Tổ Chức sinh hoạt thanh niên ở xã này cũng như các xã Thiên Chúa giáo khác vô cùng khó khăn. Trong đội công tác phát động, ngoài những nhiệm vụ chung, Hoài đi sâu và chịu trách nhiệm về lãnh vực này. Thanh niên ở đây mang tính chất nửa nông thôn nửa thành thị. Một số có trình độ văn hóa khá, đã tốt nghiệp đại học hoặc đang học đại học dở dang, sau giải phóng trở về xã tham gia làm nông nghiệp vì không có việc làm hay không có điều kiện học tiếp. Số đông có trình độ trung học phổ thông. Họ lập gia đình sớm ra ở riêng và chăm lo đất vườn vừa mới được bố mẹ chia cho. Họ ít muốn đi xa và không quen sinh hoạt tập thể. Một thứ sức ỳ và thụ động bao trùm lên các buổi sinh hoạt. Đi dự họp họ chỉ yên lặng ngồi nghe, không phát biểu, ít cười đùa. Ngay việc tập những bài hát tập thể cùng khó khăn vì ban đầu không mấy người chịu bắt giọng theo người hướng dẫn mặc dù có một số thanh niên chơi đàn khá và nhà có cát-xét nghe nhạc. Cơ sở của đoàn ở những nơi này hoàn toàn trắng. Xã không có một đoàn viên nào và huyện đoàn có trách nhiệm trực tiếp tìm người bồi dưỡng, kết nạp để thành lập chi đoàn.Tuần vừa qua, tỉnh đoàn có cử mấy cán bộ xuống hỗ trợ để tổ chức sinh hoạt thanh niên, đặc biệt hướng dẫn việc múa hát tập thể. Hoài tập trung một số thanh niên trong xóm đến nhà Nga để hướng dẫn trước làm nòng cốt trong những cuộc sinh hoạt thanh niên rộng rãi này. Mặc dù khuôn mặt vẫn phảng phất nét u buồn, Nga có vẻ vui lên một chút trong những buổi lập dượt. Tính hồn nhiên trẻ trung vẫn là nét chủ đạo trong tâm hồn cô gái mười bảy tuổi này. Cô hát không điêu luyện nhưng giọng cô trong như tiếng chim lảnh lót. Còn múa thì tuyệt vời. Cô tiếp thu nhanh hơn mọi người, cánh tay mềm mại, nhưng ngón tay thon muốt dịu dàng của cô quyền chuyền lướt theo giai điệu bài hát và tiếng ghi-ta bập bùng. Tuy là những điệu múa tập thể nhưng cũng có những đoạn múa đôi hoặc quay một mình, những lúc đó cô nổi bật lên như một vù nữ bẩm sinh, ngay cả cán bộ tỉnh đoàn được tập huấn kỳ cùng phải thán phục. Là cán bộ chỉ đạo nhưng hoạt động thanh niên, Hoài cùng phải tham gia vào các sinh hoạt này. Hát thì dễ dàng nhưng múa lúc đầu Hoài cùng hơi lúng túng dù trước đây anh cùng biết khiêu vũ đôi chút. Đã khá lâu anh không tham dự vào các hoạt động trẻ trung này. Anh cảm thấy mình đã hơi già so với lứa tuổi mình đang tiếp xúc. Hoài có lý giải tình hình trì trệ của sinh hoạt thanh niên ở đây, ngay cả trong những hoạt động trẻ trung như múa hát tập thể. Trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam của thanh niên, sinh viên, học sinh trước đây và nhưng ngày đầu sau giải phóng, tiếng hát có sức lập hợp, cổ vũ và lôi cuốn mạnh mẽ tuổi trẻ. Người ta đã hát nhưng bài ca hào hùng với tất cả buồng phổi và nhiệt tình của mình, say sưa với hào khí đang bừng bừng của một thể hệ, một dân