Lòng tôi lại xốn xang một nỗi niềm khó hiểu vẫn đến với tôi mỗi khi Đaniyar hát. Bỗng nhiên tôi hiểu rõ tôi muốn gì.Tôi muốn vẽ hai người.Tôi sợ hãi chính những ýnghĩ của tôi. Nhưng niềm mong muốn mạnh hơn nỗi sợ. Tôi sẽ vẽ hai người đúng như thế, hai con người hạnh phúc. Phải, vẽ họ đúng như lúc này! Nhưng liệu tôi có làm nổi không? Tôi cảm thấy nghẹn thở vì xợ hãi và vui sướng. Tôi bước đi trong trạng thái mê man ngây ngất dịu ngọt. Tôi cũng cảm thấy tràn trề hạnh phúc, bởi vì tôi vẫn chưa biết ước muốn táo bạo ấy rồi đây sẽ gây cho tôi bao nhiêu khó khăn. Tôi tự nhủ lòng:cần biết nhìn cõi thế gian như Đaniyar nhìn thấy nó, tôi sẽ dùng màu kể lại bài ca của Đaniyar, trong bức vẽ của tôi sẽ có núi đồi, thảo nguyên, người, cây cỏ, mây trời và sông nước. Thậm chí lúc ấy tôi nghĩ:"Nhưng ta sẽ lấy màu ở đâu? Nhà trường không cho màu vẽ đâu:chính trường cũng đang cần!" Dường như mọi chuyện chung quy lại chỉ tùy thuộc vào màu vẽ thôi.Tiếng hát của Đaniyar đột nhiên ngừng bặt. ấy là vì chị Giamilia bồng bột ôm ghì lấy anh, nhưng rồi chị buông ra ngay, lặng người đi giây lát, nhoai người nhảy xuống xe. Đaniyar lưỡng lự ghì dây cương, mấy con ngựa dừng lại. Chị Giamilia đứng trên đường, quay lưng về phía anh, đột nhiên chị ngẩng phhắt đầu lên, hơi xoay mặt lại phía anh, và cố cầm nước mắt, thốt lên:- Ô kìa, anh nhìn gì mà nhìn gớm thế? - chị im lặng một lát, rồi nghiêm giọng nói thêm. - Đừng nhìn tôi như thế, cho xe đi đi! - Và chị đi về xe của mình. - Còn chú nữa, sao chú cứ trân mắt ra nhìn như vậy? - Chị quặc ca? tôi. - Ngồi xuống, cầm lấy dây cương đi! Tôi thật đến khổ với vác người!"Sao bỗng dưng chị ấy lại thế nhỉ?" - tôi băn khoăn, giục ngựa đi. Nhưng kể cũng dễ đoán ra thôi:chị đang lâm vào cảnh khó xử, bởi vì chị đã có chồng, đang nằm điều trị Ở một quân y viện tại Xaratốp. Nhưng tôi tuyệt nhiên chẳng muốn nghĩ ngợi gì hết. Tôi giận chị và giận chính mình, và có lẽ tôi sẽ oán ghét chị Giamilia nếu tôi biết rằng Đaniyar sẽ thôi không hát nữa, tôi sẽ không bao giờ còn được nghe giọng hát của anh.Tôi mệt chết người, toàn thân rời rã, và chỉ muốn mau mau về đến nhà để nằm lăn ra ổ rơm. Mấy con ngựa đi nước kiệu, lưng nhấp nhô trong bóng tối, xe xóc không thể chịu nổi, dây cương cứ tuột khỏi tay.Về đến sân đập, tôi tháo quàng mấy chiếc vòng cổ ngựa, ném xuống gầm xe, lê được đến ổ rơm và nằm vật xuống. Lần này Đaniyar đưa ngựa ra bãi cho ăn cỏ.Nhưng sáng ra, khi thức giấc, tôi cảm thấy vui sướng trong lòng. Tôi sẽ vẽ Giamilia và Đaniyar! Tôi lim dim mắt, hình dung rõ mồn một Đaniyar và Giamilia đúng như trong bức vẽ sắp tới của tôi. Dường như chỉ việc cầm lấy bút, thuốc màu và vẽ là xong ngay.Tôi chạy ra sông, tắm rửa rồi chạy lại chỗ tha? mấy con ngựa. Cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nói vào hai bàn chân nứt nẻ, nhưng tôi vẫn cảm thấy thíchh thú. Tôi vừa chạy vừa quan sát mọi diễn biến xung quanh. Mặt trời vươn mình nhôlên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kenh vươn về phía mặt trời.Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua:nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầi qua? nang chặt cững hạt uống no ánh sáng. Kia là lối qua mương, mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều nước rỉ qua những vệt bánh xe.Kia là đám mây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ mầu tím nhạt. Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút. Chao ôi, nếu tôi có màu vẽ thì tuyệt quá, tôi sẽ vẽ ca?vầng mặt trời buổi sáng này, ca? dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, ca? cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, ca? cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia!Khi tôi trở lại sân đập, niềm hân hoan rạng rỡ trong lòng tôi tắt ngấm. Tôi thấy chị Giamilia cau có, gầy rộc đi. Chắc đêm qua chị không ngủ:hai mắt chị thâm quầng. Chị không mỉm cười với tôi và không hỏi han gì ca?. Nhưng khi bác đội trưởng Ôrôzơmát đến, chị tới gặp bác và không chào hỏi gì hết, nói luôn:- Xe của ông, ông lấy lại đi! Ông muốn điều tôi đi làm ở đâu cũng được, nhưng đánh xe ra ga thì tôi không đi nữa đâu!- Kìa sao thế, Giamilia, con ruổi nào nó đốt cháu đấy? - Ôrôzơmát ngạc nhiên, hỏi bằng giọng hiền hậu.- Ruồi bâu ở dưới đuôi bê ấy! Đừng có mà cật vấn tôi! Tôi bảo là tôi không muốn đánh xe ra ga nữa, có thế thôi!Nụ cười biến mất trên gương mặt Ôrôzơmát.- Muốn hay không thì cô cứ phải chở thóc ra ga! - Ông động chiếc nạng xuống đất. - Nếu có đứa nào chòng ghẹo cháu thì cứ bảo bác, bác sẽ quật chiếc nạng vào cổ nó cho kì đến gãy nạng thì thôi! Không thì dừng có giở chứng:đây là cô chở bánh mì cho bộ đội, trong đó có ca? chồng cô! - Nói rồi bác quay ngoắt đi, tập tễnh chống nạng bỏ đi.Chị Giamilia bối rối, đỏ bừng mặt, đưa mắt nhìn về phía Đaniyar và khẽ thở dài. Đaniyar đứng cách đấy một quảng, quay lưng về phía chị, giật mạnh sợi dây da vòng cổ ngựa, xiết cho chặt lại. Anh nghe thấy hết những gì hai người nói với nhau. Chị Giamilia còn đứng ở đấy một lát, tay ve vẩy chiếc roi, rồi chị phẩy tay một cách thất vọng và trở về xe briska của mình.Hôm ấy chúng tôi ra về sớm hơn thường lệ. Suốt dọc đường Đaniyar cứ giục ngựa đi thật mau. Chị Giamilia thì ủ rũ và lặng lẽ. Còn tôi, tôi không sao tin được trước mặt tôi lại là thảo nguyên cháy đen thui. Mới hôm qua còn khác hẳn. Cứ như thể tôi vừa được nghe kể câu chuyện cổ tích, và bức tranh hạnh phúc làm xao động tâm trí tôi vẫn còn lởn vởn trong đầu óc. Dường như tôi đã chợp được một mẩu chói lọi nhất của cuộc sống. Tôi hình dung rõ từng nét tỉ mỉ, chỉ riêng điều đó cũng đủ làm tôi bồi hồi. Tôi không sao yên lòng được, mãi cho đến khi đánh cắp được một tờ giấy trắng dầu cộp của chị cân thóc tôi mới bình tâm lại. Tôi chạy ra sau đống rơm, tim đập thình thịch, kê tờ giấy lên tấm bàn xúc bằng gỗ bào nhẵn đã đánh thó được của mấy người quạt thóc ở dọc đường.- Cầu xin thánh Anla ban phước lành! - tôi lẩm bẩm như hồi xưa lần đầu tiên cha tôi đặt tôi lên mình ngựa, và tôi chấm đầu bút chì xuống giấy. Đấy là những nét vẽ đầu tiên, còn vụng về. Nhưng khi những đường nét phác họa hình ảnh Đaniyar đã vạch ra trên giấy, tôi quên hết mọi thứ trên đời! Tôi đã mường tượng thấy cảnh thảo nguyên tháng Tám đêm ấy hiển hiện trên giấy, tôi tưởng như nghe thấy tiếng hát của Đaniyar và nhìn thấy chính anh, đầu ngửa ra sau, ngực phanh trần, và tôi nhìn thấy chị Giamilia nép đầu vào vai anh. Đấy là bức họa đầu tiên tôi vẽ theo ý mình:này là chiếc xe briska của ca? hai người, dây cương bỏ thõng xuống tấm chắn phía trước, lưng mấy con ngựa nhấp nhô trong bóng tối, xa hơn nữa là thảo nguyên, những ngôi sao xa xăm.Tôi vẽ say sưa đến nỗi không để ý gì đến xung quanh, mãi tới lúc có tiếng ai gọi trên đầu tôi mới sực tỉnh.- Chú làm sao thế, điếc rồi à?Hóa ra là chị Giamilia. Tôi luống cuống, đỏ mặt và không kịp giấu bức vẽ.- Xe đã chất xong hàng từ lâu, chúng tôi gọi chú suốt một giờ mà chẳng thấy đâu! Chú làm gì ở đây?.... Cái gì thế này? - chị hỏi và cầm lấy tờ giấy. - Hừ! - Chị nhún vai ra chiều bực tức.Tôi chỉ muốn chui tụt xuống dưới đất. Chị Giamilia nhìn bức vẽ mãi không dứt, rồi chị ngước đôi mắt buồn rầu, loáng ướt lên nhìn tôi và kẽ nói:- Cho chị cái này nhé, kichinê bala.... Chị sẽ cất kỹ làm kỷ niệm.... - Đoạn chị gấp tờ giấy làm hai, nhét vào khoang ngực áo.Xe chúng tôi đã ra đến đường cái mà tôi vẫn chưa bình tâm lại được. Mọi việc diễn ra như trong giấc chiêm bao. Tôi không thể