Chúng tôi theo xe đò từ Sài Gòn ra Bà Rịa. Trước khi lên xe, người trung gian dặn, mạnh ai nấy đi, như đi buôn tôm, buôn cá một mình. Công an hỏi, cứ bình tĩnh trả lời. Tôi nhìn xuống chiếc túi xách có thêu cánh hoa hồng, bên trong chỉ đựng một chiếc áo lạnh và một tập thơ chép taỵ Trưa, nắng như đổ lửa, nếu công an chận xét, chắc mẻm là tôi bị bắt. Xe chưa đến nơi, người dẫn đường bảo, tại bến có nhiều trạm kiểm. Chúng tôi đổi xe lam vào Châu Thành, Bà Rịa. Người ra đón là anh bộ đội. Vừa đến cổng doanh trại, người dẫn đường lẩn mất. Tôi vội vã qua cổng, mắt chỉ kịp ngước nhìn mấy chữ: Trại Vạn Kiếp.
Tôi gặp lại Thầy Sáu, người tổ chức ở nhà anh Bình. Thấy tôi lo ra, Thầy vui vẻ trấn an, tổ chức là người có đạo. Họ lo chu đáo, bến bãi an toàn. Tối tàu lớn tới, đổ người nhanh. Nội sáng mai, chúng tôi đã ở tận ngoài khơi, xa mút. Vỗ về xong, Thầy đi. Tới chiều anh Bình rước thêm mấy chuyến. Căn nhà nhỏ trở nên chật chội. Một đám người ngồi chen chúc trên chiếc giường nhỏ trong căn buồng vợ chồng. Con anh Bình lâu lâu chạy vào lỏ mắt coi. Chúng tôi ngồi bó gối, phập phồng như những con cá đang nằm trên thớt.
Nhà đông người, ra vào nhiều. Chị vợ nảy ra ý kiến, giả đám giỗ để tránh hàng xóm nghi ngờ. Anh Bình khen, bắt con chó cột gần sàn nước. Nghe tiếng kêu ăng ẳng nhiều người tái mặt. Họ nói ăn chó xui, coi chừng bị bể. Dao đang mài thì ông Lễ tới, ra lệnh tản người. Qua câu chuyện tôi biết lơ mơ, ông là trung tá, một trong ban chỉ huy trại mà cũng là người đứng đầu bán bãi.
Đi một mình nên tôi được chuyển ngay trong chuyến đầu tiên. Suốt buổi chiều xe Honda chạy vòng vo qua nhiều nơi, hai bên rừng lá xanh rì. Mãi lúc sẫm tối, họ tới một xóm nhỏ vắng vẻ ven đồi. Anh bộ đội gửi tôi vào một nhà đầu xóm. Chưa chào hỏi, chủ nhà đã lôi tôi vào trong. Căn buồng trống không. Giữa, chỉ căng một chiếc võng rách. Ngồi cả ngày mệt, tôi ngả mình xuống võng. Bên ngoài, ánh đèn dầu leo lét, một ông già hom hem ngồi kéo thuốc lào. Tới khuya họ đổ thêm người, chủ nhà mới thổi đèn, đi ngủ. Căn nhà tối như mực. Tôi rình nghe động tĩnh. Và tưởng tượng ngoài kia, trăm bước chân rón rén, tiếng AK lên nòng, những cái hất hàm ra hiệu bao vây,... Đêm xa lạ, căng thẳng thần kinh. Biết bao phản trắc, lọc lừa, tôi từng nghe trong những chuyện vượt biên. Tiếng ho, tiếng húng hắng, thì thào cũng có thể là những dấu hiệu bắt đầu cho một cuộc tháo chạy.
Qúa nửa khuya, có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Tôi nhổm dậy. Cụ già cũng lục đục thức. Diêm bật. Que sáng lóe lên rồi tắt. Người liên lạc tới. Tôi vớ túi xách, nhanh chân len ra ngoài. Mấy người khách cũng theo ra. Chúng tôi đi, bỏ lại sau lưng tiếng thuốc lào rồn rột rít lên trong đêm tối.
Ra đầu ngõ, chúng tôi lên lộ cái, nhập vào một nhóm khác. Người liên lạc dặn, từ giờ cứ theo đóm thuốc của người dẫn đường mới mà đi. Đêm dày đặc, bóng tối ngập ngụa đất trời. Chúng tôi bươn bả đi sát lề. Đàng trước, đóm thuốc lập lòe như đom đóm. Nhìn một hơi mỏi mắt, tôi liếc ra sau, mới đó mà người từ đâu ra nối thành một hàng dài. Đường xa, đoàn người lầm lủi bước. Một hồi lâu, khi tiếng chuông nhà thờ gióng giã, chúng tôi bỏ đường cái lội qua ruộng. Mùa mưa, bờ ruộng lầy và trơn. Chiếc guốc trong chân tôi cứ tuột ra, dính chặt dưới bùn. Thấy cả đoàn đột nhiên chậm lại, một người đi trước chạy ngược ra sau quát tháo. Trời lờ mờ, tôi kinh ngạc, hóa ra người dẫn đường nãy giờ chỉ là một thằng bé. Tay nó cầm cành khô dứ dứ trong gió, miệng phì phà điếu thuốc, gắt, " Mau, mau lên. Đi như vầy có nước đi vô tù." Rồi chợt phát hiện, cứ đi vài bước tôi lại cúi xuống kéo chiếc guốc lún bùn, nó lầu bầu chửi, " Đồ ngựa. Đi vượt biên mà tưởng như đi sở thú."
Thằng bé dẫn chúng tôi vào căn chòi trống trơ giữa ruộng. Lùa mọi người vào trong, nó kéo sập cánh cửa rồi dặn trỏng, " Mấy người không được ra ngoài. Rủi ai thấy, bị bắt ráng chịu." Xong, nó ra ngoài. Căn chòi rộng hóa chật khi dồn mấy chục người ngồi chung một chỗ. Trời rạng dần. Một ông vạch khe lá, hé nhìn ra. Nhiều người định bắt chước thì nghe giọng thằng nhỏ bên ngoài nạt ngang, " Ê, không được coi." Nó lấy roi quất lia lên vách. Mọi người ngồi thụt xuống, dỏng tai nghe. Tiếng chân nó rảo quanh chòi một lúc rồi xa dần.
Khi nắng ban mai vàng tươi tràn qua khe hở, vài người chúi mắt nhìn ra. Bốn bề trơ trụi. Xa xa, một xóm nhà thưa thớt,vắng teo. Chung quanh chỉ độc một bờ ruộng dài dẫn từ xóm ra chòi. Thỉnh thoảng thằng bé mang cơm nước hay mua dùm quà vặt. Thấy nó tới, chúng tôi mừng như tù được thăm. Ai nấy vồn vã hỏi:
" Nè, cá lớn tới chưa?"
" Bé ơi, chừng nào xuống tàu hả cưng?"
Thằng nhỏ lắc đầu quầy quậy, " Ê, đừng hỏi tui. Tui không biết gì hết." Xong, sực nghĩ ra, nó lại dặn, " Nếu bị bể, mấy người cũng đừng biết tui nhạ"
" Nhỏ, sao mày hỗn dữ vậy mậy?" Một giọng bất bình nổi lên.
" Thôi đi, đừng chọc nó." Có tiếng người cản.
Mọi người kêu nhau nhịn. Sinh mạng chúng tôi đang nằm trong tay thằng nhỏ.
Suốt ngày ngồi chen chúc trong cái chòi kín gió, nóng và ngạt hơi người. Tôi thu mình trong góc quan sát những người khách đi chung. Đa số là đàn ông, chỉ có sáu phụ nữ. Họ ngồi thành nhóm hai hoặc ba người. Trước mặt tôi là một cặp, Hằng mười sáu, Hùng hai mươi. Theo lời Hằng, họ là hai anh em. Nhưng trông cách họ thân mật, tôi ngờ không phải. Người lớn tuổi là bà Xiếu, khá chưng diện. Có nhan sắc là chị Xuân, đi với cô em chồng tên Vân và đứa con còn bế. Mập nhất đám là Hiến, người Tàu, có em họ là Bích, gầy như que củi. Đây là những người sẽ cùng tôi chia chung số phận.
Chập tối, họ lại đổ thêm người. Căn chòi chật nứt. Nhóm ba người sau cùng tôi đã gặp trong Trại Vạn Kiếp, anh Huỳnh, Du và một cháu trai chín tuổi. Tất cả đều là người nhà Thầy Sáu. Anh Huỳnh độ ba mươi, da trắng xanh, cao và gầy. Du khoảng hai mươi hai, có vẻ ăn chơi, mánh lới. Họ rỉ tai bảo tôi, nhà anh Bình bị xét nhưng đường dây chưa bể, tàu lớn đang chờ ở cửa Búa.
Trong bóng tối, chúng tôi ngồi im đếm nhịp kim đồng hồ. Sốt ruột, nhưng ai cũng sợ đêm mau qua, một ngày nữa lại tới. Với ngần ấy người, chúng tôi khó lòng ém lâu trong căn chòi này.
