TẬP III - Phần Thứ Sáu - Thái Bình Kiểu Mỹ - 1963
- 5 -

Xạ thủ Việt Cộng đang ẩn mình trong lùm dừa nước rậm rạp cách bờ kênh khoảng một trăm thước, móc ngón tay trỏ vào cò súng khi thấy đội hình lính Cộng Hoà từ trong bóng mát cuối xóm ba nhô người ra đầu mặt đê. Tuân lệnh của đại úy chỉ huy trưởng, các binh sĩ chính quyền cẩn thận đi cách nhau chín mười bước. Đoàn người từ từ xuất hiện và bắt đầu bước ngang xạ trường của khẩu liên thanh mai phục. Trông họ như những mục tiêu nổi bật với một chuỗi hình nhân màu xanh lá cây cắm nghiêng và cách quãng đều đặn trên bãi bắn bia nơi thao trường.
Dưới ánh nắng lênh láng chói chang, mỗi người lính có vẻ còn nhỏ hơn cái bóng của chính mình. Nhưng xạ thủ liên thanh có thể phân biệt dễ dàng hai người Mỹ cao lớn dềnh dàng giữa các binh lính Á Đông nhỏ nhoi. Một người mũ sắt và vai nhô lênh khênh, bước dài chân ở mé đầu đội hình. Người đi giữa đoàn quân vạm vỡ hơn, lưng đeo ba-lô với máy truyền tin gồ lên như cái bướu.
Khẩu trung liên tịch thu của đối phương được người du kích xạ thủ chùi dầu mỡ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn bất cứ vật sở hữu nào trong cuộc đời trai trẻ của mình. Anh kê chân súng đúng góc độ. Mũi súng nhắm vào đội hình hàng dọc lúc này đang tới nửa đường đê. Liếm hai môi khô rang, anh cố giữ cho mình đừng sốt ruột ngoéo cò ngay.
Đồng chí tiểu đoàn trưởng đã ra nghiêm lệnh phải đợi tới khoảnh khắc tên lính cuối cùng nhô hẳn người ra khỏi xóm ba. Để khi nghe tiếng súng, toàn bộ đội hình bị lâm vào tình thế hoảng hốt, phải nhảy xuống mé chân đê bên kia, nơi chôn sẵn năm chục quả mìn, mỗi quả cách nhau khoảng bốn thước. Mìn làm bằng vỏ đạn pháo 105 li tịch thu được của đối phương. Ngòi nổ đầu đạn đại bác được thay thế bằng mũ nõ có dây nối với bộ phận kích nổ giấu kín trong bờ cỏ đầu xóm bốn. Tại đó, một du kích quân khác cũng đang chờ đếm đúng ba mươi giây sau khi khẩu liên thanh khai hỏa, giật cho năm chục quả mìn cùng nổ một lượt.
Trước khi nhấc chân ra khỏi lùm cây đầu mặt đê, đại úy Staudt bất chợt lóe lên sáng kiến tối hậu. Anh điện về cho viên thiếu tá Mỹ ở bộ chỉ huy hậu cứ, yêu cầu điều khẩn cấp hai trực thăng vũ trang HU-1B tới hiện trường. Giữa trận địa Pháp năm 1944 và trên những ngọn đồi trọc Triều Tiên gần mười năm sau đó, thỉnh thoảng Staudt cảm thấy tóc mình cứng trửng như kim tiêm, chích đau nhói sau gáy. Và lúc này, anh thêm lần nữa xốn xang bứt rứt với cảm giác y hệt. Viên thiếu tá ở bộ tư lệnh cho biết trực thăng hiện bận yễm trợ một cuộc đụng độ lẻ tẻ tại địa điểm khác nhưng hứa sẽ điều chúng tới Mộc Linh ngay khi có thể.
Vừa đặt chân lên mặt đê, Staudt đưa mắt xem xét các thửa ruộng ngập nước nằm dọc hai bên đê, tìm dấu hiệu khả nghi. Khắp cánh đồng rộng thênh thang và dài như vô tận đang bao phủ một bầu khí im lặng bất tường. Staudt cảm thấy da đầu mình ngứa ngáy khó chịu trở lại, như có hàng trăm con kiến bò dưới chân tóc. Anh ngoái nhìn khúc cuối đội hình, tìm xem phản ứng của đại úy Hoàng lúc này đi áp chót. Nhưng viên sĩ quan Việt làm như không thấy người Mỹ. Miệng anh ta mím lại bướng bỉnh, cố ý tỏ ra đang rất tự ái và dằn dỗi.
