QUYỂN 2
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM
Kích công danh, chú cháu sinh hiềm nghi
Ngăn ngừa và cô lập, tỏ rõ sự quật cường

    
hận được chiếu dụ của Khang Hy đúng giờ Tị ngày 26 tháng Mười phải vào kinh đô, đại thần Đồng Quốc Duy lên phòng Thượng thư bị giữ lại ở Bắc Kinh, căng thẳng đến nỗi trong lòng nhanh chóng mất đi sự thư thái. Ông lập tức mời các thị lang, thượng thư của sáu bộ đến họp ở phủ đệ của ông tại ngõ Thiết Sư Tử để bàn định công việc tiếp giá. Ông lệnh cho bộ Hộ, bộ Hình đem tất cả các văn bản về tình hình xử lý các vụ án tồn đọng, viết tóm lược lại để chuẩn bị trình lên hoàng đế xem xét. Và lệnh cho Loan nghi tư (80) của bộ Lễ sửa soạn nghi lễ nghênh giá, còn bộ Binh thì tập hợp bộ binh thống lĩnh nha môn, các tướng lĩnh tham gia đến từ phủ Thuận Thiên và Lang Thẩm bàn định biện pháp giao nhận binh lính của Lang Thẩm không được tiến vào kinh kỳ để đề phòng việc đó có thể gây ra cho lòng người có những dao động. Đồng Quốc Duy sau khi suy xét rất chu đáo, trong lòng đã có tính toán, liền nói một hồi. Các quan chức này đã sớm biết được Thừa Đức xẩy ra đại sự, nhưng việc thái tử cuối cùng đã bị khép vào trọng tội có thể liên can rất lớn đến mình, thì mọi người lại đoán không ra, trong lòng từng người đều có ý thắc mắc nên rất muốn hỏi Đồng Quốc Duy cho rõ ngọn ngành. Nhưng vị Đồng trung đường này cứ thản nhiên nói, nói một hơi dài, song không đúng chỗ mọi người cần biết làm mọi người rất sốt ruột. Đồng Quốc Duy thấy mọi người nóng lòng nhìn mình, liền ngoảnh mặt lại cười mà nói rằng:
- Hỡi các ông anh, tôi biết các ông muốn hỏi cái gì rồi. Nhưng giống như các ông, tôi cũng không biết sự tình gì hơn. Là bầy tôi, thờ chủ trung thành các ông muốn làm nhiều cái gì nào? Các ông cứ mỗi người làm theo bổn phận của mình là được rồi. Tôi theo hoàng thượng mấy chục năm nay có việc gì mà lại không qua mắt tôi? Có mấy khi Vạn tuế da không tăng thêm tội lỗi cho bậc trung thần? Muốn có tâm tư khác, muốn đi gần với a-ca nào, muốn ông ta có quan hệ vô ích với ông nào để ngược lại phải chịu tội, cái đó gọi là tự mang vạ vào thân! Sống yên mà làm việc; vẫn là cái sách tự toàn vẹn, không thể nghi ngờ!
Nói xong, ông bưng trà đưa cho khách. Mọi người nghe những lời nói dài dòng lê thê đó, càng không nắm được vấn đề chính, đành mỗi người nhanh chóng giải tán.
Đồng Quốc Duy giáo huấn cho mọi người một mớ lý lẽ có vẻ đàng hoàng, thực ra điều mà mấy ngày nay sốt ruột nhất lại là về bản thân ông ta. Dận Tường cơ hồ như hàng ngày đều tin tưởng, bên kia Nhiệt Hà nhất cử nhất động, ông ta đều hiểu rõ như bàn tay. Bản thân ông ta cũng đứng trước một sự lựa chọn. Đồng Quốc Duy là người em họ của bà Đồng Giai Thị, mẹ đẻ của hoàng đế Khang Hy, là người thân thích có công lao trong tông thất chính hiệu, là quốc cữu sáng giá. Nhưng bà Đồng Giai Thị sinh Khang Hy được ba năm thì chết, mà người đã đi thì trà cũng lạnh lẽo, lại thêm ông ta thuộc phái Minh Châu, Sách Ngạch Đồ nắm giữ công việc triều chính, cũng chính là người hơn hai mươi năm qua không để cho bất cứ ai là họ nhà Đồng bước đến bên phòng Thượng thư. Hoàng đế Khang Hy chinh phạt Cát Nhĩ Đan, trận U Lan Ba To, Sách Ngạch Đồ muốn mượn gươm để giết người, đã cử Đồng Quốc Cường, anh cả của Đồng Quốc Duy đến nơi tuyệt địa, bị các mũi tên bắn loạn xạ như lông nhím, thế là Đồng bỏ mạng, từ đó mối hận thù của hai nhà càng kết càng sâu. Có lần hiềm khích, ông ta được vào phòng Thượng thư, thấy đâu đâu cũng phải cẩn thận đề phòng thái tử. Việc Dận Nhưng xẩy ra chuyện khiến ông ta vui mừng khôn xiết, nhưng tiếp theo Đại a-ca cũng xẩy ra chuyện, tinh thần vừa mới được thư giãn một chút lại bị căng thẳng. Lại còn thêm lời lẽ trong thư của Dận Đường nói là:
"Dận Nhưng tuy đã không còn quyền lực, song thế của thái tử đang còn, ảnh hưởng của thái tử trong tổn thất cũng còn chưa hết". Điều đó càng làm cho ông ta cảnh giác. Bể hoạn chìm nổi, mây mưa biến động khó lường. Dận Chân cũng không phải là một nhân vật hay ho lắm. Vì thế, cuối cùng làm như thế nào ông ta cũng chưa có chủ kiến.
Đồng Quốc Duy đang ở phòng Thượng thư suy nghĩ tìm tòi chủ ý một cách khó khăn, thì thấy người quản gia tiến Kiều Thư nói ra được cái bia trên "mộ nhỏ điếu phúng" của Tô Thuấn Khanh, trái lại cũng toại nguyện cõi lòng lúc này của mình, vì thế cô cũng nhún nhẩy bước chân đánh nhịp hát rằng:
Nỗi lo to lớn, tai nạn không nhỏ, bài ca ngắn đã hết, mây lạnh đã đông kết! Hoa lau động khắp núi đồi, mảnh đất này đã từng nghe Lưu Lang anh dũng hy sinh, thành cháy rực rỡ có ngọc bích và máu... Ngọc bích có lúc hết, máu có khi cạn, từng làn, từng làn khói bay lên không ngớt... Đúng không? Không đúng? Nó hóa thành con bướm...
- Không may, không may! - Dận Ngã bịt tai nói - Uống rượu thưởng thức tuyết, là một ngày rất vui mừng, các ông dám làm mất hứng của các lão da. Nhiệm Bá An dạy các cô không biết hứng thú như thế. Đồ sơn dã!
