Tập 2- F

Cậu tôi lúc ở Quảng Điền phải chép bài luân lưu cầu nguyện cho thế giới khỏi tận thế
Đầu năm 1928 lúc cậu Vân tôi đang còn làm hiệu trường trường tiểu học huyện Quảng Điền, và lúc đó tôi còn học lớp tư, một hôm cậu tôi nhận được một bức thư khá dài khoảng 3 trang viết tay. Thư không ký tên, còn nội dung thì đại khái nói là thế giới sắp đến ngày tận thế, và hễ ai nhận được bức thư này thì phải chép ra 20 bản gởi đi cho những người quen thân, như vậy là một cách cầu nguyện Chúa để cho Chúa cứu lấy cuộc đời này khỏi tận thế. Hễ ai nhận được thư mà không chép gửi đi, thì người đó thế nào cũng bị Chúa phạt, sẽ mắc nạn sớm hay muộn. Cậu tôi nhận được thư đọc cho học trò trong nhà nghe giọng như đầy màu sắc tôn giáo và mê tín, và không ai dám cười, mặc dù cả thầy trò đều không ai theo đạo. Những lời cầu nguyện trong thư, tôi không nhớ hết, nhưng có những ý nằm trong kinh thánh mà về sau đến lúc đọc kinh thánh thì tôi gặp lại và mới biết là bức thư luân lưu đã trích dẫn kinh thánh rất nhiều nhất là trích những ý ở đoạn Apôkalíp (tận thế) cậu tôi ngẫm nghĩ một buổi rồi cũng quyết định chép bức thư dài 3 trang ra 20 bản, may mà lúc ấy giấy cũng không đắt lắm, vả lại cậu tôi cứ lấy giấy của văn phòng trường mà chép. Cậu tôi nói: “Chép cũng mất công một chút, nhưng như thế cho nó yên tâm, nhỡ mình không chép mà gặp tai nạn rồi lại hối không kịp!”. Cậu chia cho học trò chép, và bản thân cậu cũng chép 3 bản, tôi cũng có chép 3 bản. Chép xong phải nhớ địa chỉ của người quen thân mà gửi đi. Tội nghiệp cho những người nhận được thư luân lưu này lại phải nằm bò ra mà chép mỗi người 20 bản. Về sau tôi nghĩ không biết đây là một điều mê tín của những người cuồng đạo, 10 sợ thế giới tận thế, hay là mưu mẹo của một hãng buôn giấy nó bày ra cái trò chơi tốn giấy này? Dù sao thì sau khi gởi 20 bản thư cầu nguyện cho cuộc đời khỏi tận thế, cậu tôi cũng yên lòng và cũng không thấy tai nạn gì xảy đến với mình.
Gần đây tôi đi họp ở Pháp một số lần, lại có một số người Pháp nói là nên cầu nguyện Chúa trời cứu cho loài người khỏi tận thế vì sắp đến năm 2000, và vì chiến tranh nguyên tử chắc khó tránh khỏi! Câu chuyện lo lắng này lại nhắc tôi nhớ tới bức thư luân lưu năm 1928 mà cậu tôi phải nhân ra bằng chép tay. Nếu bây giờ có vị nào có sáng kiến gửi thư luân lưu để cầu nguyện cho số mệnh của loài người thì chắc là sẽ nhân lên vạn bản và bằng máy tính điện tử!