Vừa thở ra vừa lầm bầm chửi thề, Staudt quay người lại ngó đằng trước. Và ngẫu nhiên con mắt anh chiếu thẳng lùm dừa nước nơi kê kín khẩu trung liên, đúng khoảnh khắc nó khai hoả. Thoạt đầu, Staudt thấy ánh chớp từ mũi súng phọt ra lia lịa khi nó bắt đầu ria ngang từ đầu tới cuối đội hình bằng một loạt đạn dài và liên tục. Trong một hai tích tắc anh ngây người nhìn nó. Kế đó, trong tai vang lên tiếng rú của năm sáu người bị trúng đạn, Staudt nhoài mình xuống đất, xoay mặt ngó về phía phục kích.
Giữ đầu thật thấp và quan sát qua vành mũ sắt, Staudt bắt đầu la lớn, thét những người lính nằm trước và sau anh bắn trả về phía lùm dừa nước, nhưng không một ai phản ứng. Khi khẩu súng máy lại bắt đầu ria ngược trở lại, cũng theo chiều ngang của đội hình, Staudt buộc lòng phải nhổm người lùi khỏi mặt đê, trườn mình xuống ruộng.
Đằng sau Staudt năm chục thước, đại úy Hoàng vừa lăn người xuống chân đê bên kia ngay lúc khẩu súng máy mới khai hoả, vừa rít lên ra lệnh cho lính làm theo mình. Anh ta rớt trúng một hầm bẫy cắm tua tủa chông tre dài cả thước. Có ít nhất một nửa số binh sĩ Cộng Hoà cũng bị sập bẫy như thế, đang gào la chửi thề ầm ỉ.
Chỉ mươi giây sau, tiếng rủa sả của những người dẫm chông chìm lĩm trong tiếng đinh tai nhức óc của năm chục quả "mìn ca-nông" nổ đều một lượt. Lửa phụt thành ngọn và đất tung lên trời thành một dãy cột tối thui rồi tung toé thành bùn sình xối xả rớt xuống. Những thân người đang thét thất thanh và ngã gục bỗng chốc biến từ màu xanh lá cây sang màu đen đủi của đất. Trước quang cảnh hoả ngục đó, hai khẩu đại liên giấu sẵn trong lỗ châu mai xéo góc ở hai đầu cánh đồng khai hỏa, rải những loạt đạn sặïc mùi chết chóc đều khắp từ bờ ruộng tới chân đê.
Trung úy Cát bị một quả mìn thổi bay hai chân, hất tung cả người anh lên trời, ngay trên đầu của Gary Sherman đang chới với hãi hùng. Đứng sửng sờ như trời trồng, Gary đưa mắt đờ đẩn ngó chung quanh tìm chỗ núp. Nhưng bất chấp lỗi lầm điên rồ đó - hoặc có thể chính nhờ nó - anh sống sót sau loạt đạn thứ nhất của cả hai khẩu súng máy. Cùng ở trung tâm bão lửa với Gary, viên trung sĩ người Việt nhỏ con mà rắn chắc cũng thoát chết, người không chút hề hấn. Anh ta vẫn nằm dưới đất, tê dại, mặt cứng trửng vì sợ hãi, trông như thể đang nhe răng cười ngây ngô.
Ở cuối đội hình, đại úy Hoàng, chỉ huy trưởng đại đội lại là người kém may mắn. Anh ta lăn lộn, dãy đành đạch như cá mắc lưới với bàn chân và bắp chân kẹt trong bẫy chông. Đang cố nhịn đau rút chân ra, viên sĩ quan Cộng Hoà lọt vào tầm mắt của Ngô Văn Minh, cậu con trai non trẻ và hăng máu của tiểu đoàn trưởng Việt Cộng.
Ngồi thoải mái nơi chạc ba dành cho người bắn tỉa trên cành cây rậm lá giáp ranh xóm bốn, Minh nheo mắt quan sát đại úy Hoàng thật kỹ qua khung ngắm của khẩu súng trường Garand thời Thế Chiến Hai. Sau cùng, khi thấy viên đại đội trưởng rút được chân ra, đau đớn thở hổn hển và nhoài lên nằm sấp nơi mép ruộng, Minh cẩn thận bóp cò súng, bắn từng phát một. Phát thứ nhất đạn đi trượt, cách mục tiêu mấy tấc. Nhưng chầm chậm, cậu bóp cò thận trọng hơn. Lần này viên đạn thứ hai trúng lưng Hoàng, nơi phần dưới. Khi Minh bóp cò lần thứ ba, viên đạn trúng ngay giữa hai khúc xương đòn gánh trên vai Hoàng, giết anh ta chết tươi tại chỗ. Thấy viên chỉ huy lính Cộng Hoà bỗng dưng thôi nhúc nhích, cậu thiếu niên Việt Cộng cực kỳ khoái trá. Bất chấp mệnh lệnh nghiêm khắc của thân phụ và cũng là tiểu đoàn trưởng của mình, cậu bắt đầu tuột xuống khỏi chỗ núp.
