ra ông ta còn khẽ khàng khép lại cửa cho chàng.
Một lát sau, ông ta đã ngồi trong trai phòng của pháp sư Tịnh Tụ ông lấy trong bọc ra một thoi bạc nặng 20 lạng, đặt lên trên bàn Tịnh Tu nói một cách ung dung, bình tĩnh và chân thành.
- Tôi vừa mới đi xộc vào phòng của Mộng Bạch, anh ta đã ngủ say, tôi chưa động gì đến anh tạ Số bạc này, nhờ pháp sư chuyển đến cho anh tạ Anh này đang sống bằng bán tranh bán chữ mà, phải không? có phải là đó là chàng thư sinh đang lưu lạc mà pháp sư đã nói với tôi không?
- Vâng thưa thí chủ.
- Thế thì xin hãy nói lại với chàng ta, số bạc này là tôi mua tranh của anh chàng - ông ta giơ cuộn tranh trong tay lên - bức tranh “Hàn mai tuyết diễn" này đâỵ
Pháp sư kinh ngạc há to miệng.
- Nhưng mà... nhưng mà. -- pháp sư ấp úng - theo tôi biết thì chàng ta định không bán bức tranh này!
- Không muốn bán ử - người kia vuốt râu, mỉm cười - Thế thì cứ coi như anh ta cầm cho tôi đi!
- Thưa thí chủ, lời này là nghĩa thế nàỏ
- Cầm bức tranh này lấy 20 lạng bạc, số đó chưa đủ saỏ
- Quá nhiều ấy chứ! vì vậy tôi mới thấy khó hiểu! 20 lạng bạc đủ mua cả một người họa sĩ kia mà! một bức tranh họa cũng chưa bao giờ bán nổi được 20 lạng bạc.
- Thật lòng mà nói, mua tranh chỉ là cái cớ, thực ra là muốn tự giúp anh ta thôị Tôi xem văn chương của anh ta rồi, chàng thiếu niên này tuyệt đối không phải loại người sống mãi dưới người khác được! tôi có thể đánh cuộc với pháp sư rằng chàng ta sẽ có ngày thành đạt vẻ vang đường công danh sẽ như diều gặp gió! xin nhờ ngài nói giúp với chàng ta bảo phải dùng số bạc này làm lệ phí, kịp thời lên kinh đô mà tham gia cuộc thi lớn trong năm saụ Có tài hoa đến bực ấy thì hãy đừng tự làm lỡ tiền đồ tốt đẹp trước mắt mình! Còn nếu chàng ta không nỡ bán bức tranh kia, thì sau khi thành công, có thể mang bạc đến mà chuộc về!
- Ồ! - pháp sư Tịnh Tu chợt hiểu ra tất cả, ông chăm chú nhìn người nọ, khẽ thở ra một hơi nhẹ nhõm. ai di dà phật! thế là anh chàng đã gặp được quí nhân rồi!
- Còn việc này nữa, không cần phải nói tên tôi cho anh ta biết, tôi không muốn anh ta đến cảm ơn hay làm gì cả, pháp sư chỉ cần bảo anh ta nhanh chóng lên kinh mà thôi!
- Nếu anh ta nhất định đến cảm ơn thì saỏ
- Thế này vậy - người kia mỉm cười - Nội trong ba đến năm năm tới đây, tôi sẽ ở thành này, không rời đi đâu cả, đến khi chàng ta thành công rồi hãy đến cảm ơn cũng được!
Pháp sư Tịnh Tu không nói gì nữa, ngước mắt nhìn người ngồi trước mặt nghĩ ngợi, người kia cũng nhìn lại ông, mỉm cườị Thế là bỗng nhiên pháp sư như có hơi tỉnh ngộ về việc gì đó, bất giác cười kín đáo, gật gật:
- Thí chủ cứ yên tâm, tôi nhất định sẽ truyền đạt đúng ý của ngàị
Khi Mộng Bạch vừa tỉnh dậy, chàng rất lạ lùng phát hiện ra mình đang khoác một tấm áo choàng lông cáo đắt tiền; ngọn nến trên bàn đã tàn mà bài văn của mình đã được sửa chữa, khuyên, điểm hết cả. Lại ngẩng đầu lên, thì phát hiện bức tranh “Hàn mai tuyết diễn" trên tường đã không cánh mà bay mất. Chàng ta cảm thấy hết sức khó hiểu, bèn một mạch chạy thẳng tới trai phòng của pháp sư Tịnh Tu, nhìn thấy pháp sư đang ngồi bên bàn tụng niệm kinh kệ; lúc đó chàng mới tự thấy mìmh quá hấp tấp, vội vàng dừng bước lại, xuôi tay đứng ở cửa, miệng lắp bắp:
- Thưa thầy, xin lỗi, thưạ..
Pháp sự ngẩng đầu lên bình tĩnh nhìn chàng, hơi mỉm cườị
- Ta đang đợi con đây! Tiểu thí chủ ạ.
- Nhất định là thày biết việc này là thế nàỏ - Mộng Bạch giơ tấm áo choàng lên.
- Ngồi xuống đi! tiểu thí chủ - Pháp sư ra hiệu cho chàng, rồi chậm rãi đẩy thoi bạc trên bàn sang trước mặt Mộng Bạch - Hãy cất chỗ bạc này đi, đây là của con.
- Cái... cái gì cở - Mộng Bạch hết sức thắc mắc - thực ra là thế nào đây ạ?
- Số phận con thay đổi rồi, tiểu thí chủ ạ có một vị quí nhân để lại thoi bạc này cho con, và đã lấy mất bức tranh của con. ông ấy xem bài văn con viết, rất tiếc thương cho tài hoa của con nên muốn con dùng thoi bạc này làm lộ phí để lên kinh đi ghi tên dự thi! Còn về bức tranh thì coi như con cầm cho ông ấy, đến khi thành công hãy đến mà chuộc!
- Trên đời có việc như thế saỏ - Mộng Bạch không tin, tròn xoe mắt - Thế nếu con thất bại thì saỏ
- Thì ông ấy coi như đã mua được bức tranh của con!
- Bức tranh đó đáng giá những 20 lạng bạc saỏ
- Tiểu thí chủ - pháp sư trầm ngâm - con là người thông minh mà vẫn chưa hiểu ra ử
- Ồ, Mộng Bạch lúng túng nhíu mày suy nghĩ rồi khẽ nói - ông ấy chỉ lấy đó làm cớ để giúp đỡ con thôị
- Thí chủ biết thế là tốt rồi!