Thầy Ngôn dạy lớp nhất
Ghi những năm tháng tôi học ở trường Queignec tôi không thể không nhớ đến thầy Trương Cảnh Ngôn đã dạy tôi ở lớp nhất, vì thầy không chỉ dạy bài vở để đi thi, mà thầy còn làm cho chúng tôi cảm thấy được cái hay, cái đẹp trong văn chương. Tôi đặc biệt nhớ thầy đã dạy chúng tôi bài học thuộc lòng bằng tiếng Pháp Kỷ niệm ngày tựu trường của Anatole France. “Tôi sẽ kể cho các bạn nghe mỗi năm trời thu xao xuyến, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn, và những lá bắt đầu úa vàng trong những hàng cây run rẩy gió, tất cả những cái đó đã xui tôi nhớ đến những gì.... Đoạn văn rất nội tâm và đầy âm nhạc, và đầy chất thơ của Anatole France đã được thầy Ngôn diễn đạt rất xúc động, làm cho chúng tôi thấy rung cảm thấm thía cái không khí tựu trường và nỗi niềm kỷ niệm của tác giả. Thầy Ngôn cũng nói lúc giảng cho chúng tôi bài này, thầy cũng cảm động nhớ lại những buổi tựu trường trong tuổi nhỏ của thầy. Rồi thầy đọc đi đọc lại bài văn, có thể nói là ngâm ngợi, cho chúng tôi nghe, như thế gọi là đọc diễn cảm. Mà giảng bài này đối với thầy tôi cũng là sống lại nhưng kỷ niệm vấn vương, đẹp đẽ. Đoạn văn của A. F. học năm 1931, cách đây 55 năm, quá nửa thế kỷ mà tôi vẫn thuộc lòng, không quên một chữ. Năm 1938, tôi cũng xúc động về cái không khí xôn xao của buổi tựu trường, tôi đã viết bài thơ Tựu trường mà nhiều bạn đọc nhớ và thích. Bài thơ của tôi không có điểm nào giống đoạn văn của A. F., nhưng cái đẹp của kỷ niệm tựu trường mà A. F. đã diễn đạt đầy xúc cảm đã gợi cho tôi tứ thơ, tôi biết ơn cả thầy Ngôn và Anatole France.
Đọc truyện Tàu cho bà mợ nghe
Mợ Vân tôi ham xem truyện Tàu, bảo tôi đi thuê các truyện ở một quán sách rồi về đọc cho mợ nghe, những giờ nghỉ hoặc chiều chủ nhật. Thôi thì đọc đủ thứ: Thuyết Đường diễn nghĩa, Anh hùng náo, Tiết Nhân Quí, Tiết Đình San, Chinh đông chinh tây, La Thông tảo bắc, Tam quốc chí, Tái sinh duyên, Tục Tái sinh duyên, Song phượng kỳ duyên... Khi đầu tôi đọc cho mợ nghe là vì nhiệm vụ phải làm chưa thấy thích, nhưng cứ ề à đọc mãi về sau tôi cũng thấy thinh thích. Tôi đặc biệt nhớ pho truyện Thuyết Đường diễn nghĩa, với cái chuỳ nặng nghìn cân của Lý Nguyên Bá, với cái cười rồi chết của Trịnh Giảo Kim... Tôi còn nhớ trong truyện này hoặc một truyện khác, có ông vua cầm cái trâm cắm mặt trời lại, giữ mặt trời ở mãi buổi trưa, để ông vua đủ ánh sáng tìm một vật quí gì đánh rơi mất. Không biết tình tiết này có trong truyện không, nhưng tôi cứ nhớ là có, và điều đó gây ấn tượng kỳ lạ, thần tiên, huyền bí trong tâm trí tôi. Người và trời đất có một mối quan hệ gì mật thiết lắm, cảm quan ấy tôi đã nghe từ tuổi nhỏ, gắn với những truyện cổ kim đông tây tôi được đọc trong tủ sách của cậu tôi. Tam quốc chí lại cho tôi một cảm giác khác, cảm giác về sự giao thiệp giữa người và người trước hết là cảm giác về tình bạn giữa Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Ở đây tôi không bình luận, không đánh giá Tam quốc chí cũng như các truyện Tàu khác, tôi chỉ ghi ấn tượng mà các truyện ấy đã để lại trong tâm hồn thơ bé của tôi. Cảm giác các truyện ấy gậy ra thì khá lộn xộn, dường như tâm trí đứa bé chỉ giữ lại những cái đẹp, cái huyền diệu, cái rung cảm về tình người... Trong bài thơ Tựu trường đã nhắc đến trên kia, có mấy câu:
Trường Queignec
Trường tiểu học Queignec của tôi có 6 lớp: lớp năm, lớp tư, lớp ba, lớp nhì nhất niên, lớp nhì nhị niên và lớp nhất. Đằng sau trường có một sân khá rộng để học trò tập thể dục buổi chiều theo sự hướng dẫn của một ông cai lính khố áo xanh. Mỗi lớp của trường tương đối rộng, chứa được trên dưới 40 học sinh, bàn ghế của học sinh làm bằng gỗ lim, đã hàng chục năm, vẫn vững chắc. Bàn của thầy giáo là lối bàn ở các giảng đường, nghĩa là có che kín xung quanh và để trên một cái bục cao. Từ bàn đó, thầy nhìn xuống lớp thấy rất rõ từng bàn của học sinh, bàn cuối lớp cũng không lọt được con mắt kiểm soát của thầy. Áp vào tường là một cái bảng đen to tướng, mầu đen rất bền, viết phấn trắng lên, phấn rất cắn và rất nổi chữ... Năm tôi học lớp ba và lớp nhì thì cậu tôi là hiệu trưởng có sáng kiến giao cho thầy trò mỗi lớp trồng mấy cây bàng phía cửa sổ của lớp nhìn sang cái vườn của sở trứng (nhà máy làm bột trứng) mà chủ là một người Pháp. Những cây bàng mà chúng tôi trồng lớn khá nhanh và sau hơn một năm đã cho bóng mát vào lớp Năm 1975 sau khi giải phóng Huế, tôi về thăm trường, thì việc trước tiên là tôi thăm mấy cây bàng. Các cây bàng này không to lên bao nhiêu, có lẽ trồng trên đất sỏi gạch, nhưng lá vẫn mượt, và cây không bị sâu. Người cai trường, lúc tôi học ở đó, là ông Tộ, hơi nặng tai, nên ông nói với ai cũng nói thật to Cũng theo lẽ ấy, khi ông đánh trống trường ông cũng nện dùi trống thật mạnh và tất nhiên là tiếng trống vang to và vang xa, nhưng tội một cái là trống của trường mau thủng mặt trống, và ông hiệu trưởng là cậu tôi lại phải xin tiền ty học chánh Thừa Thiên để thay mặt trống. Sau này cậu tôi không giao ông Tộ đánh trống nữa, mà giao cho học sinh lớp nhất luân phiên nhau đánh trống. Ông Tộ rất tốt, đến giờ đóng cửa trường mà gặp học sinh đến chậm, ông vẫn mở cửa cho vào, có khi ông bày cho học sinh leo qua cửa sổ nhà ông mà vào lớp. Cả năm, ông không đi đâu nghỉ hè cũng vậy: trường thật sự là nhà của ông...
Thầy Phan Tiên Nhắc đến những năm học ở trường Queignec, trước hết tôi nhớ và hết sức biết ơn thầy Phan Tiên. Thầy người quê ở Quảng Ngãi học ở trường đạo Pellerin (Huế), đậu bằng thành chung mùa hè 1928 và được bổ nhiệm về trường tôi vào kỳ tựu trường năm ấy, là lúc tôi học lớp ba. Thầy là người học giỏi, đọc rộng, tính tình rất sôi nổi, phong cách hào phóng. Tuy thầy không qua môn sư phạm, nhưng thầy dạy học trò mau tiến bộ dường như thầy rất tin ở sự thông minh của đám trẻ học với thầy, và một phần nào thầy giao cho lớp tự quản. Đặc biệt, thầy hay gợi ý cho học sinh đọc sách sách giáo khoa hoặc những sách tập đọc ngoại khoá.