tộc. Tính cộng đồng, tập thể là một nhu cầu, một sự cuốn hút tự nhiên đối với tuổi trẻ trong không khí và âm vang của những giai điệu hùng tráng của cả tâm hồn lần lời ca. Nhưng bây giờ sự hòa điệu đó không còn nữa. Tiếng hát tập thể không có sinh khí, vang lên một cách gượng ép, lạc lõng ngay giữa tập thể trẻ trung này mà những cán bộ đầy nhiệt tình của đoàn không sao chi phối được. Hoài đã nhiều lần phân tích về âm nhạc với đám thanh niên theo quan điểm của anh. Anh bảo thanh niên và âm nhạc phải đi cùng với thời đại của mình. Trước đây, có một thời anh và thế hệ của anh đã sướt mướt với "ca khúc da vàng" của Trịnh Công Sơn, cả những "nỗi buồn nhược tiểu" của Nguyễn Đức Quang và nhiều nhạc sĩ khác. Nhưng tới một lúc nào đó, khi khí thế đấu tranh chống đế quốc đã sục sôi thì không thể ngồi rên rỉ được nữa. Nỗi đau buồn, kêu than là điều tất yếu trong một hoàn cảnh, nhưng nó phải được vượt qua. Tiếng hát đấu tranh phải là "dậy mà đi", "tổ quốc ơi ta đã nghe", "hát trong tù" làm dậy lên hào khí của một thế hệ. Nhạc sĩ nào, bài ca nào không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị bỏ lại đằng sau. Ngay cả âm nhạc về tình yêu cũng thế. Ngày trước anh đã từng đắm mình trong khói thuốc, chất men đắng cà-phê với tiếng nhạc ru hồn "chiều chủ nhật buồn", nằm trong căn gác đìu hiu, với những "bài không tên số 1, số 2, số...", cả những "Hoài cảm", "em đến thăm anh một chiều mưa"... xa xưa hơn. Nhưng bây giờ anh không thích, không hát và không nghe những bài đó nữa. Không phải anh lên gân, "đỏ hơn cộng sản" nhưng quả thật trong tâm hồn anh một cái gì sôi nổi, tự hào, hùng tráng, lao về phía trước, làm cho những giai điệu u sầu mang chứa nỗi niềm riêng tư bé mọn không còn chỗ đứng.Hoài đã nói như thế với đám thanh niên. Họ nghe nhưng không chấp nhận cũng không phản đối. Hình như đối với họ có cái gì không ổn trong lập luận này, nhưng họ không đủ lý lẽ hoặc vì lý do gì đó, không phản đối được. Các điệu múa có lôi cuốn sự chú ý của thanh niên ở đây nhiều hơn một chút nhưng vì tò mò hơn là thích thú. Họ thích xem hơn là tham dự, một phần do bản tính nhút nhát của thanh niên ở nông thôn. Ngay cả việc vỗ tay cổ vũ một người hát, giữ nhịp cho một bài ca tập thể cũng làm họ ngần ngại, nói gì đến việc nhảy múa trước đám đông. Trong những buổi sinh hoạt ở các xóm, Hoài và Nga đã phải múa biểu diễn cùng với các cán bộ tỉnh đoàn. Trong những lúc rảnh rỗi ở nhà, Hoài và Nga có dịp tập dượt thêm nên hai người múa với nhau khá nhuần nhuyễn. Khi múa với Nga trước đám thanh niên, Hoài thấy trong đám đông nhiều người thích thú theo dõi nhưng cũng có những đôi mắt ghen tị và ác cảm. Nga là một cô gái mới lớn xinh đẹp và không ít thanh niên ở đây ngấm nghé cô. Một buổi tối sau khi sinh hoạt ở một thôn xóm cuối xã khá xa, Hoài và Nga đi về nhà khi trời đã khuya. Mặc