Chương 5

Từ ngày mùng hai tháng bẩy cho tới ngày 17 tháng tám, trong một tháng rưỡi trời đội quân Tây Sơn ở lại Bắc Hà để giúp cho nhà Lê vững ngôi bảo tộ, Quan Tiết chế lấy Trịnh phủ làm phủ Nguyên súy; còn các tướng sĩ theo ngài ra diệt Trịnh, thì chia nhau, mỗi người chiếm một cơ sở, đóng binh.
Trong khoảng 45 ngày mà quân sĩ Tây Sơn đóng đại doanh ở đất Bắc, thiên hạ được mục kíck không biết bao nhiêu là cảnh long trọng rực rỡ, vui cũng như buồn.
Thoạt đầu tiên, một cuộc diễn binh lộng lẫy, xong, đến đám ma Chúa Trịnh cử theo vương lễ, đám cưới Ngọc Hân công chúa lấy Uy quốc công, rồi sau này, đám tang Hoàng đế Cảnh Hưng cùng cuộc chào đón vua Thái Ðức khi ngài đem quân ra xứ Bắc. Năm cảnh trọng thể, hùng tráng, bi ai hay vui vẻ đó nối tiếp nhau, cứ cách vài ngày lại có. Thành ra rằm tháng bẩy năm Bính Ngọ ấy, vì sẵn có mấy cuộc tế lễ linh đình cùng cuộc tiếp rước uy nghi xẩy ra từ trước, cũng hoá ra náo nhiệt vô cùng.
Trong khắp thành Thăng Long, không nhà nào không đèn hương tế lễ, làm chay, đốt mã, kỷ niệm ngày xá tội vong nhân. Giữa sân chùa Pháp hoa, ở phía Ðông Nam, các vị hoà thượng thiết đàn tràng rất to và tụng niệm cho chúng sinh được siêu sinh tịnh độ.
Mập mờ bóng đèn chen bóng tối, lúc bây giờ đã gần tới canh hai. Thiên hạ nô nức đến vãn chùa nhân tiện xem các sư ông chạy đàn và phá ngục.
Ngày hôm ấy trong các chùa làm chay to lắm, nào vàng hồ, nào áo giấy, nào cháo,nào bỏng, nào hương hoa lễ vật, nào đèn nến oản xôi, không biết bao nhiêu thứ bầy la liệt khắp nhà Tam bảo, trên P;hật điện, có khi đến cả sân chùa. Thôi th2i chỗ nào cũng xì xà xì xụp, chỗ nào cũng đốt mã cho vong nhân.
Sau một cuộc chinh chiến điêu linh, không nhà nào không có tang, không nhà nào không khóc con, khóc chồng, khóc anh, khóc em, khóc chú, khóc cháu, khóc những kẻ khốn nạn mà, vì việc quân thứ, một sớm kia, đã vong mệnh chốn sa trường. Các nhà sư giầu lòng bác ái đều cầu nguyện cho những hồn oan tử sĩ, được siêu thăng tĩnh cảnh.
Bởi lẽ ấy, ngày rằm tháng bẩy năm Bính Ngọ, ngoài Bắc Hà rộn rịp vô cùng. Chỗ nào cũng làm lễ cúng vong nhân, nhưng không đâu thiếp lập tuần chay to hơn chùa Pháp Hoa ở về phía Ðông Nam cả.
Trong chùa, đèn nến thắp sáng trưng như ban ngày, khói hương toả xanh rờn cả một vùng không khí. Cảnh thập điện hiện ra trên mặt một cái nhà mã làm rất con phu tỉ mỉ, xung quanh có bầy các hình nhân, ngựa voi tàn quạt, bằng giấy cả. Một lát nữa, hoà thượng trong chùa sẽ cầm thiền trượng đi vòng quanh cái nhà mã ấy, vừa tụng kinh Ðịa Tạng vừa phá ngục, cứu cho các vong hồn được giải thoát ra ngoài. Khắp sân chùa cũng chật như nêm cối, rào mất cả đường đi của mấy sư ông, sư bác, luống cuống ra vào như bận rộn lắm, tiếp chỗ này, sủa chỗ kia, tất ta tất tưỡi, nét mặt vui hơn là buồn.