tin rằng tôi đã vẽ được một hình ảnh giống như những gì tôi đã nhìn thấy. Nhưng đâu đó trong đáy lòng tôi đã dấylên một niềm hoan hỉ thơ ngây, thậm chí là tự hào, và những mơ ước mỗi lúc một táo bạo hơm, mỗi lúc một quyến rũ hơn, khiến tôi choáng váng đầu óc. Tôi còn muốn vẽ vô vàn bức tranh khác nữa, nhưng không phải bằng bút chì, mà bằng thuốc màu kia. Tôi không để ý rằng xe chúng tôi đã chạy rất nhanh. ấy là vì Đaniyar ra sức giục ngựa. Giamilia không chịu thua kém. Chị nhìn đó đây, đôi lúc mỉm cười cái gì không rõ, nụ cười cảm động và thẹn thùng như biết mình có lỗi. Tôi cũng mỉm cười:thế là chị không còn giận tôi và Đaniyar nữa, và nếu chị nài thì hôm nay anh sẽ hát....Lần này chúng tôi đến ga sớm hơn mọi bận nhiều, nhưng ngựa thì đẫm mồ hôi trắng như bọt xà phòng. Xe chưa dừng hẳn, Đaniyar đã bắt đầu xốc bao tải lên vai. Anh vội vã như vậy làm gì, có điều gì mới lạ đã đến với anh, thực khó mà hiểu được. Khi những đoàn xe lửa ầm ầm phóng qua, anh dừng lại, nhìn theo hồi lâu bằng con mắt đăm chiêu. Giamilia cũng dõi theo hướng mắt, như cố đoán xem anh đang nghĩ ngợi gì.- Anh lại đây hộ tôi với, có một miếng sắt móng ngựa gần như sắp long, giúp tôi dứt hẳn nó ra, - chị gọi Đaniyar.Khi Đaniyar kẹp móng ngựa giữa hai đầu gối, dứt hẳn được miếng sắt ra rồi đứng thẳng dậy, Giamilia nhìn thẳng vào mắt anh, nói khẽ:- Sao anh lại thế nhỉ, chẳng lẽ anh không hiểu ư?.... Trên đời này phải chăng chỉ có mình tôi?Đaniyar lẳng lặng nhìn đi nơi khác.- Anh tưởng tôi thì dễ xử ư? - Giamilia thở dài.Đôi lông mày Đaniyar xếch lên như đôi cánh xòe ra, anh nhìn chị, cái nhìn yêu đương và buồn rầu, nói với chị câu gì, nhưng nói nhỏ quá tôi không nghe rõ. Rồi anh rảo bước về xe của mình, thậm chí có vẻ hài lòng, không rõ duyên cớ vì sao. Anh vừa đi vừa vuốt ve miếng sắt. Tôi nhìn anh và băn khoăn:câu nói chủa chị Giamilia có gì đáng cho anh hởi dạ như thế? Có gì đáng hởi lòng hởi dạ khi một người thở dài nặng nề nói với anh:"Anh tưởng tôi thì dễ xử ư?....Chúng tôi đã bốc dỡ thóc xong xuôi và sắp ra về thì có một thương binh vào sân, người này gầy gò, mặc chiếc áo khoác lính nhàu nát, vai đeo túi hành lý. Mấy phút trước vừa có chuyến xe lửa đỗ ở ga. Người lính nhìn quanh quẩn rồi lớn tiếng hỏi:- Ở đây có người nào ở bản Kukurêu không?- Tôi ở Kukurêu đâu! - tôi vừa tra? lời vừa bắt óc nghĩ xem người này là ai.- Thế chú là con nhà ai đấy nhỉ? - người lính định đi đến chỗ tôi thì chợt nhìn thấy chị Giamilia, anh mỉm cười ngạc nhiên, vui sướng.- Kìa Kêrim, anh đấy ư? - chị Giamilia reo lên.- Ồ, cô Giamilia! - anh lính chạy bổ tới, hai tay nắm chặt lấy tay chị Giamilia.Thì ra đấy là một người cùng làng với chị.- Thật là may quá! Cứ như thể đã biết trước tôi mới tạt vào đây! - anh lính nói, giọng hào hứng. - Cha? là tôi vừa ở chỗ Xađức về đây, chúng tôi cùng nằm một quân y viện mà. Ơn trời, chỉ một vài tháng nữa anh ấy sẽ về thôi. Lúc chia tay, tôi bảo anh ấy:viết thư cho vợ cậu đi, tớ sẽ mang về cho.... Đây, trao tận tay nhé, nguyên ven, không suy xuyển gì. - Kêrim đưa cho chị Giamilia lá thư gấp hình tam giác.Chị Giamilia hấp tấp cầm lấy lá thư, mặt đỏ lên rồi tái nhợt đi và dè dặt liếc nhìn Đaniyar. Anh đứng một mình cạnh xe briska hay chân choãi rộng như lần ấy ở sân đập, đôi mắt tuyệt vọng nhìn Giamilia.Lập tức, người từ bốn phía đổ xô đến, trong số đó có ca? những người quen và bà con thân thích của anh lính, người ta xúm lại hỏi han dồn dập. Giamilia chưa kịp cám ơn anh mang giúp lá thư thì chiếc xe của Đaniyar đã ầm ầm phóng qua, lồng lộn ra khỏi sân ga, nhảy chồm chồm trên các ổ gà, tung bụi mù mịt trên đường.- Gã kia hóa rồ rồi chắc! - người ta thét với theo.Anh lính đã bị lôi đi đâu không rõ, còn tôi với chị Giamilia vẫn đứng ở giữa sân nhìn những cột bụi bốc lên mỗi lúc một xa dần.