Đoạn kết
Phụ Lục 1
Tiêu Dao Bảo Cự và cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước

Sẽ là một thiếu sót nếu không nói lên trong phần phụ lục này thái độ của nhà cầm quyền đối với Tiêu Dao Bảo Cự từ khi tác phẩm Nửa đời nhìn lại được xuất bản ở hải ngoại. Bảo Cự tiếp tục viết bài được báo chí hải ngoại đăng tải và trả lời phỏng vấn các đài phát thanh ngoại quốc. Bảo Cự cùng với Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc hiện sống tại Đà Lạt là những tên tuổi được biết đến như những chiến sĩ dân chủ đấu tranh ôn hòa nhưng kiên quyết cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Bùi Minh Quốc, một nhà thơ được đào tạo trong chế độ xà hội chủ nghĩa miền Bắc và trưởng thành trong chiến tranh tại miền Nam, tổng biên tập tờ Langbian của hội Văn nghệ tỉnh Lâm Dông xuất bản tại Đà Lạt năm 1988, là người mẫu cho nhân vật Minh Hương trong tác phẩm Nửa đời nhìn lại. Sau khi bị khai trừ ra khỏi đảng cùng chung số phận với Bảo Cự, Bùi Minh Quốc tiếp tục viết bài đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nhà xuất bản Tin ở Paris đã phát hành tập thơ Mẹ Đâu Ngờ của Bùi Minh Quốc.
Hà Sĩ Phu - tác giả nhiều bài phân tích chính trị xuất sắc đã được đăng tải rộng rãi ở nước ngoài - trong một chuyến về quê thăm gia đình, bị bắt ngày 5 tháng 12-95 trong khi đang đi xe đạp trên đường phố Hà Nội. Công an ngụy tạo một tai nạn xe gắn máy và bắt giữ Hà Sĩ Phu về lội "chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước", thực chất chỉ là một bài viết của ông Võ Văn Kiệt góp ý với đại hội đảng cộng sản Việt nam, một bài mà ai muốn có cũng có thể có được. Sau đó ông bị đưa ra tòa và lãnh án tù một năm. Trong thời gian Hà Sĩ Phu bị bắt, nhiều bạn văn của ông đã lên tiếng, viết bài bênh vực, trong đó có Tiêu Dao Bảo Cự và Bùi Minh Quốc.
Bảo Cự bị công an theo dõi và làm khó dễ thường xuyên. Kề từ tháng 11-96. công an bắt đầu dùng biện pháp mạnh. Ngày 12 tháng 11 -96. Bảo Cự bị gọi lên thẫm vấn từ 8 giờ sáng đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, công an đến nhà lục soát và tịch thu tất cả những bài viết của Bảo Cự, cùng nhiều sách vở và báo chí từ nước ngoài. Một người bạn của Bảo Cự là Mai Thái Lĩnh tìm cách cất giữ các tài liệu cùng bị bắt giữ đề điều tra. Vợ của Bảo Cự cùng bị công an gọi lên thảm vấn và bị nhà trường nơi bà dạy học cảnh cáo không được dùng điện thoại và địa chỉ của trường đề liên lạc và nhận tài liệu, một điều vu khống hoàn toàn vì điện thoại trường không gọi đi ngoại quốc được.
Sau đó Bảo Cự bị công an Đà Lạt thẩm vấn trong ba đợt tổng cộng 12 ngày, về lý do "những bài viết mang tên ông". Bảo Cự đã không nao núng khi bị chất vẫn và chính thức xác nhận những bài viết của mình và ông hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung những bài viết đó. Ông khẳng định đó là quyền tự do tối thiểu của người dân trong lãnh vực tư tưởng và ngôn luận. Ông trả lời công an rằng việc được các đài, báo nước ngoài đăng tải bài viết hay phỏng vấn là quyền thông tin trong thế giới văn minh ngày nay.