Lúc này, hai khẩu súng máy tha hồ vãi đạn vào chân đê trống trải. Đại úy Staudt bị đạn bắn trúng ngực. Người rúm lại vì đau đớn, Staudt lầm bầm chửi rủa đám lính khốn nạn, các sĩ quan khốn nạn đang cùng chiến đấu với anh và cái xứ sở khốn nạn anh đang tham chiến. Anh nằm ba phần tư người dìm trong nước ruộng sền sệt bùn, dùng máy truyền tin báo cho bộ tư lệnh biết vị trí tọa độ của mình, và yêu cầu máy bay trực thăng cùng phóng pháo cơ T-28 tới ném bom xăng đặc xuống xóm bốn.
Sau khi gắn lại ống liên hợp vào máy, Staudt ngoái lui. Anh thấy toán truyền hình Anh đang cố trườn mình lên mép ruộng, lết tới đường đê. Và bất chấp tình huống hoàn toàn bất lợi, cả ba người đang gần như tới được chỗ núp. Một người trong toán, chuyên viên thu hình, đau đớn đi cà nhắc vì bị thương nơi chân. Staudt thấy Naomi Boyce-Lewis quàng tay qua vai anh ta dìu đi. Cách đó không xa, máy quay phim nằm nát bét vì mảnh mìn văng trúng. Các cuộn phim bung ra như một mớ bòng bong rải tứ tung giữa các thân xác quằn quại của của lính Cộng Hoà bị thương và đang hấp hối. Staudt thầm ước lượng, cho tới khoảnh khắc này, con số lính Cộng Hoà thoát khỏi thương vong không quá hai mươi lăm người. Anh lại bốc máy yêu cầu trực thăng tới đón toán truyền hình.
Kế đó, Staudt lại bắt đầu hét lớn ra lệnh bắn thẳng vào ổ súng máy bên kia bờ kênh nhưng vẫn không ai có phản ứng. Một số lính Nam Việt Nam kinh hãi, chưa chết nhưng rõ ràng đang giả vờ chết với hi vọng làm như thế may ra thoát chết. Staudt mò khẩu AR-15 lúc nãy bị rơi xuống nước. Chưa kịp nâng súng lên anh đã thấy bùn bít kín mít ổ cò làm cơ bẩm kẹt cứng. Ngoác miệng rủa sả khẩu AR-15 cùng đám lính hai bên mình, anh vứt súng.
Sau loạt trung liên thứ nhất từ bên kia bờ kênh quét ngang đội hình trải thảm cho năm sáu lính nằm chết tại chỗ hoặc đang hấp hối rải rác trên mặt đê, không khí chợt hoàn toàn im lặng một cách khó hiểu. Năm chục quả mìn với bẫy chông có lẽ cũng giết hoặc làm què cụt thêm ba bốn chục lính khác. Đợt tàn sát thứ nhất tạm lắng với khoảng hai mươi lăm lính chưa bị thương. Hầu hết họ đã phóng mình xuống những chỗ trủng trong cánh đồng lầy lội để tránh đạn súng máy. Một ít người, giống như Gary Sherman, sau khi qua khỏi cơn bàng hoàng vì thấy mình còn sống, đã bò lùi lại đầu mặt đê, cố thoát ra ngoài lưới lửa đang như tiếng của tử thần réo gọi trước mặt.
Trong khi bò lui, Gary túm lấy viên trung sĩ giữ khẩu M-79 đang chết điếng, lôi mạnh cả người anh ta lẫn súng ra khỏi mặt đê, rồi cả hai cùng tuột xuống mé có con kênh. Nằm thu mình, lồng ngực áp sát đất để bờ kênh che chắn cả hai bên, Gary đưa tay ra hiệu người lính Việt nạp đạn vào súng phóng lựu. Được các xạ thủ đặt tên là "súng voi", khẩu M-79 là một vũ khí tối tân mới được đưa vào chiến trường. Nó giống như khẩu súng bắn đạn chùm với nòng to tướng và quả đạn hình lựu đạn tròn có khả năng tạt miểng kim loại nóng bỏng ra mọi hướng và hủy diệt mọi sự trong bán kính hai chục thước.
Thấy viên trung sĩ nạp đạn xong, Gary đứng bật dậy bấm cò khẩu AR-15, bắn một loạt về hướng ổ súng liên thanh bên kia bờ kênh để che cho anh ta. Viên trung sĩ đột nhiên nhe răng cười - Gary không thể biết anh ta cười vì đã hết sợ hay đang lên cơn sợ - và kê khẩu súng chưa quen sử dụng lên vai.
Vì súng được thiết kế bắn trong biên độ vài trăm thước, viên trung sĩ nhỏ thó phải chỉnh lại ống ngắm và phải mất hơn một phát bắn thử mới chỉnh đúng tầm mục tiêu. Nhưng bởi Gary Sherman đang bắn che từng loạt và thúc phải làm thật nhanh, anh ta liên tiếp nạp đạn rất lẹ, đóng sập ổ súng và khai hoả.