- Chị em ta đi thôi, giênê, - tôi nói.Chú cứ về đi, mặc chị! - chị đáp bằng giọng chua xót.Thế là lần đầu tiên trong suốt thời gian ấy, chúng tôi đánh xe đi riêng rẽ từng người. Khí nóng ngột ngạt làm cho môi đã khô se càng đau rát như phải bỏng. Đất nứt nẻ, bị thiêu đốt đến nóng trắng trong ngày, giờ đây dường như đã nguội đi, nom như phủ một lớp muối trắng xám. Trong khung cảnh mờ ảo màu muối trắng ấy lung linh một vầng mặt trời hoàng hôn chập chờn, không có hình thù rõ rệt. Phía trên đường chân trời nhạt nhòa, những đám mây bão màu đỏ da cam đang tụ lại, gió khô ào tới từng cơn, kết thành bọt trắng xóa trên mõm ngựa, khó nhọc lật ngược những cổ bờm, rồi vùn vụt chuyển ra xa, đảo lộn tơi ta? những cụm ngải trên các ngọn đồi."Trời sắp đổ mưa chắc?" - tôi nghĩ.Tôi cảm thấy bơ vơ quá chừng, lòng tôi tràn ngập nỗi lo âu khắc khoải! Tôi thẳng tay quất mấy con ngựa lúc nào cũng chực chuyển sang đi bước một. Những con chim bão gầy guộc, cẳng dài lo sợ chạy đi tìm chỗ trú trong khe! Lá ngưu bàng khô héo của hoang mạc bị cuốn lên đường cái:vùng chúng tôi không có loại lá này, nó bị lùa từ nơi nào bên vùng Cadakhơ đây. Mặt trời đã lặn hẳn. Bốn bề không một bóng người. Chỉ có thảo nguyên nhọc lử sau một ngày nắng gắt.Tôi về đến sân kho thì trời đã tối. Vắng lặng, không một phảy gió. Tôi gào to gọi Đaniyar.- Hắn ra sông rồi, - người gác kho đáp. - Ôi bức quá thế này, người ta bỏ về nhà hết rồi. Ngoài sân không có gió, cũng chẳng có việc gì làm.Tôi lùa ngựa ra bãi cho ăn cỏ và định tạt ra sông. Tôi biết cái chỗ Đaniyar ưa thích trên bờ sông dốc đứng.Anh ngồi khom lưng, cúi gục xuống đầu gối, lắng nghe tiếng nước sông réo ầm ầm dưới chân bờ dốc. Tôi bỗng muốn lại gần, ôm lấy anh và nói với anh điều gì tốt đẹp. Nhưng nói gì với anh được? tôi đứng đấy một lát, cách anh một quãng, rồi quay trở lại. Sau đó, tôi nằm rất lâu trên đống rơm, nhìn bầy trời đầy mây đen đang tối dần lại và nghĩ ngợi:"Tại sao cuộc sống khỏ hiểu và phức tạp đến thế nhỉ?" Chị Giamilia vẫn chưa về. Chị đi đâu biệt tăm thế nhỉ? Tôi không ngủ được, tuy đã mệt la?. Những tia chớp nguồn lóe lê ở đàng xa, bên trên các dẫy núi, giữa lòng những đám mây đen.Lúc Đaniyar về, tôi vẫn chưa ngủ. Anh đi lang thang vơ vẩn trên sân, chốc chốc lại nhìn ra đường. Rồi anh gieo mình xuống đám rơm sau đống cỏ, cạnh tôi. "Bây giờ anh ấy sẽ bỏ đi nơi khác, không ở lại bản nữa đây! Nhưng anh ấy đi đâu được? Một thân một mình, không cửa không nhà, ai cần đến anh ấy?" Và giữa lúc đang thiêm thiếp ngủ, tôi mơ màng nghe thấy tiếng lộc cộc chậm chạp của chiếc briska đang đến gần. Hình như xe của chị Giamilia đã về....Tôi không nhớ tôi đã ngủ bao nhiêu lâu, chỉ biết bỗng nhiên ngay sát bên tai tôi, có tiếng chhân bước sột soạt trên rơm, như thhể có một cánh chim ướt át khẽ chạm vào vai tôi. Tôi mở mắt ra. Đấy là chị Giamilia. Chị Ở ngoài sông về, chiếc áo dài đã vắt nước mát lạnh. Chị dừng lại, lo ngại nhìn khắp xung quanh, rồi ngồi xuống cạnh Đaniyar.- Anh Đaniyar, em đã đến, chính em đến với anh, - chị nói khe khẽ.Bốn bề yên lặng, một tia chớp lặng lẽ trườn xuống phía dưới.- Anh giận phải không? Giận lắm phải không?Và lại yên lặng, chỉ có một tảng đất lở rơi xuống sông và một tiếng "bõm" êm nhẹ.- Em có lỗi gì đâu? anh cũng không có lỗi....Xa xa, một tiếng sấm vang rền trên núi. ánh chớp dọi sáng khuôn mặt trông nghiêng của Giamilia. Chị nhìn quanh và nép sát vào Đaniyar. Đaniyar đặt hai tay lên vai chị, và vai chị run lên bần bật. Chị nằm xuống đám rơm, cạnh anh.Gió nóng hừng hực như hơi lửa từ thảo nguyên đổ về, xoáy lốc, bốc tung đám rơm lên, thốc vào túp lều lung lay ở rìa sân kho, rồi quay tít như con cù, nghiêng nga? chạy trên đường. Giữa những đám mây lại lóe lên những tia lửa xanh, tiếng sấm lẹt rẹt vỡ tan ra trên đầu chúng tôi. Cảnh tượng ấy vừa ghê rợn vừa vui thú:cơn giông đã tới, cơn giông cuối cùng của mùa hè.