- Thế đấy, sáng sớm đã bị quỷ ám! Hân hất mặt nhìn trời, vừa giấu sự bực bội của mình vừa tránh Triều. Cả nửa tháng nay, trừ ngày... hạnh ngộ đầu tiên vì không cảnh giác nên cô phải xuống xe dẫn bộ. Hân luôn là người có thành tich cao nhất ở trường này về việc “vượt rào chắn” của Triều. Và cứ mọi lần tạo thành tích, cô lại hí hửng khoe chị Trúc, để bao giờ Hân cũng nhận được cái nhún vai bất đồng tình của chị ấy. Điều đó càng làm Hân có ác cảm hơn với Triều. Cô không phải là kẻ dị đoan mê tín, nhưng sao kỳ, sáng nào cô chạm phải mặt anh ngay cổng là y như rằng ngày ấy cô gặp chuyện bực mình, không trong trường, thì ở nhà, hoặc với Thuấn, nên phải nói cô ghét cay ghét đắng Triều, và anh cũng tỏ ra chẳng ưa gì cô. Hôm nay không biết mình sẽ bực vì chuyện gì đây -- Hân cố đạp lên con dốc nhỏ cho nhanh để xe sẵn trớn lao vào cổng, không ngờ Triều bước ra đứng... an ngữ trước sân. Anh mỉm cười thật tươi... - Trong hắn ta cũng hay hay ấy chứ! Hân vừa ngạc nhiên với khám phá của mình thì Triều đã giữ tay cầm, ghì xe cô lại. Đang trớn chạy hơi nhanh, Hân chúi mũi, muốn úp cả mặt vào vai anh. Cô gân cổ lên: - Này! làm trò gì vậy! Buông ra! Giọng Triều tỉnh bơ: - Có làm gì đâu! Tôi sẻ dắt xe vào tận nhà để xe giùm cô, vì tôi biết cô lười dắt xe lắm. Nào! Xin mời cô Hân xuống xe... Hay cô muốn ngồi trên yên cho tôi đẩy? Liếc ra đằng sau, thấy có vài phụ huynh dẫn xe vô sân và mĩm cười chào mình, Hân bèn xuống yên. Nuốt hận vào lòng, cô phun ra lời độc ác: - Cám ơn! Tôi tự dắt được rồi, vì tôi có... què đâu mà anh phải đẩy. Hân chợt cắn môi khi thấy gương mặt Triều đổi sắc. Cô chưa kịp hiểu sao mình nở độc miệng đến thế, thì đã nghe tiếng cười rất khẽ: - Vái trời điều đó đừng bao giờ xảy ra cho cô, vì què khổ lắm. Nói dứt lời Triều quay đi, Hân vịn xe đứng chết trân giữa sân. Sao với tất cả mọi người đàn ông trừ Thuấn của cô ra, Hân rất chua ngoa đanh đá có lẻ tại cô không yêu nên sẵn sàng nói cho người ta khổ. Khổ như Triều vừa rồi, cô mới vui hay sao ấy! Nếu cô nói nặng lời với những kẻ mặt dạn mày dầy, ro re theo tán tỉnh cô thì khác, đằng này hắn ta có tán cô lời nào đâu. Chỉ vì câu đùa nhằm buộc cô làm đúng quy định của cơ quan thôi, mà cô đã đụng vào chổ nhục buột tàn cũng của tâm hồn hắn. Lẻ ra không nên nói vậy... Nhưng xét cho cùng cũng tại Triều, Hân cho cô phải như những người dễ dãi khác ở trường này đâu mà đùa. Muốn đùa với Lê Phước Bảo Hân phải có trình độ nhất định nào đó, chớ cỡ như bảo vệ cơ quan thì... xin lổi, cô hướng quả phạt đền vừa rồi cũng vừa lắm. Những lời rỏ ràng nguy biện như giúp Hân lấn hết chút xíu ân hận vừa nhen lên trong tim mình ra ngoài. cô trở lại với cảm giác hả hê thường có khi làm được việc gì ưng ý. Thản nhiên, Hân dắt xe vào nhà xe rồi lửng thửng bước trên hành lang về lớp. Trường của Hân dậy là một trong đám ba ngôi trường mẫu giáo rộng đẹp nhất, nhì thành phố này. Xưa kia nơi đây là tu viện nên khuôn viên trường thật yên tĩnh và đẹp tuyệt với dãy hành