HỒI THỨ BẢY
Kỳ Tửu bị thương, Trường Phong xuống núi
Nhằm phòng nguy biến, Thanh Ngân học thuật kỳ mô

    
hời gian thắm thoát, mấy tháng trôi qua,  hôm đó Thi Kiếm đang chỉ điểm Chính  Tâm tập luyện bài Phong vân  kiếm pháp  sau hậu viên, thì Vô địch thần quyền  Phạm Minh mặt mày hớt ha, hớt hải, hấp  tấp bước ra. Một người có công phu  hàm dưỡng như Phạm Minh, trước cái  chết cận kề cũng không đến nỗi mất  bình tĩnh, thì có điều gì làm ông  phải lo âu như vậy? Thái độ của ông  nói lên một trạng thái vô cùng bối  rối trước một việc nghiêm trọng, không  ngờ. Thi Kiếm ngạc nhiên trước thái độ  của Phạm Minh, thì đã nghe ông ta nói trong hơi thở:- Nhị thúc! Nhị thúc! Đệ tử vừa nhận  được phi vụ truyền tin, gia sư đã  bị đã thương trầm trọng..Tin Kỳ Tửu bị đã thương cũng làm  cho Thi Kiếm sững sờ trong giây lâu mới có  thể hỏi lại Phạm Minh:
- Ai đã thương được đại ca? Ở đâu? Khi nào?
- Trong thơ Mạc sư đệ không nói ai đã  thương sư phụ. Chỉ nói sư phụ bị  thương nghiêm trọng, cần phải cho người tiếp viện để bảo vệ. Bây giờ người  đang ở tại phân đàn Tây Nam của chúng ta.
-Ở phân đàn Tây Nam? Phân đàn Tây  Nam tại Chu giang, cách Tam Điệp sơn khá xa  về phương Nam. Tại sao lại phải về phân  đàn Tây Nam?
- Cách đây hơn tháng, khi sư phụ đến  Thanh Linh động tham dự nghị hội trưởng  lão và chưởng môn các phái để  minh ước đồng tâm khởi nghĩa, thì  đến nơi mới biết chưởng môn phái  Thanh Linh là Thanh Linh Tử, người tổ chức  đại hội đã bị bắt cóc trước  đó mấy ngày, đệ tử phái này đang  lo tìm tung tích sư phụ họ. Đến được  Thanh Linh động, ngoài sư phụ, thì không  có bang hội nào khác, nghe đâu họ đều  bị chận đánh dọc đàng và mất tích.  Đệ tử nhận được tin của sư phụ liền cho người đến các bang phái thăm dò, và chỉ thị cho phân đàn Tây Nam và phân đàn Trường An điều tra vụ Thanh Linh Tử mất tích. Sư phụ cũng cho biết sẽ ở lại Thanh Linh động một thời gian giúp đệ tử phái này điều tra ra manh mối. Từ đó đến nay không nhận thêm tin tức gì của sư phụ, thì hôm nay nhận được tin sét đánh này. Đệ tử không hiểu tại sao sư phụ không về phân đàn Trường An, gần Tam Điệp sơn và chúng ta hơn mà lại về phân đàn Tây Nam.
- Những việc trên ngươi cũng đã nói  với ta, việc đại ca phải về phân đàn Tây Nam có thể nói lên tình trạng bị truy đuổi, và phải đánh lạc hướng địch nhân. Hừ! Ai có thể đả thương  được đại ca?Ừ! trước đây  ngươi có đề cập đến một lực  lượng áo đen bí mật, người chúng  ta có điều tra được bọn chúng là ai không?
- Chưa tìm hiểu được chúng là ai.  Theo tin tức bọn họ điều có võ công  phi phàm, khinh công thân pháp rất nhanh, đến bất ngờ, đi không lưu lại dấu vết.
- Phải chăng bọn chúng là một lực lượng  bí mật của Trần Thủ Độ?
- Đệ tử cũng nghi ngờ như vậy, nhưng  mấy việc xảy ra gần đây làm cho đệ  tử không dám xác quyết. Việc thứ nhất  Lạc Sơn thế gia trong khi đãi yến cho Bách  Độc Thư Sinh, cao đồ của Khô Cốt lão  quỉ, thì đã bị bọn người áo đen  đến tấn công. Bách Độc thư sinh bị  chúng đã thương và Lạc Sơn lão  nhân đã bị chúng mang đi. Việc thứ  hai là Lương Sơn phái ở Hoàng Giang và  Kim Ngư Bang ở Kim Sơn cũng bị bọn người  này tấn công. Mấy phái này đều cam  tâm làm tay chân cho Trần Thủ Độ, thì  người của Thủ Độ không thể tấn  công họ.
- Lão già Nguyễn Chất ở Lạc Sơn cũng  bị bắt đi thì điều này thật trở  nên khó đoán.
- Theo tin tức, thì lực lượng này hoạt  động mạnh ở các vùng duyên hải và  phía Nam, mà chưa thấy xuất hiện ở Kinh  Bắc và Thượng Du. Có thể họ xuất xứ  từ vùng Diễm, Ái. Theo tin tức thì bọn  họ tiên lễ hậu binh. Trước cho người  thuyết phục gia nhập lực lượng của chúng, nếu không đồng ý thì chúng cho người  tấn công và bắt đi các chưởng môn  nhân. Phải chăng đây là một lực lượng  âm mưu làm bá chủ giang hồ?
- Khó mà đoán chúng đang làm gì? Điều  quan trọng là phải cứu viện cho đại ca  và tìm hiểu ai là kẻ đã thương người.
- Vâng, đệ tử định thưa với nhị  thúc, nhờ nhị thúc trông lo công việc  ở đây để đệ tử, tiện nội và  nhị đệ Trường Hải xuất sơn hộ  vệ cho sư phụ. Kẻ thù có thể đả  thương sư phụ, thì phái kẻ khác e rằng khó có thể chu toàn.
Suy nghĩ giây lâu, Thi Kiếm nói:
- Ta không quen công việc ở đây. Hơn nữa  ngươi là người thủ lãnh của tổng  đàn phải điều động anh em các nơi, không thể vắng mặt. Ta và Lý Đại sẽ  xuôi Nam hộ vệ cho sư phụ ngươi. Tuy nhiên, ta và Lý Đại chưa quen thuộc với anh em  mọi nơi, ngươi nên để Trường Hải  tháp tùng với ta trong chuyến đi này.
Nghe Thi Kiếm định thay mình ra đi, Phạm Minh chần chừ:
- Như vậy thì quá nhọc nhằn cho nhị thúc.  Hơn nữa nếu nhị thúc xuất sơn thì  công việc nghiên cứu kiếm trận của nhị thúc cũng sẽ bị ngưng trệ.
- Biến phải tùng quyền, làm sao cứu được  sư phụ ngươi, và không để cho công việc điều hành tổ chức bị ngưng trệ  là ưu tiên trước mắt. Ý ta đã quyết, ngươi không cần phải nhiều lời.  Cứu binh như cứu hỏa, ngươi gọi Trường Hải và Lý Đại về gấp để trưa nay chúng ta phải lên đường.
- Nhị thúc đã dạy, đệ tử không  biết sao hơn, xin nhọc giá nhị thúc. Đệ  tử cho người thông tin cho Lý thúc thúc và Trường Hải ngay bây giờ. Họ đang  tuần phòng trên Hắc giang, ít nhất cũng  một hai khắc thời gian họ mới về đây  kịp. Đệ tử cũng sẽ cho Dung muội sửa  soạn hành trang.
- Vâng, ngươi hãy lo ngay đi, ta chỉ điểm  và dặn dò Chính Tâm ít việc, họ về là vừa.
- Xin vâng lời nhị thúc.
Phạm Minh hấp tấp vào thạch thất, Chính  Tâm đã nghe hết cuộc đối thoại giữa  Thi Kiếm và Phạm Minh. Khi Phạm Minh đi khỏi, Chính Tâm nói với Thi Kiếm:
- Sư phụ! Đệ tử muốn được đi  theo hầu sư phụ.