Dận Đường cũng chau mày không nói một lời, trái lại A Lan là "người của Dận Tường", nén nổi không nói ra. Dận Tường nghe thấy lời bài hát nhiều hơi ma, trong lòng đầu tiên là nổi từng cơn run, có chút nghi hoặc nhìn A Lan và Kiều Thư, xem kỹ các lời ca đó, đều không ngấm ý nghĩa gì là khuyên răn, cảnh cáo hay là đe dọa? Lại nghĩ đến ngày nay tình hình chính trị rối ren, cạm bẫy sở tại đều có. Tức là A Lan ở trong bọn Nhiệm Bá An và Cửu ca rất lâu, đến nay không rõ tâm tư kiểu gì? Vì sao lại phải cùng đem Kiều Thư kính tặng mình? Nghĩ mãi không ra, lại nghe Kiều Thư cãi lại Dận Ngã rằng:
- Không những nô tì, mà Hoàn Chử cũng đều là đồ sơn dã.
Một lời nói làm Dận Tường phải bật cười vì rằng:
- Vốn chúng ta là sơn dã! Khó mà dùng cái điển này thỏa đáng được. Chỉ là nay tình này cảnh này, các cô hát bài ca này thật không hợp, các cô chúc thọ ta cái gì nào?
A Lan cúi đầu suy nghĩ cười nói rằng:
- Đó là lời thượng thọ rất hay, người ta sống một đời như cỏ cây mùa thu, lão da lẽ nào không muốn kịp thời đi vui chơi?
Kiều Thư cũng nói rằng:
- Các lão da trong cái bình vàng của con chồn, trong cái lầu của con chim én, còn muốn nghe các lời nịnh hót, không sợ vui quá sinh buồn sao? Các nô tì hát chính là hát về tuyết đó, bay nhảy lên xuống, có giống con bướm không? Thập da muốn nghe điệu phong tục tươi đẹp, thì một xe cũng có! Lão da muốn nghe gì nào? "Diễm tuyết la thiên" (lưới trời như tuyết đẹp), hay là "Vứt bỏ con chim trả"? Xin lão da chỉ để ý điều đó, chúng nô tì...
- Thôi thôi! - Dận Ngã cười nói rằng: - Cho các cô đối đáp vẫn không xong? Ta và lão Thập tam còn chưa nói một câu, các cô lại có đến mười câu chờ đợi! Đó là phép tắc hầu hạ chủ nhân sao?
Dận Tường cũng phấn khởi lên, nói với A Lan rà Kiều Thư rằng:
- Thì đem bài hát vừa rồi một cô gẩy đàn tỳ bà, một cô thổi cái kèn, lão da sẽ hát một bài!.
Dận Đường, Dận Ngã đều lo lắng. Nhưng lại vỗ tay cười lớn. Dận Đường nhắc nhở các ca sĩ còn lại:
- Thập tam da xuống biển, ban đầu chỉ nghe nói, nay thật có nhãn phúc! Các cô cũng không được nhàn rỗi, hãy múa cùng Thập tam da đi!
Thế là đám người sôi nổi đứng dậy nhận lệnh, như nhiều ngôi sao nâng mặt trăng lên, vây ôm Dận Tường vào giữa. Dận Tường áo dài tay chẽn, đai đen thắt ngang lưng, càng thể hiện mắt như sao lang, khí thế sôi nổi, tuốt gươm từ từ múa, cao giọng hát rằng:
Nâng con khỉ gỗ lên, cho con tê giác ra khỏi cũi! Là người nào vậy? Vẫn là cháu vua! Nơi bắt đầu nổi gươm là truất bỏ ngôi sao, nhìn lại bầu trời tuyết trắng không giới hạn. Nhìn xa xa mây đen dày đặc, hỏi thần tạo hóa, chỗ nào là cổng trời?... Than ơi! Hoa trời nở ra đầy cả trời, tiếng nói của ông trời hỗn loạn vô cùng...
Hát xong liền cho kiếm vào bao, ha ha cười lớn. Dận Tường đến trước cái bàn dài cùng Dận Đường, Dận Ngã liền chạm ba cái sừng đựng rượu, thả sức uống cạn và nói rằng:
- Các anh em, hôm nay cao hứng! Hai cô này - ông ta có ý say lơ mơ chỉ tay vào A Lan và Kiều Thư nói rằng: - Ta đều muốn! Đi theo ta, bên trái ôm người đẹp, bên phải cầm hoa cỏ thơm, chân giẫm lên tuyết để tìm mơ, cũng không vui sao?
Nói xong mỗi tay kéo lấy một cô, ông nói với Dận Đường và Dận Ngã rằng:
- Chúng ta đi! - Bèn tự đi ra.
Dận Đường vội vàng lệnh cho người hầu:
- Chuẩn bị cho Thập tam da hai con ngựa nữa!
Dận Ngã, Dận Đường hai người cũng không đi xuống nhà dưới, mà đi đến trước cửa sổ, nhìn thấy Dận Tường khoác cái áo choàng lên ngựa đi, A Lan, Kiều Thư đều khoác cái áo Chiêu Quân theo sau bốc tuyết mà đ đến bẩm rằng:
- Thưa trung đường, có Long Nhị da đến ạ.
"Long Nhị da" là Long Khoa Đa, con của Đồng Quốc Cường, thường ngày vẫn hay đi đến phủ chơi, vốn là đồng tri của phủ Thuận Thiên, do có dính líu đến vụ án Trương Ngũ Ca, đành sống nhàn hạ ở nhà. Đồng Quốc Duy lúc này tâm phiền ý loạn, đâu còn muốn thấy cái đồ xúi quẩy đó! Vì thế mới ngượng ngập nói rằng:
- Thôi để ta nghỉ tí đã, có việc gì mai hãy hay. Ông ấy muốn mượn danh nghĩa để tống tiền, ngươi xem có món tiền nào kha khá đưa cho ông ta là xong.
Lúc ấy Long Khoa Đa đã đi vào trong sân. Đó là một gã trung niên thuộc tướng ngũ đoản. Thân và chân tay đều ngắn, đã hơn bơn mươi tuổi, hai bên gò má trên mặt thâm tím vì bị thương, đây là vết thương để lại khi theo vua đi đánh nhau ở phía tây. Người này sớm đã làm quan, bãi quan rồi lại được phục hồi, là đồng tri rồi gặp việc không may, nên lại một lần nữa buồn chán. Ông ta đang nghĩ tới người chú có quyền lực hi vọng từng bước một vẫn có thể nhờ vả. Nhưng người nhà họ Đồng, từng người đều đã sớm được thăng quan tiến chức, không biết vì sao lại không đến lượt ông ta! Ông ta đứng ở hành lang, nghe thấy lời Đồng Quốc Duy nói, tức đến nỗi toàn thân lạnh giá, hầu như muốn rơi nước mắt, nhưng lại phải cố nén lại, giả bộ không nghe thấy, cứ thế bước vào phòng Thượng thư ngay và cười nói:
- Lục thúc, thúc có khỏe không?