Quả đạn thứ năm của anh ta đúng cự li, nó bay lên thành một vòng cung rõ nét và rơi chính xác vào lùm dừa nước bên dưới tuyến hỏa lực đang nhắm thẳng vào họ. Lập tức khẩu súng máy im bặt. Viên trung sĩ Việt lại quay sang Gary, nhe răng cười hết cỡ. Lần này rõ ràng vì hân hoan đắc chí, không nghi ngờ gì nữa.
Nhưng vừa đưa tay vỗ vai chúc mừng xạ thủ M-79, viên trung úy Mỹ đột nhiên nhận ra lý do thật sự khiến khẩu trung liên bên kia con kênh đằng sau họ ngưng bắn. Liếc qua khoé mắt, Gary thấy có khoảng hai trung đội chủ lực quân Việt Cộng mặc đồ đen đang nhô mình lên từ những hố cá nhân ngụy trang ở mé bên kia cánh đồng, bắt đầu lao người qua mặt nước sình, chạy tới phía anh.
Đối với đại úy Staudt đang nằm sấp trong đống phân chuồng sát mặt ruộng, hàng quân Việt Cộng rời rạc ấy có vẻ như đang lướt trên mặt nước. Anh vừa thấy đại úy Hoàng gục xuống nằm bất động nơi bờ đê, đồng thời không nghe từ đầu mũi đội hình phát ra mệnh lệnh nào, anh nghĩ chắc chắn trung úy Cát cũng đã bị loại khỏi vòng chiến. Cuối cùng, Staudt nhận ra mình đang có cái mình từng ao ước suốt một năm nhiệm kỳ vừa qua: được trực tiếp chỉ huy hành quân! Nhưng lúc này, hàng quân du kích Việt Cộng chỉ cách Staudt có hai chục thước. Khoảng cách đủ gần để anh thấy ra những đôi mắt nhỏ trên bộ mặt rúm ró vì sát khí khi họ bì bỏm chạy về phía anh với lưỡi lê cắm sẵn đầu súng. Lúc đó, Staudt hiểu rằng khả năng chỉ huy hành quân của mình chỉ còn kéo dài đúng năm giây.
Rút súng lục ra khỏi bao, Staudt cẩn thận nhắm vào người du kích đang chạy vượt lên trước hàng quân. Rồi với cảm giác cực kỳ choáng váng, anh nhận ra đó là một phụ nữ. Ngón tay Staudt khựng lại trên cò súng. Chỉ một giây sau, từ họng súng lục của người nữ đó khạc ra mấy viên đạn, cắm gọn vào đầu vào ngực Staudt, giết chết viên đại úy Mỹ trong nháy mắt.
Nơi bờ kinh, trung úy Gary Sherman nâng khẩu AR-15 lên nhắm vào các du kích quân đang xông tới nhưng súng bị hóc, không bắn thêm được phát nào. Anh trơ vơ ngó Việt Cộng kết liễu những người lính còn lại của đại đội. Một số Việt Cộng dùng súng trường hạ sát. Một số đâm bằng lưỡi lê. Còn một số khác chém xối xả bằng những cây mã tấu to bản và sần sùi do thợ rèn trong làng làm. Cuộc tàn sát diễn ra có bài bản. Đợt du kích quân xông lên trước bắt đầu gỡ súng trường, đạn dược, xắc máy truyền tin của lính tử trận.
Theo lệnh của Gary, viên trung sĩ bên cạnh anh bắn hai quả đạn M-79 cuối cùng vào đợt xung phong thứ hai của đối phương. Nhưng tốc lực xốc tới của quân du kích biến họ thành mục tiêu khó nhắm. Dù có vài ba Việt Cộng ngã xuống bùn, số đông đảo còn lại vẫn tiếp tục xốc tới. Đám lính Cộng Hoà sống sót bắt đầu nhào xuống mé có con kênh, ra sức cố thoát khỏi cảnh chém giết sau cùng trên cánh đồng.
Gần như hết thảy lính Cộng Hoà đều vứt vũ khí và họ làm như không để ý tới việc Gary đang gào hết sức lớn, hô họ tập hợp lại. Khi thấy còn một người duy nhất đeo khẩu các-bin M-2, Gary lao qua mặt nước, chộp khẩu súng. Chống cùi chõ trên bờ kênh, anh nhắm vào tên Việt Cộng gần mình nhất, dáng người thon thả trong bộ đồ đen, ở đầu hàng quân, sắp chạy tới chỗ trung úy Cát nằm hấp hối.