- Sư bá ngươi bị đả thương, kẻ  thù trước mắt làm cho ta cũng cảm thấy  bất an. Chuyến đi này không phải là du sơn lãm thủy mà hung hiểm vô vàn đang chờ đợi. Ngươi tuyệt đối không  thể đi với ta được. Điều ngươi cần làm là chuyên cần luyện tập. Khi ta  trở về muốn nhìn thấy sự tiến bộ của ngươi.
- Đệ tử xin vâng lời, và quyết không  làm cho sư phụ thất vọng.
Như có điều  suy nghĩ, Thi Kiếm trầm tư giây lâu rồi  bảo Chính Tâm:
- Ngươi theo ta về phòng. Ta có mấy việc  cần dặn dò ngươi trước khi ra đi.
Chính Tâm theo Thi Kiếm vào phòng ông ta. Thi Kiếm dở chiếc gối trên đầu giường  lấy ra một quyển sách cũ. Xoay lại nghiêm khắc nhìn Chính Tâm:
- Ngươi quỳ xuống nghe ta dạy việc.
Chính Tâm thấy sự nghiêm trọng của sư  phụ, cung kính quỳ gối xuống đất:
- Xin nghe lời dạy bảo của sư phụ.
Thi Kiếm:
- Đây là cuốn Lý gia bí lục hay còn  gọi là Việt Công bí lục. Cuốn sách  này từ xưa đến nay chỉ truyền tử lưu tôn. Hôm nay ta phá lệ giao lại cuốn sách  này cho ngươi, ngươi phải lập lời  trọng thệ sống làm tôi họ Lý chết  làm ma họ Lý. Sau này khi ngươi thành  tài, tìm con cháu họ Lý có tư chất  mà giao lại. Ngươi có thể đảm nhận  trọng trách này không?
Nghe Thi Kiếm nói,  Chính Tâm run rẩy:
- Thưa sư phụ, đệ tử.. đệ tử xin  rán hết sức mình và xin thề tuyệt đối  nghe theo lời dạy bảo của sư phụ.
- Được lắm! Toàn bộ công phu võ học  của ta đều từ sách này mà ra. Trong sách  ngoài võ công còn dạy cách bày binh bố  trận. Trong thời gian ta không có mặt ở đây, ngươi theo sách mà luyện tập. Có điều gì ngươi không hiểu, khi về ta sẽ chỉ  điểm cho ngươi, nhưng từ nay về sau, ngươi là người giữ gìn quyển sách. Người còn sách còn, người mất sách mới mất. Ngươi phải nhớ rõ điều này.
- Đệ tử quyết tuân theo thời dạy của sư phụ.
Thi Kiếm để quyển sách lên bàn, đốt hương lạy ba lạy. Sau đó bảo Chính Tâm lạy ba lạy và tuyên thệ:
- Đệ tử Đoàn Chính Tâm thừa lệnh sư phụ Lý Trường Phong bảo quản Việt Công Bí Lục, chết sống tận trung cùng  nhà Lý. Nếu không chu toàn trách nhiệm sẽ bị trời tru đất diệt.
- Được lắm! Ta hy vọng ngươi xứng  đáng là đồ đệ duy nhất của ta. Trên sáu mươi tuổi, ta mới có một đồ đệ là ngươi, ngươi đừng để ta phải thất vọng.
Thi Kiếm lấy sách, nâng trên hai tay:
- Chính Tâm nhận sách.
Chính Tâm đưa hai tay cung kính nhận sách của sư phụ giao, lạy ba lạy:
- Đa tạ ân điển của sư phụ.
Thi Kiếm xoa đầu Chính Tâm:
- Nếu ngươi nói đây là ân thì  cũng là ân, nhưng ta cũng muốn nói với  ngươi đây là gánh nặng và cũng  là trọng trách mà sư phụ giao phó cho  con. Thôi con đứng dậy, ra ngoài luyện tập tiếp hay làm gì thì làm. Sư phụ cần  tĩnh dưỡng trong giây lát trước khi lên  đường.
- Xin vâng lời sư phụ.
Chính Tâm lui ra, khép cửa phòng lại cho Thi Kiếm, nhưng không đi đâu chỉ đứng hầu trước cửa phòng. Những điều xảy  ra làm cho Chính Tâm bồi hồi lo lắng trong  một tâm trạng bất an, linh cảm một cuộc  chia tay đầy bất trắc và không muốn rời xa sư phụ.
Chính Tâm đứng hầu trước cửa phòng Thi Kiếm đến trưa, thì Lý Đại về đến:
- Công tử! Chủ nhân đâu?
- Sư phụ đang tịnh dưỡng.
Tiếng Thi Kiếm từ trong phòng:
- Lý Đại, ngươi đã gặp Minh nhi chưa?
- Thưa chủ nhân, đã gặp và biết chúng ta sắp lên đường.
- Trường Hải về chưa?
- Thưa đã về và đang chờ sư phụ ngoài khách sảnh.
- Tốt lắm! Chúng ta lên đường ngay.
Thi Kiếm mở cửa bước ra, Lý Đại nói:
- Tiểu nhân cần lấy thêm ít quần áo và vài thứ cần dùng cho chủ nhân.
- Ừ! Nhưng ngươi không cần phải đem theo nhiều. Ta sẽ đợi ngươi ngoài khách sảnh.
Thi Kiếm nói xong bước đi, Chính Tâm lẽo  đẽo đi theo sư phụ. Trong khách sảnh,  ngoài Trường Hải, Phạm Minh, Lý Thùy Dung  và Bắc Minh thần kiếm Đặng Dương còn  nhiều vị sư phụ nữa mà Chính Tâm chưa  gặp mặt. Họ đã đến để tiễn  đưa Thi Kiếm. Trường Hải đã sẵn  sàng với gói hành trang nhỏ trên vai. Sự  việc xảy ra mọi người đã nghe biết,  và đều là những người có công  phu cao nên họ không để cho sự xúc động  bộc lộ, ồn ào bàn luận. Họ yên lặng,  nhưng đầu óc chìm đắm trong suy tư  của riêng mình. Khi Thi Kiếm đến, họ đứng  lên vái chào. Ánh mắt của họ nói lên  sự chờ đợi về ý kiến và chỉ thị  của ông.
Thi Kiếm không để họ phải chờ đợi  lâu, ông chậm rãi:
- Một người có võ công như đại  ca ta lại bị đả thương là điều  làm cho ta khó nghĩ, không biết kẻ nào  trên giang hồ hiện nay có công lực như  vậy. Ta hy vọng đại ca bị đả thương  vì bị kẻ thù quần đấu, mãnh hổ  nan địch quần hồ. Trong trường hợp này  ta, Lý Đại và Trường Hải đến nơi, cùng với nhân sự phân đàn Tây Nam sẽ có thể hộ vệ cho đại ca an toàn  được. Ngược lại nếu kẻ thù đã  đơn thủ cùng đại ca ta mà có thể  làm ông ta bị thương, thì với khả  năng ta cũng không hơn gì. Đáng tiếc  là chúng ta không có cách gì để liên  lạc với Đàn Chưởng bảo  ông ta rời đất Chiêm Thành về lại  phân đàn Tây Nam...
Bắc Minh thần kiếm Đặng Dương lên tiếng:
- Lão Đặng tôi và một vài anh em nữa đi Nam với thúc thúc nên chăng?
- Nếu chúng ta dốc hết lực đi Nam, thì ở đây lại đặt trong tình trạng thành  trống, rất dễ làm mồi cho kẻ thù. Đặng  anh hùng và anh em phải ở lại đây để  giúp đỡ cho Phạm Minh, đề phòng mọi  bất trắc xảy ra. Chúng ta đã đang nghe  đến nhiều bang hội bị tấn công, thì  biết đâu kẻ thù cũng đang rình rập  phái Mai Sơn và tổng đàn Phục Lý của chúng ta. Chúng ta bắt buộc phải phân chia  lo công việc, có như vậy mới là kế an toàn.
Phạm Minh:
- Vì nơi đây là cơ sở tổng đàn  và huấn luyện nhân sự nên vòng chu vi canh gác và phòng thủ rộng trên mười dặm. Nếu có kẻ thù xâm nhập, cũng  kịp thời đề phòng. Đệ tử thấy  cần nên có thêm vài người đi cùng nhị thúc.