- Trong thiên hạ lại có người tốt bụng đến thế saỏ - Mộng Bạch sững sờ cả người, nước mắt trào ướt mi - Giúp đỡ con một số tiền lớn vẫn còn là chuyện nhỏ, mà đáng kể nhất là ông ấy lại có thể hiểu con đến thế - chàng ngước nhìn pháp sư - Xin thầy cho con biết người đó là aỉ
- Ta không thể nói với con được - pháp sư nói - Vị quí nhân này không hề muốn con biết ông ấy là aị Nhưng mà, tiểu thí chủ ạ chỉ cần con thành công thì ta tin là sẽ có một ngày con gặp được quí nhân đó! Vì vậy hãy nghe một câu của bần tăng đi: lên đường ngay hôm nay và hãy tự mình phấn đấu để thi đỗ. Biết đâu... pháp sư dừng lại và chăm chăm nhìn Mộng Bạch, rồi nói những lời tâm huyết - Còn rất nhiều kỳ ngộ đang đợi con đấy, nếu con cảm động với tấm lòng tốt của người ta, thì hãy cố xứng đáng với tâm ý đó!
Mộng Bạch nhìn chằm chằm vào vị pháp sư hồi lâu, chàng không hề động đậy, cứ ngồi ngâ người ra, mặt ngơ ngơ ngác ngác. Rồi tự nhiên chàng đứng bật dậy, tay đập xuống bàn nói:
- Sinh ra con có cha mẹ, hiểu con thì có pháp sư và người ấy! nếu con không có thành tựu gì thì còn mặt mũi nào mà gặp người ấy, mặt mũi nào mà gặp pháp sư, thưa thầy con sẽ lên đường ngay ngày mai con xin cáo từ, xin hẹn ba năm, con nhất địnhy trở về!
- Trở về một cách thành công! - Pháp sư bổ sung thêm.
- Vâng, trở về thành công! - Mộng Bạch hất đầu, nói rất mạnh mẽ và cầm lấy thoi bạc trên bàn - Xin sư phụ chuyển lời đến quí nhân: sau ba năm con sẽ đến chuộc bức tranh kia!
Pháp sư tủm tỉm cười, dùng đôi mắt tràn đầy tin tưởng nhìn theo bóng dáng hiên ngang mạnh dạn của Mộng Bạch. Đêm đã khuya mà pháp sư còn chưa muốn ngủ khuôn mặt rạng rỡ phấn chấn của Mộng Bạch cứ luấn quẩn trong tâm trí ông. ông gật gù tự nhủ:
- Chàng ta sẽ thành công!
Ngày hôm sau, Mộng Bạch đã cáo biệt pháp sư lên đường tới kinh đô.
Từ đó, Mộng Bạch bắt đầu đối mặt với những ngày tháng phấp đấu gian khổ. Đối với bất cứ người học trò nào thì trường thi cũng đều là mục tiêu và thử thách lớn nhất. Đầu tiên là cơm hàng cháo chợ, ngủ dọc đường, dầm mưa dãi nắng đi bộ hàng mấy tháng trời mới đến kinh độ Rồi sau đó, trong hội quán chỉ còn là vùi đầu khổ học, khổ học và khổ học! Thời gian từ từ trôi trong sách vở, tan theo từng giọt mực. Ngày từng ngày một đến gần, cuối cùng đã đến ngày vào thị
Một đời học trò là mấy lần thỉ Đầu tiên phải thi tại chỗ để lấy danh tú tài, rồi dự cuộc thi hương để đỗ cử nhân, rồi sau đó là thi hội, thi đình... Một đời học trò là phải trải qua bao nhiêu là gian khổ bao nhiêu là thử thách? bao nhiêu là chịu đựng? ai biết chỏ ai hiểu chỏ
Thời gian trôi đi, ngày này qua ngày khác. Xuân tới hè qua, thu tận đông tàn.. Thời gian cứ trôi, không ngừng không nghỉ, thấm thoát đã ba năm.
Mộng Bạch ra saỏ thành công? hay thất bạỉ Đã vượt qua được các cuộc thi kia chưả hay là không vượt được?
Mộng Bạch thực là một người may mắn, chàng đã không phụ lòng yêu mộ của vị “quí nhân" kia, đã không phụ lòng kỳ vọng của pháp sư Tịnh Tụ Như một sự thần kỳ chàng đã vượt liền một mạch qua ba kỳ thi! Trong thời đó, Bắc Trực Khang được coi là một tỉnh thi hương và thi hội đều ở Bắc Kinh. Mộng Bạch phá thành công một lúc ba cửa ải, vì vậy sau ba năm rời chùa Nhàn Vân chàng đã lắc mình biến hóa từ một tú tài nghèo tiếng tăm không ai biết đến trở thành một tiến sĩ tân khoạ
Đã đỗ tiến sĩ, tất nhiên không còn phải sống những ngày đói rách cực khổ như trước; danh dự tiền tài, phủ đệ cứ thế mà theo đến. Trong chớp mắt Mộng Bạch đã có người hầu kẻ hạ, nhà cửa cao sang, đã bắt đầu nếm mùi vinh hoa phú quí rồị Thế là mùa đông năm đó, chàng khoác tấm áo choàng lông cáo, đem theo người hầu, cưỡi lưng tuấn mã, trở về trước cửa chùa Nhàn Vân đã ba năm xa cách.
Chùa Nhàn Vân vẫn như xưa, hoa mai nở rộ, đỏ trắng đua chen. Vẫn là du khách dập dìu như mây đen nước chảy, khói hương nghi ngút. Khi Mộng Bạch xuất hiện trước mặt pháp sư Tịnh Tu, thì chẳng cần nói câu nào, pháp sư đã hiểu tất cả. Mộng Bạch vội quì ngay gối trước pháp sư làm ông phải cuống quýt đỡ chàng dậy, cảm động rơm rớm nước mắt:
- Tiểu thí chủ con thật là đúng hẹn! Quả là con đã không phụ lòng mong mỏi của ta! Giang lão gia dưới suối vàng mà biết được ắt sẽ ngậm cười đó.
- Giang lão gia! - Mộng Bạch ngạc nhiên - Đó là aỉ
- Là vị quí nhân đã giúp đỡ con lên kinh đấy mà! Đó là Giang Nhất Trần lão gia!