Hai giờ đêm được lệnh chuyển khách ra bãi. Trăng mờ căm. Gió lồng lộng. Chúng tôi cắm đầu chạy như bay ra biển. Trên trời, những đám mây vần vũ cũng thổi ngược hướng về bờ. Khi dừng lại, không thấy nhà cửa, ruộng nương, biển cả. Bãi chỉ là con lạch hoang, cạn xìu, đầy lau sậy. Bốn người đàn ông lội nước đẩy hai chiếc ghe cũng vừa trờ tới. Đám hành khách ào ào nhào xuống giành chỗ. Mấy người tổ chức cầm cây quất túi bụi những kẻ nhanh chân. Tiếng chen lấn, cãi vã om sòm góc bãi. Cuối cùng họ chia thành từng nhóm, chủ yếu theo tên người thu tiền. Anh Huỳnh và Du kéo tôi đứng trong nhóm Thầy Sáu. Họ bảo đảm, trước hay sau hai chiếc ghe cũng sẽ lần lượt đưa hết sáu mươi người ra tàu lớn. Nhóm tôi xuống trước. Chưa tới phiên, Hiến đã lôi Bích nhào đại xuống ghẹ Hiến mập tới nỗi, hắn vừa ngồi xuống một bên, chiếc ghe nghiêng chiềng sắp lật. Mấy người lái hốt hoảng hè nhau chụp lại. Hai người trên bờ nhảy tới bên Hiến, vừa đánh vừa lôi hắn xuống. Nhưng Hiến bám chặt lắm, nhất định gầm đầu chịu trận. Trong tích tắc hai ghe đầy. Bốn người lái nhanh nhẹn kéo ghe ra. Họ ngâm mình dưới nước để đẩy chúng tôi đi. Thoáng chốc, bóng những người trên bãi nhạt dần rồi tan vào đêm tối.
Ghe men theo những hàng tràm mọc lởm chởm ven con lạch. Sương mù loáng thoáng, loãng theo gió đọng trong những lùm cây. Thỉnh thoảng gặp tàu tuần, họ kéo chúng tôi nấp vào chỗ khuất. Đi một đỗi ra chỗ nước sâu, họ vẫn chịu khó lặn hụp theo ghe chứ không lên chèo. Thấy tôi lom lom ngó xuống nước, Du thì thầm, nếu bị phát hiện là họ lặn luôn, chỉ có người ngồi trên lãnh đủ. Ghe mải miết đi tới lúc mờ sáng vẫn chưa thấy biển, tôi thắc mắc, không hiểu làm sao họ kịp quay lại rước những người còn lại. Hỏi, Du nhếch môi cười, có trở lại cũng đâu còn ai, giờ này chắc công an đã rước họ vô tù.
Ngạc nhiên vì thái độ tỉnh bơ của Du nhưng chưa kịp hỏi thì ghe tấp đảo. Gọi là đảo chứ thật ra nó chỉ là một cái cồn. Không thấy tàu lớn. Trời đã hừng sáng, sợ ghe qua lại phát hiện chúng tôi vội vã lên bờ. Họ đếm người rồi lùa chúng tôi ngược lên phía trên. Qua những lùm cây rậm là một khoảnh đất nhỏ. Nhìn lại, mấy người dẫn đường bỏ đi đâu mất. Chúng tôi kiếm chỗ ngồi đợi. Khi nắng lên cao, Du nóng ruột leo lên cây nghe ngóng. Vài người cũng bắt chước leo theo. Khi tuột xuống ai cũng thở dài, cái cồn nhỏ xíu lại khá gần bờ rất dễ phát hiện. Chúng tôi nén dạ ngồi chờ, hy vọng tàu lớn đang trên đường ra biển.
Tới trưa, lại có thêm mấy chiếc ghe taxi đổ khách lên bờ. Không biết thuộc nhóm nào, mặt mũi ai nấy bơ phờ. Mảnh đất nhỏ trở nên chật chội. Qúa trưa, mặt trời qua khỏi đỉnh đầu, con tàu vẫn bặt tăm. Thỉnh thoảng mấy người liên lạc lên trấn an. Mọi người nghe ậm ừ. Khi họ bỏ đi, chúng tôi lại dụm đầu bàn tán. Có người nghi, tổ chức gạt, đem con bỏ chợ. Cũng có kẻ đoán, có lẽ tàu lớn đã ra khơi ngay từ đêm quạ Nhưng đa số nghĩ, chắc đường dây bị bể trong bờ. Không ai biết chính xác. Điều rõ ràng, giờ này tàu chưa ra tức có chuyện chẳng lành. Chúng tôi nhìn nhau thắc thỏm, lo thầm.
Xế chiều, khi nắng chiếu vàng đọt cây, đột nhiên tôi phát giác, mặt đất trở nên ẩm ướt. Dưới gốc tràm, bùn trụt hẳn, lộ những bộ rễ mọc trồi trông như những ngón tay gân guốc đang bấu sâu vào đất. Tôi ngó quanh, vài người đã treo đồ, trèo lên cành. Chưa kịp dời chỗ thì chợt nghe tiếng lao xao. Một đám dân chài ở đâu đổ đến. Họ vừa đi vừa gây gổ. Tiếng chửi nhau vang động một góc cồn. Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau. Họ tung tin, công an đang xét tàu lớn, gạo nước đã bị tịch thụ Rồi gạ bán, một xị nước ngọt một chỉ vàng, gạo hai chỉ một chén. Cả đám vượt biên hoang mang, nhưng không ai chịu bỏ tiền muạ Đang nhốn nháo thì tốp khác lại tới. Cả cái cồn ồn như cái chợ. Dẫn đầu là một người đàn ông to bè, đen đủi, ở trần. Cổ vắt chiếc áo bạc màu. Mặt lạnh đanh. Đầu có vết thẹo nhẵn thín trông như một nhát dao còn cắm sâu trên trán. Nghe họ nói, tay này là Bảy Búa, trùm anh chị kiếm ăn vùng này. Theo sau, còn có một đám đàn em chừng mươi đứa cầm gậy gộc. Chúng xông xáo, dữ tợn như những kẻ sẵn sàng liều mạng. Họ đi tới đâu, dân chài vẹt ra tới đó. Bảy Búa ngừng lại trước nhóm người vượt biên, giơ tay dộng mạnh cây dầm lún đất, gằn giọng, " Bà con khá giả có tiền vượt biên, đi qua mấy xứ giàu sang, mang tiền theo như mang củi về rừng, chi bằng giúp cho những người ở lại." Ngưng một chút, ông ta đảo mắt nhìn quanh như dò xét. Rồi đằng giọng, hầm hè, " Tui nói phải quấy không nghe, đừng trách tụi đàn em nghèo đói làm liều." Chúng tôi nhìn nhau thất sắc. Thấy không ai phản ứng, Bảy Búa thủ cây dầm trong tay, đi lòng vòng kiếm. " Chủ tàu? Chủ tàu đâu?" Ông ta trừng mắt, điểm mặt từng người. Ai nấy cúi gầm, tránh tròng mắt đỏ ngầu, hung dữ. Khi Bảy Búa đi ngang, tôi phát khiếp khi liếc thấy cổ chân ông to như một gốc chuối già.
Không tìm ra chủ tàu, Bảy Búa tức giận vụt mạnh cây chèo vô gốc tràm chan chát. " Ai? Ai là thân nhân chủ tàu?" Giọng ông đặc khản, rền rền. Mọi người tái mặt, ngậm mồm. Cuối cùng, đám đàn em xông tới, gom hết túi xách, đồ đạc của mọi người vô lùm cây lục soát.
Chúng tôi ngồi im thin thít, thủ phận và theo dõi. Trong số thủ hạ Bảy Búa, tôi chú ý có một người đáng gờm. Hắn lớn con, vạm vỡ. Mình trần, mặc độc chiếc quần kaki lủng lỗ. Lưng eo, đáy thắt, ngực và tay nở cuồn cuộn như một tượng đồng. Da nắng ăn đỏ lửng. Mặt sắc, có cô hồn. Tóc dài, lởm chởm chấm vai. Đầu quấn miếng vải đỏ ngang trán. Trông hắn giống hệt bọn hải tặc vùng biển Caribean ngày xưa trong truyện vẽ. Bảy Búa gọi hắn là thằng Hạnh. Và hình như chính ông ta cũng phải ngán cái thằng này.
Mặc Bảy Búa tới lui hậm hực, " thằng" Hạnh vẫn dang chân đứng yên một chỗ. Hắn nghinh mặt nhìn chúng tôi, cặp mắt lừ đừ như coi thường hết thảy. Thỉnh thoảng, hắn nhếch môi, cười khinh bạc. Vẻ hung bạo làm tôi sợ, cứ ngó hắn lom lom. Chỉ chút sau, tôi phát giác, hắn cũng đang chú ý ngó mình. Tự nhiên, tay chân tôi luống cuống. Tôi rón người, nhích gần một chị ngồi kế. Bất chợt thấy một cái túi đệm của ai bỏ sau chỗ tôi ngồi. Cái túi dầy cộm, không biết chứa gì. Ngẫm nghĩ, tôi lại nhích người ngồi lại chỗ cũ, cố che cái túi.
Lục soát xong hình như không thấy gì, Bảy Búa bực bội ra mặt. Hắn kêu tụi đàn em lại bàn bạc. Thừa lúc họ không để ý tôi hé miệng túi ra xem. Không có tiền bạc, trong chỉ có cái đèn pin, một hải bàn và chiếc áo cũ. Tôi tái mặt, những thứ này mà lọt vô tay Bảy Búa thì nguỵ Tôi lo lắng nhìn quanh, bắt gặp nhóm con gái mặt mày lấm la, sợ hãi. Thấy tôi ngó, Bích bò lại gần. Rồi Hằng, Vân và một cô bé khác cũng nhích tới.
" Chị Ơi," Hằng ngại ngùng hỏi, " Không biết tụi nó có làm gì mình không?"
" Làm gì là làm gì?" Tôi ngạc nhiên.
Mấy cô gái e thẹn làm thinh. Thấy tôi ngơ ngác, Bích nói huỵch toẹt, lơ lớ giọng Tàu, " Chị nghĩ, tụi nó cướp vàng rồi có hiếp người không?"
" Không, không đâu. Chắc không có." Tôi kinh ngạc, lắc đầu. Không ngờ mấy cô nghĩ tới chuyện này. Tôi nhìn đám " thằng" Hạnh, họ hung dữ, nhưng tự nhiên tôi không tin họ dám hiếp người.
" Bọn cướp của thì chả chuyện gì mà từ?" Cô bé người Bắc kêu lên, giọng phẫn nộ, " Đụng đến em, em liều mạng đấy."
