Nguyễn Hiền quê ở Dương A huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam, nhỏ tuổi mà sức học tinh thông. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (Tân Mùi ), vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền (NH) mới 13 tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ Trạng Nguyên. Khóa thi của NH có 3 người đỗ cao và đều rất trẻ đó là NH, Trạng nguyên 13 tuổi, Lê Văn Hưu, bảng nhãn 18 tuổi, và Đặng Ma La, thám hoa 14 tuổi. Nhà vua thấy NH còn trẻ tuổi mà đổ sớm, mới hỏi: - Trạng nguyên học ở đâu? TH quỳ tâu: - Thần xin tâu bệ hạ, thần chỉ học thần...và thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ. Vua thấy Trạng nguyên nói năng quê kịch mà còn có vẻ kiêu căng không được vừa lòng nên truyền phán buộc trạng trở về học lễ nghĩa thêm. Trạng Hiền vì thế chưa được ban áo mão. Trạng Hiền về quê, ngày ngày đọc sách nhưng vẫn ham chơi bời, thường lúc rỗi rãi vẫn còn trẻ chơi khăng, thả diều. Một lần, triều đình tiếp sứ Tàu, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Được như vậy, y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam xem sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng vị nào cũng loay hoay và đành lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua mới nhớ đến Trạng Hiền bèn cho người vời gặp. Viên quan được giao việc đến qua trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng. Thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà tứ chi lẫn tai, vòi... có thể ngoe nguẩy cử động được, sứ giả đoán chừng là Trạng Hiền bèn buông một vế đối thăm dò: - Tự là chữ, cất giằng đầu ; tử là con, con ai con ấy? Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buôn một câu: - Vu là chưng, bỏ ngang lưng; đinh là đứa, đứa nào đứa này. Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận trên như cái giàn xay, dưới là chữ tử. Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Trạng Hiền cũng đối lại bằng khiết tự kết hợp với một phần nôm: chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc, bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh nghĩa là đứa, đi với đứa nào, đứa này là một vế đối ý rất chỉnh và rất xược. Viên quan biết đích là Trạng bèn xuống ngựa truyền lại ý vua vời Trạng về kinh. Nhưng Trạng Hiền không chịu viện lẽ rằng trước vua cho Trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời Trạng lên lại cũng không giữ đúng lễ. Viên quan khong biết làm thế nào, phải trần tình dầu đuôi chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được. TH nghe biết chỉ cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ cho viên quan lên ngựa đi một đỗi, ông mới xui đám trẻ cùng hát: Tích tịch tang, tích tịch tang! Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thì lấy giấy mà bưng Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang Tích tịch tang, tích tịch tang! Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải đó, vui vẽ ra về. Sau lần ấy vua theo lễ cho mời ông, nhưng Trạng Hiền trải qua một cơn đau nặng đã mất sớm.