- Vậy ử - Sắc mặt Mộng Bạch bỗng chốc biến đổi, vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, lại như băn khoăn, hốt hoảng sao rồi, thầy vừa nói “dưới suối vàng" phải không? chẳng lẽ Giang lão gia, chẳng lẽ là.."
- Tiểu thí chủ con hãy ngồi xuống đã, uống chén trà rồi nghe bần tăng nói sau - Pháp sư đưa Mộng Bạch vào thư phòng ngồi, Mộng Bạch vẫn áy náy không yên cứ muốn hỏi cho bằng được. Pháp sư nhìn chàng không nén nổi thương cảm, mặt ông rung lệ ông thở dài mà nói - Việc thiên hạ thật khó lường trước được. Con thì đã áo gấm vinh qui, mà cả nhà Giang lão gia thì đã tan đàn sẻ nghé rồi!
Mộng Bạch tái hẳn mặt:
- Thưa thầy, thầy nói thật đấy chứ? rốt cuộc là việc gì đã xảy rả
- Năm thứ hai sau khi con đi, nhà họ Giang bị một vụ cháy lớn, toàn bộ tòa nhà chính bị cháy rụị Cháy vào ban đêm, gần như cả nhà đều bỏ mạng trong lửa, Giang lão gia và phu nhân, thương ôi, đều đã về trời cả!
Mộng Bạch hít một hơi dài, cắn chặt hàm răng đầu cúi gục tay mân mê tà áo choàng da cáo trên mình, vật còn người mất, cảnh này sao chịu thấủ nước mắt trào ướt đẫm vành mi chàng thư sinh thưở trước! thất vọng thương tâm cảm khái, buồn bã làm tan nát lòng chàng, một lúc rất lâu không nói nên lời, mãi sau mới nhớ tới một việc mà ba năm qua vẫn ấp ủ trong lòng. Chàng ngẩng đầu lên giọng run run hồi hộp hỏi pháp sư:
- Thế còn Giang Băng Mai thì sao ạ?
- A di đà phật! - Pháp sư chắp tay trước ngực - Tiểu thư cùng với a hoàn và vài người hầu riêng, là những người duy nhất thoát nạn trong nhà họ Giang đấỵ
- Cảm ơn trời đất - Mộng Bạch kêu lên và đứng bật dậy - Tiểu thư đang ở đâủ con phải đi tìm nàng ngay!
- Tiểu thí chủ hãy bình tĩnh đừng nóng vội pháp sư giữ tay chàng lại - Tiểu thư đã không ở trong thành này nữa rồi!
- Không ở trong thành? vậy nàng đã đi đâu ạ?
- Nghe nói đã lên kinh đô đi tìm về nhà ông cậụ
- Lên kinh đổ thế là nàng đang ở kinh đổ - Mộng Bạch sốt ruột truy hỏi - Thưa pháp sư ông cậu kia tên họ là gì? ông ở phố nào ngõ nào trong thành ạ?
- ôi, tiểu thí chủ con chớ vội vàng hấp tấp. Họ tên ông cậu của cô ấy, ta cũng không được rõ. Ta chỉ biết khi đó thoát cơn hỏa hoạn cùng với tiểu thư thì có a hoàn là Thúy Nga và lão quản gia Giang Trúc cùng một số nô bộc khác. Nghe nói, có cứu được một số tài vật đủ để lo hậu sự cho hai ông bà Giang lão giạ Sau khi lo xong việc đó, Giang Phúc đã cùng Thúy Nga hầu hạ phù trì tiểu thư chu đáo và đưa cô ấy lên kinh độ Thật đáng tiếc, bần tăng không thể biết họ đi đến địa chỉ nào, nhưng biết rằng Giang Phúc là người trung thành đáng tin cậy, mà trong mình họ còn có được ít tiền, lại nghe nói nhà người cậu cũng là khá giả, vậy nên chắc hẳn tiểu thư sẽ không phải sống khổ cực đâu, chỉ tộị. pháp sư ngừng lời, khẽ thở dài - thương cho tấm lòng mong mỏi của lão gia, phí hoài mất rồị
- Một tấm lòng mong mỏi, mong mỏi gì ạ? - Mộng Bạch giật mình, chàng lại càng thất vọng và đau đớn.
- Bức tranh của con còn được Giang lão gia giữ không?
- Bần tăng không biết tiểu thí chủ đã gặp Giang tiểu thư chưa, nhưng bức tranh kia sao lại vẽ rất giống thần thái của cô ấy, mà trong mấy câu đề từ còn lồng cả mấy chữ tên của tiểu thự Lúc đó Giang lão gia đã lấy làm lạ lắm, lại đọc được văn chương của con, càng đem lòng yêu mến, nên mới đưa tiền giúp cho con đi thi thố tài năng. ông cũng biết rằng nếu con thành công, nhất định sẽ giữ lời hẹn mà quay lại, con biết tấm lòng người làm cha mẹ trong thiên hạ có ai muốn gả con gái cho một anh tú tài nghèọ Giang lão gia ấy à, vốn đã định chọn con làm rể, nên đến tận khi xảy ra đám cháy, vẫn chưa chịu gả Giang tiểu thư cho ai hết!
- Ối trời! - Mộng Bạch giậm chân than thở - trời ơi! Mộng Bạch con sao mà vô duyên đến vậỵ Trời ơi! tại sao lại có đám lửa oái oăn đến thế?
- Tiểu thí chủ con đừng quá đau thương. Nên biết rằng trời thì bão tố bất thường, người thì họa phúc khó lường, tụ tán của nhân sinh đều do thiên định. Có khi tưởng là có duyên hóa vô duyên, lại có khi tưởng vô duyên lại thành có duyên. Số phận người ta đến thế cả!
Mộng Bạch buồn bã cúi đầu, rồi chợt ngẩng lên, đập mạnh tay xuống bàn kiên quyết!
- Bất luận thế nào con cũng phải tìm ra cô ấy! - chàng đứng hẳn dậy, nhìn pháp sư Tịnh Tu - Gian phòng con ở ngày trước giờ con mượn được không ạ?
- Chỉ sợ làm xấu cho con thôị
- Thầy nghĩ con đã hoàn toàn không giống ba năm trước nữa saỏ
- Vẫn như vậy! - Pháp sư gật đầu - con là một người con trai có cái tâm, Vậy hãy đi tìm đi, xin bồ tát giúp đỡ con! Con hãy đến quán rượu ở trong thành, sẽ có thể hỏi thăm đuợc những người đầy tớ thát nạn năm xưa xem họ còn trong thành này không; hoặc là có thể hỏi ra được tên họ chỗ ông cậu của tiểu thư cũng nên.