- Ta cũng biết vòng phòng thủ của chúng  ta rất rộng, nhưng những trạm canh của chúng  ta chỉ có thể hiệu dụng trong việc phát  hiện quan binh hay những kẻ võ công bình thường,  mà không đủ hiệu dụng đối với  những võ lâm cao thủ. Hơn nữa, Minh nhi cũng  phải đề phòng các nơi có việc phải  có người tiếp ứng. Ta muốn để Trường Hải ở lại với ngươi, nhưng ta và Lý  Đại không quen đường đi nước bước,  cần phải có Thanh Ngân. Chúng ta ra đi ba người  đã nhiều lắm rồi. Điều ta muốn căn  dặn các ngươi trước khi ra đi là phải  luôn luôn đề cao cảnh giác. Theo thuật  dụng binh, kẻ thù đả thương đại ca cũng có thể dụng tâm điệu hổ ly  sơn, chờ viện binh ra khỏi thành thì đánh  úp. Điều này ta rất quan tâm. Trách nhiệm  các ngươi ở đây rất nặng nề không  nên khinh suất. Chúng ta chia nhau, mỗi người  cố gắng trong trách nhiệm của mình là  điều cần thiết. Ta sẽ cố chu toàn trách  nhiệm của mình đem đại ca về lại Mai  Sơn, và các ngươi cũng phải cố để  Mai Sơn đừng có những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Nghe lời phân tích của Thi Kiếm, và với  những biến cố xảy ra trên giang hồ mới  đây, Phạm Minh thấy ngay sự hữu lý. Tính  toán lại nhân sự còn lại ông chỉ thấy  mình, Thùy Dung, và các vị sư phụ huấn  luyện như Bắc Minh Đặng Dương, Thiết  Quài Trần Chất, Nhất Côn Lê Anh, Thần  Thương Phan Diệu, Ma đao Vũ Kiệt là cao  thủ, mà không biết bao nhiêu công việc trước mắt nên ông  gián tiếp tán thành:
- Nhị thúc đã phân phó, đệ tử và các huynh đệ xin tuân hành chỉ thị, mong nhị thúc thượng lộ bình an.
Ma Đao Vũ Kiệt cũng tiếp lời:
- Thi Kiếm lão nhân gia nhìn xa thấy rộng, chúng ta không nên vì quá lo lắng cho an nguy của Kỳ Tửu lão gia mà để sự phân  phối nhân sự của chúng ta trở nên đầu đuôi không thể chu toàn lẫn nhau.
Vũ Kiệt dứt lời thì Lý Đại cũng đến nơi, Thi Kiếm hỏi Trường Hải:
- Ngươi đã sẵn sàng chưa?
- Thưa, đã sẵn sàng chờ nhị thúc xuất  hành. Cũng xin thưa với nhị thúc đệ  tử định dùng đường thủy đạo  đến Thiên Trường, sau đó dùng ngựa  đi về Nam. Lộ trình như vậy nhi thúc có  đồng ý hay không?
Thi Kiếm:
- Điều này do ngươi sắp xếp không  cần phải hỏi ý kiến của ta. Ngươi  đã sẵn sàng, vậy thì chúng ta lên  đường.
Nói dứt lời Thi Kiếm bước chân ra cửa,  Lý Đại và Trường Hải theo sau. Mọi  người không hẹn cùng kéo ra sân đưa  tiễn. Chính Tâm từ lúc vào khách sảnh  đứng im phía đàng sau, nghe Thi Kiếm và  mọi người chuyện trò, mắt dươm dướm  lệ. Khi Thi Kiếm cất bước, Chính Tâm gào lên:
- Sư phụ! và khóc ngất.
Thi Kiếm dừng bước, Chính Tâm nhào đến ôm hai chân ông:
- Con muốn được theo sư phụ.
Thi Kiếm xoa đầu cậu bé, đôi mắt thương yêu trìu mến nhưng giọng nói nghiêm khắc:
- Đệ tử của Thi Kiếm không thể mỗi  chút mỗi khóc. Ngươi có phải là đệ tử của ta không?
Chính Tâm không dám ôm sư phụ nữa, nói theo tiếng nghẹn ngào:
- Đệ tử xin lỗi sư phụ, nhưng..
- Không nhưng gì cả, ngươi phải rán  học võ công, năm mười năm nữa thì  mới có thể theo ta dấn bước giang hồ được. Những gì ta dặn dò ngươi nhớ được  là ta vui lòng, đừng bịn rịn như trẻ con. Biết không?
- Dạ đệ tử biết...
Thi Kiếm kéo tay Chính Tâm giao cho Thùy Dung:
- Ở nhà, ngươi thay ta giáo huấn Thanh Ngân.
- Đệ tử xin tuân mạng, và chúc sư thúc bình an.
Thùy Dung nói chưa dứt lời Thi Kiếm đã  khuất dạng sau hàng cây. Mọi người thấy  ông bước đi với tư thế khoan thai chậm  rãi, thế mà mới nháy mắt đã mất  dạng. Lý Đại và Trường Hải dở  khinh công băng mình theo sau.
Đặng Dương trông theo vuốt râu:
- Khinh công nhất Thi Kiếm, lời đồn quả không ngoa. Không thấy ông ta dùng bộ pháp gì, thế mà nháy mắt thì đã đi hàng trăm trượng. Thật là tai nghe không bằng mắt thấy.
Thiết Quài cảm khái:
- Võ công như Kỳ Tửu lão gia, Thi Kiếm lão gia tưởng trên đời này không còn có ai như họ. Không ngờ sự việc trên giang hồ càng lúc càng nhiêu khê.
Ma Đao Vũ Kiệt hỏi Phạm Minh:
- Phạm đại ca có điều gì phân bố  cho chúng tôi không? Nếu không chúng ta nên giải tán về lo công việc.
- Đặng đại ca và các hiền đệ có  thể về dạy vũ sinh. Hôm nay chúng ta cứ  theo chương trình. Nhưng ngày mai chúng ta phải chia nhau cáng đáng thêm công việc  tuần tra của Lê đệ và Lý Đại thúc thúc.
Đặng Dương:
- Đêm nay chúng ta nên gặp nhau để xét  lại việc bố phòng và chương trình  huấn luyện. Làm sao dung hòa được nhân  sự là điều cần kíp phải làm.
- Đặng đại ca rất chí lý. Bây giờ  chúng ta trở lại nhiệm vụ, và đêm  nay mời đại ca và các hiền đệ có mặt ở đây.
Sau khi Phạm Minh và mọi người ra đi, Chính  Tâm nhìn ra xa, như cố tìm hình bóng của Thi Kiếm rồi nói với Thùy Dung:
- Tẩu tẩu! Tiểu đệ rất lo lắng cho sư  phụ. Tiểu đệ linh cảm có cái gì nguy  hiểm xảy ra cho người.
Thùy Dung ngắt lời:
- Đệ đệ đừng nghĩ nhảm. Nhất định  không có điều gì xảy ra cho nhị thúc  đâu. Trước mắt, đệ đệ cần phải cố chuyên cần luyện tập để không  phụ lòng nhị thúc.
Thùy Dung nhìn Chính Tâm rồi nói thêm:
- Tuy nhiên, đệ đệ cũng phải thường  xuyên về thăm bá mẫu, không nên để  người nhớ nhung đệ đệ.
- Không có sư phụ ở đây, tiểu đệ  sẽ về ở với mẫu thân, nhưng cũng sẽ chuyên cần luyện tập và mong tẩu tẩu chỉ dẫn thêm cho tiểu đệ.
- Nhất định tẩu tẩu không nề hà chỉ điểm cho đệ đệ. Nhưng nếu đệ đệ a tòng với cậu  Thanh Ngân, rủ Thùy  Trang và Thùy Vân lêu lổng thì nhất định sẽ bị phạt nặng nề. Không tha thứ.
Nghe Thùy Dung ví mình với  Thanh Ngân, Chính Tâm phật ý:
Thanh Ngân, mong tẩu tẩu đừng coi tiểu đệ  là một người như Thanh Ngân.
- Cậu  Thanh Ngân ấy chỉ có tính cố chấp,  không chiụ học võ nghệ, còn ngoài ra thì  cậu là một chú bé rất tốt. Đoàn  bá mẫu rất thích cậu ta, nhờ  Thanh Ngân  mà bá mẫu bớt nhớ đệ đệ. Hình như đệ đệ không thích nó?