- A, lão Hai! - Đồng Quốc Duy đoán rằng ông ta đã nghe thấy lời mình nói, mặt đỏ lên, giang tay ra đón và nói rằng:
- Ta mệt quá sinh ra đau người, đang tính ngả mình một chút thì cháu đã đến rồi! Có gì sơ xuất cháu cứ nói với gia nhân một tiếng là được hà tất phải gặp chú!
Long Khoa Đa trong lòng bực bội, thấy ông chú coi thường mình như thế, không chịu được. Nhịn mãi cuối cùng chịu không nổi, ông ta vén vạt áo dài, ngồi đối diện, lạnh lùng nói rằng:
- Xem ra, cháu tới đây thực là làm cho Lục thúc ngán rồi, năm trước khi cháu chờ bổ vào chức lang trung đã mượn chú ba trăm đồng bạc, chắc chú còn nhớ! Hoàn toàn ngược lại, nay cháu cả vốn lẫn lãi đều đem đến hoàn trả cho chú! - Nói xong, liền rút từ trong cái ủng một tờ ngân phiếu đầu rồng năm trăm lạng đưa ra.
Đồng Quốc Duy bị ông cháu chẹn ngang, vội vàng nói:
- Hiền điệt ơi! Cháu không nên trách nhầm chú, chú không có cái ý ấy đâu... Chú có nỗi buồn riêng khó nói ra, mà có nói cháu cũng không tin. Cháu không thể làm chú của cháu mất mặt như thế được.
Năm trăm lạng bạc của Long Khoa Đa là số tiền vừa mượn từ bộ Hộ về để cứu đói, thấy Đồng Quốc Duy nói rất chân thành thì giữ số tiền đó lại và nói rằng:
- Chú đã nói như vậy thì cháu xin nhận thịnh tình này của chú, nghe nói thái tử làm hỏng việc, cháu thấy chú ngồi yên ở ghế trong Thượng thư! Cháu bèn nghĩ đến xin Lục thúc giúp cháu nói hộ  việc phục chức. Chú cứ dựa vào lương tâm mà nói, hãy xét cháu là người đã từng đi chinh chiến ở phía tây về, có ai giống như cháu đâu? Ngay cả đến Mã Đại Pháo cũng chỉ là tướng quân ngồi mát ăn bát vàng!
Đồng Quốc Duy nghe nói vậy liền nổi nóng nói:
- Lúc này mới đến tìm ta để cầu quan. - Nhưng ông đã là tể tướng, ở chốn thành thị và tại các nha, thư, cái điều cần chú trọng là vui buồn không thể hiện rõ - hơi trầm ngâm ông chậm rãi nói rằng: - Nói về tư cách thì cháu làm thượng thư bộ Binh cũng là được rồi. Đi chinh chiến ở phía tây trở về thì cho cháu làm phó tướng, cháu không nên vứt bỏ cái mũ ô sa mà từ chức, xét riêng thì từ Nhã Tô Đài, Ô Lý trở về có ai xứng đáng, cai quản hơn cháu?
- Lục thúc nhìn cháu như thế ư? - Long Khoa Đa lạnh nhạt cười mà nói rằng: - Xem ra, đúng là cháu không biết việc quan tâm cất nhắc rồi! Nhã Tô Đài, Ô Lý đó là vùng sa mạc mà ma không đẻ trứng được, trừ phân phối cho quân đội hoặc để quan phạm tội được điều đến cho chuộc tội, ai dám làm lĩnh binh trông coi ở đây? Cháu thà trở về để được tiếng là thức thời. Chứ không học phó tướng tiền nhiệm của cháu, ra đi tuần tiêu, là bị chôn sống bằng cát rồi!
Đồng Quốc Duy nghe thấy lời nói đó nói rằng:
- Cháu nên nghe lời khuyên của chú, nếu ngày nay thành Bắc Kinh có con rùa làm nổi sóng ở đầm thì thái tử sẽ như thế nào, Đại a-ca, Thập tam a-ca  sẽ ra sao, lời đồn đại khắp nơi, còn không biết tình hình trong triều sẽ đi về đâu? Sớm đã có người nói chú là "Đồng bán triều". Ngô Tam Quế tuyển quan thì gọi là "tây tuyển", còn ta chọn lại gọi là "Đồng tuyển"! Cháu nghe vậy đó là lời nói hay ho gì nào? Trong khi đó lại tuyển riêng cháu lúc cháu còn đang mang tội thì ích gì? Thái tử bị truất rồi, chỉ có lợi cho cháu, cháu sợ cái gì?
Long Khoa Đa trên sắc mặt đã có chút dịu đi, "Nếu như ngày này là ngày của Tứ da không dễ sống!" Thì "có thể Đại thiên tuế cũng đổ!". Đồng Quốc Duy chau mày nói:
- Xem cái thế đến đã, ta e sự tình còn lớn hơn so với việc thái tử bị phế! Sự việc đến nước này có giấu cũng không giấu nổi cháu, nói thẳng ra rằng, da không còn thì lông sẽ bám vào đâu?
Long Khoa Đa cười mà nói rằng:
- Té ra hiền thúc phiền não vì thế! Tam da, Bát da vẫn còn sống đó! Tân thái tử là một người trong họ không thể chạy đi đâu được, họ vẫn phải trông mong vào chú để bảo giá!
Đồng Quốc Duy giật mình, có lẽ lâu nay chưa ai nói điều đó. Long Khoa Đa tùy tiện nói một câu, đối với ông càng như tưới nước bồ đề lên đỉnh đầu, làm cho ông thông minh ra. Tam da, Bát da với mình nói là không có gần gũi gì với Đại a-ca nhưng lại rất thân mật. Vì sao chỉ nghĩ rằng mình khó xử mối quan hệ ở giữa, mà không nghĩ ra rằng người khác càng cần vai trò của mình hơn? Thật là rối ren quá! Nghĩ như vậy, trên vẻ mặt ông ta lộ rõ nụ cười hân hoan, vừa muốn nói thì gia đinh trông nom cửa, tiến lại báo rằng:
- Thưa trung đường, có đại học sĩ Vương Diệm đến xin cầu kiến!
- Thôi, anh nên về trước đi.
Đồng Quốc Duy cười đứng dậy và nói rằng:
- Ta già rồi, nhiều việc chỉ trông mong vào hậu thế các anh làm thôi! Mời Vương đại nhân vào!
Nói xong ông liền ra dưới mái hiên để đón khách. Long Khoa Đa vội vã đi ra, đứng dưới cây ngọc lan chờ đại học sĩ Vương Diệm vào phòng Thượng thư mới vội vã đi ra.