Tôi nhìn đăm đăm vào đám Bảy Búa, ngoài " thằng" Hạnh, những thằng khác coi xông xáo nhưng không đáng sợ. Thằng Phúc đầu trọc, mắt láo liên, ngổ ngáo; thằng Cỏn mảnh khảnh, da tái mét; thằng Bôn loắt choắt, tướng đi như tướng gà bơi. Nhìn cả bọn, tôi tin họ túng thế làm liều, nhất định không làm chi khác.
Trong lúc tôi yên trí thì bất ngờ Bảy Búa ngoắc bà Xiếu. Bà Xiếu run rẩy, mặt xanh như chàm, líu ríu bước tới. Nhanh như cắt, bọn họ lôi bà Xiếu vào lùm. " Thằng" Hạnh cùng đồng bọn đứng ngoài án ngữ. Chúng tôi thất sắc nhìn nhau, không ai dám ngó vô lùm. Một lúc sau, bà Xiếu chạy ra, áo quần xốc xếch, mắt mũi tèm lem. Nhìn bà Xiếu, niềm tin tôi sụp đổ. Thì ra, những chuyện hải tặc quăng người xuống biển đều là chuyện thật. Cùng là người Việt thật không ai ngờ bọn Bảy Búa táng tận đến nỗi.
Người kế tiếp là chị Xuân. Khi Bảy Búa ngoắc, chị Xuân rú lên, ôm con chẳ cứng, lùi về chỗ đám đàn ông đang ngồi. Mấy người đàn ông làm thinh, dường như không muốn vạ lây. Họ nhìn Bảy Búa như những kẻ bàng quang, ngoại cuộc.
Thấy chị Xuân khiếp đảm, đám con gái cũng hoảng kinh. Bích, Hằng, Vân nấp sau lưng tôi trốn. Tôi nhìn " thằng" Hạnh, bụng dạ rối bời. Chẳng lẽ, chưa thấy tàu lớn mà chúng tôi phải liều mạng với bọn người này. Tôi lúng túng ngó họ, chưa tìm ra cách đối phó thì thấy hình như họ cũng đang bối rối. Chị Xuân ngồi lỳ, nhất định không đi. Thằng Cỏn, thằng Bôn đứng xớ rớ cũng không dám đưa tay lôi kéo.
Đang lúc dùng dằng thì có mấy người dân chài tấp vào cho hay, tàu biên phòng đang hướng về cồn. Mọi người nhốn nháo. Tình trạng trở nên hỗn loạn. Cả Bảy Búa cũng rút lui, quýnh quáng tìm đường trốn. Những người có ghe lớn tiếng rao mời, chuyến về ba chỉ, giá tính theo đầu người. Chỉ trong phút chốc, số người vượt biên đã sụt đi quá nửa. Số còn lại, tôi nghĩ, đều là những người không có vàng. Đám dân chài bây giờ cũng thưa thớt, chỉ còn nhóm " thằng" Hạnh đi năn nỉ kiếm mối chở khách về. Thằng Cỏn mon men tới chỗ tôi gạ, ai không tiền nó sẽ đưa về tới tận nhà mới trả. Tôi rầu rĩ, ngó nó rồi làm lợ Vốn liếng tôi đã đóng hết cho chuyến đi, về nhà cũng không còn. Nhưng thằng Cỏn dường như không hiểu, nó tưởng tôi còn hy vọng chờ tàu lớn tới nên nhất định nằn nì. Nó nói, buổi tối nước lớn, cái cồn bị ngập chỉ còn ló mấy ngọn cây, không ai có thể ở đây chờ đợi qua đêm được. Nghe vậy, tôi giật mình ngó quanh. Quả thật, mực nước đang lấn tới. Miếng đất trống tôi ngồi bây giờ đã ẩm ướt, lún đầy những dấu chân người. Nhìn ra biển, cái cồn đang thấp dần. Nước mấp mé liếm vào những gốc tràm kêu bì bõm. Đang điếng người chưa biết tính sao thì tàu lớn tới. Mọi người đổ xô chạy ra phía sau cồn. Khi thấy tàu lớn, tôi hỡi ôi. Con cá lớn đây sao? Trời ơi, nó chỉ lớn hơn chiếc ghe một chút. Nói đúng hơn nó là ghe lớn, không phải tàu lớn. Tệ hơn nữa, nó cũ xì. Sơn tróc, ván mục, trên có căng một chiếc lưới rách tả tơi và một cái thùng phuy rỉ. Ông chủ tàu mặc bộ bà ba đen, đứng trước mũi, hoa tay giục mọi người xuống. Trong phút chốc tôi đứng lại ngần ngừ, tàu như vầy, đi sẽ chết. Nhưng mới ngừng lại thằng Cỏn, thằng Bôn vụt qua mặt, phóng chân nhảy lên. Tôi ngoái đầu nhìn lại, cái cồn không còn ai. Chờ tôi vừa lên, ông Phướn chủ tàu rút tấm ván liệng xuống nước. Máy nổ xình xịch, tàu quay lui rồi đâm ra biển.
Để tránh tai mắt biên phòng, chủ tàu dồn khách xuống hầm ghẹ Khoang dưới chật nứt, người đông, nêm như mắm. Sau lưng là Hiến, không có chỗ đặt chân, hắn cứ chồm lên xô tôi về phía trước. Đằng trước lập tức đẩy tôi thụt lại phía sau. Hầm ghe hỗn loạn, mọi người thụi nhau để giành cho được một chỗ ngồi. Buổi chiều gió lớn, tàu nhồi sóng gập gềnh, nhiều người bắt đầu nôn mửa. Tiếng gấu ó tục tằn, tiếng nốc tháo ụa hơi hòa lẫn tiếng khóc la trẻ nhỏ. Ấm thanh dầy đặc. Nóng và ngạt hơi người. Tôi nín thở, lùi dần. Khi đụng vách tàu, lưng tôi ướt nhẹp. Tàu vô nước, tôi la lên. Tiếng cãi cọ ngưng bặt. Mọi người chăm chú nhìn nước tràn qua ván tàu. Chưa qua cửa biển, nước đã ngập khoang. Đàn bà bắt đầu mếu máo, kêu trời. Mấy người đàn ông nổi cáu, kêu trời làm gì? Họ kêu chủ tàu, tàu như vầy sao dám vượt biên? Tiếng ồn dưới ghe chưa dứt, ông Phướn thò đầu xuống nạt, " Câm miệng. Tàu đang qua trạm." Mọi người nín thinh. Chị Xuân cũng vội vàng vạch vú đút miệng đứa con. Chúng tôi quay mặt, nín thở và chờ. Thời gian dừng lại khá lâu. Cuối cùng, " thằng" Hạnh chịu không nổi, trồi đầu lên coi. Không thấy trạm xét, hắn co giò nhảy phóc lên trên. Nhiều người cũng bắt chước lục tục lên theo.
Chiều sậm màu trên biển. Nắng đã héo. Mặt trời đang tàn lụi buông mình. Quê nhà bây giờ chỉ còn là một vệt đen cắt ngang trời và nước. Không hẹn mà ai cũng nhìn về bờ. Khoảnh khắc cuối làm mọi người im lặng, ngậm ngùi. Ông Phướn đưa tay quẹt ngang mắt, " Vĩnh biệt. Xin vĩnh biệt tất cả." Kiểu nói cải lương nhưng không làm ai cười. Chúng tôi làm thinh, nghe trong dạ nao nao, đau xót.
Thoáng chốc, chân trời mờ mịt. Chúng tôi nhìn ra hướng Đông. Gió phần phật thổi. Những ngọn gió từ đâu tiếp nối không ngừng. Biển mênh mông, sâu thẫm. Nhìn phía trước, mực nước cao hơn mũi ghẹ Con tàu lọt thỏm trong khối nước khổng lồ. Không nói, chúng tôi nhìn nhau chia sẻ cái số phận nhỏ nhoi, bèo bọt.
Một hồi sau, ông Thúc thợ máy, thò đầu lên báo, nước vô mới đây đã ngập khoang máy. Cả tàu nhốn nháo. Nhiều người lên tiếng trách, chủ tàu thu nhiều vàng mà sắm tàu cũ, bán mạng khách. Ông Phướn vò đầu bức tai kêu trời, người ta chỉ đưa ông một ít và bảo chuyến chỉ có mấy người. Ông ngó đám " thằng" Hạnh nói, nhiều người đi đâu có đóng tiền. Rồi nhìn quanh, không ngờ tàu đông như vậy. Nghe ông nói nhiều người vẫn chưa chịu thua, dân đi biển sao lại dùng tàu cũ vượt biên, chưa chi nước ngập quá gối. Ông Phướn thề thốt, chiếc này chạy ven biển an toàn nên ông đem cả con cái theo. Nghe vậy, mọi người làm thinh, không ai xem rẽ sinh mạng con mình. Có thể ra khơi sức nước mạnh, ngoài dự tính. Mấy người sĩ quan chế độ cũ cũng lên tiếng hòa giải, mọi người cùng chung sống chết, không nên trách cứ lẫn nhau. Việc trước mắt là phải tát nước, nếu chậm trễ e tàu chìm. Mọi người phân công, đàn ông thay phiên tát nước. Những người say sóng được miễn. Nhóm " thằng" Hạnh xung phong đi đầu. Mỗi phiên hai người. Một người đứng dưới múc nước đưa lên, người trên đỡ thùng đổ ra ngoài. Cứ ba mươi phút hết phiên, người khác tiếp.
Muốn ra khỏi hải phận, tàu xả hết tốc lực. Gia đình ông Phướn là chủ tàu nhưng hỏi ra là chưa từng đi biển. Ông cầm lái lơ mơ, anh con rể cũng chỉ đi lại trong những kinh rạch nhỏ. Cuối cùng, tay lái giao cho thằng Cỏn. Tuy mới mười bảy, Cỏn đã từng đánh cá ngoài khơi nhiều lần.