dù sinh hoạt đêm thường xuyên, lần này dưới ánh trăng mờ, trong những ngò xóm cây lá âm u, Hoài bỗng cảm thấy rờn rợn. Nga cùng tự nhiên nép sát bên anh, cô nói thật nhẹ như một hơi thở:- Anh Hoài, tự nhiên em thấy sợ quá. Hoài nắm lấy cánh tay cô:- Có gì đâu. Đêm nào em chẳng đi sinh hoạt. Đây là xã của em mà. Nga cùng bíu lấy tay anh:- Nhưng lần này sao em sợ quá. - Tại trăng mờ và trời hơi tối đó thôi. Hai người im lặng đi tiếp. Tiếng chân cố ý đi khẽ của họ hình như dội vang hơn trong đêm vắng. Thỉnh thoảng, Hoài liếc nhìn Nga. Cô gái đi bên cạnh anh nhỏ nhắn, mềm mại và lúc này hình như vô cùng yếu đuổi. Anh cảm thấy gần gũi và thân thiết với cô vô cùng khi cô tin cậy bám vào tay anh. Một cảm xúc nhẹ nhàng và hình như rất xa xưa khơi dậy trong tâm hồn đang lắng dịu của anh. Anh cảm thấy những lo nghĩ về những vấn đề chính trị phức tạp của xã này thường xuyên ám ảnh anh đã tan biến. Tất cả hình như đều vô nghĩa, xa lạ khi đi với một cô gái dịu dàng thân thiết thế này trong đêm khuya trên những con ngõ vắng. Một lúc lâu, Nga chợt lên tiếng:- Hồi trẻ anh có nhiều người yêu không?Hoài khè cười:- Em nói "hồi trẻ", nghĩa là bây giờ anh già lắm rồi hả?Nga cũng cười:- Không phải đâu. Anh cùng còn trẻ chán so với các ông cán bộ khác. Em muốn nói hồi anh mới lớn như em bây giờ nè. Giọng Hoài thoáng ngậm ngùi:- Anh ngoài ba mươi rồi còn gì. Anh cùng thấy mình bắt đầu già vì anh suy nghĩ về các vấn đề chính trị nhiều quá. Anh sống cho lý tưởng nhiều hơn cho chính mình, dù hồi trẻ anh lãng mạn lắm. Anh biết yêu khá sớm, mới mười lăm tuổi đã yêu rồi. - Thế à. Mười lăm tuổi thì biết gì? Hồi đó anh yêu ai?- Một cô bé học sau anh hai lớp, lúc anh mới bắt đầu lên cấp ba. Anh còn nhớ anh đã viết ghép lên anh và tên cô bé khắp nơi, trên bảng, lên tường, trong vở, trên ghi-đông xe đạp... và đi theo lẵng nhẵng phía sau mỗi lúc tan trường làm cô bé xấu hổ phát khóc vì bạn bè chế riễu. Ban đêm có lúc anh còn đến trước cổng nhà cô đứng hàng giờ để nhìn cô qua cửa sổ. - Sao anh si tình thế? Rồi cô ta có yêu lại anh không?- Khổ thân cho anh là sau mấy năm đeo đuổi, khi cô bé lớn lên, bắt đầu yêu, lại yêu một thằng bạn cùng lớp với anh. Anh cùng bị bạn bè trêu chọc rất nhiều. Nhưng tình yêu hồi đó ngày thơ và trong trắng lắm. Anh đau khổ một thời gian rồi cùng nguôi ngoai. Lớn lên anh yêu rất nhiều cô khác, không biết có phải để trả thù cho mối tình tuyệt vọng trong tình yêu đầu đời của mình không. Tình yêu đó tuy đơn phương nhưng đối với anh rất thần thánh và hầu như chi phối tình cảm suốt cả đời anh. - Em cũng đang đau khổ dù không phải là tình yêu đơn phương. -Giọng Nga chợt đượm buồn. - Có phải sự trung thành và tình yêu tuyệt đối mà người ta tưởng đã hiến dâng cho nhau chỉ là điều ảo tưởng không anh? Từ khi biết yêu, em vẫn cho là không có gì đẹp đẽ, cao