- Con cảm ơn sự chỉ dẫn của pháp sự
Mộng Bạch ở lại chùạ Liền trong mười ngày chàng đem theo người hầu đi khắp nơi tìm dấu vết của những người hầu cũ nhà họ Giang, cuối cùng đã tìm được mấy ngườị Một người là bà nấu bếp, mấy người nữa là những người chạy tin, sai vặt, nhưng không ai biết họ tên địa chỉ của ông cậụ Còn có mấy a hoàn nhỏ nhưng bọn đó lại càng ú ớ ngô nghê chi biết nói lại những cảnh kinh hoàng khủng khiếp của vụ cháy mà thôị
Mộng Bạch cũng đến nơi ở cũ của họ Giang một vùng gạch ngói ngổn ngang cột xém giường thui, cỏ mọc lau thưa, hoang tàn đổ nát khiến lòng người kinh hoàng chua xót. Mộng Bạch đứng chết lặng hồi lâu, lan man nhớ lại hình bóng người con gái mình khoác áo choàng lông trắng tinh khôi, tay cầm hoa mai, đứng trên đầu cầu, thật là thanh tân yểu điệu! chàng lại lã chã không cầm nước mắt. Trời hỡi trời, giai nhân đâu tá?
Quay trở lại vười mai ở chùa Nhàn Vân, quay trở lại bến nước bên khe suối bao cảnh tình gợi nhớ như còn tươi rói đang diễn ra trước mắt. Hoa đây, suối đấy, tuyết còn dày, băng chưa tan, túi thêu người tặng vẫn giữ trong lòng... nhưng trời hỡi giai nhân ở đâủ
Tối lại, dưới ngọn đèn leo lét, lại lấy túi thêu ra ngắm nghía, chút bạc vụn để đã bao lâu, chưa hề đụng chạm. Cành hoa mai thêu trên mặt túi vẫn tươi rói như vừa mới hái, mới đặt lên. Nhắm nghiềm mắt, ngủi thấy mùi hương từ áo quần người đẹp tỏa quanh quất đâu đâỵ ôi trời, giai nhân đâu vậy nhỉ?
Đã qua mười ngày trời kiếm tìm không kết quả, Mộng Bạch đành phải thôi không đi hỏi thăm tại vùng này nữa, lặng lẽ cáo biệt pháp sư Tịnh Tu, chàng đem tùy tùng trở lại kinh độ
Tại kinh đô cảnh phồn hoa ca múa tưng bừng ngợp mắt, Mộng Bạch là một chàng trẻ tuổi thành danh, quan cao chức trọng đáng lẽ có biết bao vinh hoa phú quí đang cần phải hưởng. Nhưng chàng thì nhất định không chịu lấy vợ nhất định thư thân thanh khiết như kẻ tu hành. Trong chốn tư dinh phủ đệ của mình, những sớm chiều chàng đều quạnh hiu trong trai phòng, không làm một việc gì khác cả. Bao nhiêu bạn đồng liêu hăng hái đòi mai mối cho chàng, bao nhiêu nhà đại quan quí tước tình nguyện nhận chàng làm rể đều bị chàng khéo léo từ chốị Giang Băng Mai, Giang Băng Mai, trong tim chàng chỉ có một Giang Băng Mai mà thôi! chẳng phải thế ử đó đã là người vợ mà số phận sắp đặt cho chàng, bức tranh và chiếc túi thêu kia hóa chẳng phải là tín vật của hai bên ử chàng làm sao mà nỡ bỏ nàng để lấy vợ khác đâỷ nhưng mà người ngọc ở đâủ người ngọc ở đâủ
Ngày lại ngày, thời gian như ngựa chạỵ Mộng Bạch dần dần trở nên là người quan trọng trong triều đình, địa vị ngày càng chắc chắn. Mới chớp mắt mà đã là ba năm sau ngày chàng đỗ tiến sĩ, chàng đã trở thành nhân vật nổi tiếng ở kinh thành, phủ đệ hào hoa, nô bộc như nước, mỗi khi ra cổng, ngựa xe hàng đoàn, tiền hô hậu ủng... Chàng không thể còn là một nhân vật nhỏ nhoi bình thường nữa, mà theo dòng thời gian trôi, tuổi của chàng mỗi ngày một lớn. Chàng bắt đầu thấm thía một điều, cành hoa mai trắng thuở xưa, chỉ là một chiếc bóng trong mơ, chàng đã vĩnh viễn mất nàng rồi!
Vẫn còn tiếc nuối và than thở, nhưng đành phải cố gắng bắt buộc mình đừng có tơ tưởng đến Giang Băng Mai nữa, chàng bắt đầu nói đến việc hôn nhân.
Nhưng đúng vào lúc đó, cái lúc mà chàng đã hoàn toàn vứt bỏ mọi hy vọng thì lại xảy ra một việc bất ngờ...
Hôm đó, Mộng Bạch trở về phủ sau khi tan buổi chầu, chàng ngồi trong kiệu, trước sau đều có người cưỡi ngựa theo hộ tống. Đang đi trên đường phố, bỗng phía trước nổi lên những tiếng người ngựa huyên náo, lộn xộn, cả đoàn hộ tống và kiệu đều phải dừng hết lạị Mộng Bạch vén tấm rèm che kiệu, thò đầu ra hỏi:
- Việc gì vậỷ ngựa va phải người hay saỏ
- Không phải đâu, thưa gia gia - một người tùy tùng trả lời - có một người điên đang chặn đường nói lung tung đấy ạ!
- Người điên ử - Mộng Bạch nói - Hãy cố khuyên họ tránh ra!
- Ồ, không phải đâu ạ - một người tùy tùng khác nóị Đó là một lão ăn mày, chặn đường xin tiền đấy!
- Thế thì cho họ một ít tiền để họ tránh đường rạ Bảo những người đàng trước đừng có đánh đập bắt nạt họ - Mộng Bạch là một người nổi tiếng tốt bụng
Một người hộ tống truyền lệnh lên phía trước, nhưng chỉ một lát, gia bộc ở đó đã chạy trở lại, nói với Mộng Bạch.