Tối trên biển, trời lờ nhờ, nhưng mặt nước tối đen như mực. Sợ mất phương hướng, ông Phướn thắp đèn. Gió bắt đầu lớn, bốn phương lồng lộng, ngọn lửa cứ lao chao chực tắt. Tôi ngồi trong buồng lái, cầm nón chắn gió. Bên ánh đèn, một bộ tham mưu cấp thời gồm thằng Cỏn, ông Phướn, ông Dư, sĩ quan chế độ cũ. Họ lật bản đồ, đặt hải bàn, định phương hướng. Có nhiều chuyến đã ra khỏi hải phận bị lạc hướng đâm đầu trở lại. Bàn bạc chán, tàu quyết định, cứ thẳng một mạch ra khỏi hải phận, rồi xuôi đường xuống Mã Lai. Nhưng chạy bao lâu thì ra khỏi hải phận? Cả tàu chẳng ai biết. Người bảo một, kẻ bảo hai ngày. Con tàu nhỏ, biển bao la, bốn bề mênh mông nước. Không có mặt trời, chúng tôi như con kiến loay hoay bò trong chén.
Đêm ngoài khơi qua vội. Mới tờ mờ mà chân trời đã rạng. Vầng thái dương đỏ ối lừng lững đi lên từ đáy nước. Mặt biển rạch một đường cong rành rọt giữa trời. Buổi sáng, gió nhẹ. Tôi ngồi trong buồng lái nhìn ra, nhóm " thằng" Hạnh vẫn thay phiên nhau tát nước. Cả tàu nằm im như chết, kẻ say sóng, người say ngủ. Gia đình ông Phướn năm người, vợ chồng anh Sinh khoảng ba mươi, cô Bắc mười sáu và thằng Út mười lăm thay nhau nằm choán buồng lái. Trên sàn ghe mọi người nằm xếp lớp. Anh Huỳnh, Du và bé Phong nằm ngay mũi tàu. Cả đêm không ngủ dược, tôi ngồi cạnh thằng Cỏn giúp những việc vặt và lắng tai nghe tiếng nước tát.
Tới sáng nhiều người đói. Kiểm lương thực, ai nấy chới với. Tàu sáu mươi hai người chỉ có năm ký gạo và một can nước mười hai lít. Mọi người nhìn nhau kêu trời. Chúng tôi nhóm lửa thổi cơm. Không có củi, " thằng" Hạnh dùng sức gỡ một manh ván mui chẻ nhỏ. Tàu quy định, mỗi ngày ăn một bữa; cơm, mỗi người một nắm; nước, một nắp một ngày; lái tàu, thợ máy, trẻ con ưu tiên được hưởng gấp đôi. Cô Bắc, trẻ người linh lợi. Tôi thổi cơm, cô vắt nắm. Ưa ai nắm dầy, ghét ai thì nắm mỏng. Miếng cơm tôi vừa nuốt, chả biết trôi hồi nào?
Trưa, nắng chói chang. Nhìn xa, nước lấp lánh như vàng rơi trên biển. Chiều nắng tắt, nước đen ngòm. Vùng biển sâu. Chập tối, từ chân trời xa xôi, thỉnh thoảng có ánh đèn nhấp nháy. Chúng tôi khấp khởi mừng. Tàu ngoại quốc. Một chiếc bằng sắt to lớn, cột cao, nhiều tầng, xưa nay chỉ thấy trong sách vở, giờ lồ lộ tiến gần. Trong phút chốc, mọi người bàn cãi lôi thôi. Không thấy cờ hiệu, có người nghi, có thể tàu Liên Xộ Chúng tôi quyết định, không cầu cứu, lẳng lặng mà đi. Điều chúng tôi tin, tàu đã ra hải phận. Nhưng niềm vui chưa lớn thì đột nhiên máy tàu chết. Ông Thúc lui cui kiểm soát các thứ. Chiếc máy mới, nhưng không biết hỏng chỗ nào. Cả đêm chật vật, ông đổ mồ hôi mà vẫn chưa sửa được.
Nửa khuya, gió cuồn cuộn nổi. Trời vần vũ. Mây xuống thấp lòa xòa trên sóng. Nước ngùn ngụt chuyển. Tàu lắc mạnh, nhiều người ngả chúi. Tôi ngồi trong buồng lái giữ hải bàn, một tay ghì chặt thành tàu. Thằng bé Phong ngồi sau đeo lưng tôi chặt cứng. Sóng nhồi, giật con tàu lên cao rồi dìm sâu xuống thấp. Nước tạt từ trên mui tràn qua sàn ghe rồi chảy ra ngoài. Gió to, mọi người kinh hãi chui xuống khoang tàu, phía sau chỉ mình thằng Cỏn đứng đó, ngả nghiêng như người say, nhưng hai tay vẫn ôm chặt cần lái. Mỗi đợt sóng dập, tôi rùng mình nhắm mắt, cảm như tim nhẩy thót ra ngoài. Giữa lúc biển gào thét, con tàu chấp chới như cánh diều băng. Chỉ cần một cơn sóng đổ, tàu lật úp. Mới nghĩ tới, tâm trí tôi chìm lỉm, tưởng ra lúc chơi vơi, dãy dụa rồi ngưng. Không lẽ?cuộc đời tôi chấm dứt ngay tại chỗ này? Rồi sáng mai, mặt biển lại phẳng lặng, sẽ không ai hay chúng tôi đã chết tại đây. Một cảm giác chua xót, bất nhẫn dâng tràn. Đang lúc đó, tôi nghe ông Phướn khóc. Ông lớn tiếng trách mình, rồi kể lể. Lần đầu tiên, bất ngờ nghe một người đàn ông nức nở, trong thoáng chốc tôi ý niệm, sĩ diện, tự ái... rồi sẽ chết trước cái chết con người. Nghe một hồi, tôi nhắm mắt lâm râm cầu nguyện. Một hồi, ông Phướn cũng ngưng khóc đọc kinh. Tàu đa số có đạo, không bảo nhau mà tiếng cầu kinh râm ran. Trước thiên nhiên, con người bất lực mà niềm tin là chiếc phao cứu rỗi cuối cùng. Hình ảnh Chúa, Phật bây giờ trở nên gần gũi. Tâm trí tôi hình dung, đôi mắt Phật nhắm nghiền, thản nhiên mà nhìn mọi việc. Không biết thời gian qua bao lâu, tới khi tôi chú ý, bên tai chỉ còn tiếng cầu kinh. Chung quanh, không biết gió đã ngớt bao giờ.
Qua hôm sau, mới sáng sớm nắng như đổ lửa. Trưa, ông Thúc lội từ khoang máy chui lên, mình mẩy ướt nhẹp, lấm đầy dầu nhớt. Ông giơ hai tay ra hiệu chịu thuạ Mọi người ngao ngán, quay ra ngó biển. Gió dào dạt. Nước ngút đầy tầm mắt. Chân trời rõ như một nét bút nhạt chạy vòng mà con tàu là tâm điểm. Bốn phương thẳng tắp nhưng chúng tôi không biết mình trôi về đâu. Con tàu đang loay hoay chỗ cũ hay đã trôi ngược về bờ?
Trưa, mặt trời chiếu thẳng đỉnh đầu. Chúng tôi nằm cong mình như những con cá bị phơi trên cạn. Nắng như thiêu. Nóng và khát. Cơn khát truyền miệng mọi người. Môi tôi nứt nẻ. Tiêu chuẩn một nắp nước chỉ làm ướt kẽ răng. Tôi nuốt nước miếng, cổ họng đau ran. Xa xa, nước bốc hơi, biển lung linh mờ ảo. Nhìn lâu mắt cay sè, những giọt nước ứa ra cũng hôi hổi nóng.
Đói và khát, cuối cùng đánh thức những người say sóng. Hiến, hai hôm tỉnh táo, nhưng khi đến phiên tát nước thì bất ngờ lại ngả ra saỵ Hắn nằm im ỉm, lâu lâu hé mắt thăm chừng. Công việc tát nước đổ dồn lên đám " thằng" Hạnh.
Đầu hôm, trăng lơ lửng. Biển dạt dào. Tôi nằm lim dim nghe nước sóng sánh vỗ vào mạn ghẹ Con tàu bềnh bồng đong đưa như nhịp võng. Giữ lái cả ngày thằng Cỏn mệt, giao cho ông Phướn. Tới nửa đêm, ông Phướn ôm cần lái ngủ gục. Sóng nhồi, tàu lắc mạnh. Mọi người ngủ say như chết. Tôi hoảng, lật đật kêu ông Phướn, thằng Cỏn. Không ai dậy. Túng thế, tôi vớ chai dầu quẹt vô mắt ông Phướn. Cay mắt, ông Phướn lập tức thức dậy, vừa bụm mắt vừa mắng tôi ỏm tỏi. Thấy ông nổi dóa, tôi quýnh quáng xin lỗi lia lịa. Chuyện chưa yên thì ở khoang dưới ồn ào, " thằng" Hạnh đập thùng tuyên bố, không tát nữa. Bôn, Phúc, Bình, Châu cũng khoanh tay thản nhiên coi nước ngập. Cánh đàn ông bắt đầu đổ lỗi. Đang cãi nhau thì ông Phúc ló đầu lên la, mới đây nước đã lên tới máy. Bà Xiếu, chị Xuân rấm ra khóc lóc. Ông Phướn, ông Dư giải quyết, giao quyền cho " thằng" Hạnh, ai không làm cứ quăng xuống biển. Nhóm " thằng" Hạnh reo mừng tở mở, cả bọn bắt đầu lùng sục. Người đầu tiên bị xốc là Hiến.
" Ê, Hiến, tát nước." Hạnh đá chân hắn, kêu lớn.
" Ngộ say sóng mà." Hiến rên rỉ.
" Thôi đi, sóng say mày thì có. Dậy mau." Hạnh nạt.
Hiến vẫn nhì nhằng, hắn bám chặt chỗ nằm, nhất định không dậy.
" Ngộ đi xe trả tiền xe, đi tàu trả tiền tàu. Xe hư, tài xế sửa, đâu có bắt khách sửa. Bây giờ tàu vô nước, sao bắt ngộ phải tát?"