thượng bằng tình yêu nhưng bây giờ em lại thấy tình yêu còn những khuôn mặt khác nữa. Người ta còn sống vì những điều khác chứ không phải chỉ có tình yêu, và có khi những điều kia còn mạnh hơn, chi phối cả tình yêu, đẩy người ta đến chỗ phản bội cả tình yêu. Thế sao em đọc sách, thấy người ta viết " tình yêu mạnh hơn cái chết" hả anh?Nga ngước lên nhìn Hoài khi nói tới câu hỏi này. Hoài thấy trong đôi mắt to đen, không chớp của cô một nỗi đau đớn hơn cả điều cô diễn tả. Anh nói nhẹ nhàng:- Đúng là có nhưng lúc, những người mà "tình yêu mạnh hơn cái chết". Lúc đó, người ta cảm thấy được có nhau, thuộc về nhau là hạnh phúc và lẽ sống duy nhất, ngoài ra tất cả đau vô nghĩa, vô ích, kể cả sự sống. Chết cho nhau còn thỏa lòng hơn sống mà phải chia lìa, mất nhau. Đó là sự điên rồ đẹp đẽ của con người. Nhưng rõ ràng không phải ai, lúc nào cũng thế. Ngay đối với một người, có khi người ta nghĩ và sống như thế nhưng sau đó người ta có thể quên tất cả và khi nghĩ lại, cho đó là điều buồn cười dại dột. Theo anh, tình yêu chỉ bền vững khi có sự hiểu biết và đồng cảm sâu xa, trải qua thử thách trong nhiều cảnh ngộ. Còn sự phản bội là một mầm mống có sẵn trong mọi nơi, kể cả trong tình yêu. Thề thốt trung thành chung thủy chung qua là một điều dối trá. Tốt hơn hết là cứ nên sống cho điều mình đang nghĩ và sẵn sàng chấp nhận những đổi thay khi nó xảy đến. Em đừng quá bi quan về nỗi thất vọng của mình. - Thế anh đã có lần nào thất vọng chưa, và hiện nay anh có yêu vợ anh không?- Trong đời, anh đã yêu nhiều và thất vọng nhiều. Những lúc thất vọng, tuyệt vọng, anh tưởng mình có thể chết được. Anh để cho nỗi đau dày xé mình cho đến rướm máu, tan nát nhưng rồi tất cả cùng qua đi mặc dù vết thương sẽ còn lại trong suốt đời. Còn vợ anh ư? Tụi anh đã đến với nhau cũng như một cơn điên rồ, thấy nhau là tất cả, không cần điều gì khác, không cho điều gì khác là quan trọng và quý giá hơn, sẵn sàng đánh đổi tất cả để thuộc về nhau. Nhưng còn cuộc sống hôn nhân, đó là một điều khác mà có lẽ em chưa hiểu được đâu. Vẫn là tình yêu nhưng còn là nghĩa, là trách nhiệm vợ chồng, là con cái, là cuộc mưu sinh, là sự chung đụng va chạm hằng ngày, là bao nỗi lo toan, là những bất đồng không thể tránh... Hoài chợt lặng im khi nói đến đây. Những mối dằn vặt trong cuộc hôn nhân với Vy ngày tháng gần đây vẫn quặn thắt trong tâm hồn anh, lặn chìm dưới bao nhiêu điều sục sôi của công tác cách mạng mà anh đang theo đuổi. Từ lúc anh đi công tác xuống xã, thỉnh thoảng anh về nhà, thấy Vy có vẻ trầm lặng hơn, gần như một sự lạnh lùng xa cách. Hoài suy đoán có thể Vy cho anh quá trách nhiệm với công tác mà xem nhẹ gia đình. Đây là vấn đề hai vợ chồng đã tranh cãi nhiều lần. Hoài nói:- Trong chiến tranh, vợ chồng cách biệt nhau năm, mười năm là thường, thậm chí chỉ ở với nhau sau đám cưới ba