Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
12. Mây Đầu Non 3

Vy đã rời thành phố Sương Mù đi thăm con được một tuần. Hoài lại trở về cuộc sống độc thân. Sáng chủ nhật này Hoài dậy muộn. Khu biệt thự của cơ quan im ắng như những ngày đầu Hoài mới về đây ở. Tôi hôm qua Minh Hương đi suốt đêm không về. Thỉnh thoảng Minh Hương đi chơi rồi ngủ lại đâu đó. Anh dễ thân với mọi người, không có gì ràng buộc và phóng thích cô độc.
Hoài trái lại, luôn muốn quay về với chính mình. Đêm qua thức đọc sách khuya nên sáng nay lúc Hoài dậy, căn phòng đã sáng rực. Làm vệ sinh cá nhân xong, Hoài pha cà-phê định ra ban- công ngồi sưởi nắng, chợt thấy có người đang lúi húi làm gì ở ngoài vườn phía xa xa gần đường.
Hoài che mắt nhìn. Đó là một người đàn ông khoác măng-tô xám cũ kỹ, đầu đội bê-ré đen, đang đi chậm chậm nhìn chăm chú xuống bãi cỏ và thỉnh thoảng dừng lại quỳ xuống. Hoài cố nhìn kỹ hơn. Anh ta đang nhổ các cây thông con. Trong khu vườn này, dưới các tàng thông lớn, ngoài cỏ và hoa bay màu vàng bé nhỏ, lác đác có các cây thông và mimosa con mọc tự nhiên.
Người đàn ông làm công việc một cách rất cẩn trọng, vạch cỏ xem gốc cây kỳ lưỡng trước khi nhổ. Gặp gốc hơi cứng, anh ta lấy một con dao cẩn thận xắn chung quanh và bứng lên nguyên bầu. Nhổ được vài cây anh ta bỏ vào một bao ni-lông và mang dần để vào cái túi treo trên chiếc xe đạp dựng gần đấy. Anh ta đã nhổ được khá nhiều nhưng vẫn tiếp tục chăm chú tìm kiếm.
Hoài hơi bực mình khi thấy có người vào khu vực cơ quan nhổ cây không hỏi ý kiến trước. Anh đi xuống lầu mở cửa định ra gặp người đàn ông bảo thôi đi. Đi quá nửa vườn, Hoài giật mình chợt nhận ra người đàn ông đang lom khom không ai khác hơn là Mây Đầu Non, người từ khi lên đây, đã gần một năm anh chưa gặp.
Hoài vui mừng kêu lên:
- Mây Đầu Non! Ông làm chuyện bất ngờ. Tôi định ra bắt ông về tội phá hoại đấy nhé!
Mây Đầu Non ngẩng lên nhìn Hoài rồi thản nhiên cúi xuống bứng tiếp cây thông con:
- Ai bảo ông tôi phá hoại? Mấy cây thông con này ở đây chắc chắn sẽ không lớn nổi và đây cũng nhiều thông quá rồi. Tôi bứng đi nơi khác để "phủ xanh đồi trọc" theo chính sách nhà nước mà ông dám bảo là phá hoại à?
Hoài đến gần kéo tay Mây Đầu Non:
- Thôi để đó vào đây uống nước đã. Ông cần nhiều tôi sẽ bứng giúp cho. Ông lên đây từ bao giờ? Hôm qua ở đâu?
Mây Đầu Non cẩn thận đặt gốc cây mới bứng vào túi đựng cây nơi xe đạp, theo Hoài vào nhà:
Tôi lên hôm kia. Đi bằng xe đạp đấy. Hơn trăm cây số đi tà tà một ngày cùng tới. Hôm qua tôi ngủ lại chùa. Tôi thì biết tá túc đâu ngoài cửa Phật mặc dù các ông sư cũng có người không ưa tôi. Dù sao tôi vẫn có duyên với nhà Phật và cửa chùa thường mở rộng hơn nơi khác. Tôi đi dọc đường này nhổ thông và nhân tiện lại thăm ông luôn.
Vừa bước vào phòng khách. Mây Đầu Non hấp háy mắt nhìn lướt qua các bức tranh treo trên tường rồi bĩu môi:
- Hội nhà văn mà treo các đồ dổm này à? Trình độ nghệ thuật của các ông đâu mà trưng các thứ bá láp đó lên?