- Bẩm gia gia, đằng trước là một lão già điên, chỉ cản đường để gây rắc rối, lão ta một mực đòi gặp gia gia, nói là có một món đồ quí muốn bán cho gia gia, đã cho tiền và khuyên bảo thế nào lão cũng không chịu đi!
- Có việc như vậy ử - Mộng Bạch sửng sốt hỏi - ông già như thế nàỏ có thể là một dị nhân trên giang hồ không?
- Ồ, tuyệt đối không phải, chỉ giống một lão ăn mày thôi ạ!
- Vậy thì cho nhiều tiền một chút rồi xua họ đi!
Gia bộc đi rồi, chỉ một lát lại không làm thế nào được đành quay trở lạị
- Không được đâu, thưa gia gia, đó đúng là một người điên, lão nói, món đồ quí của lão đáng giá mười vạn lạng bạc, phải đưa mười vạn lạng thì lão mới đi! tôi thấy phải cho người trói lão lại, đánh cho một trận mới xong.
- Ha! - Mộng Bạch cười! - ông ta có đồ quí gì đây nhỉ? Mười vạn lạng bạc, toàn bộ gia tài của ta cũng chưa đủ mười vạn lạng kia mà! cái ngươi đã nhìn thấy món đồ đó chưả
- Nhìn thấy rồi đó chỉ là một cuộn giấy thôi ạ.
- Cuộn giấy thôi ử - Mộng Bạch nhíu lông mày trong lòng chàng hơi xúc động, đó là văn chương? hay là thư họa, có thể đó là nhân tài đang bị mai một chăng biết đâu chẳng phải là giả ngố giả ngọng, giả điên giả khùng để cầu kiến! tình cảm “liên tài" trong chàng dấy lên, chàng bèn nói ngaỵ Không được đánh họ đem đến đây cho ta xem, rốt cục là của quí gì nàỏ
- Thưa gia gia... người già gia bộc ngăn lạị
- Thôi đừng nói nhiều nữa, đưa họ đến đây!
Gia bộc đành phải lui ra và lão già kia được đưa đến. Mộng Bạch nhìn ra đó là một ông già tóc râu đều bạc, tướng mạo bình thường không có gì xuất chúng, mặc bộ áo quần đen rách rưới khắp người bụi bám, đầy mặt phong sương, không tài nào nhận ra một nét “thiên tài" nào ở ông ta! đến trước mặt Mộng Bạch ông ta liền quì xuống, đôi mắt đau đáu nhìn chàng mà nói:
- Tiểu nhân xin bái kiến Hà đại gia!
- Nghe nói ông có vật quí muốn bán cho ta, phải không? - Mộng Bạch mỉm cười hỏi, chàng không muốn chế giễu ông già nàỵ
- Vâng ạ, đó là một bức tranh, xin mời gia gia xem qua.
ông già kia nói và hai tay dâng cuộn giấy lên trước mặt, Mộng Bạch cầm lấy, chàng tò mò giở ra xem. Lập tức toàn thân chàng chấn động, giật thót lên, mặt bỗng tái hẳn đị Đó chính là bức tranh “Hàn mai tuyết diễn" do chính tay chàng vẽ bao nhiêu năm về trước. Nắm vội tay vào thành kiệu chàng hỏi to:
- ông là ai? ông lấy được bức tranh này ở đâu?
- Tiểu nhân là Giang Phúc, khấu kiến đại gia! - ông già nói và từ từ cúi đầu xuống tiếng ông run run.
Giang Phúc! Không cần phải hỏi thêm, Mộng Bạch đã hiểu ngay lập tức! Chàng há miệng tròn mắt nhìn ông già trước mắt mình. Trong giây lát có hàng ngàn điều vạn tiếng muốn hỏi, muốn biết; nhưng đường phố lúc này không phải là nơi nói chuyện. Chàng không thể bình tĩnh lại được, nhìn đáng lôi thôi khốn khổ của Giang Phúc, chàng đã có thể tưởng tượng ra tình hình hiện nay của Giang Băng Mai, có thể là cô ấy đã lấy ai rồi, hoặc là cô đã sa đọa đi rồi, mà càng có thể là, cô đã chết rồi! Nghĩ đến đó, chàng chợt rùng mình và tỉnh trí lại, vội vàng gọi tả hữu và lớn tiếng dặn bảo:
- Hãy đỡ ông lão dậy và đưa cho ông một con ngựa.
Giang Phúc rập đầu đứng dậy, chắp tay chờ.
- Giang Phúc! - Mộng Bạch gọi.
- Thưa lão giả
- ông hãy theo ta về phủ, đến phủ rồi hãy thong thả mà nói nhé!
- Thưa vâng - Giang Phúc nhìn Mộng Bạch nước mắt rưng rưng.
Không bao lâu họ đã trở về đến phủ, Mộng Bạch dẫn ông già vào một thư phòng nhỏ, cho tả hữu lui ra hết, lập tức hỏi ngay một câu mà chàng bức xúc.
- Hãy nói cho ta biết, tiểu thư nhà các người có khỏe không?
- ôi, thưa gia gia, không được khỏe ạ.
- Sao vậy? nói mau lấy chồng chưa?
- Chưa đâu ạ.
- Vậy thì vẫn còn sống hả? - Mộng Bạch thở phào một tiếng, chàng ngồi xuống và ra hiệu cho Giang Phúc cùng ngồi. Giang Phúc không chịu vẫn cứ đứng chắp taỵ Mộng Bạch hít một hơi nữa, nói - Hãy cho ta biết đi! hãy kể tường tận mọi tình hình cho ta! các người ở đâu từ đó đến nay?
- Vẫn chỉ ở kinh đô thôi ạ.
- ôi Trời! trời ơi - Mộng Bạch kêu trời - Sao đến hôm nay ông mới đến tìm tả
- Tiểu nhân không biết Hà đại gia chính là người ở chùa Nhàn Vân dạo trước! tiểu nhân chỉ là một nô tài, có hiểu biết gì đâu ạ!
- Thôi hãy từ từ, hãy từ từ vậy - Mộng Bạch tự điều chỉnh lại thái độ của mình - Có phải các người lên kinh đô để nương nhờ nhà ông cậu không?
- Tại sao lại thành ra khốn khổ thế này, hãy nói từ đầu đến cuối cho ta nghẹ
Thế là Giang Phúc bắt đầu thuật lại một hồi tất cả mọi sự việc đã quạ
Sau cơn hỏa hoạn Giang Băng Mai chôn cất cho cha mẹ xong. đem một ít tiền bạc cùng Giang Phúc và a hoàn Thúy Nga thất thểu đến được kinh thành.