Các binh tướng nhân cơ hội có tuần chay nao nhiệt rũ nhau từng đàn, từng lũ đến các chùa xem tế lễ, và đi lùng con gái lương dân. Trước cửa chùa Pháp Hoa, hai viên võ quan cầm tay nhau đi đi lại lại, tìm những chỗng bóng tối đứng đàm luận sự gì bí mật, hình như bàn về những vấn đề quan trọng của quốc gia. Hai viên võ quan ấy trông khôi ngô tuấn kiệt, tuổi độ vào khoảng hai mươi. Cùng mặt đồ nhung phục miền Nam, nghĩa là theo cách ăn vận của quân Tây Sơn, không giống lối nai nịt người Bắc. Lại gần, trông kỹ, ta sẽ thấy trong hai thiếu niên võ tướng, một người mặt vuông, trán gồ, lông mày rậm, mắt sáng, môi mỏng và mồm rộng, trông uy nghi lẫm liệt, rõ ràng ra vẻ con nòi. Không những thế, người đó còn lưng to, vai rộng, cười nói sang sảng, đi đứng hùng dũng, bề ngoài đủ mọi nét tỏ rằng chàng khí khái, ngang tàng. Người thứ nhì, nhìn bộ điệu và hình dung lại khác hẳng người vừa mới tả. Anh chàng này hình dáng bé nhỏ, mảnh dẻ, ăn nói thì nhủ nhỉ mà đi đứng lại có bề yểu điệu, nhu mì. Ðến khi trông rõ mặt, ai chả bảo là một thư sinh bạc nhược: Lông mày lá liễu kẽ vàng trên đôi mắt bồ câu dài nhỏ, đen lay láy; một chiếc mũi dọc dừa xinh xắn trên đôi môi đỏ chói như son; hai hàm răng trắng nuột như ngà, một khuôn mặt trái soan đều đặn mà làn da trắng bóc, hơi điểm hồng hai bên gò má, càng làm cho tươi tắn, mỹ miều.
Hai trang anh tuấn thiếuniên kia, tựa như một đôi bạn chí thân chí thiết; họ cầm tay nhau chán thì bá cổ vịn vào nhau đi bách bộ trước chùa. Vừa đi vừa cười nói vui vẻ, to nhỏ cùng nhau những sự gì không rõ. Ðến khi trống điểm sang canh, cả đôi cùng dắt nhau theo một đường hẻm lần về dinh quan Ðô đốc.
Rồi đêm nào cũng thế, hai viên tiểu tướng lại dìu nhau đi trò chuyện trước cửa chùa Pháp Hoa. Mãi đến tối ngày 18 tháng 8 giữa tiết Trung Thu, thì mói không thấy bóng dáng hai chàng đó nữa.
Nhưgn đem hôm mười bẩy, cũng vào khoảng trống canh hai, những du khách tình cờ đi lại bên chùa Pháp Hoa, vẫn được mục kích họ bá cổ nhau, ngồi bàn luận trên tảng đá.
Người mặt vuông to lớn bảo người mặt trái soan mảnh khảnh rằng:
- Nay đã quá tiết Trung thu, mà quân ta vẫn không thấy nhổ trại trở về Thuận Hoá. Không biết bao giờ quan Nguyên soái mới truyền lệnh xuống? Phụ thân tôi càng ở ngày nào, càng bị tân khách quấy nhiễu ngày ấy, thực là tốn công tốn của mà chugn qui chẳng có ích lợi gì!
Người mảnh dẻ khe khẻ gật đầu, không đáp. Mặt chàng mơ mộng nhìn quãng tối vắng thăm thẳm, hình như đang mải mê nghĩ ngợi sự gì. Bỗng chàng mở miệng, muốn nói, rồi lại ngập ngừng không nói nữa. Người to lớn không trông thấy về vẻ ngần ngừ ấy. Mãi hồi lâu, vụt một cái người bé nhỏ đứng phắt dậy, vỗ vai bạn:
- Anh ạ, em có một lời quan trọng, muốn nói anh rõ. Nhưng... Khó xử quá! Em nghĩ đà nát óc, chẳng ra kế gì. Chỉ còn cách ch1ung ta phải tạm biết nhau là hơn cả, song le, biết bao giờ ta mới được trùng phùng?
- Có chuyện gì, em cứ nói. Dẫu phải chết vì nhau, anh cũng không lấy làm ngại. Lời thề xưa dưới bóng trăng còn đó, có lẽ em quên mất rồi sao?