- Hạo da! - Đồng Quốc Duy mời Vương Diệm ngồi, từ tay gia nhân ông đón lấy chén trà cung kính  mời khách, vẻ mặt rất là hứng khởi.
- Tôi đã sớm nói là phải đến phủ để thăm ông, nhưng do việc nhiều cứ bận mãi đành phải nhờ người đến hỏi thăm sức khỏe ông. Thánh thượng mấy lần phê bằng mực son đều có hỏi thăm ông, tôi đều có chuyển đi, chẳng hay Vương đại nhân có nhận được không? Sợ không đến nơi, xin Hạo da thứ lỗi, thôi thì thể tất cho tôi.
Vương Diêm, vẻ mặt mệt mỏi, ho khan một tiếng và nói rằng:
- Tôi, ông trời đã bạt mất đất, là người có chết cũng chết được rồi! Đến nay, những lời đồn đại ngày một nhiều, lại không có cái sáng suốt để đoán quyết điều gì, tôi vẫn chỉ là nghe gió thu qua tai, nay cũng ngồi không yên. Ông không nên giấu tôi, hãy cho tôi biết việc hoàng thượng phế bỏ thái tử, rốt cuộc là thật hay giả?
Đồng Quốc Duy thân mật di chuyển chỗ ngồi về phía trước và nói rằng:
- Chiếu thư cấm dùng ấn tín của thái tử, Hạo da tất đã được xem qua rồi!
Vương Diệm lắc đầu nói rằng:
- Việc đó làm không đúng. Vạn tuế da sớm đã nói rồi, cho cấp dưới hành văn, dùng chữ "Dục khánh cung chủ" là không thỏa đáng.
"Lão tiên sinh cổ hủ như thế", Đồng Quốc Duy chỉ còn biết mỉm cười, lại nói rằng:
- Hạo da, ông không để cho tôi nói lời nhà quan, đó là ông đã tin ở tôi. Tôi kính trọng cái đạo đức và văn chương của ông, nói thật với nhau, như nay thái tử, Đại a-ca lại còn cả Thập tam a-ca không biết đã phạm phải chuyện gì, đều đã bị giam lỏng.
Vương Diệm gật gật đầu, ánh mắt bỗng lóe lên và nói rằng:
- Tôi đã có sự chuẩn bị sẵn. Việc này, làm bề tôi chỉ có chết mà thôi.
Nói xong, ông lẩy bẩy từ trong áo rút ra một tập giấy tuyết đào, đưa cho Đồng Quốc Duy và nói:
- Xin trung đường đại nhân xem cho.
Đó là cái gì? Khi Đồng Quốc Duy xem thấy không có đầu đề không có đề mục mà chỉ thấy chữ viết chi chít toàn là tên người, song ông đã hiểu rõ ngay, đây là ông già khốn khổ này liên lạc với các môn sinh, và các bạn bè làm quan trước đây của mình cùng hợp tấu để bảo vệ Dận Nhưng, trong bụng thì cười lạnh nhạt, mà miệng lại nói ra rằng:
- Tôi rõ rồi, Hạo da muốn bảo vệ thái tử. Đây là lúc các bầy tôi của tôi thấy được khí phách và khí tiết. Tôi, Đồng Quốc Duy há lại phải chịu người sau? - Ông nói vậy, rồi không chút do dự cầm bút đi tới góc bàn dưới tên Vương Diệm, ông cung kính ghi thêm tên mình vào. - Tôi cũng tính là một người. Và không những tôi, mà ngay cả Trương Hoành Thần, Mã Tú Thủy, họ cũng không đến nỗi bàng quan khoanh tay đứng nhìn mà không giúp đỡ!
Vương Diệm đến đây, vốn không chỉ trông mong ở Đồng Quốc Duy liên danh bảo vệ thái tử, mà chỉ tranh thủ ông ta không khoanh tay đứng nhìn, không muốn áp đặt là thỏa mãn lắm rồi, nay thấy ông ta khảng khái như thế, tự tay ký tên, ý tứ còn muốn khuyên Trương Đình Ngọc, Mã Tề cũng đến bảo vệ thái tử, thì Vương không kìm nổi cảm xúc. Ông tiếp nhận tờ giấy, mà nước mắt già đã giàn giụa đầy mặt ông nói rằng:
- Đồng tướng, tôi không nghĩ ông là... người trung nghĩa như thế! Tôi vẫn nghĩ rằng nhà họ Đồng tuy không đến nỗi vui mừng trước tai họa của người khác vốn có hiềm khích với Sách Ngạch Đồ nhưng dứt khoát không thể giúp đỡ... thái tử là gốc của nước, mà gốc nước đã lung lay thì lòng dân khó yên được!... Ông đối xử chân thành như thế, làm lão phu cảm thấy hổ thẹn, người này là từ đâu nói tới... thái tử, thái tử... người rút cuộc là gặp phải chuyện gì nhỉ? Ta thật hận cho mình, vì sao lúc đó không kháng chỉ, cùng đi đến Thừa Đức... Ngươi thật là kẻ vô dụng, Vương Diệm ạ!
Lời nói của ông đang nói ra một cách không có thứ tự và nước mắt ướt đẫm vạt áo. Đồng Quốc Duy thấy ông ta thương cảm như thế, bỗng nhiên tự thấy hổ thẹn, trong lòng đau xót, cũng rơi nước mắt, và an ủi Vương Diệm rằng:
- Lão tiên sinh không cần phải quá ư đau buồn. Bảo vệ thái tử củng cố cho gốc của nước đó là việc của các bầy tôi, tôi tuy không nhậy cảm, cũng không đến nỗi hồ đồ tới mức ngay đại thể cũng không biết. Tiên sinh hãy tạm an tâm, việc của thái tử vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Tình hình tôi biết. Vạn tuế da sáu ngày sáu đêm đều không chợp mắt, lại đã biết sự việc nói mê của Đại a-ca, thánh tâm còn đang do dự. Thái tử dù có sai lầm cũng là có hại cho người, đây sẽ có chỗ còn có thể bảo tấu...
- Ôi! - Vương Diệm bỗng nhiên than thở, cái gì cũng nói không ra. Ông là người theo đạo học chính thống, xưa nay không tin vào những phép tà ma có thể hại người được; thái tử yếu đuối bất tài, ở ông xem ra là bệnh có thể chữa được. Còn những lời đồn đại nghe được đủ thứ mập mờ bên cửa nách trong cung của thái tử, nếu là thật thì có thể làm uổng phí cả tấm lòng của một đời người... Nghĩ đến đó, ông càng cảm thấy đau buồn như có con dao cào xé vào lòng mình, cuối cùng ông khóc to lên. Đồng Quốc Duy lại phải một hồi mới khuyên ông được và thân hành tiễn ông ra phủ không nhắc tới nữa.