Hoài không phật ý vì đã biết tính Mây Đầu Non. Anh ta hầu như luôn luôn đã kích mọi thứ. Hoài cười xòa:
- Ông lúc nào cùng khó tính. Đó là tranh của anh em họa sĩ trong tỉnh và các đoàn khách tặng nên tụi mình treo trang trí và để làm kỷ niệm chứ cơ quan mới thành lập làm gì có tiền mua các bức tranh nghệ thuật nổi tiếng.
Mây Đầu Non vẫn chưa chịu thôi:
- Nhưng đây là trụ sở của hội nhà văn. Văn chương và hội họa là hai anh em song sinh, là tinh hoa của những bộ môn nghệ thuật. Tất cả có thể bị chôn vùi vào lãng quên nhưng những tuyệt tác về văn chương và hội họa sẽ trường tồn mãi mãi khi nhân loại còn muốn sống như con người. Đừng để người ta nghĩ rằng hội nhà văn các ông không biết thưởng thức và đánh giá tác phẩm hội họa.
Hoài kéo Mây Đầu Non lên làu:
- Được rồi, ông yên chí. Tụi tôi không đến nỗi nào đâu. Lên đây uổng cà-phê sưởi nắng nói chuyện đã.
Hoài sửa soạn pha thêm cà-phê nhưng Mây Đầu Non gạt đi:
- Tôi không uống cà-phê, chỉ uống trà thôi. Trà tôi tự làm có mang theo đây. Ông lấy ấm tôi pha cho.
Sau khi nhắp mấy ngụm trà, không để Hoài hỏi han chuyện gia đình, Mây Đầu Non nói luôn về tạp chí La Ban:
- Tôi đã đọc tạp chí của các ông và mới lên đây cùng nghe dư luận phê phán này nọ. Ôi dào, đã có cái quái gì ghê gớm đâu! Có bài còn tệ quá nữa là khác. Tạp chí văn học gì mà mới mở đầu đâu có mấy bài phát biểu của các ông lớn. Chỗ nào cùng nói đi nói lại chuyện đảng lãnh đạo. Văn nghệ cần quái gì ai lãnh đạo. Văn học thế giới bao nhiêu thế kỷ nay có đảng nào lãnh đạo đâu mà vẫn có vô số kiệt tác để đời? Còn văn học của các nước có đảng cộng sảng lãnh đạo như nước ta có gì hay ho hơn hay chỉ là những công cụ tuyên truyền hàng loạt. Thứ nghệ thuật đồng phục không có sáng tạo, không cá tính, thực ra không thể gọi là nghệ thuật được Đó chỉ là tuyên truyền. Đây đó cũng có tác phẩm đọc được nếu tác giả thực sự có tài năng, còn đại bộ phận đâu nhợt nhạt rập khuôn theo cùng một mô-típ. Mà ngay cả các tác giả có tài năng cùng bị hạn chế rất nhiều vì phải đi theo con đường đã được vạch ra. Theo tôi, nghệ thuật là tự do, phi đảng. Nghệ sĩ là thượng đế trong tác phẩm của mình. Tác phẩm phải sáng tạo, độc đáo, mang rõ cá tính của người nghệ sĩ. Còn nếu sản xuất hàng loạt thì vứt mẹ nó đi.
Hoài cắt lời Mây Đầu Non:
- Bàn chuyện sáng tác còn khối điều để nói. Nhưng này, ông đanonClick="noidung1('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n2n0n31n343tq83a3q3m3237nnnmn')" onMouseOut="#">11. Bi kịch

Sau khi ăn trưa với đồ nguội mang theo, Hoài cố gợi chuyện vui, nói về bé Mộng Chiêu, về các ước vọng tương lai trong cuộc sống gia đình, nhưng câu chuyện giữa hai vợ chồng có vẻ gượng gạo. Hai người về sớm hơn dự tính. Khách du lịch vẫn còn đi nhởn nhơ trên đồi, trên đường dọc bờ hồ. Nhiều cặp quàng vai, khoác lưng, nhiều cô gái tựa góc thông hay nằm trên cỏ chụp hình, nhiều đám đông chạy đuổi vui đùa trên thảm cỏ với bao nhiêu quần áo màu sắc sặc sỡ và tiếng cười âm vang trong không gian. Đi bên Vy, Hoài lại thấy lòng trĩu nặng và hoàn toàn xa lạ với đám đông vô tư vui vẻ chung quanh.
Phải chăng anh đã rơi vào bi kịch vì dó là bi kịch của lịch sử và cũng là bi kịch của chính cá nhân anh, của bất cứ ai có chết tấm lòng với lịch sử?