Ai ngờ vừa đến nơi mới biết ông cậu đã trở về Sơn Đông quê cũ rồi. Số tiền của họ không đủ đi Sơn Đông mà ở kinh đô thì chẳng có ai thân thích cả. Đúng vào lúc đó Giang Băng Mai, vì không chịu nổi bao nhiêu biến động quá lớn trong cuộc sống vật chất lẫn tinh thần, tình cảm nên đã ngã bệnh. Họ đành phải bán hết đồ trang sức để tìm thầy tìm thuốc chữa bệnh cho tiểu thự Họ thuê một căn nhà nhỏ để trú ngụ. Giang Băng Mai ốm liền hai năm, người gầy sút chỉ còn da bọc xương mà tất cả mọi thứ đồ đạc có giá trị đều đã cầm bán hết, chỉ còn trông vào Gaing Phúc và Thúy Nga người thì đi làm thuê, người thì khâu vá mướn để kiếm chút tiền duy trì cuộc sống. Cứ thế gắng gượng qua ngày, dần dần bệnh của Giang Băng Mai cũng đỡ. Nhưng sau đó cô trở thành lầm lì ngơ ngẩn.. Chẳng nói chẳng cười suốt ngày suốt tháng không sao khuyên giải cho khuây khỏa đi được Cuộc sống ngày càng khó khăn thắt ngặt hơn, họ phải chuyển đến một ngôi nhà chật chội rách nát hơn, và cứ vậy mà kẽo kẹt nhùng nhằng cho đến tận hôm naỵ
- Vậy, tại sao ông nghĩ đến việc đi tìm tả Tại sao lại giữ được bức tranh này? Bị cháy nhà mà tranh không cháy? vẫn đem được đến kinh đổ - Mộng Bạch hỏi dồn một mạch.
- ôi, thưa gia gia, tất cả là do ý trời. Giang Phúc thở dài - lúc lão gia chúng tôi dùng 20 lạng bạc để mua tranh này thì tiểu nhân có được biết vì đi theo lão gia đến chùa. Thúy Nga cũng có biết việc đó, sau này nói lại rằng, lão gia đã đưa bức tranh cho tiểu thư giữ, nhưng không nói gì thêm với tiểu thự Tiểu thư quí bức tranh nên không dám treo, sợ lâu ngày bám bụi, chỉ cất vào trong rương, lúc rỗi thường giở ra xem - Giang Phúc nhìn Mộng Bạch và giải thích thêm. Ngài không biết lão gia chúng tôi chỉ có một tiểu thư nên rất quí, từ nhỏ đã nuôi dạy như một vị công tử, nên tiểu thư cũng được học cầm kỳ, thi, họa đều hiểu biết sâu sắc các môn đó ạ.
- Ta hiểu rồi, ngươi nói tiếp đị
- Hôm xảy ra cháy, chúng tôi đã kịp cứu chiếc hòm của tiểu thư nên đã cứu được bức tranh. Nhưng vì tai nạn quá đau thương nên sau đó không ai nghĩ đến bức tranh nữa... chúng tôi lên kinh, vẫn mang theo nó trong chiếc rương của tiểu thư, nhưng đều không nghĩ bức tranh đó giúp được gì. Khi tiểu thư sinh bệnh, thỉnh thoảng vẫn đem tranh ra xem, nhưng chỉ xem và thở dài thôi. Thưa gia gia... ngài cũng biết đấy trong bức tranh, ngài ký tên hiệu là Mộng Bạch, song tên dùng trong triều đình lại là tên tự “Hà thư" chúng tôi làm sao có thể ghép hai cái tên đó lại để biết chỉ là một người thôi ạ?
- ôi Mộng Bạch thở dài tiếc nuối! - Rồi sau đó thế nào?
- Cho đến hôm qua, chúng tôi không còn một thứ gì có thể đem bán được nữa, mà tiểu thư thì vẫn ngẩn ngẩn ngơ ngơ, không thể bàn định được gì. Thúy Nga mới tìm bức tranh này đưa cho tôi, bảo tôi đưa đến hiệu sách xem thử có thể bán được dăm ba đồng gì không? tôi cũng muốn thử đánh giá xem giá trị nó thế nào, nên đã đồng ý mang đị Nào ngờ chủ hiệu vừa trông thấy bức tranh đã la hoảng lên, hỏi tôi đây là tranh thật hay là tranh giả tôi không hiểu ý tứ ra sao ông ta mới chỉ vào tên ký dưới tranh mà nói “đây chính là tên hiệu của Hà đại gia đó "!
- Vì vậy mà hôm nay ngươi mới mang tranh này ra cản đường chặn kiệu.
- Đúng vậy, thưa gia gia xin ngài tha tội - Giang Phúc cúi đầu - tôi đã từng là gia nhân ở nơi quyền quí nên biết rằng vào cửa nhà giàu là khó lắm, nếu không chặn kiệu nằm ỳ thì quả là chẳng còn cách nào khác!
- Làm thế mới được Giang Phúc ạ - Mộng Bạch khen - ông là một gia nhân vừa trung thành vừa thạo việc đấy!
Giang Phúc rủn người vội quì xuống trước mặt Mộng Bạch.
- Thưa gia gia, tiểu nhân không đáng được khen, chỉ cố làm hết bổn phận mà thôi. Cúi xin gia gia nể tình lão gia đã quá cố mà giúp đỡ tiểu thư khổ mệnh nhà chúng tôi.
- Giang Phúc, ông đứng dậy! Mộng Bạch trầm ngâm giây lát rồi nói rất kiên định. Đã đến lúc này thì không cần kể đến lễ nghi phép tắc gì nữa ông hãy đưa ta đi thăm tiểu thư của ông!
- ôi ôi, thế này...thì... nét mặt Giang Phúc tỏ ra e ngại.
- Sao rồi?
- Tiểu nhân chỉ sợ nhà chật ngõ hẹp, không xứng với tấm thân ngàn vàng của đại giạ
- Giang Phúc ông quên rồi ử ta xuất thân thế nào đây? Nếu không có 20 lạng bạc của lão gia các ông thì có lẽ hôm nay ta cũng đang phải đi xin cơm mà ăn đấy.
- ôi, thưa gia gia! Giang Phúc nói khẽ - Ngài tuy không giữ kẽ, nhưng còn tiểu thư chúng tôi...