lang rộng có hàng cột tròn to và những mái vòm hình bán nguyệt kiểu phương Tây xưa cũ. Ở những cột ấy, chằng chịt các loại dây leo, chúng luôn xanh mướt và mềm mại dán vào nhau che kín vòm cong trên cao. Dưới vòm cong đấy là mấy bậc thềm đã xanh là nơi Hân ưng ý nhất khi ngồi kể chuyện cổ tích cho học trò nghe. Ngồi ở đây bao giờ cô cũng thấy hồn mình tràn đầy cảm xúc để nhập vào các vai trong các câu chuyện thần tiên dễ yêu của thế giới trẻ thơ. Đi ngang lớp Chồi 2, cô nghe tiếng gọi: - Ê! Hân! Vào đây! Dù không thích Thạch Thảo, nhưng nghe giọng gọi như tiếng reo vui của cô ta, Hân chẳng làm sao đi luôn được. Hân miễn cưỡng bước vào trong xem chuyện gì. Thảo quỳ gối trên sân lớp, tay chống xuống gạch, nghiêng dầu ngắm những bức tranh bày ra trước mặt với vẻ ngưỡng mộ: - Xem nè Hân! đẹp tuyệt! đẹp tuyệt vời! Nhìn 4 bức tranh vẽ minh họa chuyện cổ tích “Chàng Rùa” bày ra dưới đất, Hân phải gật gù khen trước khi thắc mắc: - Màu sắc sáng và đẹp thật! Chị mướn ai vẻ vậy chị Thảo? Nghênh mặt lên đắc ý, Thảo tự hào: - Mướn à! Làm gì phải mướn vẽ. Người ta theo năn nỉ, xin được vẽ dùm ấy chứ. Em có cần vẽ gì không, chị ra lệnh là có ngay, có ngay! Thừa biết là Thảo không tốt như lời cô ta nói, Hân vẩn đẩy đưa: - Em cần qúa đi chứ! Gần hỏi thi rồi đó đứng dạy học u đong ra, chưa vẽ vời gì cả... Thấp giọng xuống như rất quân tam, Hân thì thầm: - Ai mà... yêu chị dữ vậy chị Thảo?Nguýt Hân một cái rõ dài, Thảo ửng hồng đôi má đầy đặc tàn nhang, rồi chớp mắt: - Con nhỏ này! Nhảm nhí vừa vừa thôi! - Ơ hay! Em có nói gì khác lời chị vừa thố lộ đâu mà chị lại mắng em nhảm nhí. - Không mắng để em la rùm cho... người ta cười à. Hân đỏ mặt, trêu tới: - Mà... người ta nào vậy? nói để em mừng ké với. Cúi xuống nhìn thật lâu vào các bức tranh, Thảo cười cười, nói trót đi ngay: - Em cần gì biết cho phiền lòng! Hân lắc đầu: - Muốn nhờ mình phải biết người mới dám chứ. Chị không nói thì thôi, em về lớp đây. - Đùa mà! Giận chị rồi sao Hân? Bước ra tới cửa, cô mai mĩa nói vọng vào: - Đâu có, em biết chị lâu rồi! Thương không hết, lấy đâu ra giận với hờn cho nặng ngực. - Công nhận Bá tước Dờ Phephắc ngoài đời có nhiều tài ý như nhân vật Đờ Phephắc chồng của Anghêric trong phim “Nữ hầu tước thiên thần” vậy ta ơi! Thảo toe toét cười rồi gật đầu tận thưởng lời Huyền Sương vừa nói một cách hảnh diện: - Chị cũng không ngờ ảnh nhiều tài như vậy. Này nhé đàn hay, hát giỏi mà vẽ thì lại tuyệt vời. Đúng là có tật phải lắm tài!... Vừa ăn, Hân vừa lắng tai nghe Sương cười khúc khích để thêm vào lời Thảo: - Hi! Hi! Tuyệt vời nhất là cái chân độc đáo tạo nên hình tượng điển hình rất xứng với chị Thảo. Ông bà ta nói “trai tài gái sắc”. Bá tước Đờ phe phắc có tài, chị Thảo nhà mình thì... thì có sắc. Hay thật đó nhen! Lần này ráng sao trường mình có đám cưới đi chị Thảo. Chị xung phong mở hàng đi, chớ để tụi này... ế hoài sao? Sắp hăm với... băm hết rồi, không khéo phòng giáo dục chuyển bọn này qua viện bảo tồn bảo tàng