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2 g nói đến tạp chí La Ban, ông hãy góp ý cụ thể đi. Tụi tôi cũng đang muốn nghe nhiều loại ý kiến. Nhưng có điều ông chú ý cho đây là tạp chí của hội nhà văn mà hội nhà văn này là do đảng lãnh đạo. Nếu là tạp chí của một nhóm tư nhân hoàn toàn độc lập lại khác. Tôi còn nhớ ngày xưa một mình ông cùng chủ trương và thực hiện được một tờ báo. Ông quảng cáo kêu gọi người ta viết nhưng lại cấm giáo viên, sinh viên sư phạm và một lô một lốc những loại người không được gởi bài cho báo ông. Bây giờ đâu phải làm báo theo kiểu đó. Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay, ông nghĩ tờ báo nên như thế nào và ông có thể cộng tác gì không?
Mây Đầu Non trợn mắt nhìn Hoài:
- Làm tờ báo như thế nào là chuyện của các ông chứ không phải của tôi. Tôi không thể nghĩ cách làm một tờ báo có đảng lãnh đạo được. Nếu cần làm một tờ báo thực sự tự do tôi sẽ làm được ngay. Nhưng chế độ này làm gì có tự do thực sự, chỉ có tự do giả hiệu cũng như bao nhiêu quyền chính đáng của con người được nêu ra cũng là lừa bịp cả. Ngay chuyện sáng tác của tôi, hơn mười năm nay tôi có viết được gì đâu mặc dù tôi thừa sức viết không phải hàng ngàn mà là hàng chục ngàn trang. Cũng có khi tôi cằm lại cây bút nhưng viết được vài trang tôi lại xé bỏ vì tôi nghĩ đến cảnh công an ập vào lục xét. Tôi không muốn đi tù về chuyện đó. Nếu các ông bảo đảm đăng và chịu trách nhiệm về bài của tôi, tôi sẽ viết. Chỉ sợ các ông không dám thôi.
Hoài hơi bực mình về lối nói này của Mây Đầu Non, không phải lần đầu anh ta nói như thế. Hoài đánh giá Mây Đầu Non trước đây là một tác giả có tài, độc đáo, nhưng sau này chưa thấy anh ta viết gì. Anh ta luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hài sẽ bị bắt về chuyện sáng tác.
Hoài nói:
- Ông cứ viết đi và gởi đến cho tụi tôi rồi tụi tôi sẽ có ý kiến. Không ai bắt ông đâu. Ông sợ hơi nhiều đấy. Nếu ông viết chỉ để trong nhà hoặc cho bạn bè đọc cùng dễ thôi. Nhưng viết để đăng lên báo là cả một vấn đề. Cũng như chuyện viết và "lách" ngày trước, bây giờ làm sao một tạp chí công khai có thể đứng được, tác phẩm chuyên chở được tâm huyết của người nghệ sĩ, tác đồng được vào tình hình chính trị, xã hội chung, đó là điều rất khó khăn. Về phương diện sáng tác cá nhân, tụi tôi có thể làm như điều ông nói, nhưng với tư cách là người chủ biên tờ báo, tụi tôi phải nghĩ đến những điều khác nữa.
Mây Đầu Non vứt cái mũ bê-rê xuống bàn, tay xoa xoa cái đầu húi trọc, mắt nheo nheo nhìn Hoài với một vẻ gần như khinh bỉ và thương hại:
- Đặt vấn đề như thế thì tôi không cộng tác với các ông được đâu Tôi viết dứt khoát là phải hoàn toàn tự do. Ông đã biết tôi mang cả hình ảnh "người đàn bà ngồi đái" và chuyện "buồn buồn móc đít ngửi", vào trong thơ kia mà. Chấp nhận, thưởng thức được hay không là tùy người đọc. Có thể tác phẩm của tôi chỉ có mươi người đọc, thậm chí một người, nhưng hiểu đến nơi đến chốn còn hơn là làm trò giải trí cho hàng vạn người. Thế kỷ này có thể không có người hiểu tôi nhưng mai sau có người tìm đọc là được.