Cũng y hệt đại úy Staudt hồi nãy, Gary cảm thấy choáng váng khi Tuyết Lương quay đầu về hướng anh. Cho đến lúc đó, Tuyết không để ý tới Gary và anh cảm thấy vẻ gay cấn bừng bừng trên bộ mặt bất chợt đẹp kỳ lạ khi nàng nhìn sửng vào đầu ruồi khẩu súng của Gary. Trong khoảnh khắc phù du ấy, Tuyết nhắm mắt và người Mỹ giật mình, chửng cò súng. Kế đó, Tuyết lẹ làng lủi mình xuống dưới bờ đê và biến mất khỏi xạ trường.
Chỉ chút sau, hai chiếc HU-1B được Staudt gọi phòng ngừa trước khi đặt chân lên đầu đê, đột nhiên xuất hiện trong tầm mắt, bên trên các lùm cây. Cánh quạt trực thăng xoáy mạnh, khuấy động không khí đang rung dồn dập bên trên chiến địa. Có tiếng còi vang lên lanh lãnh và các du kích quân vội dừng bàn tay tàn sát lại, cấp kỳ tản ra, bắt đầu chạy trở lại các miệng địa đạo ngụy trang ở bờ bên kia. Phải mất vài giây trực thăng trang bị vũ khí nặng mới có thể quành lại. Khi chúng khởi sự tác xạ, hầu hết quân du kích đã biến mất, kéo lê chiến lợi phẩm theo họ.
Trên cánh đồng lúc này chỉ còn đơn độc hình dáng của Minh đang một mình vùng vẫy trong bùn. Từ chạc ba dành cho người bắn tỉa trên cành cây, Minh phải trải một quãng đường dài gấp đôi đoạn đường của hai trung đội du kích mới tới được nơi chém giết. Khi cậu chạy tới chỗ lính chính quyền đang nằm sấp mặt chưa được mấy phút, trực thăng xuất hiện.
Trước đó, Minh đã thấy Staudt liệng khẩu AR-15 tối tân xuống ruộng. Sau khi Tuyết Lương bắn chết viên đại úy Mỹ ấy và vọt lên mặt đê, Minh kịp thời chạy tới. Cậu lật đật thò tay mò súng dưới lớp bùn sình quanh đó. Tiếng còi thu quân nổi lên vài ba giây trước khi Minh tìm ra khẩu súng. Sau đó, cậu lật đật chạy theo các đồng chí. Trên người nặng trỉu khẩu Garand của mình và khẩu chiến lợi phẩm AR-15, Minh té lên té xuống mấy lần. Bị tụt hậu, cậu lội bì bỏm qua cánh đồng, hơi thở hổn hển chìm dần trong tiếng phành phạch của trực thăng quành lại. Còn cách miệng hầm một quãng khá xa, Minh nhìn lên thấy chiếc trực thăng Mỹ thứ nhất đang nhào xuống, ép chặt không khí bên trên và chúc mũi súng đại liên.
Vốn chân dài không kém cha và là người chạy lẹ nhất tiểu đoàn, Minh tin chắc mình có thể, bất chấp sức nặng của hai khẩu súng đang mang trên người, chạy lắt léo một lúc rồi chạy nước rút để đánh lừa chiếc máy bay trực thăng dềnh dàng, khó xoay xở. Trong khi soãi chân chạy thật lẹ, cậu bỗng cảm thấy lòng bừng bừng cơn háo hức và tự hào không ngờ. Minh nhớ lại trước đây, không biết bao nhiêu lần mình đã nao nức nôn nóng sao cho mau lớn để được làm dũng sĩ như cha. Và kể từ giờ phút này, cậu có thể kiêu hãnh ngửa mặt vì đã hạ sát một đại úy của Diệm bằng phát súng thứ ba, rồi kế đó, lừa được bọn xạ thủ Mỹ trên hai con chuồn chuồn khổng lồ của chúng. Có thể mình đang bất tuân lệnh cha nhưng lúc nhìn thấy khẩu AR-15 tối tân này chắc chắn ổng sẽ hãnh diện tại chỗ về đứa con trai của mình!
Khi những lằn đỏ dữ dằn từ khẩu đại liên sáu nòng trên trực thăng HU-1B ngay trên đầu Minh xoi lổ chỗ mặt nước sền sệt bùn, cậu bất thần lạng người qua một bên, cất chân chạy dic-dăc thật lẹ về một dãy cửa vào địa đạo cách đó khoảng năm chục thước. Thấy vậy, chiếc trực thăng thứ hai lạng qua cắt đường chạy, trút xuống mặt ruộng một loạt đạn 7.62 li với khả năng tác xạ khủng khiếp một phút sáu ngàn viên. Nhưng thêm lần nữa, Minh lại bất thần lạng người tránh được rồi bước giật lùi khiến lằn đạn đi quá đằng trước.
