Chương 1

- Chị Miên ơi, em đói quá hà!
Đang thu mình sâu trong ghế salon để trốn tránh những âm thanh chát chúa, rin rít phát ra từ phòng bà cô và dì Huệ. Nghi Miên gật mình bởi cái kéo tay thật mạnh cùng tiếng gọi nghèn nghẹn của Quốc Minh. Nghi Miên vội kéo em vào lòng, mắt dáo dác nhìn quanh, vỗ về em trai:
- Ráng chút nữa đi em.
Quốc Minh mếu máo:
- Dì la hoài biết chừng nào mới chịu dừng lại. Trong khi em, từ sáng tới giờ chưa có gì trong bụng. Chị Hai bới cho em chén cơm, em ăn cơm không cũng được.
Nghi Miên cau mày:
- Em nói sao? Gần sáu giờ tối rồi, không có lẽ từ sáng tới giờ dì không cho em ăn hả Minh?
Quốc Minh tấm tức:
- Còn không gì nữa, mà chị đừng nói lớn dì nghe được đánh em. Thà em nhịn đói chứ bị đòn, em chịu không nổi đâu, em không bây giờ được dì cho ăn sáng. Dì bảo nhịn cho quen. Vì dạo này ba làm không ra tiền. Trưa nay, dì đi đâu với chú Nghĩa, nên em phãi nhịn đói.
Nghi Miên xót xa:
- Trời ơi! Sao em không nói gì hết vậy, chị đi học rồi phụ bán hàng cả ngày, em không nói chị đâu biết em nhịn chứ. Em xuống bếp chị lấy cơm cho ăn. từ mai chị Hai nói ba cho em tiền ăn sáng. Nhịn riết, hèn chi em ốm tong ốm teo. Ba làm vất vả,tiền đem về đưa cho dì hết. Chị phải nói cho ba hay.
Quốc Minh hạ giọng:
- Dạo này, dì hay đi ra ngoài gần tới giờ ba về, dì mới về. Thi thoảng có chú Nghĩa đến chở đi.
Nghi Miên cắn môi:
- Những lúc ấy, bả nói gì với em?
- Cho em vài ngàn để ăn phở, dặn em coi nhà, dì đi công chuyện.
Nghi Miên buột miệng:
- Công chuyện cái gì, ba bị cắm sừng thì có.
Quốc Minh ngơ ngác:
- Cắm sừng là sao chị?
Nhớ ra Quốc Minh còn quá nhỏ, năm nay nó mưới lên sáu tuổi, chẳng nên để em biết chuyện này, Nghi Miên vội khỏi lấp:
- Chị nói lộn, em đừng để bụng. Com đây em ăn cho no đi.
Quốc Minh mừng rỡ đón chén cơm, nó xuýt xoa:
- Thịt quay ngon quá hả chị Hai?
Nghi Miên cười gượng.
- Ừ! Ngon, hôm nào có tiền, chị mua cho em vịt quay để em ăn. hình như lâu rồi, nhà mình không có món đó.
Quốc Minh cười toe:
- Vịt quay là món ruột của em mà, bữa nào chị Hai mua nha?
Nghi Miên thở dài. Giá như mẹ cô còn sống, chắc chắn chị em cô sướng như tiên. Và cô, không phải vừa đi học, vừa đi làm như hiện tại. Tất nhiên ba cô không hề biết chuyện cô đi làm, ba thầu các công trình xa nhà, nên luôn vắng nhà thường xuyên. Cũng vì thế, ba tôi đành đi bước nữa, mong chị em cô có người chăm sóc. Thời gian đầu dì Huệ tỏ ra là người tốt hết mực, yêu quý con chồng. Bởi thế, ba cô hoàn toàn yên tâm giao tài sản, nhà cửa cho dì Huệ. Bốn năm dì Huệ sống trong căn nhà này, thì ba năm chị em cô đói khổ đủ điều. Dì Huệ trước mặt ba tôi thì mua quần áo, thức ăn ngon cho tụi cô, ba cô đi thi quần áo bị dì lấy lại, cất để đóng kịch ở lần sau. Ba cô vô tình đâu biết lòng dạ dì Huệ xấu xạ Năm học này, ba cô ra tận Đà Nẵng làm việc nên dì Huệ bắt cô làm đủ việc nhà, không cho chị em cô tiền ăn sáng, hoặc mua sách vở, Nghi Miên đành giấu ba, đi phụ bán hàng cho chị gái Nhã Phượng nhỏ bạn thân của cộ Cũng may, công việc nhàn nhã, nên cô có thời gian học. Cô những muốn gia đình êm ấm nên cô nhẫn nhịn. Tưởng rằng dì Huệ vịn cớ cô lớn mà đày đọa, ai ngờ dì bỏ đói cả Quốc Minh.