- Không, quên thì chả khi nào quên được; chuyện này tuy đối với ta không có gì nguy đến mạng, nhưng muốn cho toàn vẹn, ắt ta phải tìm ngay một phương thoát thân cho gọn gàn! Mà làm thế nào cho bố mẹ chúng ta đừng vì thế uổng mất thanh danh của nhà võ tướng!
- Em nói phải, nhưng mà... câu chuyện này nó quan trọng thế nào? Anh nóng ruột quá, chỉ muốn nghe ngay cho rõ.
- Anh đừng vội. Chỗ này không phải là chỗ có thể giãi bầy tâm sự được. Anh nên theo em ra đây, em sẽ kể anh hiểu.
Người bé nhỏ nói xong, dắt người to lớn đi qua mấy con đường hẻm, ra tới một cánh đồng bát ngát vắng tanh. Hai người cùng ngồi xuống bên bờ ruộng lúa.

*

Hữu quân Ðô đốc Nguyễn Hữ Chỉnh, mặc dầu đã hết sức làm đẹp lòng Uy quốc Công Nguyễn Huệ - nào huyện Huệ ra diệt Trịnh, nào tận tụy săn sóc đến đám cưới công chúa Ngọc Hân, - hình như khó thu được bụng ông chủ soái Tây Sơn, mà vẫn bị Huệ ghét cay ghét đắng. Chỉ tại tính Chỉnh không đường đường quân tử, chàng đã hay ô mị còn tham lam, giảo quyệt, khiến lòng cương trực Uy quốc công khó nỗi bao dong. Thì vừa mới hôm nào còn ở Thuận Hoá, nửa bỡn, nửa thật, Huệ đã làm cho Chỉnh phải kinh hồn.
- Ấy, ai thì không ngại, duy chỉ ngại có ông đó thôi!
Lại đến hôm Huệ lên chầu đức Hiển Tôn, Huệ tâu vua để một mình Chỉnh ở lại Bắc Hà, giúp nhà Lê đương thiếu kẻ hiền thần định quốc. Huệ trong lòng vẫn muốn trừ Chỉnh, nhưng vì công việc còn nhiều bề bộn nên phải dằn lòng dùng đến tài Chỉnh ít lâu. Huệ không bao giờ không rõ Chỉnh là người lỗi lạc, song không muốn cùng Chỉnh cộng sự là bởi sợ một mai, kẻ gian giảo kia sẽ có cơ làm hại đến mình.
Ghét Hữu Chỉnh, không những chỉ một mình Nguyễn Huệ. Vốn sẵn tài hùng biện, Chỉnh là một tay nói khoác và tự phụ ít ai bì. Cho nên chàng bị vạ miệng, khôgn cách nào tránh được. Hồi vừa vào Bình Ðịnh, được vua Thái Ðức yêu phong làm tướng, Chỉnh có ý kinh tài Phò mã con rễ vua Tây Sơn, Võ Văn Nhậm, bởi cớ ấy, không bằng lòng Chỉnh. Nhậm là người Quảng, xuất thân là một tay cung, rồi dần dần lên đến hàng tướng, không có chữ nghĩa, đến khi được kén làm Phò mã, Nhậm lên mặt khinh bỉ Chỉnh là một kẻ đầu hàng. Trái lại, Chỉnh tự ỷ mình là một văn tài xuất thế, một thủy sư có tiếng vang lừng, một võ quan sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, nên khinh Nhậm là người vô học đắc thời lĩnh tước công khanh. Chỉnh, trước mặt Nhậ, nhiều khi mỉa mai ngâm mấy câu thơ của Ðặng Dung truyền lại:
“Trời lai đồ điếu thành công dị”...
Bởi mấy lẽ ấy, tuy cùng đồng triều, đồng sự, hai quan Ðô đốc ghét nhau như hai kẻ cựu thù. Hai nhà không bao giờ đi lại với nhau; dẫu có tết nhất, giỗ cưới cũng không biếu tặng nhau một chút quà nhỏ mọn.
Kịp khi cả hai cùng ra đến bắc thành, sự hiềm khích đã chất chứa trong hai tâm hồn, vì những lẽ rất ngẫunhiên, càng ngày càng tăng mãi. Tình cờ dun dủi cho Tả quân và Hữu quân cùng ở chung một phủ. Nhậm giữ chái bên Ðông. Chỉnh ỏo mé bên Tây. Tuy cùng ở một nhà, hai quan Ðô đốc không bao giờ ghé tạt vào thăm hỏi nhau, trừ khi cùng hội diện trong súy phủ.