Thầy chú ý khêu gọi lòng ham đọc sách, hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong sách cho học sinh. Hàng tháng thầy dành một vài tiết học cho học sinh kể lại những bài mình đã đọc, những truyện lý thú mà mình đã khám phá trong các sách đọc ngoài giờ học. Thầy cũng hay gợi ý cho học sinh trau dồi tình bạn với nhau, và thầy kể hồi nhỏ ở lứa tuổi của chúng tôi, nghĩa là 9, 10 tuổi, thầy đã kết bạn như thế nào với một bạn học con trai và một bạn học con gái. Thầy kể tình bạn tuổi nhỏ ấy với một giọng đầy xúc động, làm cho chúng tôi rất yêu thầy, và cũng làm cho chúng tôi thấy tình bạn đẹp quá Tôi và vài anh nữa, vào loại “đắc ý môn sinh” của thầy, vì chúng tôi học giỏi, và cũng giúp thầy chấm bài cho cả lớp: chấm toán chẳng hạn, thì thầy chấm bài chúng tôi trước, thầy phê đúng và cho điểm. Sau đó thầy giao số bài còn lại cho chúng tôi kiểm tra đúng thì đề đúng, sai thì đề sai còn điểm thì chúng tôi ghi bằng bút chì thường theo sự đánh giá chủ quan của chúng tôi, sau đó thầy xem lại và phê điểm bằng bút mực đỏ, thường là thầy đồng tình với những điểm chúng tôi đề nghị; tất nhiên cũng có trường hợp thầy gia giảm. Anh em học sinh cùng lớp cũng biết cách chấm này của thầy, nhưng không thắc mắc, một là vì sợ thầy, hai là thấy điểm cho cũng công bằng, không có gì là thiên vị hay trù úm. Thầy hay dẫn học trò đi chơi thăm những cảnh đẹp trong thành phố hay ngoài thành phố như đàn Nam Giao, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế.
Thầy Tiên rất thương học trò, cuối mỗi năm học, thầy đòi mỗi học sinh cho thầy một ảnh nhỏ để thầy dán vào quyển sổ lưu niệm của thầy. Năm 1975, sau khi miền Nam được giải phóng, từ Sài Gòn đi ra bằng xe hơi, tôi ghé Quảng Ngãi tìm thăm thầy và tôi đã gặp thầy ở thị xã Quảng Ngãi (huyện Tư Nghĩa). Thầy đã già nhưng còn quắc thước, giọng nói vẫn sang sảng.
Gặp tôi thầy nhớ ra ngay, và thầy cho tôi ăn kẹo lạc và đường phổi Quảng Ngãi, như hồi bé tôi vẫn được thầy cho sau khi thầy về quê ăn tết ở quê ra. Thầy đi vào phòng trong đưa ra một quyển vở dày và mở ra cho tôi xem ở trang có dán ảnh học sinh lớp ba của thầy ở trường Queignec năm 1929. Thầy chỉ vào ảnh tôi (cái ảnh mà tôi còn giữ được trong căn cước đi thi tiểu học yếu lược) và đọc lại tôi nghe lời nhận xét của thầy về tôi “Cậu bé này có tương lai rực rỡ”. Lời nhận xét khích lệ của thầy, thầy lấy làm tâm đắc. Năm tôi lên lớp nhì đệ nhị niên lại gặp thầy Tiên. Tình nghĩa thầy trò từ bấy nay không hề phai nhạt, mỗi lần có cơ hội là tôi thăm thầy, và điều làm thầy sung sướng là mỗi lần tôi lại tặng thầy một tập thơ mới của tôi...