Tình hình trong triều biến đổi rất nhanh. Khang Hy đi ngựa thẳng về Bắc Kinh không nghỉ, ngày thứ hai lệnh cho Trương Đình Ngọc đem tờ chiếu đến, tập hợp bách quan đến Thiên đàn, cáo tế trời đất, công bố rõ bản phế truất thái tử Dận Nhưng như sau:
- Thần Ái-tân-giác-la là kẻ quản lý núi sông. Nay kính cẩn với thượng đế trời cao: Thần với lương đức đã dựng cơ nghiệp lớn hơn 47 năm nay. Vì quốc kế dân sinh, ngày đêm chăm chú, không vì riêng tư, không mưu cầu lợi ích cho một nhóm người, không dám lơi lỏng, thần dân thiên hạ đều biết bọn đặc phỉ, làm đen tối cả bầu trời, hãy chứng giám cho lòng thần! Đúng là không biết thần có tội gì mà đã sinh được đứa con như Dận Nhưng, sống ở thanh cung, không suy nghĩ để tu dưỡng, ngông cuồng dễ thành tật. Thần xem cử chỉ của nó, không theo phép của tổ đức, không tuân theo lời dạy của thần, miệng không nói những lời trung tín, thân không hành động theo nghĩa đức, tụ tập bè đảng, hung tàn dâm loạn, chém giết người, làm nhục đình thần. Thần nghĩ rằng tổ tông phải gian nan vất vả, mới xây dựng được nghiệp lớn, đâu có thể phó thác cho loại người đó? Nếu dùng thì phải răn dạy cho tôn kính, nay xin tấu với trời, phế bỏ ngôi vua chờ kế vị của Dận Nhưng, làm cho ngai vàng của nước Đại Thanh được bền vững lâu dài, cầu xin tăng thêm tuổi thọ cho thần, thần tất phải hết lòng hết sức, cần mẫn chăm chỉ để giao phó cho trời xanh cái đức sống đáng thương của thần. Nếu trời đem tai họa đến cho Đại Thanh thì xin ban cho thần được chết nhanh chóng, để thần vẹn tròn giữ được thanh danh tết, tránh khỏi nhìn thấy thảm họa không chịu nổi... Thần không thắng nổi nỗi run rẩy, xé ruột xé gan, xin kính cáo với trời để biết!
Trương Đình Ngọc đọc lên, nghĩ đến vẻ mặt đau buồn lúc Khang Hy nói giao cho chiếu thư, thân thể ốm yếu, nhìn các quần thần bên dưới, thấy trước mặt một hàng a-ca, có người cúi đầu không nói, có người cạy khe gạch, có người bình tĩnh như thường, từng bộ mặt một không chút động lòng, trong lòng chán nản cũng rơi nước mắt, nghẹn ngào vái lạy, rồi vung tay ra lệnh cho các quan giải tán, liền lên kiệu trở về cung Càn Thanh nộp chiếu chỉ. Các a-ca đã biết hoàng đế bất an, cũng theo đó tt thành khí (74) này sao?
Nói rồi nước mắt nhà vua rơi xuống như mưa, hai lòng bàn tay ngửa lên trời giang ra, run rẩy, sụt sùi; giọng nói gần như buồn bã, cầu khẩn:
- Có bao nhiêu người Hán: hơn một trăm triệu người! người Mãn chúng ta chỉ có hơn một triệu người, Mãn - Hán ở lẫn lộn với nhau, mà người Mãn số lượng không đáng kể, đó chẳng là điều hiển nhiên sao? Thế mà các ngươi... còn đấu đá lẫn nhau; moi mũi, móc mắt nhau, tính toán những chuyện tôi ăn thịt anh, anh ăn thịt tôi! Các ngươi còn định đấu đá nhau đến mức độ nào? Đấu đá đến mức độ cây đổ khỉ chạy ư? Đấu đá đến... chúng ta phải quay về Mãn Châu, người Hán kéo nhau trở lại? Các con ơi, các ngươi đừng giầy vò nhau nữa, hãy tỉnh lại đi có được không?...
Nói đến đây Khang Hy mặt bệch ra, hết hơi; những nỗi buồn, khổ, hận, uất kết trong mấy năm nay nhất tề trào dâng khiến nhà vua không nén nổi nữa lớn tiếng khóc:
- Trời ơi, trời ơi... ít con thì sợ không có người nối dõi tông đường; nhiều con thì lại đấu đá nhau,  đánh đấm nhau... các ngươi nói trẫm phải làm gì đây...
Các con thấy người bố già của mình khóc, cũng tự thương cảm nên đều khóc oà cả lên, khiến cho hậu điện của Giới Đắc Cư như một nhà đám vậy. Ở phía trước, Trương Đình Ngọc đương tiếp kiến viên quan ở Thượng thư phòng, người của Đồng Quốc Duy từ Bắc Kinh mang các bản sớ tấu đến. Thoạt nghe thấy những tiếng khóc từ phía sau vang lên, ông sợ hãi vội rảo bước đến ngay. Bước vào cửa, ông vội quỳ xuống, hỏi:
- Hoàng thượng... vì sao mà...?
- Không có gì hết!
Khang Hy gạt nước mắt, thổn thức, nét mặt dần dần trở lại bình thường:
- Cha con chúng ta nói với nhau những lời gan ruột, nhưng kết thúc rồi! Khanh đang làm gì thì cứ làm tiếp đi... đợi trận tuyết này tan hết thì ta trở về Bắc Kinh...
Khi các a-ca rời khỏi Giới Đắc cư thì ai đi đường ấy. Dận Chỉ quay đầu lại lặng lẽ nhìn nơi mình đã quỳ đêm qua, rồi ông lên kiệu đi; Dận Kỳ, Dân Tộ, Dận Hựu ba người cùng ở hành cung Tắc hồ, họ giơ tay vái nhau rồi cùng lên ngựa sóng cương đi. Dận Tự, Dận Đường, Dận Ngã vốn cùng cộng tác với nhau nay họ lại cùng đứng trước cửa nói chuyện với nhau; Dận Tự nét mặt trang trọng. Dận Đường luôn miệng kêu đói phàn nàn các gia nhân của mình không biết làm việc nhà!
- Ngay cả một liễn cơm mà chúng nó cũng không biết mang tới.
Dận Ngã thì như khỉ được xổng chuồng luôn chân nhẩy nhót, cười nói:
- Sợ gì! Đói cũng chẳng làm chết được ta! Chúng ta là người đã từng xông pha rừng gươm bể giáo, dù có chết ngay ta cũng không coi vào đâu! Này! Tứ ca, nghe nói huynh đang hầm hai đôi tay gấu? Không mời Thập đệ này sao?