ngày rồi chồng đi miệt mù, nhiều trường hợp con sinh không biết mặt bố, khi bố trở về con đã năm, sáu tuổi... Thế mà người ta vẫn chịu đựng được. Còn mình bây giờ mới đi công tác vài tuần, vài tháng, có gì là ghê gớm. Vy phản bác ngay:- Đồng ý chiến tranh là như thế, ai cùng phải chấp nhận cả. Dĩ nhiên người ta đau khổ nhưng đành phải chấp nhận. Còn bây giờ có phải là chiến tranh đâu, tại sao lại phải sống như thời chiến? Anh đừng có "bảo hoàng hơn vua". Hoài hiểu thực ra vấn đề không chỉ là lý lẽ, chỉ là việc anh về nhà hằng tuần hay không. Trong việc này, lý lẽ đâu phải không thể dung hòa. Còn anh về nhà hằng tuần sẽ làm được gì cho gia đình, nếu không chỉ là chẻ mấy cây củi, xem lại bài vở cho con, đưa vợ con đi chơi cho khuây khỏa... Đối với Vy, quan trọng là việc bày tỏ tình cảm và chia xẻ những ưu tư, lo toan hằng ngày. Tuy nhiên đối với anh, những điều đó cũng cần thiết nhưng nhỏ bé hơn rất nhiều so với những gì anh phải làm cho cách mạng, cho đất nước. Bao nhiêu năm trước đây, dù đã sống hết mình cho lý tưởng, bây giờ anh thấy mình đã làm được quá ít. Không phải anh muốn lập công một cách cơ hội. Tự trong tâm hồn, ngọn lửa nhiệt tình vẫn bùng cháy không thôi. Hoài lắc đầu xua đuổi những ám ảnh nặng nề. Nga đi bên cạnh anh vẫn chăm chú nhìn anh chờ đợi anh nói tiếp. Anh thở dài:- Thôi đừng nói chuyện đó nữa. Không vui vẻ gì đâu. Một ngày kia lấy chúng em sẽ hiểu. Nga lắc tay anh vùng vằng:- Em không lấy chồng đâu. Em sẽ đi tu. Chưa lấy chồng mà đã khổ rồi. Em không hiểu làm sao người ta có thể sống bên nhau và chịu đựng nhau lâu dài đến thế. Ngay bố mẹ em trước đây, hồi bố em còn sống, em thấy ông bà hình như cũng không hạnh phúc, nhất là vì ông rất đào hoa, được nhiều cô mê và mẹ em đã khóc hết không biết bao nhiêu nước mát. Người ta có ai sống hoàn toàn hạnh phúc không anh?Giọng Nga như cùng đong đầy nước mắt. Hoài cúi nhìn và lại thấy hai giọt lệ ứa ra, lăn dài trên khuôn mặt trắng nhợt nhạt của cô trong ánh trăng mờ, như một buổi hoàng hôn nào cô đã đi bên anh nói chuyện tình yêu. Một niềm thương cảm dâng lên trong lòng Hoài. Cuộc sống, tâm tình của anh và cô hoàn toàn khác nhau nhưng hình như có một cái gì đồng dạng, "cùng một lứa bên trời lận đận" làm anh xót xa đến não lòng. Anh chợt kéo Nga đứng lại, hai tay nâng mặt cô lên và thấy một nỗi đau thánh thiện, nguyên trinh lạ lùng, long lanh trong đôi mắt rợp hàng mi đen thăm thẳm, từ đó hai giọt lệ lại ứa ra. Anh cúi xuống hôn nhẹ nhàng lên đôi mắt có giọt nước kết tinh nỗi đau khổ dịu dàng kia, lắng nghe chất mặn thấm vào đầu lưỡi. Nga thình lình quàng chặt lưng anh, gục đầu vào ngực anh thổn thức. Hai người cứ đứng như thế một hồi lâu. Họ không biết rằng ở một ngã ba gần đấy, có một bóng đen nhẹ nhàng lẻn đi, sau khi đã chứng kiến cảnh tượng mà hắn đã theo dõi dưới ánh trăng mờ.