Ông viết nhằm bày tỏ một cách trung thực, thẳng thắn quan điểm của mình về mọi vấn đề mà ông quan tâm nhàm góp phần thúc đầy quá trình dân chủ hóa của đất nước.
Trong khi đó một số cán bộ cao cấp của Bộ nội vụ cùng như cán bộ lãnh đạo công an tỉnh Lâm Đồng đã ba lần nhắn qua bạn bè của Bảo Cự, đe dọa sẽ có biện pháp xử lý nếu không suy nghĩ lại về việc làm và phương pháp của mình.
Ngày 4 tháng 12-96, Hà Sĩ Phu được thả tại Hà Nội và được các bạn văn tưng bừng đón rước ngay từ cổng nhà tù, một điều chưa từng thấy trước đây trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi vào Sài Gòn rồi lên Đà Lạt, ông cùng được bạn bè tiếp đón tại phi trường mặc dù xe công an đi kèm sát phái đoàn đi đón ông. Trong hai ngày 28 và 31 tháng 3-97, Bảo Cự, Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu lần lượt bị gọi lên công an thành phố Đà Lạt đễ căn vặn đủ điều về các bài viết và trả lời phỏng vấn, sau đó bắt phải ký vào một văn bản mang tiêu đề "Biên bản về việc đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật". Ba người đã ký và ghi rõ trong biên bản là những bài viết, bài nói của họ không liên quan gì đến việc vi phạm pháp luật..
Ngày 10 tháng 4-97, ba người cùng ký một lá thư gửi cho quốc hội để khiếu nại về quyết định số 893 ngày 20 tháng 7-92 của Bộ Văn hóa thông tin về việc "làm thủ tục hải quan" cho những văn hóa phẩm trước khi xuất ra nước ngoài, vì quyết định đó vi phạm hiến pháp. Thư có đoạn:
Khi Hiến pháp nước ta đã khẳng định công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thì có nghĩa rằng người dân có toàn quyền viết lên, nói lên mọi suy nghĩ riêng của mình và họ chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung những điều họ viết, họ nói, thế thôi, còn việc họ muốn công bố những điều đó với ai và ở đâu là thuộc quyền của họ. Tác phẩm do tôi viết ra là thuộc quyền sở hữu của tôi, hiển nhiên quá rồi, và cũng quá hiển nhiên rằng tôi muốn tặng cho ai, gửi cho ai, công bố ở đâu là thuộc quyền của tôi, lại sao lại buộc tôi phải nộp cho ông cán bộ Nhà nước xét duyệt trước khi gửi ra nước ngoài. Trước thái độ kiên cường của những chiến sĩ dân chủ, nhà nước đã phải dùng biện pháp mạnh hơn. Ngày 14 tháng 4-97, ông Võ Văn Kiệt ký nghị định số 31/CP ban hành "quy chế quản chế hành chánh", được định nghĩa là "biện pháp xử lý hành chính, buộc những người có hành vi vi phạm pháp luật phải cư trú. làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương". Quản chế hành chánh được áp dụng đối với những người có "hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại chương 1 phần các tội phạm của bộ luật hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". Thực chất của nghị định là cho phép công an quản chế, và nếu cần lưu đầy tùy tiện mọi công dân.
Lập tức nghị định 31/CP được áp dụng cho Bảo Cự, Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc. Họ bị cô lập hoàn toàn, điện thoại bị cắt, công an đóng chốt trước nhà cấm mọi thăm viếng, hàng xóm được lệnh không giao dịch với họ và không thông tin về họ cho bất cứ gì.
Vào lúc cuốn Nửa đời nhìn lại được tái bản tại hải ngoại, tác giả của nó vẫn không hay biết gì vì vẫn còn tiếp tục bị quản chế và cô lập
Phạm Ngọc Lân
Đón đọc:
HàNH TRìNH CUốI ĐÔNG
của cùng tác giả Tiêu Dao Bảo Cự sắp phát hành trước mùa đông 1997.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2