Nhìn những người anh em của mình đang nói cười không chút vướng bận; Dận Chân đơn độc đứng đó, lòng ông càng thấy bức xúc! Mới rồi, ông đã bàn với Dận Tường, 13 tháng Mười là ngày sinh của ông, ông muốn cho chuẩn bị một mâm dã vị rồi cùng vui với nhau, nhưng nay chỉ mới qua một đêm mà tình thế đã biến đổi! Thái tử bị phế là việc ông biết trước thì chẳng nói làm gì; nhưng nay liên tiếp nào là Dận Thì, Dận Tường loảng xoảng xích sắt kéo nhau vào nhà giam... Đời người như vậy đó! Họa phúc cát hung bất trắc như vậy đó!
- Tứ da, xin mời lên ngựa...
Dận Chân quay đầu lại nhìn, thấy Đới Đạc, Cao Phúc Nhi dẫn một tốp thị vệ trong vương phủ đến đón mình, tay Cao Phúc Nhi còn mang hai chiếc áo choàng lông cáo đen, một chiếc là của mình, một chiếc là của Dận Tường hàng ngày vẫn mặc... Dận Chân bất giác thấy sống mũi cay cay, hầu như muốn rơi nước mắt. Ông đón lấy dây cương, dẫm lên lưng một gia nhân người thấy bàng hoàng! Ông cho ngựa giẫm trên mặt tuyết đi.
- Thật ngoài cả sự dự liệu của ta!
Ô Tư Đạo khi nghe Dận Chân thuật lại những việc xẩy ra đêm qua thì Ô tuy ngạc nhiên nhưng cũng không lấy gì làm kinh hoàng lắm; Ô nói:
- Thật khó biết là câu chuyện lại xẩy ra như thế!
Dận Chân than thở:
- Sớm biết như vậy, tôi đã cùng với Thập tam đệ đến bái yết vạn tuế để biện bạch với Người về mảnh giấy đó. Dù thế nào bọn họ cũng không dám hãm hại trắng trợn Thập tam đệ! Nhưng thôi gác chuyện đó lại; tôi chỉ không hiểu là, những người anh em của tôi thấy vạn tuế khóc lóc thống thiết thế mà vẫn không một chút động tâm! Họ như vậy mà còn nói tôi là lòng dạ sắt đá!
Ô Tư Đạo lấy đũa sắt khều miếng than cháy đỏ không nói gì, nhưng suy nghĩ: Dận Chân thật là thực tâm, ngay cả chuyện tuyệt mật trong vấn đề Hán - Mãn mà ông cũng thuật lại với mình, lòng Ô Tư Đạo vừa không bình tĩnh, vừa rất cảm động; mãi sau Ô mới nói:
- Điều này cũng chẳng lấy gì làm lạ. Mấy vị a- ca lúc đó không tỏ ra cảm động không phải là các vị đó đều như cây cỏ cả đâu! Ta hãy nói về quan hệ giữa thái tử với các a-ca, đó là quan hệ quân thần, quan hệ trời đất! Ta cần biết rằng cái lợi lớn bao giờ người ta cũng nghĩ tới trước hết còn tình cảm thì phải đặt sau! Ví như Tứ da là thái tử, thì ngay anh của Tứ da; thúc tổ, thúc phụ của Tứ da thấy Tứ da cũng phải thi lễ quân thần. Một ngày ở ngôi báu thì mọi sự vinh nhục, sinh sát đều ở trong tay Tứ da cả; đó đâu phải là chuyện nhỏ? Làm sao mà người ta khỏi động tâm được?
- Tôi không có cái ý nghĩ đó đâu.
Dận Chân ôm lấy đầu, mắt nhìn ngọn lửa rừng rực cháy trong lò, lẩm bẩm:
- Thái tử có nỗi khổ của thái tử, hoàng đế có nỗi khổ của hoàng đế, tranh đoạt lẫn nhau thì có ý vị gì?
Lời này Dận Chân nói không chỉ một lần, bất luận là thật hay giả, dù sao thì cũng không thể nào có chuyện lập Dận Chân làm thái tử. Ô Tư Đạo mặc ông nói, Ô chỉ lặng yên suy nghĩ rồi mãi sau mới hỏi:
- Theo ý của Tứ da, tờ thủ dụ điều binh đó là từ tay ai ra? Phải chăng là Thập tam da viết?
Dận Chân cười gượng nói:
- Giờ đây tôi thấy bối rối lắm, không nghĩ ra được điều gì hết. Nhưng nếu Thập tam đệ làm điều này thì không bao giờ lại không bàn trước với tôi.
Ô Tư Đạo gật đầu nói:
- Tất nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề thôi. Cái điều quan trọng mà ta phải thấy là, thực ra mà nói thì Thập tam da không phải thuộc thái tử đảng, mà Thập tam da là "Tứ da đảng", do vậy nên chẳng khi nào Thập tam da lại liều mình vì thái tử! Cái lẽ đó thì không những các a-ca, mà ngay cả hoàng thượng, tất cả mọi người cũng đều thấy rõ! Nhưng vì sao hoàng thượng lại không cho trần tình gì cả mà cho bắt giam ngay?
Dận Chân ngẩn người: ông thật cũng chưa từng nghĩ đến điều này.
- Các hoàng a-ca đã ở một chỗ với nhau từ nhỏ, ai mà chẳng bắt chước được bút tích của nhau?
Ô Tư Đạo lại nói tiếp:
- Làm cái việc đó, tôi xem ra thì chỉ có Đại a-ca hoặc Thập tứ a-ca. Vạn tuế cho bắt giam liên tiếp Đại a-ca và Thập tam a-ca; một là để tỏ rằng ta là người chí công vô tư, hai là để "khua rừng dọa hổ"; tất cả là để các a-ca thấy rằng ai dám gây rối thì sẽ bị xử lý như vậy! Vạn tuế làm thế để xẹp cái nhuệ khí của kẻ muốn đoạt ngôi thái tử, để diệt hết cái ý muốn của một số người không yên phận; như vậy chẳng phải là Người có lòng dạ Bồ tát sao?
Dận Chân vừa nghe, vừa gật đầu; ông cũng là người rất tinh tế, nhưng tâm tư của Ô Tư Đạo thì đến đá cũng muốn ép cho ra dầu, như vậy quả thật Ô đã tới mức độ tuyệt đỉnh của sự nhận định tình hình. Dận Chân đang định nói thì thấy Niên Canh Nghiêu từ ngoài bước vào, họ Niên thi lễ với Dận Chân, nói:
- Tứ da, Mã Tề gọi thái giám truyền mời Tứ da, nói mời Tứ da đến Giới Đắc cư cùng gặp thái tử, Đại thiên tuế và Thập tam da.
Dận Chân giật mình ngẩng đầu lên, sắc mặt biến đổi hẳn, nói là "mời", hay là "cùng", không biết chỉ là một cách đùng từ "khách khí", hay lại là một đại từ của từ "ngồi tù"? Mãi sau, Dận Chân mới gặng hỏi:
- Chỉ một mình ta đi, hay là đem cả hộ vệ? Các a-ca khác có cùng đi không?