Trong khoang chiếc trực thăng thứ nhất, xạ thủ Mỹ ngồi kế bên phi công khom người nhìn chăm chú qua kính nhắm. Nhếch mép cười gằn với vẻ hả hê bắt đầu toả khắp mặt, y gằn giọng:
- OK. Thằng oắt con kia ơi! Tao nghĩ hôm nay có đủ trò chơi cho mày đấy!
Đằng sau cậu thiếu niên Việt Nam đang thấm mệt viên phi công Mỹ chầm chậm chúi trực thăng theo độâ nghiêng gần như sắp đáp xuống đất. Xạ thủ cho xoay thật lẹ cả bốn khẩu đại liên gắn hai bên trực thăng. Y bấm nút điều khiển và các dây đạn nối liền với kho đạn đặt mé sau máy bay lồng lên, như bốn con rắn dài ngoằng quẩy mạnh khi cả bốn khẩu súng thêm lần nữa cất tiếng gầm rú. Minh lại vặn người, lạng qua lạng lại và càng lúc càng hết hy vọng. Cậu hoảng hốt đưa mắt nhìn quanh khi chiếc trực thăng chúc mũi rượt theo bén gót, sát ngay sau lưng. Cậu hết hồn, thấy lần này mình không thể nào tránh khỏi cơn bão lửa đang từ đằng sau quạt tới.
Một giây sau, Minh cảm thấy toàn thân bị nhấc bổng khỏi mặt đất rồi rơi thật êm xuống mặt nước sền sệt bùn, người gần như bị tiện ngang hông, cắt làm đôi. Trong khi nằm đó với ý thức lãng đãng rằng cơ thể đẫm máu của mình đang tan ra từng mảnh và rải khắp mặt đất chung quanh, cậu bé du kích nếm trải một cơn đau nóng bỏng, thậm chí thống khổ tới cùng cực. Có phải cuộc đời mình tới đây là chấm dứt? Có quả thật nó đang kết liễu khi mình chưa kịp khởi sự trở thành dũng sĩ như cha trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
Khi Tuyết Lương trườn được tới bên trong cửa địa đạo tối om và ẩm ướt, nàng ngạc nhiên thấy tiểu đoàn trưởng đích thân đứng chờ ngay chân cửa hầm, mặt tái mét căng thẳng. Tuyết nhìn Đồng chằm chặp, không biết phải nói như thế nào vì nàng biết rất rõ rằng một chỉ huy trưởng cao cấp như Đồng thường phải ở tại khu vực an toàn cách rất xa nơi giao tranh. Và như vậy, sự có mặt của anh ở đây có nghĩa đang có điều gì đó không ổn.
- Minh đâu?
Đồng quát lớn câu hỏi ấy, mặt méo xệch vì giận dữ và lo lắng. Tuyết hỏi lại:
- Bộ nó không núp lại trên cây như đã định sao?
- Nó cãi lệnh tôi, tham gia xung phong. Một giao liên thấy nó tuột xuống. Chắc lúc này nó còn ở ngoài đồng.
Tuyết trả lời chậm rải:
- Tôi không thấy nó. Nhưng tôi nghĩ có ai đó đang bị máy bay cắt đường.
Nói chưa xong Tuyết đã bị Đồng hất qua một bên, lao mình lên cửa hầm. Khi Đồng bò tới mép cánh đồng chói chang chập chờn trong nắng, mọi sự yên lặng một cách đáng ngại. Trong một hai giây, anh nép mình bất động nơi miệng địa đạo, đầu ngước lên trời. Kế đó, anh chạy ra mặt ruộng, xem xét kỹ lưỡng mấy thi thể mặc đồ đen đang nằm vắt nửa người trên mặt nước lầy lội.
Cách mép cánh đồng chừng ba chục thước, Đồng tìm thấy con. Khuôn mặt và thân thể Minh bị đạn 7.62 li bắn tan nát không còn hình thù. Anh nhận ra con nhờ khẩu súng trường Garand bóng lưỡng được nó nâng niu mỗi ngày, lúc này nằm bên cạnh khẩu AR-15 nó vừa lượm. Nhưng mọi vật trong bán kính mấy thước quanh đó đều nhuộm đỏ máu của Minh.
Khi cúi xuống bồng thi thể tan nát của con trai lên, Đồng bỗng nghe có tiếng cánh quạt đập phành phạch của một chiếc HU-1B khác xuất hiện bên trên rặng cây đằng xóm ba. Nó là chiếc thứ ba, bay tới theo lời yêu cầu của Staudt trước khi chết gọi qua máy truyền tin để bốc toán truyền hình Anh. Đồng thấy nó nhô lên trước mắt mình, bên trên rặng cây, khi anh ôm thi thể tan nát của con tất tưởi lội về phía cửa địa đạo.
Bên trong chiếc trực thăng, người phi công phụ ngồi ngay đằng sau dàn nút phóng hoả tiễn chỉ thấy một người nhà quê Việt Nam vô danh mặc bộ bà ba đen đang ôm một xác chết chạy tới một cái lỗ trên mặt đất. Naomi và toán truyền hình cảm thấy một luồng hơi nóng tạt lên dữ dội khi hai quả tên lửa cột dưới càng trực thăng phụt ra khỏi vỏ. Xạ thủ đã bắn trúng mục tiêu, rất chính xác. Mọi người bên trong trực thăng đều thấy chúng gầm lên. Và cùng với tiếng nổ ấy, nơi mép cánh đồng xuất hiện một hố sâu hoắm.
Đang cố hết sức kéo thi thể con trai vào miệng địa đạo, Ngô Văn Đồng bị bắn trúng. Trong chớp mắt, hai quả tên lửa làm nổ tung thân thể hai cha con ra hàng ngàn mảnh. Một luồng khói trắng khổng lồ và đất đen phụt lên thành hình xoắn ốc, làm mù mịt nơi tử nạn. Và chung quanh họ, địa đạo sụp xuống, biến thành một nấm mồ chôn cả cha lẫn con.

Truyện TRĂNG HUYẾT Lời Nói Đầu Tập I - Phần I - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP II - Phần III - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - TẬP II - Phần IV - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - - 21 - TẬP III - Phần V - 1 - - 2 - Đã xem 875372 lần. --!!tach_noi_dung!!--

TẬP III - Phần Thứ Sáu - Thái Bình Kiểu Mỹ - 1963
- 6 -

--!!tach_noi_dung!!--
- Đồng chí Tuyết ạ, lòng kiêu hãnh đôi khi là vốn quí báu và lớn lao nhất của con người nhưng thông thường lại là kẻ thù tệ hại nhất của nó!
Trong bầu không khí thinh lặng nơi trạm chỉ huy vắng vẻ, Đào Văn Lật thì thầm lời ấy một cách mãnh liệt nhưng trong giọng nói của anh có điều gì đó rạn vỡ. Khi anh quay mặt sang chỗ khác, Tuyết Lương kịp thấy đôi mắt người đồng chí lão thành mờ dần vì nước mắt.
- Nếu đồng chí Đồng đừng nhất quyết biến con trai của mình thành dũng sĩ khi nó chưa sẵn sàng, giờ đây có lẽ cả hai cha con vẫn còn có mặt ở đây với chúng ta!
Trên chiếc chỏng tre kê méù dưới tấm bản đồ ghim trên vách, Tuyết ngồi mặt trắng bệch, nhìn theo bước chân Lật bồi hồi đi tới đi lui trên sàn đất nện trong hầm. Mặt đất trên đầu họ thỉnh thoảng rung lên vì chấn động của hàng loạt bom của mấy chiếc phóng pháo cơ T-28 do đại úy Lionel Staudt gọi lúc sắp tử trận, đang dội xuống.
Mùi xăng bom na-pan cay nồng khét lẹt loang sâu vào hệ thống địa đạo. Hai trung đội Quân Đội Giải Phóng vừa tham dự cuộc phục kích đã an toàn theo những ngả thoát dưới lòng đất sơ tán vào rừng. Nhưng cả Tuyết lẫn Lật đều hiểu rằng khoảng hơn một chục đàn bà và trẻ con trong xóm bốn, trước đây được lệnh phải ở lại trên mặt đất và không kịp chui xuống địa đạo, giờ đây có thể không qua khỏi cuộc oanh tạc ồ ạt này.
Lật dừng chân, đứng lại trước mặt Tuyết. Mắt anh trơ vơ ngó xuống khuôn mặt nàng và nói:
- Khi đem tin này tới báo cho gia đình của đồng chí ấy, tôi biết chính xác những gì mình sẽ chứng kiến. Đứa con trai thứ hai, "Ốc Tí", đang thi hành nhiệm vụ "chăm sóc" mẹ với chị và đang sung sướng chờ tin thắng trận - mà cho tới lúc này, đối với nó hoàn toàn chỉ như một loại trò chơi lớn. Nhưng rồi "Ốc Tí" sẽ thấy mẹ bắt đầu khóc không nguôi, và cuộc đời của nó từ nay về sau sẽ chênh vênh vì những gì xảy ra hôm nay tại đây. Con tim của nó sẽ càng ngày càng nặng trĩu hận thù và chất độc ấy sẽ còn truyền xuống các thế hệ khác nữa.