Hữu quân Chỉnh thủa xưa vốn làm tướng thờ nhà Lê, ông đã theo quan Hiệp đồng Hoàng ngũ Phúc và Huy quận công Hoàng Ðình Bảo. Bởi vậy, lần này ra tới Thăng Long, thân bằng cố hữu kéo lại chào mừng rất đông, tiêp1 đãi từ sớm đến chiều mà không ngớt. Trước cửa dinh Ðô đốc, không ngày nào không rập rìu những xe cùng ngựa; người lui kẻ tới tấp nập như hội chợ; vương tôn quý khách ra vào chẳng thiếu mặt nào.
Chỉnh trước đã ở lâu đất Bắc nên nói tiếng Thăng Long thất thạo, chỉ hơi lơ lớ đá một vài tiếng Nghệ mà thôi. Quan khách đều ngỡ Chỉnh là người bản xứ. Vả chẳng Hữu quân sẵn tài cao đàm hùng biện, tiếp đãi tân khách rất niềm nỡ lịch sự, hoá nên càng ngày thiên hạ kéo tới càng đông. Có lẽ bao nhiêu quý quan, bao nhiêu danh tướng, bao nhiêu đại gia, có ở trong thành Thăng Long không ai không đến tiếp kiến Chỉnh để nghe giảng thuyết và lý luận.
Nhưng, phủ Ðô đốc tuy nhiều khách khứa, mà bên chái đông, tuyệt nhiên chẳng có bóng ma nào. Ðến chơi một vị ư? vị ấy đi rẽ sang chái tây, nhìn về phía đông một cách hững hờ lãmh đạm. Cái đó không lấy gì làm lạ. Tả quân Võ Văn Nhậm nguyên là người Quảng ra đến Bắc Hà xa lạ không có ai đi lại quen thân. Nhậm đã nói tiếng trọ trẹ khó nghe, lại không có học thức gì, tiếp khách buồn như chấu cắn. Ngoài sự mời trà, mời thuốc, Nhậm chỉ biế bàn những chuyện thông thường, hoặc giả một vài môn võ, còn ngoài ra, chả biết câu gì, chỉ ngồi ngẩn mặt vuốt râu, há mồm nghe diễn giải nhũng ý tưởng cao siêu thâm thúy.
Bởi thế, ngoài một vài võ tướng đến thăm Tả quân, không còn ai vào dinh Ðô đốc mà đi sang viện phía đông hết cả.
Hai cha con, Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Anh Tề cả ngày phải cặm cụi tiếp rước tân khách; cha đi vắng vào chầu trong phủ súy thì con ở nhà phải đưa đón thay cha. Bì chả với hai cha con Võ Văn Nhậm lúc nào cũng rỗi rãi an nhàn; Quận chúa An Trinh thì luôn luôn cải trang đi du ngoạn khắp phố phường trong khi Phò mã ở nhà đánh chén hay đánh giấc.
Thỉnh thoáng cuốn rèm nhìn ra cổng chính, Phò mã lại buồn rầu tức bực thấy bên mái tây nô nức những người, khiến vẻ tẻ lạnh của toà dinh cơ phía đông càng thêm rõ rệt. Tựa hồ trong phủ Ðô đốc, chỉ mé bên kea có người ở; còn bên này thì rêu phủ cỏ phong, chả ai đoái hoài trông đến, coi như một chỗ bỏ hoang. Mình cũng đường đường một quan đô đốc, nào có kém gì kẻ kia, cớ sao lại có sự chênh lệch quá thiên như vậy?
Nếu sự chênh lệch ấy chỉ thoảng qua một hai ngày, có lẽ Nhậm cũng không để ý. Nhưng đằng đẵng hơn một tháng trời, mà ngày nào cũng phải gượng gạo nhai nuốt sự bất công, Nhậm không thế nào chịu nổi. Mình đây ngang hàng với nó, vì lẽ gì thiên hạ lại về hùa với nó mà rẻ rúng mình? Ðầy một lòng hổ thẹn, tức bực, hgen ghét, Nhậm càng nuôi một mối tử thù đối với Chỉnh.
