Chương 2

Sơn Ca coi cô giáo của nó là nhất. Trong gia đình, ông Lâm đã giảm uy tín từ ngày tiểu bang và nhà trường phát động chương trình kêu gọi mọi người bỏ hút thuốc. Cô giáo dạy rằng hút thuốc có hại cho sức khoẻ, và làm ảnh hưởng luôn những người chung quanh. Về nhà, nó năn nĩ ông bỏ hút. Ông hứa, và bỏ được hai ngày. Sau đó, ông hút lại còn dữ hơn khi chưa bỏ. Nó mách với cô giáo về chuyện ông thất hứa. Cô khuyên hãy "kiên trì tranh đấu cho đến thắng lợi sau cùng: bãi bỏ hút thuốc." Ở nhà, con bé có mẹ và chị em nó đồng lòng sát cánh đấu tranh không mệt mỏi. Bên ngoài, nó có cô giáo hậu thuẫn làm đồng minh không bao giờ phản bội. Ông Lâm bị cô lập, đối nội đối ngoại đều thất thế. Nhưng ông hút đã mấy mươi năm rồi, không dễ gì một sớm một chiều, ai lung lay được cái nền tảng vững chắc của nicotine thấm nhuần trong máu, và thói quen phì phà khói thuốc. Cuộc chiến hút và chống hút còn đang dằn co chưa biết ngã ngũ ra sao.
Một hôm con bé đi học về, nhảy cà tưng mừng rỡ: "Ba ơi. Ba ơi. Con được honeroll rồi."
"Được honeroll thì tốt thôi. Con giỏi lắm." ông Lâm xoa đầu tán dương nó.
"Ba có hứa, nếu con học giỏi thì ba thưởng. Con đã nói trước phần thưởng gì, ba nhớ không?"
"Một con mèo."
"Mai ba dẫn con ra Pet Shop mua mèo đi bạ"
"Pet Shop chỉ bán chó con."
"Có cả mèo nữa. Con đã vào coi một lần rồi."
Để lấy lại uy tín, hòng lèo lái các con ông đi vào con đường bảo tồn văn hoá dân tộc, ông Lâm giữ lời, và đưa Sơn Ca ra tiệm chó mèo. Nó chọn một con mèo con, lông trắng như cục tuyết, cái mũi hồng hồng. Có con mèo, nó không thích chơi với những con "sea monkey", một loại sinh vật có nhiều chân như con rít, nhỏ như con lăn quăn, bơi trong lọ nước. Sơn Ca nuôi "sea monkey" chẳng làm phiền gì ai. Nó đặt lọ nước lên bàn, soi thêm cái kính lúp, và chúi mũi vào ngắm nhìn những con vật li ti bơi qua bơi lại. Thế thôi. Nhưng, nuôi mèo thì phiền. Nhà thuê ở tầng cao, mèo không có nơi phóng uế bên ngoài. Thỉnh thoảng, nghe cái mùi thum thủm chua chua nhức óc, ông Lâm rà mũi đánh hơi khắp các góc kẹt trong nhà, tìm cho ra nơi phát xuất. Chỉ vài thỏi cứt nhỏ bằng ngón tay út, nhưng sức công phá khứu giác thật dữ dội. Nước đái mèo cũng không dễ ngửi. Đó là mùi khai của nước đái trẻ con có pha thêm chút giấm. Nếu không phát hiện sớm, để lâu bốc mùi nồng gắt còn hơn nước đái quỷ. Ông Lâm đề nghị trục xuất con mèo ra khỏi nhà. Đề nghị cũng là một trò chơi dân chủ. Sang tới xứ này rồi, chế độ quân chủ đã lỗi thời, người cha không phải là một ông vua nhỏ có quyền áp đặt mọi thứ trong gia đình. Tất cả đều được hợp bàn để lấy biểu quyết chung, nhưng quyền quyết định tối hậu vẫn là ông. Vì muốn thu phục nhân tâm, nên ít khi ông Lâm dùng quyền phủ quyết. Một buổi tối, cả nhà ngồi lại bàn thảo với nhau. Mười người mười ý. Cuối cùng, đi đến thoa? thuận chung. Sơn Ca được tiếp tục nuôi con mèo, nhưng nó phải đảm trách công việc lau nhà. Mục đích chính là lau nước đái và hốt cứt mèo.
Vì Sơn Ca sẽ hỏi lại cô giáo về tác hại của lông mèo, nên ông Lâm điện thoại đến nhà cô giáo trước, kể chuyện Sơn Ca hôn mèo, và nhờ cô nói giúp là lông mèo làm ho lao hoặc hen suyển.
Cô giáo phản đối: "Tôi không thể nói điều trái y học."
"Thế cô cũng tán đồng cho nó hôn mèo?"
"Không phải. Tôi chỉ nói không nên hôn mèo vì vấn đề vệ sinh."
"Nếu đặt vấn đề vệ sinh, thì mèo đâu phải con vật dơ bẩn?"
"Thưa ông, không nên đi quá xa mục đích yêu cầu của ông. Cứ hãy nhìn lên TV, người Mỹ họ Ôm ẳm chó mèo trong lòng và hôn hít, đã có sao đâu? ông không muốn thế, tôi sẽ khuyên Sơn Ca đừng hôn mèo. Đơn giản chỉ có thế."
"Cô cũng nên cho nó biết thêm, rằng chó mèo có thể gây ra dị ứng về đường hô hấp, như một số người dị ứng với phấn hoa thảo mộc."
"Lại nữa! Điều này có lẽ ông phải nhờ một bác sĩ giải thích cho con ông. Tôi là một cô giáo, không có khả năng ôm đồm nhiều thứ."
"Nhưng con tôi nó tin cộ"
"Chính vì thế mà tôi không thể nói những gì ngoài lãnh vực hiểu biết chuyên môn. Đối với trẻ em, một lần nói sai hoặc thất hứa, những lần sau nó không tin nữa."
+
Sơn Ca đặt tên con mèo là Snowball. Nó réo Snowball cả ngày, nhưng con mèo cứ trơ ra như không phải gọi nó.
ông Lâm nói: "Nó đã có tên rồi. Nó không thích ai gọi nó là Snowball."
"Tên gì?"
"Meo."
"Ai đặt cho nó vậy?"
"Má nó đặt từ khi mới sinh rạ"
"Meo. Tên xấu tệ."
"Nhưng nó thích. Con thử gọi Meo đị"
Sơn Ca giả giọng mèo kêu meo meo. Con mèo liền đến ngay.
"Còn tên của con, ai đặt vậy?"
"Má mày."
"Tại sao đặt Sơn Cả"
"Ở Việt Nam ngày trước, có cô ca sĩ tên Sơn Ca, hát rất haỵ Má con thích giọng hát của cô ấy, và lấy tên cô đặt cho con. Sơn Ca cũng là tên của một loài chim có tiếng hót líu lo vui tai lắm. Con có thích tên của con không?"
"Thích. Nhưng người Mỹ gọi con là Sơn Khệ"
"Họ gọi là gì, kệ họ. Con cứ giữ tên con. Ba rất ghét những mũi tẹt da vàng mà gọi là Mai Cồ, là Biu, là Bóp, là Hé Lìn, là Xí Nì... "
"Người Mỹ gọi tên ba thế nào?"
"Lâm nhưng họ phát âm thành Lem."
"Lamb là con cừu nhỏ, hiền lành dễ thương lắm. Nhưng ba dữ quá à!"