" Trời, giờ này còn nói chuyện tiền bạc." Có tiếng hứ hé chung quanh.
" Ê mập, tàu ngập mày không chìm à?." " Thằng" Hạnh gầm lên. Rồi hắn kêu lớn, " Tụi bây, nhào vộ"
" Một. Hai. Bạ" Khi Bôn, Phúc, Bình, Châu vừa ráp tới, Hiến đã bật dậy giật thùng nhào xuống tát.
Một lúc sau, hết phiên, người khác tiếp. Cả tàu ngán " thằng" Hạnh, không ai còn tính chuyện đẩy đưa.
Không ngủ được, tôi ngồi dựa buồng lái, trông ra ngoài. Biển ngập trăng. Một màu vàng non nhão nhoẹt loãng khắp trời. Trong đất liền, trăng huyền dịu biết bao, nhưng ở đây trăng dửng dưng man dại, như thể chị Hằng đang trần truồng mà đứng trên không. Gần về sáng, tôi lẩn thẩn nghĩ ra, có thể trước khi chết, con người tuyệt vọng, cái tâm không còn sức để bám víu đất trời. Ánh trăng tôi nhìn bây giờ hóa thành là trăng chết. Vì tôi, biết đâu cũng đang đi vào cõi chết. Đêm nay biển êm, nhưng ngày mai thì sao? Không biết rồi tôi có?còn thấy được mặt trời lần nữa?
Sáng hôm sau, gió mạnh. Con tàu chạy giật lùi. Tới trưa, nhiều người nóng ruột xuống phụ Ông Phúc một tay, nhưng chiếc máy vẫn im lìm, ngậm tăm như đá. Sửa chán, ông Phúc tức khí nổi điên, đá cái máy tơi bời rồi nhào ra khóc. Trên này, khi nấu cơm, tôi lo ngại, gạo còn lưng bốn bát. Kiểu này, có thể chúng tôi chết đói trước khi chết chìm. Ông Phướn, ông Phước quyết định cơm nấu ít lại, ưu tiên cho con nít, lái tàu, thợ máy và những người kiệt sức. Ai còn khỏe, chịu khó cầm cự ít lâu. Hết củi, " thằng" Hạnh lại gỡ mui ghẹ Gỡ xong, hắn ngước mặt nhìn mái ghe tơi tả. Chia cơm xong, chúng tôi rầu rĩ nhìn nhau. Con tàu thật đang trôi vào tuyệt vọng. Đột nhiên, Hạnh đề nghị, sao không gỡ mái làm chèo. Mọi người trợn mắt, ván mui dầy, trên dưới bằng nhau, sức ai chèo nổi. Nhưng Hạnh không nghe, hắn năn nỉ chí tình, cứ để hắn thử. Khi ông Phướn gật đầu, cả bọn hăm hở gỡ. Sáu cây dầm tức ba cặp chèo được đẽo gọt cẩn thận. Cả giờ sau, bọn " thằng" Hạnh sáu người, những dân chèo chuyên nghiệp, đặt dầm xuống nước. " Thằng" Hạnh nhịp nhàng hô, " Một. Hai. Một. Hai. Một. Hai." Mọi người nín thở theo dõi. Con tàu trườn tới trước, không biết do sức gió hay sức chèo. Nhưng mới đi được một sào, dầm gãy. Tiếc manh ván, " thằng" Hạnh nhào xuống biển vớt lên, dành làm củi. Ai nấy thở dài, hy vọng phút chốc tiêu tan. Tôi nhìn ra xa, biển mịt mù. Gãy chèo, thế là may, bọn " thằng" Hạnh không có ai kiệt sức trước khi thấy được bờ.
Xế hôm đó, biển lặng. Chúng tôi nhìn xuống nước, cá đặc lềnh. Một đàn chuồn xanh tung cánh, sè trên nước. Đám con trai hè nhau nhảy xuống chụp cá chuồn. Không dính. Ngoài khơi, cá không sợ người, xúm nhau rỉa. Một đứa rách quần kêu cứu. Cuối cùng, chúng tôi đành ngồi yên trên tàu xem cá lội.
Chập tối, xa xa ánh đèn nhấp nháy. Mọi người mừng rỡ kêu lên. Tàu nước ngoài. Một chiếc tàu sắt to lớn đen sì. Chúng tôi lýnh quýnh đốt lửa cầu cứu. Vài người lột guốc dép bỏ vào đốt. Ngọn lửa bùng lên, khói nhựa đen bốc mùi khét lẹt. Ai nấy dõi mắt trông chờ. Một lúc sau, ánh đèn trên biển lụi tàn như ánh sao sa, tàu ngoại quốc nhỏ dần rồi mất hẳn. Chúng tôi lủi thủi tắt lửa. Trong bóng tối, con tàu nằm im như những con sấu rình mò trên nước. Rút kinh nghiệm, mấy lần sau chú?g tôi nhóm lửa lớn hơn. Ông Dư nói, mặt biển cong, có lẽ tàu ở xa khó thấy. Nhưng tôi ngờ, ông an ủi mọi người. Lửa lớn, khói bốc cao. Có những tàu tiến gần rồi đứng lại, sau đó lại bỏ đi. Tôi không tin người ta không thấy. Đêm hôm sau, tệ hơn. Tôi đếm nhẩm gẳ cả thảy hơn chục chiếc. Đa số khi đến gần, họ tắt đèn lẳng lặng mà đi. Hình như những con tàu đang chơi trò bịt mắt, trốn tìm trên biển.
Hai ngày sau, gạo hết, nước cũng cạn tới đáy. Trong tuyệt vọng, mắt tôi hoa thấy biển lớn hơn trời. Đêm đen đặc, con tàu loay hoay như lọt vào trong hố mực sâu hút. Nắng, Gió, Đói, Khát quật ngã từng người. Thằng bé Phong, cháu anh Huỳnh lên cơn sốt. Nó nằm thiêm thiếp, lâu lâu mở mắt nhìn tôi, cười. Nụ cười chịu đựng như thể nó đã chấp nhận hết trơn mọi chuyện.
Trưa ngày thứ tám, tàu cạn kiệt. Kể cả người có sức cũng im lặng giữ hơi. Tôi nằm lắng nghe tiếng tát nước rời rạc, mơ hồ nhớ lại thuở ấu thời. Cả cuộc đời quay lại trong mấy giây ngắn ngủi. Hình như tôi sống mà như không. Hai mươi mấy năm đăng đẵng, không biết mình đã làm gì. Bây giờ, cá? chết bất ngờ như một nhát dao cắt lìa quá khứ. Bất chợt, tôi quay lại bé Phong, thằng bé chín tuổi, tuổi mới bắt đầu, vậy mà, nó giống một chồi non mới nhú cũng bị chặt bừa. Đúng lúc đó, thằng nhỏ mở mắt, miệng mấp máy nhìn tôi như muốn nói. Mấy ngày không nước, môi nó khô khốc, nứt nẻ, tôi mút tay vào miệng rồi thoa lên môi nó. Chỉ có vậy mà thằng bé?cảm động, nước mắt ngấn ra.
Đúng Ngọ, mặt trời chiếu thẳng đỉnh đầu, xuyên qua mui ghe trống lốc. Mặt chúng tôi sạm nám, chân tay mốc cời vì gió muối. Trên sàn ghe, nhiều người nằm lả. Đàn ông chiếm mũi ghe, đàn bà dồn về phía sau đuôi lái. Nắng rọi bỏng da, tôi mượn chiếc khăn đắp của bé Phong che đỡ. Bên dưới, Vân, Hằng, Bích, Bắc ngồi sát vào nhau. Chị Xuân bế con dựa vào mạn ghe, mặt mũi bơ phờ. Hết sữa, thằng bé trong tay chị dãy khóc đành đạch. Vân, cô em chồng tóc tai rối bời, vừa quạt cháu vừa dỗ. Càng dỗ, thằng bé khóc càng hung. Mệt mỏi, Vân đưa mắt nhìn quanh cầu cứu. Khi mắt Vân chạm tôi, cô mừng rỡ kêu, " Chị Ơi, nhờ chị ẵm dùm cháu một chút." Dỗ một đứa bé đói? Tôi ngần ngại nhìn họ rồi quay lại bé Phong. Khi ngước lên, bắt gặp anh Huỳnh đang nhìn tôi ra dấu từ chối. Không suy nghĩ, tôi ngó Vân lắc đầu. Lắc đầu xong, tôi hối hận muốn đổi ý. Nhưng khi nhìn chị Xuân thở dài chịu đựng, còn Vân, mắt đầy hờn oán, không hiểu sao tôi lại ngồi im. Tránh mặt họ, tôi cố ngó về phía trước, nhưng hình như con mắt lại chỉ thấy phía sau. Thằng bé mệt rồi ngủ bao giờ tôi không biết, nhưng hình ảnh nó dãy khóc về sau là một nỗi ám ảnh không rời.
Xế trưa đó, chúng tôi gặp chiếc tàu buôn lớn. Tàu gần đến nỗi chúng tôi thấy cả cái lan can mầu trắng và bóng người di động trên boong. Ban ngày, nhưng mọi người vẫn đốt lửa. Hết dép, tôi hy sinh chiếc guốc cuối cùng. Chiếc này không cứu, gặp chiếc sau không còn gì để đốt. Chúng tôi ngồi nhìn lửa cháy rồi tàn, tàu buôn vẫn trơ ra đó. Ông Dư lại nói, lửa nhỏ quá?có thể họ không thấy. Thằng Bình điên tiết, " Đồ tàu mù." Chửi xong, nó cởi phắt chiếc áo, phóng mình quyết bơi sang đó cầu cứu. Mọi người thấp thỏm nhìn theo bóng thằng Bình nhấp nhô trên sóng.
" Tàu đậu coi gần nhưng thật ra xa lắm, không dễ mà bơi tới."