Tôi ốm thương hàn
Năm tôi học lớp ba, tôi bị ốm một trận thập tử nhất sinh, sốt liên miên nhiều ngày mà cậu mợ tôi không hiểu rõ là bệnh gì. Cậu mợ rất lo, một mặt đánh dây thép mời thầy (cha) tôi vào, mặt khác cậu tôi mời một ông ngự y quen biết đến bắt mạch cho tôi và cho toa thuốc. Uống thuốc của ông ngự y (thầy thuốc của nhà vua) được ba bốn hôm thì bệnh thuyên giảm, ủa Quảng Nam, Bình Định... Nhưng chúng tôi vào xem bảo tàng tam toà không phải chỉ bị thu hút bởi những mô hình thủ công, mỹ nghệ, mà còn bị thu hút trước mắt bởi những tấm đá ác-đoa (ardoise) còn chất đống ở một góc vườn, dưới chân cây muỗm hoặc cây nhãn. Đống ác-đoa này là số thừa hoặc phế phẩm của ác-đoa đã dùng để lợp cái bảo tàng trên kia và một số nhà khác trong khu vực tam toà. Ác-đoa chở từ bên Pháp sang. Chúng tôi lượm những mảnh ác-đoa ấy về làm bảng học sinh rất tốt, phấn viết lên ác-đoa rất rõ và lại dễ lau sạch, bóng đen...
Hội đồng hương quyên tiền ở nhà cậu tôi, thỉnh thoảng có những ông người Nghệ Tĩnh, khăn đen áo dài đến thăm và nói chuyện thủ thỉ với cậu tôi. Các ông tự xưng là người của hội đồng hương đến quyên tiền để giúp dân Nghệ Tĩnh khi bị lũ lụt, khi bị bão... Tôi thấy cậu tôi hơi e dè nhưng cuối cùng thì cũng cúng một số tiền nhỏ nhưng xin các ông đồng hương đừng ghi tên vào sổ, vào danh sách quyên góp, và cậu tôi cũng không đòi một giấy biên nhận gì. Các ông hội đồng hương làm đúng theo yêu cầu của cậu tôi và ra về có nói một câu, nói vừa đủ cậu tôi nghe: “Đây là việc nghĩa cả, chúng tôi sẽ dùng đồng tiền cho có ích nhất, không phụ lòng hào hiệp của ông”. Các ông chào ra về, cậu tôi lễ phép chào nhưng không tiễn ra tận đường. Về sau tôi đoán hiểu những ông đồng hương này là người của một tổ chức cách mạng, không hiểu là của đoàn thể nào, đến gặp cậu tôi với mục tiêu tối cao là mời cậu gia nhập đoàn thể, và mục tiêu tối thiểu cũng là quyên góp tiền ủng hộ “nghĩa cả”, ủng hộ phong trào. Tôi có hỏi những đồng chí lão thành cách mạng có phải lúc ấy ở Huế có những người đi vận động như vậy không, thì các đồng chí cho biết là đúng như thế, lúc bấy giờ sau phong trào Xô Viết, các đồng chí ta phải dùng nhiều hình thức vận động để củng cố phong trào mà hình thức hội đồng hương là một hình thức tiếp cận với những người trí thức ít nhiều có lòng yêu nước. Cậu tôi mất rồi (năm 1946) tôi không hỏi được cậu sự thật trên điểm này, trên đây tôi chỉ ghi sự đoán hiểu của tôi. Dầu sao thì những ông hội đồng hương khăn đen áo dài này cũng đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc, nhất là cái giọng Nghệ Tĩnh quê nhà của các ông cái giọng mà suốt đời đi đâu thì tôi vẫn giữ được nguyên vẹn. Cứ về đầu làng là tôi nói giọng Hà Tĩnh một trăm phần trăm, hơn thế nữa tôi nói đúng giọng của làng tôi, xóm tôi, không quên giọng đã đành mà cũng không quên những từ quen thuộc của địa phương nữa, cái giọng và những từ trong đó tôi đã sinh ra và được mẹ tôi ru hồi tấm bé.