hết thì khó lắm đấy! Liếc cặp mắt làm duyên trong phát lạnh lùng, Thảo trách: - Lại nói tào lao, không khéo ảnh nghe được sẽ trách chị sao không kín miệng. Mấy đứa hông biết, chứ tính ảnh khó lắm! Tự nhiên Hân buột miệng: - Ảnh nào vậy chị Thảo? Sương cười nói leo: - Không phải ảnh của Hân đâu mà hỏi. Hân khó chịu, cô đang nghĩ một câu thật xứng để kê lại Sương, thì Thảo đã vội hê hả kéo qua chuyện khác: - Ồ! Hồi tối chị thấy chàng của Hân nè. Bao giờ anh ta cũng ăn vận thật lịch sự và đúng model, dù không đi với người yêu. - Cũng không có nghĩa là đi “solo” một mình... He! He!... Hân nóng mặt, cô múc một muỗng rau câu mát lạnh cho vào miệng như tự dằn cơn giận của mình rồi mĩm cười: - Ít khi nào anh Thuấn đi một mình lắm Sương ạ! Mình biết rỏ điều đó chứ. Lần đầu tiên mình nhìn thấy Thuấn, anh cũng đang đi bên một cô gái, liên tục thôi sau đó anh Thuấn bỏ mặc cô ta để ở suốt bên mình. Lần đó là sinh nhật của thằng bé Lễ Trí, tính ra đến nay đã hai năm rồi, một khoảng thời gian dài để giữ chân người đàn ông nổi tiếng đào hoa với một cuộc tình. Nhưng nói thật, có bao giờ Hân này phải cực nhọc vì công việc như phải giữ chân, hay trói buộc trái tim Thuấn đâu? Liếc Thảo và Sương một cái, Hân khinh khỉnh nói tiếp: - Trái lại mình luôn luôn lạnh nhạt và hổ hùng. Càng ác chừng nào, đàn ông càng si chừng nấy. Mình dửng dưng khi thấy anh chàng đi với người khác, thậm chí mình khen cô ả đẹp và xứng với ảnh nửa chứ. Vậy đó mà Thuấn cứ đeo mình, đi chơi với thứ chẳng ra gì rồi tới năn nỉ ỉ ôi, khóc lóc nữa là khác. Mình không bao giờ mất ảnh, vì mình biết Thuấn yêu mình cuồng điên suốt gần 3 năm trời. Hồi trẻ đời mới vốn đã rất day ra, Sương nhấn mạnh: - Điên thì đúng hơn là cuồng điên. Mà những lời của Hân nói “Hư thật khó tưởng”. Xin lổi nghen, dù thật hay láo thì một trong hai bạn nhất định cũng có người bị tâm thần. Cầu mong ai đó cứ tiếp tục triền miên trong cơn mê điên ấy, để khỏi phải tự tử chết khi thực tại qúa phủ phàng. Như kẻ chơi bài đã biết tay của đối phương, Sương làm bộ vô tình nói với Thảo: - Nếu anh Thuấn là kẻ chuyên môn tìm người để lấp cho đầy khoảng trống của trái tim thì chắc em phải cho chị Khương Liên của em biết bộ mặt thật của anh ta thôi chị Thảo ạ! Nghe tới Liên, Hân chợt mất bình tỉnh. Rỏ ràng có cái gì đó không ổn! Hân tự thấy mình lố bịch với những lời nói dối vừa rồi, những ngọn lao đã phóng ra không lẽ mình lại lấy chính ngực mình làm bia. Hân chua chát nghĩ tới bà Yến và Thuấn... Thuấn hẹn cô tối hôm qua những chờ mãi đến 9 giờ vẩn không thấy anh tới. Sốt ruột Hân chạy xe ào ào đén nhà anh, bà Yên niềm nở, tươi cười ngồi nói chuyện với cô. Bà nói anh bận chở ông chú ruột đi thăm người quen mới từ Canada về... Hân bị thất sủng thật rồi. những lời dối cô nói với Sương chẳng qua để ngụy trang, để chê dấu tâm trạng hoang mang đau khổ từ tối đến giờ thôi. Sao những lời dối trá bao giờ cũng xa lạ với cô, vừa rồi lại được thốt lên thong thả, bình thản giống thật