- Thế nào? ông sợ nàng sẽ cảm thấy không ổn chăng?
- Không phải đâu, thưa gia giạ
- Thế thì rốt cục là gì, đừng úp mở nữa!
- ôi, thưa gia gia - Giang Phúc kêu lên, nước mắt bỗng giàn giụa - tiểu thư chúng tôi đã đang dở sống dở chết rồi ạ!
- Thế là thế nào? - Mộng Bạch bỗng thấy hốt hoảng - không phải ông vừa nói, bệnh của tiểu thư đã đỡ rồi kia mà?
- Bệnh trên thân thể thì quả có đỡ, nhưng thưa gia gia... cô ấy, cô ấy bây giờ hầu như không còn nhận ra ai nữa, không nói không khóc cũng không cười..... cô ấy.. cô tôi đã hoàn toàn... hoàn toàn ngớ ngẩn rồi ạ!
- ôi, trời ơi - Mộng Bạch ngã xuống ghế, hai tay ôm đầu, miệng không ngớt lẩm bẩm. Trời ơi! trời ơi!
- Thưa gia gia vậy nên có lẽ ngài không cần đi thăm cô tôi nữa, xin ngài giúp thuê một căn nhà khá hơn một chút, để cô tôi sống dễ chịu hơn một chút là tốt lắm rồi!
Mộng Bạch im lặng một hồi lâu, sau đó chàng đứng bật dậy, nói như đinh đóng cột.
- Đi thôi, Giang Phúc, không phải nói gì nữa, đưa ta đi thăm tiểu thư nhà các ngươi ngaỵ
Không đem theo một người hầu nào, chỉ cùng với Giang Phúc mỗi người một ngựa. Mộng Bạch đi tới một căn nhà nghèo nàn trong ngõ hẻm, dừng chân trước cửa buồng chật hẹp.
Trong buồng ngoài một chiếc bàn và mấy chiếc ghế mộc ra, chẳng có đồ đạc gì nữa, bốn vách rã rời, tối tăm ẩm thấp. Mới bước chân vào Mộng Bạch không hề nhận ra Giang Băng Mai đang ngồi lặng phắc trong một góc nhà, cho đến khi Giang Phúc bước tới trước, nói to:
- Thưa tiểu thư, có khách đến thăm!
Lúc đó, Mộng Bạch mới giật nảy mình, mở to đôi mắt ngạc nhiên nhìn vào góc nhà, quả là chàng không tin vào mắt mình nữa. Giang Băng Mai ngồi thu lu trên một chiếc ghế, mái tóc dài buộc túm sau gáy, hình hài khô khẳng, da sạm má hóp, hai mắt lờ đờ nét mặt vô cảm giống như một cái tượng đá người ta mới khai quật trong mộ cổ rạ Một bộ áo quần vải mộc cũ kỹ bọc quanh mình cô, không thoa không xuyến, không trâm cài lượt giắt, không có gì hết.. Cô không còn chút gì là cô gái xinh đẹp ngây thơ trong rừng hoa mai năm xưa nữa, giờ cô chỉ còn là cái xác không hồn.
Mộng Bạch đứng chết lặng, xúc động đến nỗi không nói được một lời. một a hoàn chạy tới, quì xuống đất, nói:
- Tiểu tì Thúy Nga xin lạy Hà đại gia!
Mộng Bạch dần dần khôi phục lại thần trí, nhìn a hoàn nọ. Tuy rằng nó cũng áo quần lam lũ, hình dung tiền tụy nhưng chàng vẫn nhận ra được đó là a hoàn mà chàng đã gặp trong rừng mai. Chàng hít một hơi vào ngực và nghẹn giọng nói:
- Đứng dậy đi! Thúy Ngạ
Thúy Nga đứng dậy, Mộng Bạch lại nhìn Giang Băng Mai.
- Tiểu thư bị thế này lâu chưa? Cuối cùng chàng hỏi.
- Gần hai năm rồi ạ - Thúy Nga trả lời.
- Hai năm! Mộng Bạch khẽ kêu - Các người sống đều như thế nào cả ử
- Thưa gia gia đúng vậy ạ.
Mộng Bạch nhắm mắt, đau khổ lắc lắc đầu. Rồi chàng mở to mắt chăm chú nhìn kỹ Giang Băng Mai, đi đến gần cô và thử nói chuyện với cộ
- Thưa cô, cô còn nhớ tôi không?
Giang Băng Mai không hề phản ứng gì.
- Thưa cô, cô còn nhớ hoa mai ở chùa Nhàn Vân không?
Giang Băng Mai vẫn cứ như không nghe thấy gì, đến lông mi cũng không hề nhấp nháy.
Mộng Bạch cắn cắn môi, chàng biết những thử nghiệm đó là hoàn toàn vô ích, quay đầu lại, chàng nhìn thấy Thúy Nga đang âm thầm lau nước mắt. Chàng trầm tư giây lát rồi gọi dõng dạc.
- Giang Phúc!
- Dạ thưa gia giạ
- Ta phải làm ngay việc này, ông phải hiểu rõ là bây giờ không phải lúc giữ gìn ý tứ, né tránh tiếng tăm gì nữa đâu, ta nhất định yêu cầu ông dọn về ở ngay trong phủ của tạ
- Ủa - Giang Phúc còn hơi nghi ngại kêu lên.
- Trong phủ của ta có một ngôi nhà gác nhỏ, ngôi nhà này yên tĩnh vừa dễ chịu, ngay trong ngày hôm nay, ông hãy dọn đến cho tạ Đây là 20 lạng bạc, ông hãy đi mua áo quần cho mọi người cùng các đồ trang sức cho tiểu thư ngay bây giờ đị Sau khi vào ở yên ổn tại đó, ta mới có thể mời thầy thuốc chẩn trị lâu dài được. Bệnh của tiểu thư không phải là cố tật ta tin có thể chữa khỏi!
- ôi, gia gia! ông trời sẽ không phụ lòng tốt của ngài! Giang Phúc quá mừng rỡ, quì sụp xuống, nước mắt chứa chan, Thúy Nga cũng vừa khóc vừa quì xuống. Chỉ có Giang Băng Mai là vẫn ngồi ngây thộn ra chẳng nghe, chẳng nhìn gì cả, mắt cứ trân trân như để ý tới nơi nào không biết.