- Trời đất. Nhà có nóc, sao ăn cơm không chờ ba, chờ dì hả Minh?
Giọng bà Huệ chua lè cất lên, cắt giòng suy nghĩ của Miên lơ lững.
Nghi Miên gằn giọng nhỏ:
- Thằng bé đói quá, là cháu cho nó ăn trước đấy.
Bà Huệ trừng mắt:
- Mới 6 giờ đúng bửa cơm chiều đói gì chứ. Làm như nhịn đói cả tuần lễ vậy. Phải tập thói quen nề nếp.
Nghi Miên nhếch môi:
- Cháu biết, nhưng từ sáng đến gìờ dì chưa cho nó ăn hột cơm nào, làm sao nó chịu nổi.
Bà Huệ gắt gỏng:
- Hả! Chị em mày định toa rập nhau để tiếng ác cho tao à? nó ăn như cọp như heo, bao nhiêu cho đủ.
Nghi Miên dằn dằn:
Quốc Minh là đứa trẻ ngoan, nó không biết nói sai sự thật. Dì sống sao tự dì hiểu, đừng để tôi phải lên tiếng không có lợi cho dì đâu.
Bà Huệ trợn mắt:
- Mày dám?
Nghi Miên thủng thẳng:
- Đừng tưởng tôi đi làm, là tôi sợ dì. Tại tôi muốn ba tôi yên tâm, dì nên nhớ tôi không còn là con nít. Và tôi đủ tư cáchnói tốt hoặc xấu về dì. Ba tôi đâu yêu thương dì. Vận không bây giờ bỏ bê con mình đâu, và tài sản này đứng tên mẹ tôi đó dì.
Bà Huệ tức tím mặt. Song chưa kịp nói gì, thì ông Phan đã xuống tới.
Nghi Miên cắn môi.
- Thưa ba, mới về ạ.
Ông Phan xoa đầu Quốc Minh:
- Ừ, ba vừa mới về. Sao hả chó con, sao không đợi ba ăn cho vui?
Nghi Miên đở lời:
- Em xấu tật mà ba, chập tối là đòi ăn. Ba ngồi xuống đi con dọn cơm nha.
Ông Phan gật đầu:
- Con thi học kỳ chưa Miên. Thi đạt điểm khá, ba mua cho dàn máy vi tính, chịu không con?
Nghi Miên nghe mí mắt cay caỵ Ba cô thật tuyệt vời. Dù bận trăm công ngàn việc, ba vẫn rất nhớ ngày giờ học của cô.
Quốc Minh láu táu:
- Ba mua máy vi tính, nhớ mua thêm đồ bấm điện tử, con chơi ké với chị Hai.
Ông Phan cười vang:
- Chưa gì đã ham. Ba nhớ con có tới hai máy bấm điện tử, cả máy chơi trên tivi cơ mà.
Bà Huệ chép miệng:
- Anh rửa mặt cho mát rồi ăn cơm. Cứ như trời xui đất khiến. Hôm nay em đi chợ mua cánh gà về rô tị Cả canh lá giang thịt gà. Hai món anh thích nhất đấy.
Bà liếc xéo Nghi Miên. Cái liếc mắt như ngấm ngầm nhắc cô cẩn thật lời nói. Nghi Miên lặng lễ dọn cơm. Lâu lắm rồi ba mới ăn cơm cùng gia đình. Cô đâu ngốc đến nổi đem nổi buồn phơi ra lúc này.