vậy? Thật đến nỗi như đã ăn vào cô. Lời nói dối không là ngọn lao phóng đi đâu, mà nó y như con chuột lao thẳng vào miệng mèo, đâu biết cái chết sẽ đến vô cùng tức tưởi, nhưng em biết làm sao hở Thuấn khi anh đã bày cho em cách nói dối, nghĩ dối khi yêu. Hân vờ vĩnh kêu lên: - A! Khương Liên à! Tối hôm qua Thuấn đi với chị ta để bán vé văn để mở quán... Không lẽ Sương nghĩ Liên cũng là người để anh Thuấn lấp đầy khoảng trống sao? - Dỉ nhiên chị Liên không phải hạng gái ấy, nên tôi mới nói với chị những lời vừa được nghe từ mồm Hân để chị sáng mắt ra. Rất bẻm mép, Hân ngọt ngào: - Kìa Sương! Chị Liên là chổ làm ăn với anh Thuấn, làm gì chị không biết ảnh yêu Hân, và có khối cô gái khác bâu lấy ảnh mà Sương phải nhọc công nói đi, nói lại. Liếc Hân một cái đầy thâm ý, Sương gật gù: - Ở trường này ai chả biết Thuấn yêu Hân những điều đó là do Hân xướng lên. Còn sự thật thì sao? Ồ là la! Chỉ có trời và hai người biết thôi. Thấy Hân mím môi hằn học, Thảo vội vàng vò tay, ý như cô đang gây sự tập trung chú ý của học trò khi dừng lớp: - Này! Này! Chú ý! Chú ý! Bá tước Đờ Phe phắc... tới. Đừng có mà ỏm tỏi nữa, kỳ lắm. Hân liếc mắt ra của vừa lúc Triều bước vào. Hình như anh đang có chuyện gì vui nên trên gương mặt thường ngày khó đăm đăm, Hân bắt gặp một nụ cười thật quyến rủ. Dù đang bực dọc vì những chuyện vừa xảy ra, Hân cũng chua ngoa nghĩ thầm: - Chí Phèo cũng biết làm duyên với đàn bà con gái... Cũng phải thôi! Ở trong thế giới phòng không này, anh ta đương nhiên có gía, và nụ cười vừa rồi là cách anh ta nâng gía mình lên đấy. Thích chí với ý nghĩ mình, Hân hất mặt về phía Triều và tủm tỉm cười. Ánh mắt Triều rơi vào ngay cô, anh đón nhận nụ cười mĩm ấy và thản nhiên đáp lại: - Chào Hân... và tất cả. Dù khôn hơn nói thêm “và tất cả”, Triều vẩn cảm thấy ngay sự lạnh lùng đến đáng sợ toát ra từ Thảo và Sương. Vừa ngồi xuống bàn, anh đã bị phán phao: - Ở đây đâu có nhiều người cách mấy cũng chỉ là hai thôi. Một là Hân, hai là tất cả. Anh Triều chia đôi bọn này ra từ hồi nào vậy? Chia như thế là không đồng đều đâu. Triều còn ngập ngừng chưa biết trả lời trả vốn ra sao thì Hân đã đứng dậy: - Xin lổi! Hân là một chớ có bao giờ chung với qúy vị đâu để bị chia. Chào anh Triều và... tất cả. Đi ra tới hanh lang, cô vẩn nghe giọng Sương đuổi theo: - Dạo này lại bày đặt hớm hỉnh, thấy ghét! Hân vào văn phòng và nhắc điện thoại. Tay thoắn thoát nhấn vào những con số đã nằm trong tim từ khi cô yêu Thuấn. - Thuấn đây! Xin lỗi ai ở đầu dây? - Em đây! Dỉ nhiên không phải là Khương Liên. Cô nghe giọng Thuấn cười rất khẻ: - Lém lỉnh hay ghen tương vậy cô giáo? Bỏ học trò cho ai rồi mà gọi điện tra tấn anh vậy? - Giờ này học trò ngủ và chị Trúc trông chúng nó. Em vừa mới ăn cơm ở Căn tin xong, no bụng nhưng không thể nào ngủ được. Chắc anh biết tại sao rồi? - Có! Anh biết theo cảnh của anh, Hân nè! Đêm qua anh về cũng không ngủ được, em biết tại sao không? - Tại anh cứ tơ tưởng tới người đẹp Khương