Tuổi dậy thì
Có nên ghi vào hồi ký những năm tháng phức tạp này không? Nhưng tôi nghĩ cứ nên ghi, cứ nên kể vì đây là đời của mình, đời xương thịt nó chứa đựng cả đời tâm hồn và làm nền cho đời tâm hồn. Vả lại ai cũng chỉ sống có một đời, tôi không kể đời tôi trọn vẹn thì ai sẽ kể thay cho tôi trong thăm thẳm của thời gian. Người ta thường bảo “Nữ thập tam, nam thập lục”. Nhưng tôi chưa đến thập lục, chỉ mới thập nhị thập tam cũng đã đến cái tuổi biến chuyển sinh lý, cái tuổi dậy thì. Tuổi đầy mơ mộng, mà đối tượng mơ mộng thật chưa rõ ràng, những tình cảm tả trong sách làm cho mình cảm nhiều hơn là những đụng chạm trong đời. Nhưng các giác quan đã thức dậy, có khi sắc nhạy, kể cả giác quan của dậy thì. Thế rồi chàng thiếu niên đang lớn lên cứ âm thầm tưởng tượng những tình duyên, những gặp gỡ, những cảm giác và những say sưa trong tình cảm. Tâm hồn và máu thịt đang cùng nảy nở một lần, đang làm giàu cho nhau trong cái buổi “khai thiên lập địa” của một con người. Chính những năm tháng này, cũng là những năm tháng bắt đầu nảy nở hồn thơ trong tôi, bắt đầu xao động cái khiếu thơ bấy lâu đang còn ấp ủ, như một cái mầm bắt đầu nhú lên, mở những cánh lá đầu tiên đón gió.
Lần đầu tiên đi gặp biển
Trên kia tôi đã kể lúc đi theo mợ Vân vào Thừa Thiên, tôi đã tiếp xúc với biển ở đèo Ngang. Nhưng lúc ấy chỉ thoáng thấy biển ở chân đèo, mặc dù cảm giác rất mới lạ, nhưng chưa phải là một sự chấn động sâu xa trong cảm giác và tình cảm của tôi. Thật sự tiếp xúc với biển lần đầu tiên là buổi đi chơi Thuận An với bạn Đồng Sĩ Hiền lúc chúng tôi học lớp nhì như tôi đã nhắc ở một đoạn trên. Lúc bấy giờ tôi 11 tuổi Hiền và tôi đi từ sáng sớm. Dọc đường từ Đập Đá qua Nam Phổ đã tiếp xúc với biển qua gió biển.
Quê tôi ở vùng sơn cước, ở chân núi Mồng Ga, chưa bao giờ tôi nghe thổi một ngọn gió mát và nhẹ như thế, một ngọn gió mà tưởng là hơi thở hiền hoà của đất của trời. Tuổi nhỏ, tôi cứ tưởng là gió dính liền với cây lá, với rừng, nơi nào không có cây thì không có gió. Tôi quen thấy gió từ cây từ cành lá rung rinh hoặc bạt theo một chiều. Đi dần về biển, tôi mới có cảm giác rõ rệt gió có thể rời cây, gió có thể riêng với cây gió là hơi thở của bầu trời rộng lớn. Cứ đi, cứ nghe gió, tắm mình trong gió. Rồi khoảng 8, 9 giờ sáng, nghe tiếng ào ào như mưa qua rặng phi lao: cảm giác như đến gần chợ Nước ở quê tôi. Cũng thấy lạo xạo, dào dạt mỗi lúc một to. Thỉnh thoảng lắng đi một tí. Rồi bừng lên trước mắt tôi cái mênh mông xanh của biển, thoạt nhìn thấy hơi cứng. Gió biển vù vù làm rợn cả người tôi. Tôi thấy mát cả nơi khóe mắt tưởng như mắt tôi mở to gấp mấy lần. Biển phồng lên, tôi thấy như một cái ngực hồi hộp. Khối xanh bát ngát