Ba ngày sau, Giang Băng Mai đã dọn đến ở ngôi nhà gác nhỏ trong phủ họ Hà. Ngôi nhà này nằm trong vừa hoa, được tách ra thành một khu riêng biệt, có năm gian sạch sẽ thoáng mát, tất cả đều chế tác, trang trí khéo léo kỹ càng, đẹp mắt. Mộng Bạch đã mua thêm mấy a hoàn và u già để hầu hạ Giang Băng Mai, đồng thời mời thầy thuốc về thuốc thang chữa trị chu đáo. Hàng ngày, sáng chiều hai dạo, Mộng Bạch đều đến đó thăm nom chăm sóc rất tỉ mỉ chu đáo.
Thời gian chầm chậm trôi đi, Giang Băng Mai vẫn chưa khôi phục được thần trí, Nhưng nhờ có thuốc men và thức ăn bồi bổ, cô đã dần dần khỏe mạnh và tươi tốt lên về thể chất da dẻ mịn màng hồng nhuận, tóc mượt mà mắt long lanh... càng ngày trông cô càng đẹp lên. Thúy Nga chăm chỉ giúp cô chải đầu búi tóc, thay giặt tắm rửa trang sức chỉnh tề. Tuy vẫn chưa nói năng gì được nhưng mặt cô đã dần dần biết nhìn người này người nọ. Có khi, Mộng Bạch lại thăm nom cô đã biết âm thầm nhìn theo hút chàng, khiến cho chàng thấy tràn trề hy vọng và xúc động trong lòng. Chàng tin có một cách chắc chắn rằng, trong đáy sâu của ý thức của cô vẫn còn tiềm tàng nhiệt tình vốn có từ xưa, mà chàng thì cần phải đánh thức cái ý thức đang ngủ say đó dậy.
Thế rồi, ngày đó cuối cùng đã tới.
Giang Băng Mai dọn vào phủ đã được nửa năm, khi cô đến thì là mùa hè, bấy giờ thấm thoát đã sang đông. Trong vười hoa ở Hà phủ trồng toàn hoa mai; sáng sớm hôm đó Mộng Bạch đã để ý thấy có một cành mai trắng nở đầu tiên. Sau buổi chầu sáng, trở về phủ,, thay bỏ triều phục xong, chàng đi đến vườn mai trắng nọ. Bất giác chàng nhớ tới hoa mai trắng ở vườn Nhàn Vân, hoa mai trắng bên khe suối, hoa mai trắng dưới đầu cầu và một cành mai trắng rơi vào lòng chàng! Tim chàng bỗng thấy bồn chồn hồi hộp, không cầm lòng được, tự nhiên chàng đưa tay ra bẻ lấy cành mai trắng ấy và cầm nó đi tới chỗ ở của Giang Băng Mai.
Giang Băng Mai đã được Thúy Nga trang điểm tề chỉnh, đẹp đẽ đang ngồi hong nắng ngoài hiên, đôi má cô được nhuộn hồng, đôi mắt cô được chiếu sáng long lanh bởi những tia nắng ấm. da thịt đầy đặn mặt mũi tươi tốt, cô đã trở thành người khác hẳn con người của nửa năm về trước. Cô mặc tấm áo chẽn bằng đoạn trắng tinh, chiếc váy màu đỏ bóng, áo khoác cộc nền đỏ thêu hoa trắng, ngoài cùng là tấm áo choàng lông cáo trắng. Mới chợt nhìn chẳng khác gì Giang Băng Mai đứng trên cầu tha thướt năm xưa! Tim Mộng Bạch lại trào lên nỗi xúc động, chân chàng bước gấp lại gần cô, tay cầm cành hoa mai trắng nhẹ đặt vào lòng cô và nói.
- Còn nhớ cành hoa mai trắng năm xưa không?
Giang Băng Mai đột nhiên rung động toàn thân, mắt cô nhanh chóng bị thu hút bởi cành hoa mai trắng, trong khoảng thời gian rất lâu, cô cứ nhìn đăm đăm vào cành mai trắng đó, không hề động đậy một chút nào. Sau đó, cô đưa tay run rẩy, sợ hãi khe khẽ chạm vào cành hoa mai, rồi cô ngước mắt lên len lén nhìn Mộng Bạch. Cử động và nét biểu cảm đó khiến cho Mộng Bạch thấy phấn chấn, chàng vội chớp lấy thời cô đó, vội vã nói luôn một mạch:
- Cô còn nhớ tôi không? còn nhớ hoa mai trắng ở chùa Nhàn Vân không? còn nhớ dòng suối nhỏ và cây cầu gỗ không?
Giang Băng Mai nheo mắt nhìn chàng trong đáy mắt hiện lên vẻ nghĩ ngợi một cách khó nhọc và khổ sở.
- Ồ! - Mộng Bạch đột nhiên nhớ ra một việc, chàng lấy từ trong mình ra chiếc túi thêu mà bao nhiêu năm nay, lúc nào chàng cũng giắt theo người. Chàng đặt chiếc túi đó lên đầu gối cô, nói - Vậy thì, còn nhớ cái túi thêu này không?
Giang Băng Mai cúi đầu nhìn chiếc túi, thế là, như một kỳ tích cô bật ra một tiếng kêu khẽ và nói tự nhiên:
- Cái túi thêu đây mà!
- Đúng rồi, đúng là cái túi thêu đó đấy! - Mộng Bạch luống cuống nhắc lại, chàng nhặt chiếc túi lên, đưa ngang mắt cô - này xem này, đó là cái túi mà nàng thêu đó, cái túi có thêu cành hoa mai trắng, bao nhiêu năm qua, nàng đã dùng nó để trợ giúp một tên tú tài nghèo đấy! còn nhớ không? hãy nghĩ xem, hãy nghĩ xem!
- ôi! con ngươi mắt Giang Băng Mai đang chuyển động, như vừa tỉnh khỏi một giấc mộng dài, cô mở to mắt nhìn Mộng Bạch, rồi cô đứng bật dậy hỏi to:
- Bức tranh đâu? Bức tranh của tôi đâu?
- Bức tranh ấy vẫn theo nàng y như chiếc túi thêu vẫn theo ta vậy đó! Mộng Bạch nói mà vui mừng rơi lệ. Chàng dắt tay dẫn Giang Băng Mai vào nhà, cô gái trong bức tranh ”Hàn mai tuyết diễn" treo trên tường đang lặng lẽ nhìn vào họ.
Hết

Xem Tiếp: ----