Liên... nên... nê... - Lạ chưa! Em điện thoại thăm anh hay thăm Liên nào đó, sao cứ nhắc đến cô ta hoài vậy? Hân tự thấy mình ngốc. Thuấn không phải mẩu đàn ông mà cô có thể dùng biện pháp ghen tương trách móc để ràng buộc. Cô ngăn nỗi ấm ức, Hân nói trớ đi: - Em đùa cho vui thôi! Tại hôm qua em nghe mẹ nhắc tên cô ta mấy lần. - Nhưng chưa bao giờ em nghe anh nói đến Liên phải không? Bé ạ! Đừng dại dột nhắc tên một phụ nử khác với giọng ganh tỵ trước người mình yêu quá ba lần vì một hai lần đầu anh ta có thể khó chịu, song đến lần thứ 3 anh ta sẻ tò mò chú ý, rồi lần thứ 4, thứ 5, thứ 6, thật khó biết anh ta nghĩ gì lắm. Hân nghe giọng Thuấn nhỏ như thì thầm: - Anh yêu em và áy náy suốt đêm vì lở hẹn. Chiều nay anh đón cũng ở cổng trường, được chưa? Bây giờ anh buồn ngủ lắm. Hôn một cái nhé! Có tiếng Thuấn hôn gío qua điện thoại rồi tiếng gác máy khô khang vang lên. Hân ngồi thừ người ra ghế. Thuấn là như vậy đó, lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại là yêu cô, yêu cô. Nhưng với Hân lời nói ấy như vẩn chưa đủ, cô khao khát hiểu hết con người anh, hiểu hết những lời ỏm ờ lấp lửng của anh. Anh phải là của riêng cô chớ không phải của công việc hay bất kỳ ai khác. Nếu đòi hỏi như vậy, cô có qúa ích kỷ không? Cô có quyền ích kỷ chứ vì Thuấn đã nói yêu cô mà khi yêu có mấy người rộng lượng bao dung? Bước ra sân, thấy Triều đi ngược về phía mình, Hân quay ngoặc người, nhanh đến mức cô chẳng hiểu vì sao. Đi được vài bước, Hân nghe Triều gọi: - Bảo Hân! Đứng lại một cách miễn cưởng, Hân lạnh lùng cố giấu sự khó chịu vì nghe Triều gọi trổng: - Có chuyện gì vậy anh Triều? - Chuyện phải quay với nhau thôi! Tôi biết Hân phiền vì thái độ của tôi hồi sớm mai này. Đừng giận nhé! Nhướng đôi mày lên, Hân thách thức: - vậy là anh đã nhận ra ai phải, ai quấy rồi chớ gì? Nếu đúng thế tôi giận anh làm chi. Nói thật, từ trước đến giờ trường này không có anh cũng như cái bằng giọng kiêu quảng cáo nghề nghiệp bảo vệ “Xuống xe dẫn bộ khi ra vào” thì cũng chẳng ai sao cả. Bày vẻ chi nguyên tác cứng ngắc, nâng phận hình thức cho thêm mệt mõi người vậy? Dầu đã chuẩn bị tinh thần từ trước để đối phó với cô gái đẹp những quá hoắc này, Triều vẩn không sao ngờ tới những lời rất khó nghe được thốt ra từ gương mặt thật dể thương, nếu không muốn nói là có vẻ rất nai tơ trong trắng của cô. Triều thản nhiên trước luận điệu khiêu khích của cô, thay vì quặm mặt xuống gầm gừ, anh lại cười rất tươi và rất giòn: - Té ra tất cả mọi người từ phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên, ban giám hiệu trưởng rồi khách khứa ở các ban ngành khác đến đây đều sai quấy khi thực hiện “Xuống xe dẫn bộ”, chỉ trừ cô giáo Hân thích làm khác hơn với mọi người là đúng sao? Phải thú thật là từ trước đến giờ tôi mới gặp một người độc đáo như Hân. Những cô dở hơi, muốn mọi người chú ý tới mình thường rất lập dị. Mà tôi... để ý Hân từ buổi đầu rồi, đừng thèm khác thiên hạ nữa, nhầm lẫn, chẳng có hay ho gì đâu! Nhìn nụ cười thích chí không tắt trên môi Triều, Hân căm phẫn nói. Hắn ta cố tình bóp méo vấn đề một cách ranh ma qủy quái để mai mĩa cô. Cái câu chào: “Bảo Hân... và tất cả” rỏ ràng là một sự phân chia như lời Sương ganh tỵ, có điều Sương không hiểu hết thâm ý của gã què này như cô vừa hiểu đâu. Hứ! Cô chỉ là thiểu số vừa ngoan cố vừa lố bịch dưới mắt gã. Mà Triều là gì để dám chỉ trích cô chứ! Cô chỉ muốn được tự tung tự tác trong những hoạt động đời thường một chút thôi, vì ở gia đình với những ràng buộc, những tuân thủ đã làm cô qúa sức mệt mõi rồi, ấy vậy mà có mấy ai hiểu cô, để cho rằng Hân lập dị. Tự dưng Hân thấy chán nản. không ai ngoài cô ra hiểu tại sao rất nhiều khi cô nói năng chua ngoa bất mãng, hành động ương ngạnh như nổi loạn, để rồi khi trở về nhà cô sống khép kín cùng những riêng tư của mình cho phù hợp với nề nếp gia đình. Một gia đình luôn tôn trọng danh dự và sợ tai tiếng. Nhếch môi gượng gạo cười nhưng Hân không nhìn: - Cảm ơn sự chú ý đầy tính chất... gác dan của anh. Và cũng nói thêm cho rõ, tôi rất ghét ba cái trò ngồi một chổ để theo dõi kẻ khác. Anh nên làm việc gì đó có ý nghĩa hơn đi, đừng bao giờ nghĩ rằng đổ vài giọt máu trả nợ non sông là đã đủ quyền để kiểm tra tư cách mọi người. Chả ra làm sao đâu! Triều nóng cả người, anh nắm chặt đôi tay lại như sắp đánh ai để rồi thẩn thờ duổi tay ra. Có lẻ Hân nói đúng. Anh chả ra làm sao cả nếu không muốn nói là vô dụng. Chậm rãi anh nhấn từng tiếng: - Cảm ơn Hân đã nói thật suy nghĩ của mình. Thì ra kẻ dở hơi, vô dụng thích chơi trội là tôi chớ không phải là cô. Dứt lời anh bỏ đi trước. Hân khó chịu nhìn theo, cô chợt nhận ra trong từng bước chân hơi khập khểnh của Triều có vẻ gì mạnh mẻ và vô cùng quyết liệt. Hân đã nói động đến anh như cô muốn, sao cô không thấy hả hê mà lại thấy nặng nề, bực dọc. Thở dài, cô ngồi xuống bậc thềm. Giờ ngủ trưa hết rồi, chị Trúc khua trống cho học sinh dậy. Chúng lục đục xếp hàng đi làm vệ sinh, vừa đi chúng vừa hát líu lo: - “Chú bộ đội đi xa, Tết chú không về nhà, Nghe đây chú có thấy Chúng cháu hát bài ca Chú bộ đội đi xa Cho mùa xuân nở hoa”... Năm rồi Hân hỏi thi, tiết dạy bài hát này, cô đã dạy xuất xắc với sự xúc cảm thật lòng mình khi nghĩ về người chiến sĩ. Sao bây giờ tiếp xúc với Triều cũng là người lính, một thương binh, cô lại không tìm thấy được chút mảy may nào xúc cảm cô đã từng có. Chẳng lẻ giờ lên lớp ấy chỉ là một vỏ diễn mà cô diễn thật đạt vai cô giáo với những lời thuộc như sáo hay sao? Lòng Hân chùng xuống nỗi buồn lạ lùng. Thì ra thực tế và những điều dạy trên lớp, đâu chỉ dạy cho trẻ mẩu giáo thôi, vẩn còn một khoảng cách rất dài. Cô không hề dối lòng khi dạy học trò mình những tình cảm trong sáng tốt đẹp giữa người với người, nhưng bây giờ cô mới thấy ra hình như những tình cảm cô truyền đạt chỉ mang tính chất ước lệ, chung chung và có gì đó không thật. Còn tại sao không thật, câu giải đáp vẩn còn là dấu chấm hỏi trên trang giáo án hàng tuần cô phải soạn.