Nghe Thùy Dung nói vậy, Chính Tâm chống chế:
- Tiểu đệ chỉ gặp  Thanh Ngân một lần và  không lâu lắm nên không thể nói thích hay không thích. Chỉ có điều tiểu đệ  tha thiết việc học tập võ nghệ còn gã  thì ngược lại.
Thùy Dung nhìn Chính Tâm:
- Nếu vậy thì tốt lắm. Ta mong những ngày  đệ đệ và  Thanh Ngân quen nhau nhiều hơn sẽ  thuyết phục nó chịu học võ nghệ cho ta.  Những người cùng trang lứa dễ chuyện trò và tâm sự với nhau hơn.
Chính Tâm tránh cái nhìn của Thùy Dung:
- Nếu quen thân  Thanh Ngân, đệ sẽ cố làm  theo lời của tẩu tẩu.
Thùy Dung:
- Phu quân ta và cả ta đều muốn có một  đệ tử như  Thanh Ngân, nhưng không biết làm  sao trước tính cố chấp của nó. Nếu đệ làm được việc này, thì ta và phu quân ta rất cảm ơn đệ đệ. Thôi ta phải về nhà trong chốc lát. Khi nào đệ  đệ thấy tiện thì về thăm bá mẫu.
Thùy Dung nói xong, phi thân xuống núi. Chính  Tâm đứng lại nhìn ra xa, hình dung Thi Kiếm  đang xuôi thuyền về đông, hận mình  chưa có công phu võ học để tháp tùng  sư phụ. Chính Tâm đập tay lên thành  tường đá:
- Ta phải có công phu võ học! Ta phải có công phu võ học!
Nhớ đến cuốn Việt công bí lục, Chính  Tâm hấp tấp trở về phòng, giở sách  ra đọc. Việt công bí lục gồm có bốn  phần: Nội công tâm pháp, khinh công, kiếm  thương và binh thư. Phần binh thư không  mấy hấp dẫn đối với Chính Tâm, Nhưng  những chữ, những lời trong các phần khác  cuốn hút Chính Tâm, cậu vừa đọc vừa  suy nghĩ, nghiền ngẫm rồi theo đó mà thực  hành, luyện tập. Chính Tâm để tất  cả tinh thần vào bí lục, quên hết mọi  chuyện, quên chạy về thăm mẹ trong chốc  lác, quên những gì mới hứa hẹn với  Thùy Dung và cũng trong lòng cũng không còn  một chút lo âu nào cho Thi Kiếm đang trên đường xuôi Nam tiếp ứng cho Kỳ Tửu.
Trong khi đó, Phạm Minh, Thùy Dung và mọi  người phải lo lắng cho những biến cố xảy  ra ở Mai Sơn, không ai còn thì giờ quan tâm  là Chính Tâm đang làm gì.
Khi Thi Kiếm ra đi thì ngay đêm hôm đó,  vợ chồng Phạm Minh và các vị sư phụ  trong võ trường họp bàn cách phòng thủ  Mai Sơn. Sau một thời gian thảo luận, với  quyết tâm không để cho chương trình  học tập của võ sinh bị trở ngại, mà  sự tuần phòng an ninh cũng phải được  tăng cường, Phạm Minh và Thùy Dung đều  phải tham gia công tác huấn luyện khóa sinh,  và mỗi ngày, các vị sư phụ trong đó  có Phạm Minh và Thùy Dung, chia nhau bốn người  lo phần công tác tuần thám bốn phương.  Các đệ tử của Phạm Minh là Phùng Đạt  Thành, Trần Vân Di, Nguyễn Dật phải cùng  họp nhau thay thế cho sự vắng mặt của Lê Trường Hải trên Hắc giang. Sau khi họp bàn xong, mọi người ăn cháo, uống nước trà chuyện vãn, trao đổi những lo âu của họ đối với Kỳ Tửu, đặt ra những nghi vấn về tổ chức áo đen, mãi đến khuya họ mới ra về. Tam đệ tử của Phạm Minh là Nguyễn Dật ra mở cửa thạch thất để tiễn đưa các vị sư phụ, thì phát hiện có một bì thư đã được dán lên trên đó từ lúc nào. Thấy việc lạ, Nguyễn Dật la lớn:
- Sư phụ! Có ai dán thơ trên cửa.
Sau tiếng la của Nguyễn Dật, mọi cặp mắt trong khách sảnh đều quay về phía cánh cửa mới được mở ra. Nguyễn Dật đưa tay định gỡ phong thư cho sư phụ, Thùy Dung ngăn cản:
- Dật nhi! đừng đụng tay đến. Đề phòng có độc.
Nghe Thùy Dung cảnh cáo, Nguyễn Dật kịp thời  rụt tay lại, rút kiếm định khều bì  thư xuống, thì Phạm Minh dùng thuật lăng  không nhiếp vật, cách không hút bì thơ  khỏi cánh cửa đem lại đặt trên bàn đá, bảo Thùy Dung:
- Dung muội xem thử có tẩm độc hay không?
Thùy Dung rút cây trâm cài đầu làm  bằng sừng thông thiên tê, đem đặt  trên bì thư, một lúc không thấy đổi  màu, biết là không có tẩm thuốc độc,  mới mở ra đọc cho mọi người nghe, tạm  dịch:
Vô địch thần quyền nhã giám,
Thần tướng chúng tôi nghe danh ngài  đã lâu, rất mong gặp gỡ. Chúng ta đều  là con dân nhà Lý, đều cùng có lòng  hưng Lý diệt Trần. Trộm nghĩ đã cùng  một lòng hoài vọng vua xưa, nhưng mỗi  người một chốn cao sơn, mỗi kẻ một  phương thảo dã ắt khó bề khởi đồ  đại sự. Trong nỗi lo âu đó, trong ba ngày  nữa, thần tướng chúng tôi sẽ cử người  đến gặp ngài và các vị huynh đệ  của ngài để mong hầu chuyện. Mong thứ  tội đường đột, đến không hầu báo, đi chẳng thể từ.
 Người đưa thư.
Đặng Dương buột miệng:
- Thần tướng! Kẻ nào lại dám xưng mình là thần tướng? Thật hỗn láo!
- Kẻ đó là ai thật đáng sợ! Với  võ công chúng ta dù chuyện vãn với nhau  đi nữa không thể có kẻ đến cửa  mà mình không phát giác được. Khinh  công của gã tự xưng là người đưa  thư này cũng đã không thua bất cứ  ai trong chúng ta. Phạm Minh thở dài.
Thần thương Phan Diệu:
- Thần tướng là ai? kẻ đưa thư là  ai, chúng ta khó có thể nào đoán trong  giây lát. Gã ở bên ngoài vào, vượt  qua bao nhiêu trạm canh, người của chúng ta  có bị gì không đó là điều cần  kíp phải tìm hiểu? Ngay bây giờ chúng  ta cũng phải chia nhau đi quanh một vòng xem thử  anh em các nơi như thế nào trước đã, rồi sau đó mới gặp lại nhau.
Phạm Minh tán đồng:
- Phan hiền đệ nói rất đúng. Tôi và  Dung muội đi hướng hậu sơn, Phan đệ  và Vũ đệ đi ra bờ sông, Đặng đại  ca và Trần đại ca đi hướng tây, Lê  hiền đệ và Phùng nhi quay một vòng phía  đông. Nếu có phát hiện điều gì  thì thông báo bằng tín hiệu cho nhau biết.  Bằng mọi nơi đều bình yên thì vài  giờ sau chúng ta gặp nhau ở đây để  thảo luận xem chúng ta phải làm gì trong những ngày tới đây.
Thùy Dung góp ý:
- Có thể họ là bọn người áo đen  đang gieo rắc tai ương trên chốn giang hồ,  và chúng ta đang là mục tiêu kế tiếp  của chúng. Tuy nhiên, đêm nay họ đã  đưa thư cho chúng ta hẹn ba ngày sau đưa  người đến gặp, thì họ không thể  gây ngay căm thù cho chúng ta. Theo thiển ý,  bây giờ chúng ta chia nhau đi kiểm điểm  lại tình hình các nơi, nếu có anh em nào chúng ta bị hại thì các vị dùng tín hiệu thông báo. Nếu không, chúng ta cứ  về nghỉ ngơi, ngày mai chúng ta cùng bàn  cách đối phó với tình hình trong ba ngày  đến vẫn còn kịp. Không cần phải thức suốt đêm.