Chỉnh xưa nay vốn là người khéo xử, thấy tình hình như vậy, biết ngay thế nào Nhậm cũng bẽ mặt với quan lại xứ Bắc Hà; ông bèn sai con trai cả là công tử Anh Têè cùng một đội gia nhân đứng ở Chính môn, hễ có khách thì đón một nửa sang trái đông để vào thăm hỏi Nhậm. Lần đầu tiên, một vài người lầm tưởng Hữu Ðô đốc cho đón vào, đi sang mé đông vào tiếp Phò mã Nhậm. Nhưng thấy Nhậm ăn nói rấm rẳn, đã không lịch sự lại có nhiều tự đắc, lần sau họ không để bị mắc mưu. Mặc dầu Anh Tề mời mọc lôi kéo họ sang trái bên đông, họ cứ tìm cách đi cả sang toà lầu Chỉnh ở. Người nào cũng thế, không ai bảo ai, màđều tránh mặt Nhậm, không muống phải chịu nỗi bực rọc ngồi nói chuyện với Tả quân. Một là tiếng phương Nam lơ lớ khó nghe, hai là Tả quân, thấy kháCảnh Hưngkhông vào chơi nhà mình, thì đâm ra ghét khách; hễ có ông nào vô phúc lò dò mò đến, là thế nào cũng bị Nhậm ban cho những câu lỗ mãng tục tằn. Gặp được người nào, Nhậm trút cả trên mặt người ấy những nỗi căm tức bấy lâu vẫn lèn trong đáy dạ. Rồi, ngày lại ngày, mối căm tức ấy bởi không tiêu đi được, hoá ngay thành mối đại thù đối với cha con Nguyễn Hữu Quân.
Cha con Chỉnh tưởng đón rước hộ khách vào nhà Nhậm ắt làm cho Nhậm vui lòng; ngờ đâu, trái lại, Nhậm đã không cảm ơn còn đâm ra oán giận. Nhậm tưởng lầm Chỉnh có ý riễu cợt mình nên làm thế để mình hổ thẹn; lòng ghen tuông đố kỵ của Nhậm càng thêm sôi nổi, khiến sau này, vì những câu chuyện nhỏ nhặt không đâu ấy, vì sự hiểu lầm nhau ấy, biết bao tấn bi kịch xen vào gia đình họ Võ và họ Nguyễn, phá tan hạnh phúc của cả đôi, rồi khiến cả đôi cùng bị giết một cách thảm thương, khốc liệt.
Thế mới biết đối những kẻ đầy lòng Trịnh Tùngtiểu, hay ghen ghét, hay thù vặt, sự nghiệp không bao giờ được vĩnh viễn vẹn toàn.
Mối hiềm khích mà ngẫu nhĩ, không chú ý, Nguyễn Hữu Chỉnh đã gây cho Võ Văn Nhậm, mối thù ấy, dựa vào lắm việc nhỏ nhen, vô lý, càng ngày càng bành trướng dần dần. Nó thong thả, âm ỷ chiếm tâm hồn Nhậm, nung nấu tâm hồn ấy, rồi, một ngày kia, biến hẳn thành một ý nghĩ duy nhất trong óc Nhậm. ngày đêm cắn rứt Nhậm, bắt Nhậm phải luôn luôn hoài bão nỗi căm hờn.
Mà, giữa lúc Tả quân Ðô đốc tâm tâm niệm niệm xây đấp trong tư tưởng những phương pháp báo thù cừu địch một cách hiểm độc sâu cay, giữa lúc ấy ông Hoá công tinh nghịch đã mưu sẵn một trò đùa ác nghiệt, tựa hồ muốn dùng trò đùa ấy để mai mỉa Chỉnh và Nhậm, dạy cho hai kẻ tiểu nhân một bài thí nghiệm đau đớn, cho bõ ghét thói ghen hờn.
Thần Ái tình đã lướt qua, điểm một nét êm ái dịu dàng trên vẻ tối đen của sự oán thù đe hạ. Ðầy một lòng căm giận, Võ Văn Nhậm nào có hay đứa con gái bấy lâu nay một niềm yêu dấu, đứa con vô nghi vô phúc ấy, nó đã cùng con trai Nguyễn Hữu Chỉnh, thề sắt son sinh tử những bao giờ!...