ấy không cứng nữa như cảm giác ban đầu. Khối xanh ấy bây giờ cho tôi một cảm giác đùn lên đùn lên vô tận. Hơi ngợp. Tôi đứng nhìn say sưa. Biến và sông đều là khối nước, mà sao cho tôi cảm giác khác nhau quá? Biển hút tôi, biển đặt tôi vào một trạng thái tâm hồn dạt dào, rộng mở, mà lại lắng sâu. Tôi nhìn biển không chán cho đến trưa lúc mặt trời chói nắng. Đó là tình yêu đầu tiên của tôi với biển. Từ đó đến nay tôi mê biển như một nỗi mềm. Cứ có dịp là tôi về với biển. Có điều lạ là biển bát ngát, rộng mở lại làm tôi lắng về bên trong tâm hồn. Biển là khối lớn dào dạt, như chiếc võng lớn đưa cao làm tôi say mà lại yên tâm vô cùng. Trong đời làm thơ của mình tôi đã viết hàng chục bài thơ về biển, vì biển (có thể gần đến trăm bài), xin kể ra đây vài đoạn vào nhi những người xung quanh rằng ta có “bài đăng báo”. Báo Tiếng dân của cụ Huỳnh dùng toàn thợ in ở Hà Nội, ở ngoài Bắc vào. Các anh em thợ in này, ít người bận âu phục thường là bận áo quần ta, áo dài đen hoặc áo dài trắng, và đi giày vải trắng, đội mũ “cát” trắng. Bà con gọi anh em thợ in này là thầy, và cũng nể các thầy, vì anh em giữ tư cách đứng đắn, ăn nói lịch thiệp dường như anh em cũng giữ danh dự cho cả nhà in báo Tiếng dân của cụ Huỳnh nữa. Có mấy thầy quen nhà cậu tôi, chủ nhật thỉnh thoảng đến đánh tổ tôm, tài bàn với cậu tôi. Đánh bài thì có thua có được có thầy nướng hết vốn, phải vay, nhưng sau đó trả nợ đàng hoàng. Tôi không biết các thầy này có vợ không hay là có vợ mà để vợ ở quê. Duy có thầy Yên thì tôi biết đích xác là chưa có vợ và rất si tình. Thầy thường bận một áo lương đen, đội khăn xếp lượt, tay cầm một chiếc ô “lục soạn”, dáng đi nho nhã như một ông đồ nho. Thầy bắt tình với một chị làm công ở hiệu buôn Đức Thuận, ở phố Pônbe (Paul Bert). Chị cũng đẹp, tóc bỏ đuôi gà, nước da trắng mịn và đôi mắt rất tình tứ. Hai người dan díu đã lâu và rồi chị có thai với anh. Anh em đồng nghiệp thương thầy Yên, không những không chê cười thầy mà còn tìm cách giúp đỡ và nếu thầy và người yêu muốn nên vợ nên chồng thì anh em cũng sẵn sàng giúp tổ chức đám cưới. Thầy Yên cũng tâm sự với cậu mợ tôi, và còn mượn nhà cậu mợ tôi làm nơi gặp gỡ người yêu. Ai cũng tường đám cưới sẽ thành, chị rất thương anh không dấu giếm gì cả và anh cũng quyết tâm lấy chị, anh săn sóc chị săn sóc cái thai trong bụng chị như là một người chồng săn sóc vợ đã cưới... Thế mà, đám cưới không thành vì bà chủ của chị kiên quyết phản đối, kiên quyết bắt thầy Yên phải bỏ chị lấy cớ rằng chị là “người nhà” của bà, bà phải giữ chị làm ăn với bà rồi bà sẽ “kiếm tấm chồng cho”. Cuộc tình duyên phải chấm dứt, nhưng chị đẻ con ra thì thầy Yên nuôi với tất cả tấm lòng của một người cha.