" Họ không cứu, có kêu cũng bằng thừa."
" Coi chừng, xa như vậy, thằng Bình có sức đi mà không có sức về."
Sóng cuốn, cá mập, những nỗi đe dọa càng lú? càng nhiều. Chúng tôi quyết định, sống chết cùng chia, không thể để Bình một mình mạo hiểm.
" Bình ơi, về đị" Nhiều người bắc tay kêu lớn. Nhưng gió?tạt, âm thanh chìm trong tiếng rì rào của biển. Bóng thằng Bình bặt tăm. Thằng Châu lo lắng, nó nhảy ùm xuống nước, xung phong đi gọi thằng Bình. Khi Châu ra một đỗi xa, " thằng" Hạnh nóng ruột cũng phóng theo. Trên tàu, chúng tôi tiếp tục kêu tên. Một lúc sau khản giọng, tiếng la càng rời rạc. Khi chúng tôi im bặt thì " thằng" Hạnh xuất hiện, sau lưng là Bình và Châu. Mọi người vỗ tay, hoan hô và cảm động như đang đón những người lính khải hoàn.
Ngày thứ chín, có người xỉu. Tôi lơ mơ nghe ngóng. Ngất hay ngủ, cũng giống nhau thôi. Con người chỉ khác khi sống và chết. Tàu chưa chôn ai. Tôi nằm bất động, nhưng thần trí như thoát ra và lướt chơi trên biển. Khi nhìn lại, con tàu trông giống một chiếc tù trôi.
Chiều về, mặt trời tàn tạ lưng chừng. Tàu đang vật vờ, bỗng một tiếng nổ bật lên. Chúng tôi giật mình, mở mắt. Tiếng thứ nhì lại bật. Không phải mơ, là thật. Tiếng thứ ba xình xịch, rồi liên tục không ngưng. Máy tàu nổ. Trời ơi, mọi người choàng tỉnh. Con tàu thức dậy như sau giấc ngủ trăm năm. Huyền thoại. Cả một thế giới nhỏ nhoi bừng dậy. Niềm vui đột phá. Mừng quá, nhóm " thằng" Hạnh nhảy múa tưng bừng. Tiếng máy nổ xình xịch, con tàu vui như người câm biết nói. Chúng tôi ôm nhau la hét tưởng như chưa có ai đói, chưa có ai kiệt sức ngất đi. Hôm đó, tôi nhìn thấy mặt trời là đóa hướng dương, vàng tươi như cúc, nồng ấm như trà, sóng sánh như rượu ngó qua những lớp thủy tinh màu sắc.
Khi mặt trời sắp tắt, niềm vui cũng lắng dần. Ông Thúc dưới hầm ghe bước lên, hỉ hả. Chúng tôi nhìn ông như một vị cứu tinh cao cả trên đời. Hỏi nguyên nhân, ông cười, có gì đâu, máy chạy ngày đêm hết nhớt mà quên châm, thế là tắt. Mọi người kêu trời, nhưng không ai trách.
Tối đến, trời không trăng sao. Mấy ngày trôi nổi, không biết tàu đang ở đâu. Không có vị trí, không ai chấm được tọa độ. Hải bàn, hải đồ có cũng để chơi. Không định hướng, con tàu như người mù đâm sầm vô bóng tối.
Mười giờ sáng hôm sau, bất ngờ có tiếng động cơ phần phật. Một chiếc trực thăng quân đội có ngôi sao trắng đang quần sát đầu tàu. Chúng tôi ngước mắt nhìn. Trời ơi, máy bay Mỹ. Tim mọi người như thoát khỏi lồng ngực mà la, " Sống rồi. Sống rồi." Kể cả người sắp chết cũng biết đứng lên. Đàn ông cởi áo phất. Đàn bà, con nít chạy ùa ra trước. Chúng tôi hét inh trời. Rồi cười. Mừng, ôm nhau mà khóc.
Cuối cùng, chiếc trực thăng sà thấp. Một người lính thò đầu chỉ trỏ phía trước. Phút chốc, máy bay cất mình lên cao. Vừa bay, họ vừa bỏ trái khói ra dấu cho chúng tôi theo.
Mười hai giờ trưa, chúng tôi thấy tàu Mỹ. Đó là một chiến hạm lớn, có đại bác, máy bay và sân đáp. Tôi đọc hàng chữ to bên hông, sát mũi con tàu. USS- Callaghan 994, là ân nhân đem chúng tôi trở về cuộc sống.
Ngày hôm sau, tàu cập vịnh Subic. Chúng tôi làm thủ tục vào Phị Chiều, đặt chân lên đất liền, tôi ngoái đầu nhìn biển. Biển Subic có màu ngọc thạch. Mặt trời lấp ló sau những rặng dương. Cảng giống như tranh vẽ. Tôi chợt nhận ra, trời biển chỉ đẹp khi ngắm từ trong đất liền. Không có đất, con người không còn chi để đứng.
Sập tối, cả nhóm được chuyển tới thủ đô Manilạ Lần đầu tiên ra nước ngoài, tôi choáng ngợp. Thành phố rực sáng như một thảm trân châu trải rộng. Nhìn những cao ốc khang trang, tôi chạnh lòng xót cho những con hẻm tối tăm ở quê nhà.
Chúng tôi nhập trại chuyển tiếp vào lúc nửa khuya. Ban quản trị cấp tốc phát mền chiếu, vật dụng cá nhân rồi chỉ chỗ qua đêm. Sáng hôm sau, bình minh mọc từ phía sau lưng trại. Dưới ánh nắng, trại chuyển tiếp là một dinh thự hoang tàn. Trước, nó nguyên là bệnh viện công, sau trở thành tài sản riêng của bà Marcos. Người đàn bà nổi tiếng có ba ngàn đôi giày nhủ lòng thương, cho người tỵ nạn làm nơi nương náu.
Trại có ba gian. Gian chính, nhà kiểu Pháp, xây kiên cố, tường vàng vọt dùng làm văn phòng tiếp nhận, trạm xá. Phía sau là nơi ban quản trị cư ngụ. Bên hông có hành lang nhỏ thông qua căn lầu. Lầu đổ nát, chỉ mé sau còn kín, chúng tôi sáu mươi hai người ăn, ngủ tại đó. Ban quản trị cẩn thận dặn, đừng để trẻ chạy nhảy mạnh, e lầu sập. Gian cuối là dãy nhà tôn nằm sau trại, dùng làm nhà tắm, phòng vệ sinh. Mỗi lầ? gió Đông thổi, mùi xú uế nồng nặc. Rào trại là những đống gạch ngổn ngang, vài ba cây cổ thụ trơ trọi ngăn chúng tôi với thế giới bên ngoài.
Dạo một vòng xong, tôi trở về chỗ. Nhóm đang họp. Ông Dư trưởng nhóm thông báo, chốc nữa Cao Ủy tới lập hồ sơ, mọi chi tiết chuyến đi phải được khai báo. Tin hành lang cho biết, những tàu có bạo hành, hãm hiếp, cướp giật, lường gạt,... đều bị giữ lại để điều trạ Mọi người quét mắt về nhóm " thằng" Hạnh. Ông Phướn nói, chúng ta sống chết có nhau, giờ đã tới bờ, tất cả nên quên chuyện cũ. Ông Phướn chưa dứt lời thì Hiến ngắt:
" Quên sao được? Có người định giết ngộ."
Chị Xuân cũng lên tiếng, " Còn cháu bị mất một khâu, anh nào lấy làm ơn trả dùm."
Nghe vậy, ai nấy nhớ chuyện Bảy Búa lục túi xách trên cồn. Nhiều người nhao nhao. Kẻ mất vàng, người mất tiền. Những cái túi ở lại, không cách chi kiểm chứng. Bọn " thằng" Hạnh một mực kêu oan, chúng nó đi với hai tay không, tất cả đồ đạc Bảy Búa giữ. Mọi người nhìn lại làm thinh. Quả, thằng nào cũng chỉ có một bộ đồ dính da làm vốn. Nhưng chị Xuân nhất định khổg tin, đòi cho được tiền mua sữa. Chị bảo, nếu không, có sao chị khai vậy. Mọi người hoảng, ai nấy xúm nhau thuyết phục. Kể cả bà Xiếu là nạn nhân chính cũng lên tiếng khuyên lơn. Cuối cùng, " thằng" Hạnh tức mình đứng ra nhận, nhưng khất, khi hắn có sẽ trả ngaỵ Mọi người gật gù, ra vẻ tán đồng. Không còn cách chi hơn, chị Xuân đành gật.
Chuyện tạm êm, nhưng quá khứ vẫn là cái án treo, đám " thằng" Hạnh thất thế thấy rõ. Gặp người lớn, Hạnh lễ phép xưng con. Bọn trẻ trong nhóm bắt chước nói leo, có đứa nói trỏng hoặc gọi Hạnh bằng " thằng". Hắn mỉm cười, dễ dãi. Nhưng lạ nhất là bà Xiếu. Đã không oán đám " thằng" Hạnh, những trưa rảnh, bà chăm chút khâu quần áo cho cả bọn. Tôi nghĩ, dễ mà gặp được người có tâm bồ tát, như bà.
Mấy ngày đầu, ban quản trị phát gạo củi và một nồi, một chão, cả nhóm nấu ăn chung. Đàn ông xách nước, chẻ củi, đàn bà nấu cơm. Bếp là một góc lầu bể bên ngoài. Cơm nấu bằng nồi lớn, chão dùng đựng thức ăn. Cơm tập thể, chưa xong chén thì đã sạch nồi. Mấy đứa con trai đói, gõ bát, hát như rên. Mới sập tối, tôi xót ruột, anh Huỳnh chia cho một tô cơm lớn. Hỏi, hóa ra là cơm để dành. Chưa nuốt miếng nào mà bụng tôi đã ứ đầy ác cảm.
