Trong quan điểm về “sanh là khổ”, một số người đã phê bình là Phật giáo chống đối đời sống vợ chồng. Họ đã lầm. Đức Phật chưa bao giờ chống đối đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, Ngài nói rõ ràng người ta khi lấy nhau phải đương đầu với những khó khăn trở ngại, lo âu, và trách nhiệm. Chỉ cho người ta biết các khó khăn khi thành hôn không có nghĩa là Phật giáo kết tội hôn nhân.Hôn nhân ngụ ý rằng một con người còn bám víu vào thế gian vật chất, khả năng tâm linh của họ bị tham dục, luyến ái, và cảm xúc ảnh hưởng; đương nhiên mọi khó khăn sẽ đến. Việc này xảy ra khi chúng ta phải xem xét nhu cầu của người khác, để phải cung cấp cho họ những gì họ cần đến.Vai trò của tôn giáoPhân tách sâu xa bản chất của “cái ta” rất quan trọng, để giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc những khó khăn, lo âu, khổ sở của chúng ta để chúng ta thắng lượt được. Nơi đây, lời khuyên của tôn giáo rất quan trọng để duy trì một cuộc sống an lành. Tuy nhiên, con người không nên trở thành nô lệ cho bất cứ tôn giáo nào.Con người không phải vì tôn giáo, mà là tôn giáo vì con người. Điều này có nghĩa là con người phải nhờ vào tôn giáo để tự cải thiện và tạo hạnh phúc bằng đường lối chính đáng. Nghĩ rằng chúng ta phải tôn trọng một số lời nguyện, giới luật và điều răn với đức tin mù quáng và bó buộc, chúng ta không hiểu tôn giáo một cách xác đáng.Một khía cạnh quan trọng của Phật giáo là đức Phật không đặt để luật lệ hay điều răn bắt buộc phải theo. Đức Phật là một Đạo Sư duy nhất trình bày một số giới luật phối hợp với cuộc sống để chúng ta tuân theo. Giữ các giới luật hoàn toàn do sự tình nguyện, chứ không có tính cách luật lệ của tôn giáo. Chúng ta tuỳ tiện theo các lời khuyên dạy nhờ sự hiểu biết và kinh nghiệm những điều chúng ta thấy tốt cho mình và cho kẻ khác. Qua thử thách và lầm lẫn, chúng ta noi theo những lời khuyên của Ngài để được bình yên và hạnh phúc.Ta nên ráng hiểu biết bản chất của đời sống thế gian. Biết rằng chúng ta phải trực diện với các khó khăn, chúng ta phải củng cố tinh thần và chuẩn bị đối đầu với các khó khăn ấy khi chúng ta lập gia đình. Tôn giáo giúp chúng ta vượt qua khỏi các khó khăn. Những gì chúng ta đã học hỏi về các nguyên lý đạo giáo khi còn trẻ có thể đem áp dụng để tránh các hiểu lầm, chán nản và thất vọng. Đồng thời, một số đức tính như kiên nhẫn và hiểu biết được học hỏi trong tôn giáo là những tài sản quan trọng giúp chúng ta sống một đời sống vợ chồng bình an.Thường là vì thiếu hiểu biết lẫn nhau nên nhiều cặp vợ chồng sống một cuộc đời đau khổ. Kết quả là những đứa con vô tội phải chịu đau đớn. Tốt hơn là phải biết cách đối phó với các khó khăn để sống một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Tôn giáo giúp các bạn làm được việc đó.