Bữa cơm vừa bắt đầu thì chuông cổng reo inh ỏi. Bà Huệ buông chén nhưng Nghi Miên đã nhẹ giọng:
- Dì để cháu mở cổng cho.
Dứt câu, Nghi Miên nhanh nhẹn đứng lên. Ánh mắt màu tro khẽ tối lại khi Miên nhận ra người khách ấy là chú Nghĩa, Văn Nghĩa cười cười:
- Chào Miên, tối thứ bảy Miên không đi đâu à?
Nghi Miên tránh tia mắt như có lửa của Văn Nghĩa. Cô gờn gợn khi phải chạm mặt với người đàn ông này! Dù Văn Nghĩa là em kết nghĩa của ba cô song không bây giờ ông ta xưng "chú" với Miên cả.
Nghi Miên cắn môi:
- Chú nghĩa tìm ba cháu, hay dì Huệ?
Văn Nghĩa lơ lững:
- Nếu chú muốn tìm Miên thì sao nhỉ?
Nghi Miên nhếch môi:
- Cháu đâu là người đúng "đối tượng" để chú tốn thời gian. Ba và dì cháu đều ở nhà. Mời chú vô.
Văn Nghĩa khựng người:
- Ba cháu về rồi à? Sao chú không biết nhỉ?
- Không biết thì bây giờ biết, đâu có muộn. Chú vẫn dưới quyền ba cháu kia mà.
Ranh con này hôm nay nó toàn nói xóc. Đừng ỷ có cha mày ở nhà, sẽ không lâu được nữa đâu, gia sản này thuộc về tay tao. Lúc đó, tao nhất định phải có cả mày nữa, ranh con ạ. Ranh con mà làm đau được trái tim tao. Hơn nữa hẳn mụ dì ghẻ xí xọn của mày nữa. Chờ đi! - Văn Nghĩa nghĩ thầm trong bụng.
- Ai vậy bé Tin?
Ông Phan khẻ hỏi khi thấy Nghi Miên vào phòng ăn.
Nghi Miên cười cười sau khi ném cho bà Huệ cái nhìn đầy đe dọa:
- Chú Nghĩa đó ba.
Văn Nghĩa kêu lên:
- Ôi, sao mà kịp thời quá vậy. Vừa có lộc ăn, vừa gặp được anh.
Ông Phan vui vẻ:
- Gặp bữa, chú ngồi xuống ăn cho vui. Con gái lấy thêm chén đũa đi. Ai nói mà chú biết anh về.
Văn Nghĩa cười cười:
- Là em tình cờ thôi. Em định tới rũ chị Huệ đi coi ca nhạc. Câu lạc bộ thị xã hôm nay có nhạc trẻ.
Ông Phan gật gù:
- Thu Huệ thích nhạc trẻ hơn cả ăn uống. Chú ăn cơm xong rồi, hai chị em đi cho vui.
Bà Huệ sẽ sàng:
- Em không đi nữa đâu, nếu anh ở nhà.
- Anh biết là anh không thích nghe nhạc. Vào đó, khác nào anh nghe sấm nổ bên tai. Và em có thể mất mặt nếu anh lăn ra ngủ. Đâu dễ mấy khi có ca sĩ nổi tiếng về đây, em cứ đi, anh cần ngủ một giấc cho khỏe.
Vậy là cơm nước xong, Văn Nghĩa và bà Huệ chở nhau đi coi ca nhạc. Bà Huệ vui vẻ lắm khi Nghi Miên sầm mặt nhìn theo.
Ông Phan đặt tay lên vai con gái:
- Con sao vậy Tin?
Quốc Minh nói hớt:
- Chị Hai chúa ghét chú Nghĩa với dì Huệ đó ba ơi.
Nghi Miên trừng mắt:
- Quốc Minh!
Quốc Minh lè lưỡi, giấu mặt sau lưng ông Phan.
Ông Phan cười nhỏ:
- Con không thích dì Huệ đi chơi phải không Miên?
Nghi Miên cắn môi:
- Thưa ba, nếu đơn thuần là vậy thì con đâu đến nổi nhỏ mọn. Con lớn rồi, đâu mỗi chút mỗi ganh tụy cùng dì.