Niên Canh Nghiêu thấy Dận Chân có chút hoảng hốt, vội nói:
- Nô tài cũng không hỏi. Nhưng nếu không có chỉ ý thì Tứ da cứ cho người đi theo; nô tài xin thân tự hộ tống Tứ da đi. Người truyền đạt nói là cũng mời cả Tam da, Bát da cùng đi, chắc là cũng cùng một việc.
- Tứ da cứ việc yên tâm đi.
Ô Tư Đạo biết là Dận Chân có chút lo ngại, ông ta khác nào như con chim bị cung bắn, thấy cành cong là sợ, Ô bèn cười nói, và thêm:
- Ngài không phải lo sợ hão huyền, không có việc gì đáng ngại đâu! Niên Lượng Công cũng không cần đi, Lượng Công là quan nhị phẩm triều đình, trong trường hợp này mà có một ông quan như vậy đi hộ tống Tứ da thì chỉ thêm rắc rối. Có việc gì thì chỉ cần bảo Cẩu Nhi về nói lại một tiếng là được.
Dận Chân vội vã đi. Trong nhà chỉ còn hai người là Ô Tư Đạo và Niên Canh Nghiêu; một người đứng, một người ngồi, hai người có vẻ như không biết nói gì với nhau. Niên Canh Nghiêu đưa mắt ngắm nhìn Ô Tư Đạo, thấy ông ta không mời mình ngồi thì trong lòng thầm trách: "Cái anh què nghèo kiết này lại cậy được sủng ái mà lên mặt". Niên cầm chén trà nguội trên bàn uống một hớp rồi thuận tay hắt đi, sau đó ngồi đối diện ngay với Ô Tư Đạo, mặt hướng về phía lửa, mãi sau mới hỏi:
- Ô tiên sinh, ông đang nghĩ gì thế?
- À - Ô Tư Đạo giật mình, đang trong cơn trầm ngâm suy nghĩ chợt bừng tỉnh: - Tôi đang nghĩ, từ nay sự việc sẽ càng rắc rối; ta nên đối phó như thế nào đây?
Niên Canh Nghiêu cười rồi nói oang oang:
- Ông thật là người lòng son, dạ sắt! Quá khứ, hiện tại, tương lai là "Như lai tam thế" pháp thân, con người ta làm sao biết được những điều đó mà đối phó? Bận tâm đến những việc đó thì thật vô vị!
Ô Tư Đạo liếc nhìn Niên Canh Nghiêu nói:
- Nhân định thì thắng thiên; cũng không hoàn toàn là chúng ta phải chịu sự chi phối của vận mệnh đâu. Triết nhân quan sát bóng râm ở cạnh nhà mà biết được sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và sự biến đổi của trời đất; họ nhìn chiếc lá rơi mà biết được mùa thu sắp đến.
Niên Canh Nghiêu bĩu môi, nói:
- Như vậy tiên sinh là một bậc hiền triết đã tính biết được những việc của 500 năm trước đây và 500 năm sau này! Những khi rảnh rỗi tôi thường nghĩ tới tiên sinh. Tiên sinh về các mặt nhân phẩm học thức, trí mưu đều là những mặt mà người thường không thể bì được. Chỉ đáng tiếc là cảnh ngộ lại gian truân như vậy! Nếu không thì trong triều đình tiên sinh không là tướng văn thì cũng là tướng võ!
- Tôi không được như vậy đâu! Nhưng lẽ nào bây giờ tôi không phải là đang ra sức vì triều đình sao?
Ô Tư Đạo lắng nghe những lời mỉa mai sắc lẹm đó, bất giác cười rồi nói tiếp:
- Tôi đã đọc hết sách sử, đâu chỉ biết được có các việc của 500 năm trước đây. Những việc sau này, quả ngũ hành, tinh, mệnh tôi cũng biết được một hai, còn những việc cảm ứng giữa trời, người, y bốc, tướng thuật thì tôi cũng tạm hiểu biết. Chắc Niên Công cũng biết rằng, về mặt y thuật thì mình không tự chữa được cho nên Lý Thiết Quải, Tôn Tẫn (75) cũng đành bó tay chịu sự tàn phế?
Niên Canh Nghiêu nhổm lên, nói:
- Ồ! Thế ra tiên sinh cũng tinh cả thuật của Tử Bình, Kinh phòng? Tiên sinh thấy mệnh tướng của Tứ da như thế nào?
- Thập tam da cũng hỏi tôi về mệnh tướng của Tứ da!
Ô Tư Đạo nói tiếp:
- Tôi nói Tứ da long tương, hổ bộ (76), ưng, chuẩn hùng chí (77), làm vua thì một thanh Long tuyền (78) gỡ mối loạn, là bầy tôi thì là một bậc anh tài trị thế điều này không cần hỏi; mệnh của Tứ da là thuộc trời!
Niên Canh Nghiêu cười lên ha hả, vỗ đùi nói:
- Tiên sinh thật là hài hước, nhìn thì không thấy rõ được tiên sinh là một tay cừ về thủ đoạn, chắc tiên sinh đã làm việc tướng số này từ lâu! Nào là "làm vua", nào là "làm bầy tôi" tiên sinh đều nói cả, thật không sơ hở một tí nào hết!
Ô Tư Đạo cười nói:
- Mệnh của vua và tể tướng thì vô thường, vô định; đức mà phối hợp với trời thì tức là vua; đức mà phối hợp với đất thì tức là tể tướng; về lẽ đó Niên Công có rõ không? Nói về Tứ da thì như vậy; còn nói về ông thì tôi cũng không phải thủ đoạn, mà cũng không phải là nói tướng số nhăng nhít. Khi ông trở về Bắc Kinh chẳng những ông vẫn giữ gìn khuôn phép, mà ông ra khỏi Bắc Kinh thì vẫn cứ như vậy; lão Ô này có nói sai điều gì về ông không?
Niên Canh Nghiêu đang cười, nghe thấy Ô nói vậy thì ngừng bặt, giật mình hỏi:
- Tiên sinh nói thế là có ý gì?
- Ông ngoài đức, năng, quyền, mưu thì còn nhiều hơn người khác một cái "gan".
Ô Tư Đạo chống nạng đứng dậy, từ từ đi vài bước, nói:
- Về điều đó các môn khách của Tứ da không ai so với ông được; điều này nguyên ra thì rất tốt, nhưng bẩm tính của ông tàn nhẫn mà đa nghi, cho nên không thể dính với "hỏa" được! Vì ông thuộc mệnh Kim, là một nhân thần thì như vậy là cực quý, Hỏa thì khắc Kim, rồi đây có thể ông sẽ gặp người mệnh Hỏa nếu như vậy thì sự việc xẩy ra sẽ không thể tưởng tượng được!