Thiết quài Trần Chấn:
- Thiết quài ta tán đồng ý kiến của  Phạm tẩu tẩu. Ngày chúng hẹn đến mới  là quan trọng. Nếu anh em cao thủ trên các trạm canh của chúng ta không có điều gì  xảy ra trong đêm nay, thì chúng ta có thể  tin tưởng lời hẹn ba ngày của chúng, và chúng ta còn nhiều thời gian để chuẩn bị.
Phạm Minh đưa mắt nhìn Đặng Dương, Thần thương, Ma đao ngầm hỏi ý kiến.
Đặng Dương:
- Ta cũng nghĩ như vậy, nếu chúng chưa ra tay mà chúng ta cứ phải lo nghĩ, thì chi  bằng ngủ cho khoẻ mấy đêm rồi chuẩn  bị đọ sức với chúng thì hay hơn. Nước  đến đất ngăn, giặc đến tướng  đánh. Mấy năm nay ta chưa đánh một  trận sống chết với ai. Hừ! Đây là  cơ hội để ta xem bảy mươi hai chiêu  kiếm Bắc minh của ta có tiến bộ hay không?
Thấy ý kiến mọi người giống nhau, Phạm Minh nói:
- Nhị vị đại ca và các hiền đệ  đã thấy như vậy, thì nếu đêm nay không có điều gì đáng tiếc xảy  ra chúng ta cứ về nghỉ, ngày mai chúng ta  gặp nhau cũng được. Nhưng đến các  nơi, nên nThanh Ngân nhủ anh em cẩn thận đề phòng. Không thể không giới bị.
Theo sự phân công của Phạm Minh, mọi người  chia nhau đi bốn phương. Khi Nhất côn Lê  Anh và Phùng Đạt Thành phi thân xuống  núi, Phạm Minh và Thùy Dung cũng dắt tay nhau dở khinh công ra đi.
Chung quanh võ trường và Mai Sơn được  đặt nhiều trạm canh phòng do những cao thủ  trong tổ chức Phục Lý đảm trách. Võ  công của họ không được như những người đảm nhận việc huấn luyện khoá sinh. Tuy nhiên họ vẫn thuộc thành phần nhất  lưu cao thủ trên giang hồ. Trạm canh phòng  là những thân cây cổ thụ cao lớn. Mỗi trạm có ba người luân phiên nhau đảm trách. Hậu sơn có tất cả chín nơi canh gác. Đến mỗi nơi Phạm Minh và Thùy Dung đều thấy những cao thủ canh phòng bình  yên và họ cho biết không thấy có điều  gì khả nghi. Sau khi đã đến hết các trạm, Phạm Minh và Thùy Dung quay trở về thạch thất chờ đợi, thầm trông mong đừng có những tín hiệu bất tường nào đến từ những người đã ra đi ở những phương hướng khác.
Trong khi chờ đợi Thùy Dung hỏi Phạm Minh:
- Võ công của Minh ca ngày nay so với sư phụ thế nào?
Phạm Minh trầm ngâm một lúc rồi đáp:
- Tiểu huynh theo sư phụ từ hồi mười lăm  tuổi, nay đã trên ba mươi năm theo hầu  người. Tất cả sở học bình sinh của  người đều truyền thụ cho tiểu huynh, nhưng  tiểu huynh vốn ngu muội nên không thể nào dám sánh với sư phụ được.
- Sư phụ đã có lần nói với tiểu  muội ông rất có phước mới thu được một đệ tử như Minh ca. Sóng sau tràn sóng trước, ông ta càng ngày càng già, Minh ca đang lúc huyết khi phương cương là  cây cột chống trời của phái Mai Sơn. Ngày  nay Minh ca chỉ thua ông việc uống rượu mà  thôi, còn tất cả thì ông không có gì có thể truyền thụ cho Minh ca nữa. Lời nói của sư phụ là thế nào?
- Sư phụ quá khen tiểu huynh mà thôi. Vĩnh  viễn suốt đời tiểu huynh không thể nào bằng sư phụ được, nhưng tại sao Dung muội lại hỏi tiểu huynh những việc như thế?
- Tiểu muội không muốn so sánh đại ca  với sư phụ, tiểu muội chỉ muốn so sánh  lực lượng giữa chúng ta và bên địch thế thôi.
- Tiểu huynh không thể nào dám sánh với sư phụ được, nhưng khi sư phụ truyền  ngôi chưởng môn cho tiểu huynh, thì mọi việc ở Mai Sơn, tiểu huynh phải thay người mà gánh vác. Dung muội yên trí tin tưởng ở tiểu huynh.
- Dĩ nhiên tiểu muội tin tưởng ở Minh  ca, tiểu muội chỉ có lo là nếu có người đã có võ công đả thương được sư phụ đến đây, thì chúng ta làm sao đối phó đây?
- Tiểu huynh tin tưởng sư phụ bị đả thương vì bị đối phương quần đấu mà thôi. Trên giang hồ ngày nay, tiểu huynh thấy không thể có ai có võ công hơn người được.
Thùy Dung thở ra:
- Tiểu muội cũng rất mong những gì Minh ca đoán không ra ngoài sự thật.
Phạm Minh và Thuỳ Dung vừa chờ đợi, vừa trò chuyện, mãi đến đầu canh tư vẫn không có tín hiệu nào được cấp báo. Phạm Minh an tâm, biết không có việc gì xảy ra, ngợi khen Thùy Dung:
- Dung muội đoán việc như thần. Các nơi như thế đều bình an vô sự. Ngu huynh xin bội phục. Dung muội cũng nên nghĩ dùm ta phải đối phó với bọn người này như thế nào khi chúng đến.
Thùy Dung mỉm cười:
- Minh ca đã nói bội phục, bội phục... mười mấy năm về trước chứ đâu phải bây giờ?
Phạm Minh cười lớn:
- Hôm đó ở Thổ Lợi, nữ hiệp nhà  ta định ra tay trừ hại cho dân, thấy ai có thân hình to lớn đều tưởng là tên  dâm tặc Hoàng Giáp. Nhờ thế mà ta mới có được người vợ được giang hồ phong tặng danh hiệu tiên tử như bây giờ. Nghĩ lại ta cũng nên cảm ơn tên dâm tặc nọ.
- Cảm ơn chiêu vân thủ đoạt kiếm và mấy tiếng bội phục, bội phục của đại  ca thì đúng hơn. Đã cướp lấy kiếm của người ta mà luôn miệng la bội phục, bội phục làm cho người ta tức điên lên được!
Phạm Minh:
- Ngày xưa nhờ chiêu vân thủ đoạt  kiếm mà quen với Dung muội, hôm nay tiểu huynh  mới luyện được một chiêu tuyệt học để tặng Dung muội. Dung muội muốn thưởng thức hay không?
- Nếu Minh ca sáng tạo một chiêu tuyệt học để tặng cho tiểu muội, thì dĩ nhiên tiểu muội muốn thưởng lãm chiêu thức  của Minh ca rồi.
- Vâng, thế thì tiểu huynh biểu diễn ngay.
Nói xong Phạm Minh xăn tay áo, xuống tấn trụ bộ như chuẩn bị thi triển chiêu thức mới sáng tác của mình, Thùy Dung chăm chú đứng xem, nhưng từ thế trụ bộ, Phạm  Minh xoay mình nhanh chóng, bế thốc Thùy Dung  trên hai tay cứng rắn, phi thân xuống núi.  Vừa bế Thùy Dung trên hai tay, vừa phi thân  ra đi, Phạm Minh cười lớn:
- Đây là chiêu tuyệt học tạm đặt  tên là song thủ đoạt tiên mà tiểu huynh vừa sáng tác. Dung muội thấy có hay không?
Thùy Dung đưa tay bá cổ Phạm Minh nũng nịu:
- Ừ! Minh ca! Coi chừng có ai thấy thì  thẹn chết!