Tôi cần gì kiểu viết "lách" của các ông? Cuộc đời đầy giả trá chưa đủ sao mà các ông còn đem văn chương tô son điểm phấn cho những con đĩ rạc? Hãy chân thật đi mới có văn chương đích thực. Còn những thứ "ngụy văn chương", tôi xin chào thua. Nhưng thôi, nói thế đủ hiểu nhau rồi. Dù sao ông và Minh Hương vẫn là đảng viên cộng sản, tôi làm sao đi với các ông được mặc dù tôi biết các ông là những kẻ có lòng. Kẻ có lòng thời nay cũng hiếm đấy. Các ông cứ làm việc của mình đi rồi sẽ tới lúc các ông phải xét lại. Còn tôi, bây giờ tôi quyết chí trồng thông. Tôi không cần chính sách, chế độ gì hết. Ông cứ chờ xem. Một mình tôi sẽ trồng mười ngàn cây thông ở khu vực đồi chung quanh nhà tôi ở. Tôi lên tận đây để nhổ thông con, tự tay đào hố trồng từng cây và xách nước từ dưới suối lên để tưới. Đảng và nhà nước của các ông cứ hô hào phủ xanh đồi trọc nhưng chỉ phá hoại, còn tôi, tôi sẽ làm.
Mây Đầu Non đội mũ đứng lên:
- Thôi, tôi đi đây. Tôi phải nhổ một ngàn cây nữa trong ngày hôm nay để sớm mai còn về.
Hoài tiễn Mây Đầu Non xuống làu:
- Trưa nay ông trở lại đây ăn cơm với tôi rồi tối về đây ngủ nói chuyện tiếp nhé.
Mây Đầu Non vỗ tay vào túi xách mang trên người:
- Cám ơn ông. Cơm nước có đây rồi. Tôi tự lo mọi thứ. Lúc nào đói bụng tôi chỉ việc ngồi xuống bài cỏ dở đồ nguội ra ăn, khỏi phiền ai cả. Còn tối tôi cũng chưa biết về đầu. Tiện đâu ngủ đó. Có khi tôi sẽ ngủ lại trong rừng cùng non. Ta sẽ có dịp gặp nhau vì thế nào tôi cùng còn lên đây để nhổ thông tiếp nữa. Thôi, đi nhé.
Mây Đầu Non bắt tay Hoài rồi lầm lũi đi ra, dáng vội vàng và quả quyết.
Hoài lên lầu đứng tựa lan can nhìn Mây Đầu Non loay hoay với chiếc xe đạp ngoài xa. Trước khi khuất sau cổng, anh ta còn quay lại giơ tay vẫy. Lần nào gặp nói chuyện với Mây Đầu Non, anh ta cũng làm cho Hoài xao xuyến, gần như chấn động. Một con người lạ lùng, lạc lõng và cô độc. Anh ta sinh nhầm thế kỷ hay đi quá trước thời đại? Những điều anh ta nói về chuyện sáng tác và tự do không phải là những gì Hoài không từng nghĩ đến. Nhưng rõ ràng trong thời đại này, nghĩ và sống như thế là hoàn toàn không tưởng. Anh ta là một người sống hoàn toàn ảo tưởng nhưng lại có ý thức rõ ràng về sự ảo tưởng của mình. Còn Hoài, anh có ảo tưởng không? Phải chăng anh cùng hoàn toàn ảo tưởng nhưng không tự biết, không tự nhận khi hy vọng làm một cái gì cho xã hội bằng văn chương nghệ thuật, bằng bộ máy và tất cả cơ chế, nghị quyết, chính sách của chế độ này? Anh có ngây thơ không và rồi anh sẽ vỡ mộng về sự cả tin của mình?
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
Sau khi ăn trưa với đồ nguội mang theo, Hoài cố gợi chuyện vui, nói về bé Mộng Chiêu, về các ước vọng tương lai trong cuộc sống gia đình, nhưng câu chuyện giữa hai vợ chồng có vẻ gượng gạo. Hai người về sớm hơn dự tính. Khách du lịch vẫn còn đi nhởn nhơ trên đồi, trên đường dọc bờ hồ. Nhiều cặp quàng vai, khoác lưng, nhiều cô gái tựa góc thông hay nằm trên cỏ chụp hình, nhiều đám đông chạy đuổi vui đùa trên thảm cỏ với bao nhiêu quần áo màu sắc sặc sỡ và tiếng cười âm vang trong không gian. Đi bên Vy, Hoài lại thấy lòng trĩu nặng và hoàn toàn xa lạ với đám đông vô tư vui vẻ chung quanh.
Phải chăng anh đã rơi vào bi kịch vì dó là bi kịch của lịch sử và cũng là bi kịch của chính cá nhân anh, của bất cứ ai có chết tấm lòng với lịch sử?
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
10. Thủ đoạn
--!!tach_noi_dung!!--
12. Mây Đầu Non 3
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Hành Trình Cuối Đông Nửa đời nhìn lại Tiếng Đàn