Ông Phan hiền lành:
- Vậy nói ba nghe là sao con gái?
Nghi Miên thở dài:
- Có nên không ba? Con muốn tâm tư ba luôn bình yên khi trở về mái gia đình.
Ông Phan chậm rãi:
- Đây là cơ hội để con giãi bày cùng ba những uẩn khúc trong lòng. Dẫu thế nào chị em con vẫn là nhất trong ba, con gái ạ.
Ngần ngừ một chút. Nghi Miên chậm rãi kể cho ba nghe những gì bao lâu nay cô không muốn nói. Cả mối quan hệ với chú nghĩa và dì Huệ, đúng ra phải là "chị em" song chẳng bây giờ chú Nghĩa gọi vậy.
Ông Phan như hóa đá trước lời kể của con, giọng ông nhu nghẹn lại:
- Con nói sao? Con phải đi bán hàng à?
Nghi Miên cắn môi:
- Xin ba đừng giận. Con phụ bán hàng. Chị Linh hiểu gia thế nhà mình nên không hề hất hủi con.
Ông Phan chua xót:
- Khốn nạn thật. Bấy lâu nay ba cứ ngờ hai đứa được chăm sóc chu đáo lắm. Vậy mà, tiền ba đem về, nay bả nói mua đồ, mai nói hai đứa cần mua sách và tiền học. Ba thật có lỗi với các con.
Nghi Miên dè dặt:
- Ba à, con nói để lòng nhẹ bớt nỗi đau. Con không muốn ba gay cấn với dì lúc này.
Ông Phan cau mày:
- Con nói rõ nghe Miên!
Nghi Miên chậm rãi:
- Quanh đây, dì đối với chị em con thế nào ai cũng biết cả. Song chuyện dì ghẻ con chồng tránh sao khỏi sự ganh ghét. Đó không thể là ly do để ba chia tay dì Huệ. Như vậy lỗi ở tụi con hết. Ba phải tận mắt chứng kiến cảnh dì Huệ hư hỏng kìa. Chú Nghĩa không phải là người để ba tin. Ba nên kiểm tra lại hoạt động của công ty, không thôi ba thua trắng tay đấy.
Những lời con gái nói chẳng khác nào như nhát búa giáng xuống đầu ông Phan. Ông tin con gái ông không bây giờ đặt chuyện. Chả lẽ ngần tuổi này, ông còn bị lường gạt hay sao?
Nhã Phượng vẫy tay:
- Sao mặt mày buồn so vậy? Lại bị rầy mắng hả Miên? Xe đâu mà đi bộ.
Nghi Miên lắc đầu:
- Bả không dám mắng Miên đâu. Tại cái xe chở trứng hỏng bất tử. Miên phải bỏ vào tiệm.
Nhã Phượng hạ giọng:
- Tối qua tao thấy chú của mày đưa bà Huệ vô vũ trường "Sao Đêm " nhảy suốt buổi tối, sau đó kêu đồ ăn vô phòng riêng hát Karaoke.
Nghi Miên cau mày:
- Thì ra họ nói láo. Mà sao Phượng biết rõ vậy?
Nhã Phượng cười nhẹ:
- Tối qua, chú Út Phượng về, bao mấy chị em hát Karaokẹ Lúc dì Huệ đến Phượng đang nhãy nên tò mò. Bả nói đi đâu à?
Nghi Miên buột miệng:
- Ông Nghĩa nói với ba Miên đi coi ca nhạc.
Nhã Phượng kêu lên:
- Ba về à? Ca nhạc ở đâu chứ. Ba về mà cũng để bả đi sao?
Nghi Miên chán nản:
- Dì Huệ mê nhạc trẻ. ba biết điều ấy nên không cản dì. nhưng tối qua tao đã kể hết cho ba nghe.
Nhã Phượng gật đầu:
- Nói là đúng, rồi ba bảo sao?
Thoạt đầu ba giận lắm, nhất là nghe Quốc Minh hạch tội dì ấy bỏ đói nó. Miên khuyên mãi, ba mới nguôi ngoa.