Niên Canh Nghiêu cũng đứng dậy, Niên không nói một lời, chỉ nhìn chằm chằm vào Ô Tư Đạo, Ô nói tiếp:
- Tôi tuy thông ngũ hành, nhưng lại theo đạo Nho.
Ô Tư Đạo tiếp tục nói mà không nhìn Niên Canh Nghiêu:
- Ông thì lại không giống vậy, từ nhỏ ông đã là một tên vô lại ngỗ ngược, học hành không được, đã phải thay tới ba thày học. Ông luyện thủy quân ở hồ Huyền Vũ Nam Kinh, ở đấy ông đã nhuộm đỏ máu thuỷ phỉ ở một thôn. Ông tòng quân Tây chinh, chỉ với thân phận là một viên tì tướng nhỏ bé, mà đã tiền trảm hậu tấu, giết chết ngay Thiểm Tây tổng đốc Cát Lễ, ông không phải là thiện nhân!
Niên Canh Nghiêu nghe Ô Tư Đạo nói vậy thì có vẻ dịu đi, cười nói:
- Tôi có làm chức gì to lắm đâu? Điều này thì mọi người đều biết.
- Nhưng cũng có người không biết.
Ô Tư Đạo ngắm nhìn Niên, chậm rãi nói:
- Góc miệng của ông có một vết nhăn, vết nhăn đó có tên là "Đoạn sát văn". Ở ông có chuyện giết tì thiếp không? Ba vị thày học của ông do tài học không cao nhưng vẫn quản được ông trong việc này, việc khác? Ông tiễu trừ thủy phỉ, máu đỏ cả một thôn xóm, có phải là do việc chuẩn bị lương hướng khao quân không? Ông giết Cát Lễ, có phải chỉ bởi y làm trở ngại việc chuẩn bị lương thực trong quân hay là vì khi y đương nhiệm tổng đốc Nam Kinh đã làm mất lòng ông? Mà ngay cả lần này ông đến Thừa Đức là ông phụng chỉ đến, hay là ông tự xin về để thuật chức? 
Lưng Niên Canh Nghiêu lấm tấm toát mồ hôi, y bất giác sờ vào lưng một cách vô ý thức, chỉ trong khoảnh khắc sát khí trong người Niên bừng bừng bốc lên.
- Không nên nổi nóng, tôi nói những điều này với ý tốt thôi.
Ô Tư Đạo vừa đi bách bộ vừa nói một cách mềm mỏng:
- Đại trượng phu đứng trong trời đất, may sao gặp được chủ nhân là người tri kỷ, kết thân tình cốt nhục, lại mang nghĩa lớn vua tôi. Nay chỉ vì một câu nói thật lòng mà ông định chút khí giận với một người tàn phế sao? Chúng ta đều là vì Tứ da, vì thiên hạ xã tắc mà cùng chung một chí hướng đó, ông hãy làm sao như các tướng tài thời trước, để hình mình được vẽ nơi Lăng Yên các (79). Nay nếu ông bỏ mất lương tri thì địa ngục sẵn sàng chờ ông đó! Tứ da là một vị hùng chủ, ông nên một lòng với Tứ da mới phải!
Niên Canh Nghiêu gục đầu, Niên đã thấy tin phục Ô Tư Đạo; đây là lần đầu tiên trong đời Niên thấy tin phục tận đáy lòng một người! Mãi sau Niên mới nói:
- Tiên sinh, Niên này xin nghe lời dậy bảo của tiên sinh. Nói thực lòng, tôi và các gia khách của Tam da, Cửu da đều có sự đi lại; nhưng thật nói có trời đất, lương tâm, lòng tôi không đặt vào ai hết, ngoài Tứ da!
- Điều này thì tôi biết, đó là vì tôi đã xem tướng cho ông rồi.
Vừa dứt lời Ô Tư Đạo lặng lẽ cười, nói tiếp:
- Nếu là người không nghe nổi lời hay; khi nào tôi lại nói năng thẳng thắn như vậy?
Hai người đang lúc tâm tình thì Cẩu Nhi từ ngoài chạy vào, xoa tay nói:
- Người ta nói: tuyết rơi không lạnh bằng tuyết tan, thật không sai chút nào! Tứ da bảo con về nói với Ô tiên sinh, mọi điều đều tốt cả. Tứ da đang cùng với Tam da, Bát da đến chỗ Đại thiên tuế, Thái tử và Thập tam da. Không có chuyện gì hết!
- Vạn tuế và thái tử, hai người vẫn có tình cảm gắn bó với nhau, cắt không thể đứt, nhưng mà vẫn còn có chỗ rối, nên phải gỡ! Vạn tuế sợ có người hại thái tử, nên phải mời ba vị a-ca đến!
Ô Tư Đạo nói rồi, ngẩng lên nhìn trời; ông thở ra một hơi dài, nói tiếp:
- Lượng Công, chúng ta sắp trở về Bắc Kinh rồi. Nhưng đồng hành với Tứ da chắc không tiện, sợ rằng chúng ta sẽ phải đi trước một chút!
--------------
(59) Tử: chỉ các triết gia. học giả Trung Quốc thời xưa như Khổng Tử, Lão Tử v.v...
(60) Kì môn: chỉ các môn học không chính phái, như sách tướng số, sách để mồ để mả v.v...
(61) Trị thế quân tử: chỉ những người làm chính trị thời xưa.
(62) Ngọc Điệp: gia phả của Hoàng tộc.
(63) Trị học: trị ở đây là "cai trị".
(64) Ngũ độc: gồm bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc.
(65) Trường thành: nguyên bản là "phủ thành".
(66) Hoàng giáp: ở đây có nghĩa là "quả thực".
(67) chữ hành, nhan thể: một kiểu chữ Hán.
(68) Nhập quan: tức vượt qua cửa ải nơi biên giới, tấn công xâm lược người Hán.
(69) Ngô Tam Quế: tổng binh thời Minh mạt đầu hàng Mãn Thanh rồi đưa quân Thanh nhập quan trấn áp ng đời-Hận hai lần phế truất thái tử chẳng giống nhau">
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ MƯỜI BA
  • HỒI THỨ MƯỜI BỐN
  • HỒI THỨ MƯỜI LĂM
  • HỒI THỨ MƯỜI SÁU
  • HỒI THỨ MƯỜI BẢY
  • HỒI THỨ MƯỜI TÁM
  • HỒI THỨ MUỜI CHÍN
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI BA
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ BA MƯƠI
  • HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN
  • thuần mã-Nghe nhìn lẫn lộn, Dận Tường nói về thơ">
  • HỒI THỨ BA MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ BA MƯƠI BA
  • HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ
  • HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ BẢY MƯƠI
  • ảng triều đường nổi tranh luận-Tố hạnh thần Doãn Tự loạn sân rồng">
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN
  • HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---