- Anh lại tưởng em sẽ đổi anh lấy anh ta ư? - chị Giamilia thì thầm, giọng thắm thiết. - Không đâu, không đời nào! Anh ta chưa bao giờ yêu em ca?. Ngay ca? câu thăm hỏi em, anh ta cũng chỉ viết thêm vào cuối lá thư gửi về nhà. Em chẳng cần gì con người ấy cùng với thứ tình yêu muộn màng của anh ta, mặc cho thiên hạ muốn nói gì thì nói! Anh yêu quí của em, chàng trai cô đơn của em, em sẽ không nhường anh cho ai cả! Em yêu anh từ lâu rồi. Ngay ca? khi chưa biết anh, em đã yêu anh và chờ đợi anh, thế rồi anh đã tới, như thể anh biết em vẫn chờ đợi anh!Những tia chớp xanh lằng nhằng nối tiếp nhau phóng xuống sông, chỗ chân bờ dố. Những giọt mưa giá buốt, rơi chênh chếch loạt soạt trên đám rơm.- Giamiliam, Giamantai! - Đaniyar thì thầm gọi chị bằng những tên âu yếm nhất của tiếng Kazaxtan và tiếng Kirghizia. - Quay lại đây, em, cho anh nhìn vào mắt em một chút!Cơn giông bùng ra.Mảnh dạ bị dứt khỏi lều vật vã như con chim bị bắn hạ quằn quại vỗ cánh. Mưa trút xuống từng đợt ào ào như hôn mặt đất, bị gió thổi dạt đi ở phía dưới. Sấm chuyển dần chéo ngang qua ca? bầu trời, ầm ầm như vụ sụt lở mãnh liệt. Chớp nguồn lóa sáng trên núi, chói lọi như đám uất kim hương rực chháy về mùa xuân. Gió gầm gào, lồng lộn dưới bờ dốc.Mưa vẫn trút xuống, tôi nằm vùi mình trong đám rơm và tay đặt lên ngực, cảm thấy tim đập thình thịch. Tôi sung sướng.Tôi có cảm giác như lần đầu tiên tôi được ra ngoài nhìn ngắm mặt trời sau một trận ốm. Ca? mưa cũng như ánh chớp đều xói vào tôi dưới lớp rơm, nhưng tôi sung sướng, tôi mỉm cười ngủ thiếp đi, không hiểu những âm thanh lọt đến tai tôi là tiếng Đaniyar và Giamilia thì thầm với nhau hay là tiếng mưa đang ngớt dần rơi nhẹ trên rơm.Bây giờ sắp vào mùa mưa, rồi chẳng bao lâu nữa sẽ là mù thu. Không khí đã thấm đượm mùi ngải cứu ẩm ướt và mùi rơm ướt lúc thu sang. Nhưng cái gì đang chờ đợi chúng tôi trong mùa thu? Chẳng rõ vì sao, tôi không nghĩ tới chuyện ấy.Mùa thu năm đó, sau hai năm bỏ học, tôi lại đến trướng. Hết vuổi học, tôi thường ra chỗ bờ dốc ven sông, ngồi cạnh cái sân kho trước kia, bây giờ đã trở nên hoang vắng. Ở đây tôi đã dùng màu của học sinh vẽ những bức phác họa đầu tiên.Ngay với trình độ hiểu biết của tôi lúc bấy giờ, tôi cũng thừa hiểu không phải tôi vẽ bức nào cũng thành công ca?. "Màu khỉ gió! Giá mà có loại màu vẽ thực sự thì phải biết! - tôi tự nhủ, tuy tôi chẳng hình dung được thuốc màu thực sự nó như thế nào.Mãi sau này tôi mới được nhìn thấy thứ màu vẽ pha dầu thực sự đựng trong ống chì.Có màu hay không là một chuyện, nhưng có lẽ các thầy giáo tôi nói đung:vẽ là việc cần học mới làm được. Nhưng lúc ấy tôi đâu dám mơ đến chuyện học tập. Học với hành gì:lâu nay chẳng có tin tức gì về các anh tôi, mẹ tôi không đời nào chịu rời tôi ra, rôi là đứa con trai duy nhất của gia đình, "chàng gighit và là người nuôi sống ca? hai gia đình"! Tôi chẳng dám hé răng nói đến chuyện ấy. Thế mà, cứ như cố tình trêu ngươi, mùa thu năm ấy đẹp đến nỗi tôi chỉ muốn cầm lấy bút vẽ lại cảnh đẹp ấy.Sông Kukurêu giá buốt cạn hẳn đi, đá tảng ở những khúc nông lộ ra, mọc đầy rêu xanh sẫm và vàng da cam. Cây liễu mềm yếu trụi hết lá, đỏ tía lên vào những lúc sương giá ban mai, nhưng những cành phong nhỏ bé vẫn còn giữ được những chiếc lá đầy đặn vàng úa.