- Mày nói sao? Chả lẽ bao nhiêu đó chưa đủ để trừng trị bà ta? Mày chờ đến lúc họ gom hết của cải, hết tiền ba mà à?
- Không! Dù đau lòng, tao vẫn muốn ba tao tận mắt nhìn thấy sự phản trắc ba tao cùng thằng em giã nhân giã nghĩa. Ba đủ lý để đuổi bả, mà không cần tới pháp luật. Tài sản này, ra tòa bà ta vẫn có phần, mày hiểu không?
Nhã Phượng cười cười:
- Thì ra mày tính kỷ hơn ba nữa. Tao chỉ buồn mày biết một mà không biết hai.
Nghi Miên nhướng mắt:
- Là sao?
- Phải bao tao một tô mì Quãng loại đặc biệt?
- Chuyện nhỏ, mười tô tao cũng ừ. Mày nói đi.
Nhã Phượng chưa kịp kể, chuông reo báo giờ đã đổ dồn. Nhã Phượng vội kéo tay Miên.
- Ra chơi tao kể cho nghe. Tiết đầu kiểm tra hóa một tiết. Cô Hiền khó một cây, vô lớp thôi.
Dù rất háo hức được nghe tin "vỉa hè" chất lượng cao của Phượng. Nghi Miên vẫn không thế quên giờ học. Còn hai tháng nữa cô thi rồi. Môn hoá nằm trong chương trình thi tốt nghiệp. Nghi Miên đã hứa với ba cô, nhất định đậu loại giỏi.
Phải tận tan trường. Nhã Phượng mới có thời gian tỉ tê cho Miên nghe chuyện dì Huệ. Khuấy nhẹ ly chè đậu đỏ. Miên đưa muỗng đậu lên môi. Món chè đậu đỏ luôn hấp dẫn các cô cậu học trò, nhất là chè do dì Năn Sên nấu thi tuyệt cú mèo.
Nhã Phượng chậm rãi:
- Tao từng thấy bà Huệ đưa tiền cho ông Nghĩa chú trời ơi của mày. Từng gặp họ vô nhà hàng Giọt đắng, để đánh bài.
Nghi Miên run run:
- Tao không lạ gì ông Nghĩa, chuyện tìm cớ mỗi khi ba đi làm xa rủ dì Huệ đi chơi, song việc bà Huệ cho ông Nghĩa tiền và đánh
bài tao chưa hề thấy. Sao mày rành vậy?
- Mày quên mợ Tư tao là chủ nhà hàng Giọt đắng à? Chẳng ai đặt tên nhà như thế trừ quán cà phệ Giọt đắng của mợ tao đầy ý nghĩa, vô nhà hàng khi ra đều ngậm đắng nuốt cay vì thua bài cháy túi. Ông Nghĩa chơi bài thuộc loại tai tiếng. Tao không hiểu sao ba tin ổng được.
Nghi Miên thở dài:
- Ba luôn thương người. Trường hợp ông cứu chú Nghĩa thoát chết khi chú ấy thắt cổ tìm đến cái chết, vì thua sạch nhà cửa là điển hình. Ba nói, người cùng đường khi bị cứu giúp sẽ trở lại cuộc đời lương thiện. Ba quên câu " Cứu vật vật trả ơn. Cứu nhân nhân trả oán". Tao không ngờ dì Huệ lộng hành quá vậy.
Nhã Phượng nhếch môi:
- Tai mày khờ khạo nên bị bà ta qua mặt vù vù. Chớ tao hả, còn xa bả mới gạt nổi. Thời này, đàn bà có tiền thường sanh tật. Thiếu gì bà già tóc bạc đem tiền đi nuôi thằng nhãi con. Bà Huệ không nằm ngoài vòng quay ấy. ly chè ngọt là vậy, chợt trở nên đắng ngắt, lợn cợn như đá sỏi trong miệng Nghi Miên.
- Mày về nhà hay ra phụ bán hàng?
Nghi Miên chậm rãi.
- Ba ở nhà, tao không thể đi được. tao định ghé nói chị Linh Thông cảm.