Phạm Minh vui vẻ:
- Có ai ở đây làm sao qua nổi thính lực  của hai ta? Nhưng đã có hai mặt con với  tiểu huynh mà Dung muội vẫn còn thẹn chết  hay sao?
Tiếng cười vui của Phạm Minh nhỏ dần trong  đêm trăng, và mất hẳn. Căn nhà của  cả hai hẳn sẽ tràn trề hạnh phúc, gạt  bỏ bên ngoài mọi phiền toái lo nghĩ trong  ngày. Có một điều là Phạm Minh tin tưởng  vào thính lực của ông và cả quyết  chung quanh thạch thất không có ai chứng kiến  hạnh phúc của vợ chồng ông là một  sự lầm lẫn. Sau khi vợ chồng ông ra đi,  ngay dưới hòn non bộ trước sân thạch  thất, một thân hình nhỏ như một con chồn  lớn thoát ra, cái thân hình đó lớn dần, lớn dần, trở thành một lão già nhỏ thó, chỉ mặc một chiếc quần ngắn ngủn, hơi gù lưng, đứng nhìn theo hướng Phạm Minh, nhe răng cười đắc ý:
- Ngươi không thể nào ngờ được có người luyện được súc cốt thần  công và thuật bế tức như ta! Hà hà..
Nói xong Thanh Ngân tung mình lên không, như một  làn khói nhẹ mất hút trong các hàng cây.
Ba ngày chờ đợi theo bức thư ước hẹn  là ba ngày dài lê thê của Phạm Minh, Thùy  Dung và những người có võ công cao trong  vũ trường, nhưng đối với Thùy Trang,  Thùy Vân là những ngày vui vẻ nhất. Thùy  Dung bận rộn, đi cả ngày và mãi đến  khuya mới về, hai cô bé thong dong, có cơ  hội qua nhà Đoàn phu nhân gặp  Thanh Ngân trò chuyện.
Thanh Ngân, nhưng Thùy Trang lúc nào cũng  nhớ đến anh chàng trâu xanh, biết rõ hàng ngày mặt trời lên độ vài sào, khi  Tạo Kim Thiên Thủ sang lò rèn làm việc,  thì  Thanh Ngân cũng leo từng bậc đá lên  núi, học thêm thi thơ, y dược, ăn trưa  với Đoàn phu nhân mãi đến khi những  cánh chim chiều về tổ mới xuống núi trở  về. Có nhiều buổi đang luyện kiếm, Thùy  Trang trong lòng chỉ trông mong cho mẹ có việc  đi khỏi, để có thì giờ chạy sang vấn  an Đoàn thái bá mẫu. Khi hai cô bé lên  đến nơi thì  Thanh Ngân đang tưới hoa.  Liếc thấy hai cô mặc thường phục trông  rất xinh xắn,  Thanh Ngân làm bộ chăm chú  tưới hoa, nhưng miệng lại ê a ngâm mấy  câu thơ của Lý Bạch ca tụng Dương Qúi Phi ngày xưa:
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng giao đài nguyệt hạ phùng.
(Mây trông như áo hoa như mặt
Gió đượm hơi sương nhẹ bóng hoa
Quần ngọc đầu non bằng chẳng thấy
Giao đài ngỡ gặp bóng trăng ngà.)
Không biết xuất xứ của bài thơ, nhưng  nghe qua cũng biết  Thanh Ngân tán tụng mình  đẹp, Thùy Trang sung sướng và e lệ đứng  tần ngần vân vê tà áo. Lần đầu  tiên cô bé cảm thấy trở nên dụt dè  trước cậu con trai mà chỉ mấy tháng trước  đây cô không ngần ngại bắt nạt, kéo  tai, giựt tóc. Từ e thẹn Thùy Trang trở nên  bối rối muốn trốn chạy  Thanh Ngân, kéo  tay Thùy Vân:
- Vân muội! chúng ta vào nhà vấn an Đoàn  thái bá mẫu.
Thuỳ Vân dằn tay chị:
- Chị bảo em sang đây giúp Thanh ngưu tưới hoa, thái thuốc và trò huyện với gã cho  vui, thế mà gặp gã thì kéo em đi vấn  an thái bá mẫu. Chị làm như hiếu thảo với thái bá mẫu lắm đó!
Tố cáo của Thùy Vân làm Thùy Trang ngượng  hơn, đâm cáu:
- Ngươi! Ngươi! Ngươi tưởng ta thích  gặp con trâu xanh kia lắm ư! Ngươi điên  khùng làm cho gã lên mặt mất!
 Thanh Ngân nghe vậy cười lớn:
- Nhất định Thùy Vân nói sai rồi. Đại  tiểu thư chỉ muốn lên đây vấn an thái  bá mẫu mà thôi. Con trâu xanh ta chỉ nhờ  diễm phúc của bà mới được gặp  đại tiểu thơ! Ta sắp đi vào rừng tìm  thêm một vài giống lá thuốc và một  vài cụm phong lan. Vì thế, hôm nay đại  tiểu thơ mặc tình được vấn an, trò chuyện với thái bá mẫu của nàng. Thùy  Vân! ngươi muốn đi hái thuốc, hái  hoa với ta hay ở đây với thái bá mẫu  của ngươi nào?
Thùy Vân reo lên:
- Ta thích đi vào rừng tìm hoa với ngươi  hơn rồi. Ở nhà thái thuốc, được nghe  thái bá mẫu kể chuyện cho nghe cũng vui, nhưng  đi với ngươi hái hoa, hái thuốc, ở trong rừng lại càng vui hơn nhiều.
- Nếu muốn đi với ta, ngươi nên về  nhà thay lại y phục, ngươi tha thướt thế  kia, mấy bụi gai trong rừng sẽ cực nhọc với  cái áo đẹp của ngươi lắm đó.
- Ừ! nếu đi thì ta phải về thay áo.  Ta không thích ăn mặc thùng thình chút  nào. Cũng tại chị Thùy Trang hôm nay không  biết tại sao lại muốn ăn mặc như thế  này, làm ta lại phải mất công đi lên  đi xuống.
Thùy Trang nghe  Thanh Ngân và Thùy Vân nói  chuyện, tức giận:
- Hừ! Thùy Vân ngươi...ngươi...!  Các ngươi đi đi, ta..ta.. vào vấn an thái bá mẫu rồi về, chẳng thèm gặp các ngươi nữa đâu!
Nói xong Thùy Trang ngoe nguẩy bỏ đi.
Thùy Vân bây giờ mới thấy sự giận  dỗi của Thùy Trang ngạc nhiên:
-  Thanh Ngân! Sao tỷ tỷ lại giận ta như vậy?
 Thanh Ngân mỉm cười:
- Khó nói! Khó biết quá! Có thể tại ngươi nói nhiều thì phải.
- Ta nói nhiều quá! nhưng có nói gì xấu cho tỷ tỷ đâu?
- Ngươi không nói gì xấu cho tỷ tỷ  ngươi, như vậy thì có thể nàng nghĩ  lầm cái gì đó, ngươi chạy theo kéo tỷ tỷ ngươi lại đây tưới hoa với ta một lúc, nàng thấy hoa đẹp sẽ hết giận ngay. Ngươi đi đi!
Thùy Vân nhìn  Thanh Ngân định hỏi nữa, nhưng rồi sợ Thùy Trang giận nên đuổi theo chị. Thùy Vân chạy theo Thùy Trang đến hàng hiên, thì Đoàn phu nhân bước ra. Thấy phu nhân, Thùy Trang và Thùy Vân vội cúi đầu làm lễ:
- Kính chào thái bá mẫu.
Phu nhân bước đến nâng hai cô bé dậy:
- Hai con ngoan lắm! Hôm nay các con mặt thường  phục trông đẹp hẳn ra. Nhất là Thùy Trang trông đã ra con gái. Mẫu thân con phải sớm nhường danh hiệu tiên tử cho con rồi!
Thùy Trang được khen sung sướng, cầm tay bà nũng nịu:
- Thái bá mẫu! Thái bá mẫu cũng ghẹo con nữa rồi!