Ăn xong, tôi lăn ra ngủ. Mười ngày trên biển, tôi tỉnh táo, nhưng khi lên bờ đầu óc choáng váng. Xuống trạm xá, bác sĩ bảo tôi say đất, chỉ mấy ngày sẽ khỏi. Tôi nằm, khi tỉnh khi mơ, nghe loáng thoáng tiếng Bắc vừa dọn cơm vừa háy trỏng, " Thứ người chi lười như quỷ." Vân kèm nhèm, " Họ tưởng, chúng mình là đầy tớ cho họ đấy." Nghe vậy, tôi nhướn mắt nhìn. Vân oán, tôi hiểu, nhưng Bắc ghét thì lạ. Bắc mới mười sáu, da trắng, môi hồng. Cặp mắt to, đen láy, ánh mắt dễ đắm lòng người. Nhưng ưa nhìn nhất là bộ ngực, hây hẩy một cặp lê căng phồng dưới manh áo mỏng. Tôi thấy, Du cũng thấy. Từ lúc lên bờ, anh chàng vẫn lén lút nhìn Bắc như ngây.
Buổi sáng, trại thường có những cơ quan từ thiện đến thăm. Họ phát cho quần áo, mùng, mền, thau, thùng, nồi, chão. Nhóm tôi, Sáu Mươi Hai-Subic, công bằng tuyệt đối, tính theo đầu người, không phân biệt già trẻ lớn bé. Một cuộn dây cũng cắt ra sáu mươi hai khúc bằng nhau. Tôi lấy một khúc, căng làm sào phơi. Chiều áo khô, tôi định cuộn dây lại, bất thần bé gái con ông Thúc nhào ra giành. Mặc tôi nói, nó nhất định bảo, " Khúc này là của con." Rồi la toáng, gọi bố. Ông Thúc từ trong chạy ra, chưa hỏi ra lẽ đã bênh chằm chặp, " Khúc này là sào của cháu đấy, cô ạ." Tôi há miệng định cãi, nhưng nghĩ sao lại thôi. Nhìn hai cha con mau mau gom những sợi dây đem cất mà tôi ngán ngẫm.
Thơ thẩn ngoài hiên một hồi bỗng dưng tôi chú ý, trời không bóng chim mà tiếng hót vang lừng. Dỏng tai nghe, tôi nhẩm đếm những con chim đang ẩn mình đâu đó. Có tiếng tíu tít, có tiếng ngân dài, có tiếng rút nghẹn như nuốt lời vào cổ. Trong tích tắc đột nhiên tôi nhận ra, cái hạnh phúc được nghe tiếng chim chính là cái giây phút tôi hiện hữu. Tôi còn sống đây mà. Tôi mới vừa giành lại tánh mạng của mình từ bàn tay tạo hóa. Còn niềm vui nào lớn hơn? Trời ơi, sá gì một khúc dây lẻ tẻ.
Hôm sau, nhóm quyết định nấu ăn riêng. Gạo, củi chia đều. Gạo, mỗi người một chén; củi, mỗi người một cây. Gia đình ông Phướn, ông Thúc là hai gia đình lớn ưu tiên dùng nồi. Những người khác mua từ những người Phi bán dạo. Bếp không nhiều, mọi người thay phiên nấu. Đợi mọi người nấu xong, tôi mượn Bích cái nồi rồi chờ bếp của Bắc. Gia đình đông, Bắc nấu nhiều thứ lỉnh kỉnh. Cuối cùng, khi nhấc nồi ra, Bắc vói tay múc một thau nước đầy tạt bếp rồi nhếch môi cười. Nước văng tung tóe, tiếng lửa lèo xèo, tro bốc bụi mịt mù. Tôi, một tay cầm củi, một tay cầm nồi, ngơ ngẩn nhìn theo những lọn khói leo qua cửa sổ để thoát lên trời. Buổi sáng đó, trời quang mây tạnh mà lòng tôi cũng ráo hoảnh không ngờ.
Theo thủ tục, lập hồ sơ xong, Cao Ủy Tỵ Nạn chuyển danh sách qua phái đoàn JVA phỏng vấn và cứu xét định cự Trong thời gian chờ đợi, mọi người được chuyển tới trại tỵ nạn chính ở Palawan học Anh ngữ. Mấy ngày cuối ở trại chuyển tiếp, không khí rộn rịp hẳn. Chuẩn bị cho chuyến đi xa, những người có vàng hoặc có thân nhân đã định cư mua sắm tưng bừng. Nổi nhất là chị Xuân và bà Xiếu. Chị Xuân lột xác, đổi đồ đầm sang hơn dân bản xứ. Bà Xiếu ngày ngày ra phố, chưng diện lòe loẹt. Vài ông tài săn khách, rà xe chờ ngoài đầu ngõ. Những chiếc xe đò hai bên hông vẽ hình rồng phượng, đầu mui có gắn cả bầy ngựa giả đang thi nhau giong ruỗi. Người Phi tin, rồng ngựa nhiều, xe chạy như bay, càng đắt khách. Thấy trại đông, mấy đứa trẻ bán dạo cà rà mời mọc. Hàng lặt vặt đủ thứ. Tôi ghé mắt vào coi, bất thần tá hỏa. Những hộp diêm in hình các cô gái trần truồng không che tí vải. Nhóm tôi giành nhau xem, đàn ông cười ngặt ngoẽo, đàn bà đỏ mặt bỏ đi. Chỉ bọn trẻ Phi tỉnh bơ, dường như người mặc quần áo hay không, chúng coi không khác.
Tới Palawan, chúng tôi biết ra, đây cũng chỉ là trại chuyển tiếp thứ nhì. Khi được quy chế tỵ nạn, người ta sẽ chuyển qua trại Bataan. Đó là trại dành riêng cho những người đi Mỹ. Đi nước khác, phải chờ thân nhân bảo trợ và được phái đoàn các nước chấp nhận. Trong nhóm, chỉ vài người đi Úc, Pháp, đa số còn lại đều chờ đi Mỹ. Thời gian ở Palawan dài ngắn còn tùy, hồ sơ trót lọt, kết quả phỏng vấn, và nhiều vấn đề linh tinh khác. Không biết ai bày, mới vào trại nhóm " thằng" Hạnh đi lùng khắp nơi để tìm cho ra một ông thợ hớt tóc. Thợ tay ngang, cắt tóc thí, nhấp đầu cả đám bằng cây kéo lụt. Bộ tóc mới lùi xùi nhưng hết vẻ bụi đời làm Hạnh đắc ý. Hắn nói, cạo trọc cũng được, miễn sao đừng làm phái đoàn sợ.
Palawan, đúng ra là tên đảo. Trại tỵ nạn nằm dọc bờ biển, phía sau là đồng hoang, cỏ cao lút đầu. Cổng chính có đường lớn dẫn ra phố. Bên kia đường có vài ba quán bán bia kiêm hàng xén. Buổi tối, quán bia trở thành tiệm rượu rồi biến ra vũ trường. Có tiệm chỉ chuyên chiếu Kung Fu, ban ngày chiếu phim người lớn. Trẻ vị thành niên thường là khán giả trung thành của những tiệm này.
Trong trại có chín khu, gồm chín dãy nhà tập thể, cất theo kiểu tiền chế. Nhà bằng cây cao ráo, nhưng không cửa, không vách. Vào lúc trại đông, lính địa phương giúp cho cây lá, dân tỵ nạn tự cất thêm nhà. Những căn nhà tư lan tràn thành khu xóm, hàng quán cũng mọc lên khắp nơi. Thường, trước khi chuyển trại, chủ nhà tìm cách sang nhượng cho người khác. Giá cả thả nổi, lên xuống tùy căn, tùy lúc. Người có tiền xem thời gian ở trại là thời gian nghỉ ngơi trước khi hội nhập xã hội mới. Đối với kẻ không tiền, có những nỗi khổ buồn cười không nói được.
Vào trại mấy ngày, nhóm tôi đã tản đi gần hết. Nguyên dãy nhà tập thể khu Chín dành cho người mới tới chỉ còn lại Hùng, Hằng, nhóm " thằng" Hạnh và tôi. Ban ngày, cả bọn kéo nhau la cà khắp trạ?, ngóng tin. Tối về trễ phải trèo cổng mà vào. Riêng anh em Hằng cả ngày quấn quýt, nửa đêm tôi phát giác, hai đứa ngủ chung một mùng.
Nhóm tôi may, tới trại mấy ngày đã được phái đoàn gọi lên phỏng vấn. Mọi người ăn mặc tươm tất, ngồi chờ trước văn phòng Cao Ủy. Chú Dư điểm danh. Đúng một giờ, phái đoàn gọi tên. Tới ba giờ, buổi phỏng vấn kết thúc. Hồ sơ bị kẹt là Hùng và Hằng. Hóa ra, họ không phải anh em, mà là một cặp tình nhân bỏ trốn. Điều rắc rối là Hằng mới mười sáu, phái đoàn cứ buộc Hùng phạm tội dụ dỗ trẻ vị thành niên. Mặc Hằng khóc lóc thề thốt, người Mỹ vẫn khư khư thi hành đúng luật.
Cuối cùng, mọi người về. Tôi băng qua sân cờ, đến phòng thông tin xem danh sách thư tín. Đi nửa sân gặp thằng Cỏn ngược đường về. Chưa hỏi chuyện, Cỏn đã hươ tay, hôm nay không có thự Rồi nó nhăn nhó bảo, trông thư như trông trúng số. Tôi đứng lại hỏi thăm. Hóa ra, cả đám chưa có tiền gửi thư nhưng ngày nào cũng mong tin nhà. Nó nói, không ai báo, có thể gia đình tưởng mình đã chết. Nghe vậy, tôi an ủi qua loa rồi giả lả xoay qua khen bộ đồ đẹp. Không ngờ, nó cười rộ, đứng giữa đường giở áo cho xem. " Trời đất ơi!" Tôi kêu lên rồi cười phá ra. Cái quần mượn, lưng rộng rinh, được buộc lại bằng một sợi dây dù. Dây quá dài, nó thâu lại bằng cách thắt một gút lớn, phủ áo xuống, giữa bụng thấy lồi ra một cục.