Nhã Phượng cười toe:
- Vậy thì đi cho rồi. Chiều nay chị tao đi dự tiệc cưới, báo sớm để chị khỏi mong.
Cả hai chạy xe về trung tâm chợ thị xã. Chị Linh đang tiếp khách, thấy Nghi Miên chị vui mừng nói:
- Tan học cả nữa giờ rồi sao bây giờ hai đứa mới ghé chị. Chị tưởng bé Miên không đến chứ.
Nhã Phượng láu táu:
- Tụi em ghé quán chè trước. Ủa chú Út, chú cũng chịu ra chợ kia à?
Người đàn ông quay mặt lại, ánh mắt anh có vẻ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang vắng của Nghi Miên. Anh cứ nhìn cô đăm đăm đến nỗi Nhã Phượng giậm chân la chói lói:
- Chị Hai coi, chú Út kìa. tư nhiên nhìn con người ta như muốn ăn thịt.
Nhã Linh mỉm cười:
- Chú Năm Giang, cô bé này phụ cháu bán hàng, tên Nghi Miên cũng là bạn học của Nhã Phượng. Chú Út của chị Linh đấy. Hai người làm quen đi.
Nghi Miên nhìn lên, cô bối rối:
- Là anh à...? chào.
Nhã Phượng cau mày.
- Ể, tao có nghe lầm không? Một câu hỏi chứng tỏ hai người đã quen nhau?
Giang Nam điềm tỉnh:
- Không có diễm phúc chú Út quen bạn cháu đâu. Tại hôm ở sân bay về, chú đã sém tông vào cô ấy khi gần đến nhà. Nghi Miên! Chào cô bé nhạ Sự tình cờ thú vị phải không?
Nhã Phượng gật gù:
- Thì ra là vậy. Cháu ngở chú Út quen nhỏ Miên từ hồi nó còn bé tí chứ, Miên à, nhỏ thấy sao? Chú Út tao có dể nhìn không?
Nghi Miên cắn môi:
- Phải nói là chú của nhỏ đẹp trai. Có điều hơi xớn xác một chút. Đàn ông phải đỉnh đạc nhỏ à.
Nhã Linh bật cười:
- Trời ạ. Lần đầu tiên chị Linh nghe có người nhận xét đàn ông xớn xác. Buồn thay, điều bất ngờ ấy lại rơi vào ông chú rất đỗi hào hoa của chị. Chắc chắn chú Út đã từng gây ấn tượng cho Nghi Miên quá mạnh, đúng không?
Giang Nam từ tốn:
- Chính xác là hôm ấy, chú nôn nao gặp gia đình quá nên đã vô tình chạy xe vào ngõ tông thẳng vào cô bé này. Thôi thì hôm nay xin lỗi lại nha Nghi Miên. Sự không cố ý thì không có tội mà.
Nghi Miên cười hiền:
- Chứ cháu bắt lỗi chú hồi nào đâu.
Giang Nam nhăn nhó:
- Vừa gọi anh đó, giờ lại đổi tông. Chả lẽ râu tôi mọc nhanh vậy?
Nghi Miên nhún vai:
- Đơn giản là vì Miên là bạn thân nhất của nhỏ Phượng. Chú của bạn, cũng là của mình...
- Nhưng tôi không thích gọi câu già khắn ấy.
Nhã Linh cầu hòa:
- Chuyện này để hôm khác hạ hồi phân giải. Bây giờ Miên trông hàng cho chị nha.
Nhã Phượng mau mắn:
- Chị khóa cửa lại đi chị Hai. Ba nhỏ Miên về, nó không thể phụ chị được.
Nghi Miên nhỏ nhẹ:
- Em định ghé bảo chị, cho em nghĩ vài ngày, chị biết tính ba em mà.
Nhã Linh thở ra:
- Vậy mà không chịu nói ngaỵ Bác về hồi nào, ở nhà lâu mau hả Miên?
- Dạ, ba em về chiều quạ Chắc cũng vài ngày chị ạ. Để em phụ chị dọn hàng.
Dứt lời. Nghi Miên nhanh nhẹn đẩy hai tủ kiếng vào phía trong, cô sắp các loại dầu gội đầu, sữa tắm vô thùng giấy và dẹp kệ sắt. Miên làm nhanh và gọn đến mức Giang Nam ngạc nhiên.