ở những chỗ úng nước, mấy túp lều ám khói, gội mưa của người chhăn ngựa sẫm đen lại trên đám cỏ màu đỏ hung, và những làn khói mỏng mảnh thơm thơm màu xanh lam uốn éo tuôn lên qua những lỗ thông khói. Những con ngựa đực gầy nhom hí vang lừng như thường thấy về mùa thu, lũ ngựa cái chạy tan tác đi đâu hết, và từ giờ cho đến mùa xuân, không dễ gì giữ được chúng trong bầy. Gia súc được đưa từ trên núi về đi lang thang từng bầy trên đồng ra. Thảo nguyên sạm nâu màu cây cỏ chhết khô, chằng chịt những vệt đường mòn ngang dọc do gia súc dẫm nên.Chẳng bao lâu sau, gió thảo nguyên nổi lên, bầu trời trở nên u ám, mưa lạnh đổ xuống:điềm báo sắp có tuếtt. Một hôm thời tiết không đến nỗi xấu, tôi ra sông:tôi rất thích ngắm bụi thanh lương trà vùng núi đỏ rực như lửa trên bãi cát bồi.Tôi ngồi ở một chỗ cách khúc sông cạn một quãng, trong bụi liễu. Bóng chiều đã xuống. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy hai người đang đi, rõ ràng họ vừa lội qua sông. Đấy là Đaniyar và Giamilia. Tôi không thể rời mắt khỏi khuôn mặt lo lắng nghiêm nghị của hai anh chị. Vai đeo chiếc túi dết đựng đồ, Đaniyar bước lật đật, vạt chiếc áo khoác kính không cài khuy cứ đập vào ống đôi ủng gia? da đã vẹt gót. Chị Giamilia chít chiếc khăn choàng trắng lúc này đã tuột xuống sau gáy, chị mặc bộ áo váy sặc sỡ đẹp nhất chị vẫn thường diện vào những ngày chợ phiên, bên ngoài mặc chiếc áo vét nữ bằng nhung kẻ may chần. Tay chị xách một bọc nhỏ, tay kia núi lấy sợ dây đeo túi dết của Đaniyar. Hai người vừa đi vừa chuyện trò gì với nhau.Kia, hai người đã vào con đường mòn dẫn qua khe, giữa những lùm cây bụi. Tôi nhìn theo họ và không biết phải làm gì.Lên tiếng gọi họ chăng? Nhưng lưỡi như dính vào vòm miệng.Những tia nắng đỏ thắm cuối cùng trườn trên những đám mây đen đốm trắng nối đuôi nhau trôi nhanh dọc thheo dãy núi. Trời bỗng đổ tối. Đaniyar và Giamilia không hề ngoái nhìn lại, đi miết về phía đường tầu tránh. Đầu anh chị thoáng hiện vài lần nữa trong đám lùm cây, rồi biến mất.- Giamilia-a-a! - tôi rán sức gào toáng lên."A-a-a!" - tiếng vang dội lại từ nhiều phía.- Giamilia-a-a! - Tôi gào lên lần nữa, và cuống cuồng cắm đầu đuổi theo họ, lao bừa xuống nước, vượt qua sông.Nước giá buốt bắn vọt lên từng cụm lớn, táp vào mặt, quần áo tôi ướt đẫm, tôi cứ chạy bừa đi, chẳng còn biết đâu là đường nữa. Đột nhiên, tôi vấp chân, ngã xấp xuống đất. Tôi cứ nằm như thế, không ngẩng đầu lên, nước mắt giàn giụa khắp mặt. Dường như bóng tối đã đè nặng lên đôi vai tôi. Những thân cây nhỏ mềm mại rít lên vi vút, buồn rầu.- Giamilia! Giamilia! - tôi nức nở nghẹn ngào nuốt nước mắt.Tôi phải xa lìa những người thân yêu gần gũi nhất của mình. Mãi đến lúc này, nằm xoài trên mặt đất, tôi mới hiểu tôi yêu chị Giamilia. Phải, đấy là mối tình đầu, mối tình thuở niên thiếu của tôi.Tôi cứ nằm như thế mãi, úp mặt vào cùi tay ướt đẫm. Vừa rồi không phải tôi chỉ giã từ Đaniyar và Giamilia, tôi đã giã từ tuổi thơ của mình.Khi tôi lần mò trong bóng tối, lần được về đến nhà thì ở sân đã nháo ca? lên, tiếng bàn đạp ngựa loảng xoảng, có người thắng yên ngựa, gã Ôxmôn sau rượu ngất ngưỡng trên mình ngựa, hét tướng lên:- Lẽ ra phải tống cổ con chó hoang lạc loài ấy ra khỏi bản từ lâu rồi kia! Thật là điếm nhục cho ca? dòng họ! Tôi mà vớ được nó thì tôi giết chết tươi ngay tại chỗ, tội vạ gì cũng cam lòng. Không thể để cho bất cứ thằng du đãng nào cũng dụ dỗ được đàn bà con gái bản ta đem đi! Nào, lên ngựa, các chàng gighit, nó không thể trốn thoát đi đâu được, ta đuổi đến ga là tóm được thôi!Tôi lạnh toát ca? người:họ sẽ phóng ngựa đi đâu? Nhưng khi đã biết chắc họ đuổi theo đường cái ra ga chứ không phải ra chỗ đường tránh tầu, tôi lẻn vào nhà, lấy chiếc áo dạ lông của bố chùm kín đầu để khỏi ai nhìn thấy tôi khóc.Ca? bản xôn xao bàn tán, thôi thì bao nhiêu điều ong tiếng ve! các bà các chị thi nhau chỉ trích Giamilia.