Đoàn phu nhân ngắm Thùy Trang:
- Bộ y phục con mặc đẹp lắm, nhưng hơi  chật với con rồi, để hôm nào ta rảnh sẽ cắt may cho con một bộ vừa vặn hơn mới được. Mẹ con bận rộn quá nên  có lẽ quên con mình đã lớn.
Thùy Trang reo lên:
- Cảm ơn thái bá mẫu. Nếu thái bá  mẫu cho áo thì nhất định áo sẽ đẹp lắm.
Thùy Vân:
- Thái bá mẫu...có cho con không?
Đoàn phu nhân kéo Thùy Vân vào lòng:
- Dĩ nhiên không thể nào quên nhị tiểu thư được! Nhị tiểu thư làm như thái bá mẫu này không cưng con vậy.
Nói xong câu nói Đoàn phu nhân lại nhìn hai cô bé:
- Hôm nay ta định nhờ các con một việc, nhưng các con lại mặc y phục như thế này lại cũng có hơi bất tiện.
Thùy Vân:
- Có phải đi vào rừng hái thuốc với  Thanh Ngân hay không?  Thanh Ngân mới nói với các con và con định về thay võ phục để đi với  Thanh Ngân đó.
Đoàn phu nhân:
- Hôm nay các con không thể đi ra ngoài được!  Thanh Ngân đến đây sáng nay liền tưới hoa nên ta chưa kịp bảo cho cậu ta biết là mẹ các con đã gặp ta và dặn dò là không để cho các ngươi đi lêu lổng vào trong rừng. Những ngày này Mai Sơn đang trong tình trạng canh phòng cẩn mật, có thể kẻ địch đang rình mò chung quanh gây nguy hiểm cho mọi người. Vì mẹ các con đã dặn như vậy, ta không thể cho phép các con và  Thanh Ngân đi đâu cả trong ngày hôm nay.
Nghe phu nhân nói vậy, Thùy Trang đắc ý liếc Thùy Vân và hỏi phu nhân:
- Ồ! Có việc như vậy sao? Mẹ các cháu có nói với thái bá mẫu bọn chúng là ai không?
- Mẹ cháu cũng không biết chúng là ai, nhưng chúng có võ công rất cao siêu, thái sư phụ của con hiện đang bị thương và thái sư thúc là Thi Kiếm cũng đã đi xuống miền Nam viện trợ cho thái sư phụ con. Thật không ngờ trên giang hồ lại có những người có võ công cao như  vậy.
Thùy Trang kêu lên:
- Thật như vậy sao? Trời! thế mà mẫu thân không bảo cho chúng con biết điều gì cả.
- Mẹ con đi sớm về khuya, không muốn các con mất giấc ngủ, nên các con không hiểu gì là phải rồi. Sáng nay nghe sư phụ Chính Tâm đi miền Nam, ta hỏi mẫu thân các ngươi về Chính Tâm, biết Thanh Ngân không có đi với sư phụ, nhưng  Thanh Ngân đang làm gì thì hình như mẫu thân các ngươi cũng không nói được rõ ràng làm ta lo quá.
Thùy Trang:
- Hay thái bá mẫu để các con lên thạch thất tìm xem tiểu sư thúc đang làm gì cho thái bá mẫu?
Đoàn phu nhân trầm ngâm:
- Mẹ con có nói sẽ gặp Chính Tâm rồi. Ta chờ đợi thêm một ngày nữa cũng  chẳng sao. Đường từ đây lên thạch thất không xa nhưng lỡ có xảy ra cho các con điều gì trên đường đi, thì biết làm sao nói với thân phụ mẫu các con được?
 Thanh Ngân cũng đã tưới xong mấy chậu hoa bên đường, từ xa cũng nghe Đoàn phu nhân nói về tình hình Mai Sơn nên vô đến nơi vội hỏi:
- Phạm bá mẫu có cho bá mẫu biết bà ta có biện pháp gì để bảo vệ sự an toàn cho bá mẫu ở đây không?
- Theo Thùy Dung, thì kẻ địch đưa thơ hẹn ngày mai mới đến, đã có đưa thơ thì chưa hẳn họ sẽ tấn công hay làm hại Mai Sơn khi chưa đến hẹn, và chung quanh đã tăng cường sự phòng thủ. Hơn nữa kẻ địch nếu gây hấn thì nhắm vào thạch thất, nên ở đây sẽ chẳng có gì nguy hiểm.
 Thanh Ngân:
- Nghe bá mẫu nói điệt nhi lo quá. Nếu bọn giặc xông bừa, xông bãi, gặp ai tấn công đó thì chúng ta làm thế nào? Chà! phụ thân điệt nhi không biết võ nghệ, lại cũng ở đơn lẻ một mình dưới chân núi, điệt nhi phải về để xem Phạm thúc thúc có tính kế chu toàn nào cho người không mới được.
- Biết lo cho phụ thân ngươi như vậy đúng là một hiếu tử, nhưng sáng nay ngươi cần ở đây giúp ta một việc và học một bài học hữu ích cho ngươi trước đã, rồi buổi chiều ngươi mới trở về lo cho phụ thân ngươi.
- Bá mẫu đã định dạy cho điệt nhi điều gì nhất định là vô cùng hữu ích, nhưng điệt nhi sợ không đủ tâm trí để..
- Ta không khuất tất và muốn ngươi trở thành một đứa con bất hiếu đâu. Ngươi lo nhiều lắm bây giờ cũng chẳng được ích gì. Sau bài học của ta sáng nay ít nhất ngươi cũng sẽ có khả năng lo cho phụ thân ngươi một phần.
Nghe Đoàn phu nhân nói,  Thanh Ngân nhìn bà ta, rồi reo lên:
- Trận pháp! Nhất định bá mẫu định sắp xếp một trận pháp gì đó chung quanh đây để cản chân kẻ địch xâm nhập. Thế thì không có gì hay hơn nữa. Học được trận pháp của bá mẫu rồi về sắp xếp một trận pháp chung quanh nhà điệt nhi bảo vệ phụ thân đúng là phương pháp hay nhất, lưỡng toàn nhất.
Đoàn phu nhân khen ngợi:
- Ngươi quả là thông minh! Ta chưa nói rõ ngươi đã đoán được. Vậy thì, ngay bây giờ chúng ta đi khuân những hòn đá to chung quanh để bắt đầu. Thùy Trang và Thùy Vân, hai cháu chạy về nhà thay võ phục rồi sang đây giúp ta và  Thanh Ngân một tay.
Thùy Trang và Thùy Vân nghe bảo cùng vui vẻ vâng lời, chạy đi. Đoàn phu nhân ra hiệu cho  Thanh Ngân theo bà ra sân, lấy cây vạch xuống đất chỉ bảo trận pháp cho  Thanh Ngân:
- Thạch trận mà hôm nay chúng ta sắp đặt có tên là âm dương điên đảo. Nhất dương sinh nhất âm, tứ tượng sinh bát quái.... Từ tiên thiên biến thành hậu thiên. Khảm biến sang Đoài, Ly qua Chấn,  Khôn thành Khảm, Kiền thành Ly...Dương thành âm, nóng thành lạnh, sinh thành tử....thuận qua nghịch và ngược..
Giảng giải hết các phương vị trận pháp cho  Thanh Ngân trên hình vẽ xong, phu nhân bảo  Thanh Ngân nhắm phương hướng, độ khoảng cách, định vị trí, nhiều lúc  Thanh Ngân hơi ngần ngừ, thì phu nhân lại chỉ điểm và giảng giải thêm cho. Khi Thùy Trang và Thùy Vân gọn ghẽ trong bộ võ phục trở lại, thì  Thanh Ngân nói với phu nhân:
- Bá mẫu! Sáng nay điệt nhi ăn không no lắm, nhưng bây giờ ăn thêm thì lại tức bụng không khuân đá nổi. Với lại điệt nhi cũng muốn được làm sư phụ hai cô bé này trong việc sắp xếp trận đồ, nên bá mẫu có thể chịu phiền nấu dùm cho điệt nhi một nồi cơm lớn và vài món ăn ngon được không?