Trước khi nổ máy, Giang Nam nói:
- Ngày mốt, mời Nghi Miên đến dự tiệc cùng gia đình tôi, Miên không từ chối chứ.
Nghi Miên thoáng cười:
- Gì chứ, lộc ăn mà không phải lo quà tặng Miên không dại từ chối đâu.
Khuôn mặt có cặp mắt màu tro thật buồn đã khuất cùng chiếc chaly màu trắng, Giang Nam vẫn ngẩn ngơ.
Nhã Phượng nheo mắt:
- Chị Hai ơi, hình như chú Út mình bị trúng tên rồi.
Nhã Linh cùng cười:
- Chú Út thấy sao? Đủ tiêu chuẩn lọt vào trái tim chú không? Nghi Miên ấy?
Giang Nam nhún vai:
- Công nhận cô bé đẹp thật. Sợ chú Út đã dậm chân rồi.
Nhã Phượng cười cười:
- Nghi Miên có hàng tá cây si theo sau, nhờ vậy gian hàng của chị Hai từ khi Nghi Miên đứng bán đắt khách kinh khủng. Song trái tim nó vẫn còn bỏ ngỏ. Ba nó là thầu xây dựng nổi tiếng khắp thị xã. Nhà giàu nhưng nó giỏi lắm, không như cháu chỉ siêng ăn, nhát làm đâu.
Nhã Linh cũng nói:
- Chú Út mà yêu được nhỏ Miên đảm bảo chú là người đàn ông hạnh phúc nhất. Nghi Miên học giỏi, ngoan, công danh ngôn hạnh đều tuyệt vời.
Giang Nam thắc mắc:
- Nhà giàu, sao Nghi Miên phải đi bán hàng phụ cháu?
Nhã Phượng nhỏ giọng:
- Mẹ Nghi Miên mất năm nay, ba nó lấy vợ kế. Bà này ác nghiệt vô cùng không cho nó tiền xài. Nó không muốn gia đình xào xáo nên giấu nhẹm ba chuyện đi làm thêm.
Giang Nam thở dài:
- Hèn gì, có nét buồn quá.
- Tại cặp mắt nó buồn, nên dù cười nó vẫn gây cho người đối diện nỗi buồn thương cảm. Thằng em nó cũng giống y chan mắt nó, nên nhìn lúc nào mắt thằng nhỏ như buồn ngủ ấy. Cháu bật mí sơ sơ để chú không phạm sai lầm khi tiếp xúc với Nghi Miên. Nếu chú thật lòng, cháu nhiệt tình vun vào. Nhưng cháu không tha cho chú đâu nếu chú chỉ hoa lá cành với nó. Nhớ không chú Út?
Giang Nam chậm rãi:
- Chuyện đâu còn có đó. Chú không phủ nhận đã phải lòng cô bạn cháu. Nhưng chẳng dể dàng tiếp cận Nghi Miên đâu.
Nhã Linh tròn mắt:
- Ý trời trời, không ngờ chú mình bị sét tình đánh trúng thật, phen này ông "nội" không ca bài ca "con trai ơi, cưới vợ nữa". Nội quí Nghi Miên lắm đó chú. Tụi cháu hứa ủng hộ chú hết mình.
Nghi Miên không hề biết chú cháu nhỏ Phượng đang nói hành nói tỏi về cộ Nếu biết Nhã Phượng đang rắp tâm để cô thành "thím" nó, chẳng hiểu cô có can đảm đến nhà ông Long, ba của Giang Nam cũng là nội của chị em Linh hay không nữa! Dẫu sao thì ngoài Nhã Phượng. Miên không chơi thân thêm đứa bạn nào học cùng cả. Tính Miên vốn trầm lắng nên việc giao tiếp với cô không lấy gì làm rộng rãi. Bạn trai thì cô càng không hề có. Vì thế việc Nghi Miên nhận lời Giang Nam được Nhã Phượng coi như là một dấu ấn son đầy hứa hẹn với ông chú của Phượng!