- Cái con ngu đần hết chỗ nói! Được làm dâu một gia đình như thế mà bỏ trốn đi, đúng là nó tự xéo nát hạnh phúc của nó.- Thử hỏi, a? còn thèm muốn cái gì mới được chứ? Tài sản của thằng cha ấy vẻn vẹn có độc một chiếc áo khoác lính cà khổ và đôi ủng rách nát!- Thì đã hẳn, ngữ ấy làm sao có được một sân đầy gia súc! Một thằng tứ cố vô thân, cầu bơ cầu bất, khố rách áo ôm.Chẳng sao, rồi cô a? xinh đẹp sẽ nghĩ lại thôi, nhưng lúc ấy thì muộn rồi!- Chính thế! Mà Xađức lại không đáng mặt làm chồng nó ư, không đáng mặt làm chủ gia đình ư? Một chàng gighit cừ khôi nhất bản!- Còn bà mẹ chồng nữa chứ? không phải bất cứ ai cũng được Trời ban cho một bà mẹ chồng như thế! Có giỏi cứ đi kiếm cho ra một baibitsê như thế đi! Nó tự hủy hoại đời nói, con bé ngu xuẩn, tự dưng vô cớ chuốc họa vào thân!Có lẽ chỉ một mình tôi khônng chê trách chị Giamilia, giênê trước kia của tôi. Dù anh Đaniyar chỉ có chiếc áo khoác lính cũ kỹ với đôi ủng rách nát, nhưng tôi biết tâm hồn anh giầu có hơn tất ca? chúng tôi. Không, tôi không tin rằng chung sống với anh, chị Giamilia sẽ bất hạnh. Tôi chỉ thương mẹ tôi thhôi. Tôi cảm thấy hình như chị Giamilia ra đi đã đem theo ca? sức lực trước kia của mẹ tôi. Mẹ tôi rầu rĩ, gầy rộc đi, và bây giờ tôi hiểu rằng mẹ tôi không thể chịu được khi thấy cuộc sống đôi khi phá vỡ một cách quá đột ngột những nền nếp cổ xưa. Một cái cây dù to khỏe đến đâu một khi đã bị bão trốc tung ca? rễ thì cũng không còn trỗi dậy được. Trước đây, mẹ tôi không bao giờ nhờ ai xâu chỉ luồn kim:như vậy chạm đến lòng kiêu hãnh của mẹ tôi. Thế mà, có lần đi học về, tôi thấy hay tay mẹ tôi run run, mẹ tôi không nhìn thấy lỗ kim và khóc.- Này, con luồn hộ mẹ sợ chỉ đi! - mẹ tôi bảo và thở dài não nề. - Giamilia rồi sẽ khổ một đời.... Chao ôi, lẽ ra nó sẽ thành một người nội trợ đảm đang biết bao! Nó đi rồi!.... Nó rũ bỏ hết.... Tại sao nó bỏ đi nhỉ? Hay ở nhà ta nó cảm thấy khó chịu?Tôi muốn ôm lấy mẹ, an ủi mẹ, kể cho mẹ tôi biết Đaniyar là người thế nào, nhưng tôi không dám, vì như vậy, tôi sẽ gây cho mẹ tôi vết thương lòng suốt đời không hàn gắn được.Nhưng rồi việc tôi có dính líu vào chuyện này cũng không còn là chuyện bí mật nữa, tuy tôi chẳng có lỗi gì....ít lâu sau anh Xađức về. Tất nhiên anh đau buồn, mặc dù trong lúc say rượu anh có nói với Ôxmôn:- Nó đi là đáng thôi. Rồi nó sẽ chết đường chết chợ cho mà xem. Thời buổi này thiếu gì đàn bà. Ngay ca? một cô a? có tóc bằng vàng cũng chưa đáng giá bằng một gã trai hèn kém nhất đời!- Đúng thế! - Ôxmôn đáp.- Chỉ tiếc là hôm ấy tôi không vớ được thằng ấy, chứ không thì tôi giết quách nó đi là xong chuyện! Còn con ấy thì cứ nắm tóc nó buộc vào đuôi ngựa, kéo lê đi cho đáng đời! Chhắc là hai đứa xuống miền Nam đi hái bông sinh sống, hay đi làm thuê làm mướn, thằng này không phải là lần đầu sống cuộc đời lang thang nữa rồi! Có điều tôi không sao hiểu được là sự thể thế nào mà chẳng ai hay biết gì cả, thậm chí chẳng ai ngờ đến nữa. Chính cái con đê tiện ấy nó gây ra chuyện, tự nó dàn xếp hết! Tôi mà tóm được thì phải biết!....Nghe Ôxmôn nói như vậy, tôi chỉ muốn nói độp vào mặt hắn:"Mi vẫn chưa sao quên được những lời chị ấy nói như tát vào mặt mi ở bãi cắt cỏ đấy thôi. Bụng dạ mi đểu gia? lắm!" Có lần tôi ngồi ở nhà, vẽ bức tranh cho tờ báo tường của nhà trường. Mẹ tôi loay hoay bên bếp lò. Bỗng nhiên anh Xađức xồng xộc chạy vào. Mặt tái nhợt, đôi mắt cau có hằn học, anh xấn đến và gí vào mũi tôi một tờ giấy:- Chính mày vẽ cái này phải không?Tôi sững sờ ca? người. Đấy là bức vẽ đầu tiên của tôi. Hình ảnh Đaniyar và Giamilia sống động lúc ấy đang nhìn tôi:- Em vẽ đấy.- Thế ai đây? - anh chỉ ngón tay vào tờ giấy/ - Đaniyar - Quân phản bội! - anh Xađức quát vào mặt tôi.Anh xé vụn bức vẽ rồi đi ra, đóng sầm cửa lại.Sự yên lặng nặng nề kéo dài hồi lâu, rồi mẹ tôi hỏi:- Con biết ư?