Lật ngừng nói, nghiêng đầu lắng nghe tiếng ầm ầm xa dần của cuộc không kích đang bắt đầu tàn lụi, rồi anh lại nhấc chân bước:
- Tôi từng hoạt động bên cạnh thân phụ của Đồng vào ngày đầu cách mạng và sống chung với đồng chí ấy nhiều năm trong tù. Cả gia đình tuy chịu khổ ải tột cùng nhưng toàn là những người dũng cảm, và cái làm tôi cực kỳ đau lòng là thấy sự khổ ải ấy vẫn tiếp tục.
Anh cáu tiết siết hai nắm tay và cất cao giọng:
- Nhất là khi có thể hoàn toàn tránh được chuyện đó nếu tôi cảnh giác hơn.
Tuyết kinh ngạc hỏi:
- Nhưng thưa "Đồng chí Phạm", lúc đó ông làm được gì chứ? Ông đâu có thể thấy trước việc gì sẽ xảy tới cho Minh?
Lật vung vẩy mở hai bàn tay rồi thêm lần nữa tới đứng trước mặt Tuyết:
- Tôi đã làm ra vẻ như thể không biết tới tín hiệu nguy hiểm ấy. Lý ra tôi phải cương quyết phản đối Đồng khi tôi khám phá ra đồng chí ấy đã để cho lòng kiêu hãnh làm mờ mịt óc phán đoán về con trai của mình. Hiến thân cho chính nghĩa là điều quan trọng nhưng chúng ta không nên để cho nó làm mắt mình mù lòa trước những nhu cầu nhân tính. Nếu để xảy ra sự việc đó, chúng ta có thể đánh mất cái gì đó còn quan trọng hơn cuộc chiến tranh này nữa.
Tuyết phản đối với giọng ngờ vực:
- Nhưng không có gì quan trọng hơn cuộc chiến tranh này. Làm sao đồng chí lại nói cuộc chiến tranh này là không quan trọng?
- Dĩ nhiên cuộc chiến tranh này rất quan trọng. Nhưng chúng ta lúc nào cũng phải cố tìm cho ra sự cân bằng giữa nó với những cái khác trong cuộc đời mình.
Lật lại im lặng và khốn quẫn đi tới đi lui trước mặt Tuyết. Rồi anh dừng chân, nói với giọng ray rứt kể lể:
- Đồng chí Tuyết ạ, trước đây lâu lắm, tôi đã làm một việc rất điên khùng vì thuở đó tôi quá tự đắc và quá kiêu hãnh. Tôi đã tưởng rằng đối với tôi không có gì quan trọng hơn chính nghĩa của chúng ta. Và tôi đã rồ dại tới mức nghĩ rằng có thể đặt bản thân mình lên trên tất cả và vượt quá mọi cảm xúc bình thường. Kết quả, tôi làm thương tổn hết cứu chữa cho một người rất giống chị...
Lật để bàn tay phải của anh từ từ rơi xuống cho tới khi nó nằm yên trên vai Tuyết. Khi anh chạm tới, Tuyết nổi gai ốc, cứng người lại trong ghế, giữ cho mình không nhúc nhích. Cho tới khi Lật bắt đầu mở miệng tiếp tục nói, nàng vẫn thấy toàn thân chưa dãn trở lại.
- Đồng chí Tuyết ạ, hiếm khi tôi nói tới chuyện đó nhưng lúc này tôi kể cho chị nghe vì ở nơi chị có điều gì đó làm tôi nhớ tới cô ấy. Cô ấy đẹp, và can đảm không kém gì chị tuy hình thức biểu lộ có khác với của chị.
Giọng Lật như nức lên xúc động rồi lắng xuống thành lời tâm sự:
- Chị biết không, thuở đó tôi cho rằng tình yêu của tôi đối với cô ấy có tác dụng khiến tôi xao lãng cách mạng. Thế rồi với con dao, tôi cắt xẻo của mình để kết liễu những cái bị tôi coi là những thèm khát phí phạm. Nhưng kể từ lúc đó, trong giấc mơ tôi thường bị ám ảnh bởi bộ mặt những đứa con, trai lẫn gái mà chúng có thể là con chung của tôi và cô ấy. Ngày nay, tôi nhận ra rằng việc không con không cái là sự hy sinh quá đổi lớn lao của tôi. Bằng tất cả tâm hồn mình, tôi hối tiếc việc tôi đã làm. Và tôi sẽ còn hối tiếc cho tới bên kia cõi đời này.
Tuyết cảm thấy các ngón tay của Lật bấm mạnh và co giật trên vai nàng. Nàng quay đầu ngước lên thấy người đồng chí lớn tuổi ấy đang nhìn xuống mình với ánh mắt thương cảm sâu xa. Tuyết h>- 16 -
TẬP IV - Phần VII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - TẬP IV - Phần VIII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - TÁI BÚT THAY LỜI BẠT của Hoàng Khởi Phong PHỤ LỤC - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM Ðài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng vấn Nguyễn Ước Nguyên văn Lời Mở đầu của A. Grey