Truyện HỒI KÝ SONG ĐÔI TẬP 1 Tập 1- B Tập 1- C Tập 1 - D Tập 1- E Tập 1- F Tập 1- G Tập 1- H Tập -I Tập 1- J Tập 1- K Tập 1- L Tập 1- M Tập 1 -N Tập 1- O c đó gởi gia đình anh Xuân Diệu dời về Hương Khê (Hà Tĩnh).
Nẩy nở hồn thơ
Trong phần tuổi nhỏ trên kia, tôi đã kể sự tiếp xúc đầu tiên của tôi với Truyện Kiều, với thơ như thế nào. Vào học ở Huế, trong khung cảnh đẹp của sông Hương núi Ngự, trong môi trường đằm thắm văn nghệ dân gian, ở phố Đông Ba, với cái tủ sách kỳ diệu của cậu tôi khiếu thơ của tôi đã gặp điều kiện thuận tiện để nẩy nở. Bạn học của tôi lúc đó là anh Đồng Sĩ Hiền cũng mê thơ văn, và hai đứa một ngày chủ nhật rủ nhau đi chơi cửa biển Thuận An thì mang theo Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. Buổi trưa hè, dưới bóng những cây phi lao rào rào gió biền hai chúng tôi ngâm ngợi một cách say sưa thơ của Đoàn Thị Điểm và của Nguyễn Gia Thiều, đặc biệt là mấy đoạn sau đây:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền...
Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu
(Chinh phụ ngâm)
Cầu thệ thuỷ nằm trơ cổ độ
Quán thu phong đứng rũ tà huy
Phong trần đến cả sơn khê,
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này...
(Cung oán)
Hiền và tôi ngâm lên thấy réo rắt trong lòng, và cũng buồn man mác. “Quán thu phong đứng rũ tà huy”, lúc bấy giờ trời đã ngả chiều, mặc dù không phải mùa thu, mà chúng tôi cũng buồn rười rượi...
Chúng tôi lại còn đi chơi núi Ngự Bình, dưới bóng những cây thông, trong nắng chiều vàng, chúng tôi lại cùng nhau đọc Giọt lệ thu của bà Tương Phố...
Nhưng không chỉ có thơ gợi ý thơ, mà cảnh trời, cảnh đồi xung quanh tôi cũng cho tôi những rung động thơ đầu tiên. Cây bàng lá rụng, ngọn gió sông hiu hắt, cây bồ hòn đứng lặng trong chiều đông, rồi tiếng đàn của ông Cả Soạn, của anh Cháu đờn, ông xẩm chợ kể vè rồi tình bạn trẻ thơ, tiếng gió biển trong rừng phi lao, ánh nắng thu trên mái rừng thông, tiếng chuông chùa Diệu Đế, tiếng hò mái nhì, mái đẩy trên sông Hương... Tất cả đã làm xao động trong tôi cái cảm giác thơ:
Nhớ buổi đầu tiên rung động thơ
Sân trường tiểu học tuổi mười ba
Cây bàng lá rụng mình trần trụi
Gió rít ngoài sông, thuyền nép bờ.
Dãy phố Đông Ba dài xứ Huế
Cây bồ hòn lặng đứng chiều đông
Xa nhà theo cậu lo ăn học
Phận học trò nghèo đâu dám ngông.
Nhưng có niềm chi nửa lặng im
Nửa như ai đốt cháy trong tim
Sân trường những buổi ra chơi ấy
Có phải hồn non đã tự tìm
Thơ đến tìm ta tự lối nào
Từ cành tái vỏ cây bàng cao
Hay từ mặt nước se theo gió
Từ những bàn tay bạn kết giao
Rạo rực nghe thơ kề má lửa
Giữa chiều đông tím một sân trường
Câu thơ thứ nhất không còn nhớ
Nhưng nhớ còn rành nỗi mến thương.
Chỉ nhớ trời thơ rất bạn bè
Duyên thơ mời bén đã say mê
Yêu đời tập sự bằng yêu bạn
Nghe đất trời cùng tự lắng nghe
(1972)
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 9 tháng 7 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--