- Vâng, con biết.Tựa mình vào bếp lè, mẹ tôi nhìn tôi với bao nhiêu băn khoăn trách móc. Rồi khi tôi nói:"Con sẽ còn vẽ hay anh chị ấy lần nữa!" thì mẹ tôi lắc đầu đầy vẽ chua xót và chán nản.Tôi nhìn những mẩu giấy vụn bừa bộn dưới sàn, và một nỗi uất hận ghê gớm khiến tôi nghẹt thở. Mặc cho người ta bảo tôi là kẻ phản bội. Tôi phản bội ai kia chứ? Phản bội gia đình ư? Phản bội gia tộc ư? Nhưng tôi không phản bội chhân lý, chân lý của cuộc sống, chân lý của hai con người đó! Tôi không thể nói với ai điều ấy, ngay ca? mẹ tôi cũng sẽ không hiểu tôi.Trước mắt tôi, tất ca? đều nhòa đi, những mảnh giấy hình như liệng vòng trên sàn như những vật sống. Khoảnh khắc mà Đaniyar và Giamilia trong bức tranh nhìn tôi như người thật đã ăn sâu vào kí ức tôi đến nỗi tôi tưởng chừng nghe thấy bài ca của Đaniyar, bài ca anh đã hát trong cái đêm tháng Tám đáng ghi nhớ ấy. Tôi nhớ lại hai người đã từ bỏ bản làng ra đi như thhế nào, và tôi cũng nôn nóng muốn lên đường ra đi như họ, mạnh bạo và kiên quyết dấn thân vào con đường khó khăn đi tìm hạnh phúc.- Con sẽ đi học.... Mẹ nói với bố cho con. Con muốn trở thành họa sĩ! - Tôi ca? quyết nói với mẹ tôi.Tôi đinh ninh mẹ tôi sẽ trách móc tôi và òa khóc, sẽ nhắc đến mấy anh tôi đã bỏ mình trong chiến tranh. Nhưng lạ thay, mẹ tôi không khóc, chỉ khẽ nói, giọng buồn rầu:- Được con cứ đi đi.... Con đã đủ lông cánh, con muốn bay nhảy thế nào tùy ý.... Ai mà đoán trước được, biết đâu con lại chẳng bay cao?Chưa biết chừng con nghĩ thế mà phải. Con cứ đi đi.... Có thể sau này con sẽ nghĩ lại. Bôi bôi vẽ vẽ đâu phải là một nghề.... Cứ học đi rồi con sẽ hiểu ra.... Nhưng chớ có quên màI nha mẹ cha....Từ hôm ấy. Nhà bé tách riêng ra, không làm ăn chung với chúng tôi nữa. ít lâu sau, tôi đi học.Tất ca? câu chuyên chỉ có thế.Học hết trung cấp, tôi được gửi đến trường cao đẳng mỹ thuật. Tại đây, tôi đã trình bày bài thi tốt nghiệp của tôi:đấy là bức tranh tôi hằng mơ ước vẽ ra từ lâu.Dễ đoán được rằng bức tranh ấy vẽ Đaniyar và Giamilia. Hai người đi trên con đường thảo nguyên vào một ngày thu.Trước mặt họ là khoảng xa tươi sáng, rộng lớn.Mặc dù bức vẽ của tôi chưa phải là hoàng mỹ - tài nghệ đâu có đến ngay một lúc được, - nhưng tôi quý bức vẽ ấy vô cùng, nó là nỗi khắc khoải có ý thức đầu tiên của tôi trong sự nghiệp sáng tác.Ngay ca? bây giờ, đôi khi tôi vẫn thất bại, có những phút nặng nề tôi mất lòng tin ở chính mình. Khi ấy tôi bị lôi cuốn đến trước bức tranh ấy, bức tranh vẽ Đaniyar và Giamilia. Tôi nhìn hai người hồi lâu và lần nào tôi cũng nói chuyện với anh chị.Giờ này anh chị Ở đâu, anh chị đang sóng bước trên con đường nào? Giờ đây có biết bao nhiêu con đường mới trên thảo nguyên của chúng ta:ở khắp Cadắcxtan cho đến tận Antai và Xibiri! Vô vàn con người dũng cảm đang lao động ở đó.Có lẽ anh chị cũng đã đến những vùng ấy chăng? Chị đã ra đi, Giamilia của tôi, chị đi trên thảo nguyên bao la, không hề ngoái đầu nhìn lại. Có thể chị đã mệt mỏi, có thể chị đã mất lòng tin ở chính mình chăng? chị hãy dựa vào Đaniyar. hãy để anh hát cho chị nghe bài ca về tình yêu, về đất nước, về cuộc sống. Sao cho thảo nguyên chuyển mình và ngời lên đủ mọi màu sắc! Mong chị hãy nhớ lại đêm tháng Tám âys! Cứ đi đi, Giamilia, đừng hối tiếc gì cả, chị đã tìm thấy hạnh phúc khó khăn của mình!Tôi nhìn hai người và nghe thấy tiếng nói của Đaniyar. Anh gọi tôi cùng lên đường:vậy là đã đến lúc sửa soạn hành trang. Tôi sẽ đi trên thảo nuyên về bản làng tôi, và ở đấy tôi sẽ tìm thấy những màu sắc mới.Mong sao mỗi nét vẽ của tôi đều vang lên điệu hát của Đaniyar! Mong sao mỗi nét vẽ của tôi đều phập phồng nhịp tim đập của Giamilia!
Hết