Cả buổi tối tôi lơ mơ cứ nghĩ tới cái rốn lồi thằng Cỏn. Sáng hôm sau, tôi qua ban xã hội xin một ít quần áo trong khọ Trong mớ đồ cũ tôi lựa được những chiếc còn mới. Nhưng chưa tìm đâu ra dây nịt cho Cỏn thì Bôn báo tin, nhóm nó dọn sang nhà mới. Không biết " thằng" Hạnh xoay đâu ra khá tiền dẫn cả bọn ra phố sắm đồ.
Hai ngày sau, tôi cũng dọn nhà. Người bạn mới tên Thu, giáo viên Nha Trang, vượt biển một mình. Nhà của chị cột xiêu, mái rệu, nhưng kín đáo. Bên trong, có hai giường nhỏ, chính giữa là bếp. Chị lớn hơn tôi hai tuổi, người trầm tĩnh, hiền lành.
Xóm nhà mới chỉ vài căn, nằm sau phòng Thông Tin. Căn đẹp nhất, có lầu, sát bên vách là nhà Chiến, một gã hàng xóm nguy hiểm. Nghe đồn, hắn trước là bộ đội bán bãi, lừa gạt nhiều người. Tới trại bị nhận mặt nên hồ sơ xin định cư nước nào cũng bác. Ở trại lâu, hắn chai lỳ. Sáng, làm thuê ở đâu không biết, chiều ngồi vắt vẻo trên lầu, vừa uống bia vừa ca hát. Thấy tôi tới, hắn ngưng bặt, lừ mắt coi như coi quái vật. Ban ngày chỉ có vậy, ban đêm hắn mới giở trò. Mỗi tối sau tiếng kẻng báo ngủ, đợi đèn đuốc tắt ngúm, hắn chõ miệng vào vách rồi rên ư ử. Tiếng rên như tiếng mèo kêu, một giống thú động tình lạc điệu. Nghe lâu ngày, chị Thu quen, nằm xuống ngủ ngon lành. Còn tôi trằn trọc, vừa kinh vừa tởm.
Để tránh Chiến, buổi sáng, tôi học Anh ngữ, tối có lớp Cultural Orientation, gọi tắt là C.O. Giáo viên Phi, dạy về đời sống Mỹ. Sau này tôi mới biết, đó là kiểu người mù tả voi, vì chính họ cũng chưa đến Mỹ lần nào.
Những lúc không có lớp, tôi thường ra thư viện, nơi lý tưởng trong trại. Phòng sá?h nhỏ, yên tĩnh, có cửa sổ trông ra biển. Để tâm hồ? vào sách cũng là cách tập cho mình tỉnh táo nhìn đời. Lúc hết giờ, tôi lang thang ra bãi. Dải cát bám đầy rong. Qua khỏi trại, một vườn dừa hoang dày đặc, chạy dài. Từ đây, những người Phi quê mùa, mặc váy, xách sô thường vòng sang trại vừa đi vừa rao, " Chạp-bu". Họ xin cơm thừa. Xin làm gì không biết. Cũng có người gánh dừa đổi dạo. Chập tối, họ rời trại, tới vườn hoang thì lẩn vào trong mất dạng. Mỗi chiều, tôi cũng dạo tới đây thì ngừng. Khi ngược về vừa lúc trại lên đèn. Đi dăm bước nữa tới cầ? câu cá. Cầu bằng ván, bắ? lửng lơ ra biển. Khúc này sâu, sóng sạt bờ nên người Phi xây một cái thành đá. Lúc sẫm tối, tôi thích ngồi trên đầu thành ngắm sóng. Đằng sau, tiếng nhạc xập xình vẳng ra từ xóm nhà " thằng" Hạnh.
Một tháng sau, tình hình Phi đột nhiên căng thẳng. Phe đối lập mưu toan lật đổ chính quyền.Tại Manila, các tổ chức liên hệ biểu tình rầm rộ chống Marcos. Khắp nơi, lệnh thiết quân luật ban hành. Sản xuất đình trệ. Bên ngoài, vật giá vùn vụt leo thang. Trong trại, người tỵ nạn thản nhiên đến dửng dưng. Mọi người chỉ có nước chờ. Khi an ninh vãn hồi, phái đoàn các nước trở lại tái phỏng vấn lần chót, rút ngắn thời gian tạm dung. Điều tôi thấy lạ là, mặc tình hình bất lợi, Cao Ủy vẫn tiến hành dự án phát triển. Người tỵ nạn được thuê đào mương, đắp đường mở mang ngay trong trại. Công lao động mỗi ngày được một đô tiền mặt.
Sau mấy tuần, lớp C.O. chuyển sang dạy nhảy. Nhiều người bỏ lớp, ở nhà. Thời gian này, hình như chị Thu có bạn mới nên vắng nhà thường. Tôi cũng hoanh hoanh đó đây trong trại. Những con đường mới đầy mô gò, nhưng tương lai nhiều hứa hẹn. Một mai trại đóng cửa, vấn nạn thuyền nhân chấm dứt, người Phi cũng có thể cấp cho những kẻ không nhà.
Lang thang một hồi, cuối cùng, tôi cũng trở về con đường lớn. Đây là con đường huyết mạch, tập trung những sinh hoạt chính. Tôi không ưa sự nhộn nhịp của con đường này, mà chỉ thích cây Si trước cổng. Cội Si già, cành oằn, tán mỏng. Từ gốc nhìn lên, cứ như ai lấy bút rạch trời.
Lễ Phật xong, tôi băng qua nhà thờ rồi vòng ra bãi. Biển trước mặt. Tôi nhìn những đợt sóng ngàn năm cứ vật vã vào bờ. Như những buồn vui, tranh chấp trong trại mỗi ngày cứ lập đi lập lại. Mãi lúc trời tối tôi mới quay về. Khi tới cái bờ đá đột nhiên tôi chú ý. Ai như " thằng" Hạnh đang ngồi gục đầu ói mửa. Tiếng ụa dồn thúc, rồi hắn nôn ọe.
" Ê, nè, anh... có sao không?" Tôi rụt rè hỏi.
Hắn ngước lên, miệng mồm ướt dãi, rồi xua tay như đuổi. Nhưng tôi không đi. Hắn gục đầu, ói tiếp. Không chừng, hắn sẽ mửa tới mật xanh. Tôi bật chạy, hớt hãi kêu người giúp. Nhưng vừa trờ tới đầu ngõ đã thấy một đám lố nhố trố mắt đứng cười rần.
Hôm sau, tôi gặp Cỏn, Bôn ở phòng Thông Tin, hai đứa còn hệch miệng cười. Tụi nó kể, cả bọn không tiền, " thằng" Hạnh liều mình bán thân, làm " vợ" một thằng thầy giáo Phị Thấy tôi trối mắt ngạc nhiên, Cỏn nói, thằng Phi là dân gay, ai chịu làm " vợ", hắn cho ba mươi đô một tháng. Thằng Phi cưng " vợ", bia, thuốc, rượu, thịt,... muốn chi cũng có. Đêm động phòng, cả bọn ở ngoài theo dõi. Không biết thằng Phi làm chi mà Hạnh kinh tới nỗi, hắn tông cửa, phóng trối chết ra ngoài.
" Thật sự, cả nhóm không ai có tiền à?" Tôi nghi ngờ hỏi. Thầm nghĩ, chả lẽ Bảy Búa không chia cho hắn đồng nào.
Thằng Bôn chối lia, " Ông Bảy nghèo lắm. Tụi em có, nhiều khi còn cho lại ổng."
" Nghèo gì?" Tôi không tin, " Bảy Búa to béo. Dân anh chị, chuyên chém lộn, có cái thẹo trông phát khiếp."
Nghe vậy, Bôn, Cỏn phá ra cười ngặt ngoẽo, " Trời, thằng chả bị phù mà."
" Còn cái thẹo? Ồ?g bị người ta chém chứ đâu phải vác dao chém người ta, mà sợ."
" Thật à?" Giọng tôi vẫn nghi hoặc, " Nhưng rõ ràng, ông ta vừa ăn cướp vừa hiếp người."
" Hiếp ai?"
" Bà Xiếu."
Tôi vẫn nhớ lúc bà Xiếu chạy ra, quần áo xốc xếch, mắt mũi tèm lèm.
Không ngờ, Bôn, Cỏn kêu trời, " Đâu ai hiếp bả. Lúc kéo vô bụi, tụi em năn nỉ muốn gãy lưỡi, nhưng bả nhất định không chịu lòi một cắc. Bả than, tui còn nghèo hơn mấy chú."
Tôi lại hỏi, " Thật à?" Rồi cười ngượng ngập.
Không ai nói gì thêm. Một chút sau, thằng Cỏn thở dài, " Lúc túng quẫn, con người ta hay nghĩ bậy, làm càn."
Cuối năm, gió chuyển mùa. Mới sáng sớm, nắng hanh vàng khắp nẻo, báo hiệu mùa khô hạn bắt đầu. Tôi may mắn có tên trong đợt chuyển trại đầu tiên. Ngày đi, tôi vác hành lý bước trên con đường chính. Xin chào biệt Palawan, chào cây Si, chào những ngọn sóng chiều. Mắt tôi bỗng nhiên ướt sũng. Có ai đó đỡ hộ hành lý lên xe. Điểm danh xong, xe lăn ra chầm chậm. Tình cờ, tôi chợt thấy " thằng" Hạnh trong số người đưa tiễn. Hắn vác cuốc trên vai, nghe nói mới xin đi đào mương cho Cao Ủy. Mấy người trong nhóm vẫy tay, hắn cũng quơ quơ cái cuốc mà chào. Lần đầu tiên tôi phát giác, khi vui mắt hắn khờ và môi cười tươi như con gái. Tôi chắc, thằng thầy gay thích hắn vì nụ cười này.

Hết


Xem Tiếp: ----