Đoàn phu nhân cú lên đầu  Thanh Ngân:
- Ngươi không muốn ta phải lấm tay, lấm chân, cực nhọc và muốn tự do bắt nạt hai cô bé chứ gì? Được! Ta sẽ đi nấu cơm cho các ngươi, nhưng nếu đến trưa mà ngươi không hoàn thành được  công tác thì ta phạt không cho ăn đấy nhé.
 Thanh Ngân vui vẻ:
- Cái bụng của điệt nhi rất có phần phước. Chắc c Thanh Ngân sẽ không bị đói được. Nếu bá mẫu không cho ăn, thì....
 Thanh Ngân nói đến đó, liếc nhìn Thuỳ Trang cười hóm hỉnh. Bắt gặp cái cười của  Thanh Ngân, Thùy Trang gắt gỏng:
- Thì sao?
- Thì bắt đền nhà ngươi, vì sáng nay nhà ngươi làm cho ta hồn xiêu phách lạc nên mới không nhớ hết được những lời chỉ bảo của bá mẫu.
Nghe nói Thùy Trang đỏ mặt, cung tay nhảy tới định đấm  Thanh Ngân,
 Thanh Ngân dùng bộ pháp Đoàn phu nhân chỉ dạy nhảy tránh, chạy luôn ra triền núi. Thùy Trang chạy theo. Đoàn phu nhân nhìn theo mỉm cười, bảo Thùy Vân:
- Con theo chúng đi lấy đá sắp xếp trận thế, rồi chiều nay thái bá mẫu kể chuyện cho con nghe.
Nói xong bà quay lưng vào nhà. Thùy Trang đến bên  Thanh Ngân đưa tay định đấm vào lưng anh ta, nhưng thấy  Thanh Ngân đứng yên, thì dừng tay hỏi:
- Ngươi đang làm gì thế?
 Thanh Ngân trả lời:
- Ta đang suy nghĩ. Những cục đá ta cần không đến nỗi nặng lắm, nhưng ta không muốn ngươi bị lấm tay lấm chân. Hay ngươi dùng cây cạy lên khỏi mặt đất rồi ta khuân đi. Ngươi thấy như vậy được không?
Nghe  Thanh Ngân nói Thùy Trang cúi đầu:
- Ngươi.. ngươi cũng nghĩ đến ta hay sao?
 Thanh Ngân nghiêm chỉnh:
- Trước đây ta cứ nghĩ ta còn bé và ngươi cũng còn bé nên đùa cợt cho vui, nhưng những ngày gần đây hình như ta thấy chúng ta không còn nhỏ nữa. Ngươi có cảm giác như vậy không?
- Ta không biết, nhưng..
- Ta thấy ngươi muốn làm đẹp và ta..ta cũng thấy được ngươi càng ngày càng đẹp.
Thùy Trang cúi xuống, dùng hai tay nâng lên một hòn đá dấu sự e thẹn, hỏi nhỏ:
- Ngươi không trêu ghẹo ta đó chứ?
- Ta rất thành thật nói với ngươi như vậy. Ta nghĩ ngươi cũng biết ngươi xinh đẹp mà!
Thùy Trang tiếng nói càng nhỏ:
- Ta..Ta sẽ nhớ mãi lời ngươi nói.
Thùy Vân đến nơi lên tiếng:
- Hai ngươi không còn giận nhau hay sao? Đang nói gì đó, nói cho tiểu muội biết  với được không?
Thùy Trang:
- Ta và  Thanh Ngân ca ca đang tính làm sao lấy đá cho nhanh. Bây giờ ngươi nạy đá lên khỏi mặt đất để ta và  Thanh Ngân ca ca đem đi đặt vào phương vị. Như vậy, ngươi khỏi phải dơ tay, mỏi chân, ngươi có chịu không?
Thuỳ Vân ngạc nhiên:
- Hôm nay tỷ tỷ gọi  Thanh Ngân là ca ca à! Sao không gọi chỉ  Thanh Ngân, hay thanh ngưu như trước kia?
Thùy Trang bối rối, thì  Thanh Ngân đỡ lời:
- Thùy Trang vâng lời mẫu thân của ngươi. Ta lớn hơn các ngươi, phụ thân ta là đại ca của phụ thân các ngươi. Các ngươi đã lớn rồi phải đi vào khuôn phép nếu không ta sẽ mét với mẫu thân các ngươi. Thùy Trang sợ bị mét nên phải gọi ta là ca ca từ hôm nay. Ngươi cũng vậy.
- Tỷ tỷ đã gọi ngươi là ca ca thì ta cũng vậy thôi. Ừ! ngươi lớn hơn chúng ta thì nên như vậy rồi. Trước đây tỷ tỷ và ta nghe phụ thân muốn thâu ngươi làm đệ tử, như vậy ngươi là sư đệ của chúng ta, nhưng ngươi không chịu học võ, không làm đệ tử của phụ thân thì chúng ta gọi ngươi là ca ca là phải rồi.
 Thanh Ngân:
- Ngươi nói phải rồi, thế sao ngươi mãi ngươi, ngươi với ta như thế?
Thùy Vân nheo mắt cười:
- Tiểu muội quen miệng, xin đại ca... đừng...mét với mẫu thân tiểu muội. Con trai mà mét thì xấu lắm.
Thùy Trang:
- Từ nay chúng ta gọi  Thanh Ngân là  Thanh Ngân ca, ngược lại  Thanh Ngân gọi chúng ta là đại muội và nhị muội và chúng ta không..không..
Thùy Vân:
- Không đánh đấm nhau nữa phải vậy không?
 Thanh Ngân:
- Đúng rồi! Từ nay đại tiểu hai muội nhất định phải vâng lời tiểu huynh. Nhất định không đánh, đấm tiểu huynh nữa.
Chúng ta phải dùng lễ mà cư xử với nhau. Đại tiểu hai muội đồng ý không nào?
Thùy Trang:
- Đồng ý với điều kiện  Thanh Ngân ca không được trêu chọc chúng tôi mới được.
- Dĩ nhiên rồi. Chúng ta nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
Thùy Trang và Thùy Vân:
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
 Thanh Ngân:
- Bây giờ chúng ta bắt đầu khuân đá.  Tiểu huynh thì phải khuân rồi. Không có  tiểu huynh thì hai muội tử không biết đặt vào đâu. Đại muội và nhị muội  ai muốn cạy đá, ai khuân đá với tiểu huynh để hai muội tự sắp xếp với nhau.
Thùy Vân:
- Tỷ tỷ đã nói để tiểu muội cạy đá, thì đại ca và tỷ tỷ khuân  đá với nhau.
- Được! vậy thì chúng ta bắt đầu công việc, kẻo trưa Đoàn bá mẫu lại không cho tiểu huynh ăn cơm. Đầu tiên, cả ba chúng ta cùng cạy lên một số, sau đó tiểu huynh và Trang muội khuân đi đặt vào phương vị, còn Vân muội tiếp tục cạy thì công việc liên tục, và trưa nay chúng ta sẽ được một bữa cơm ngon miệng. Nói là làm, trong mấy giờ cả ba chăm chỉ làm việc.  Thanh Ngân và Thùy Trang đã đặt hơn hai trăm viên đá, nhưng chẳng thấy sự hiệu dụng nào. Càng vào trung  tâm,  Thanh Ngân càng lấy làm lo âu là mình đã không bày đúng phương vị. Khi cầm hòn đá cuối cùng,  Thanh Ngân nhìn chung quanh suy đi ngẫm lại cũng không thấy điều gì sai trái, nhưng vẫn nghĩ là mình đã đặt không đúng cách. Để viên đá xuống đất,  Thanh Ngân định bụng sẽ vào thưa với Đoàn phu nhân, mời bà ra chỉ bảo các chỗ sai trái. Tuy nhiên, khi viên đá này được đặt xuống, thế trận liền biến động, chung quanh vân vụ phát ra mờ ảo, đá núi như chuyển động chập chùng, không còn thấy đâu phương hướng, mọi vật chung quanh. Thùy Trang hốt hoảng chụp  Thanh Ngân:
-  Ngân ca! Sao như thế này? Tiểu muội sợ quá!
 Thanh Ngân nắm chặt tay Thùy Trang:
- Đây chỉ là ảo ảnh do thế trận chuyển động. Trang muội không phải sợ, cứ bước theo tiểu huynh thì ra khỏi trận ngay.