Con người khi ra đường có hai thứ nổi trội thường bị (hay được) người ta chú ý: Một là quá đẹp. Một là quá xấu. Chứ còn bình thường, không đẹp không xấu, dễ lẫn lộn đám đông, không ai chú ý cả.
Tôi thuộc diện người thứ hai, xấu ơi là xấu, vì vậy thường là trung tâm chú ý đàm tiếu của mấy người hàng xóm cũng như một số người khác. Các cậu con trai choai choai ở xóm, chưa vợ, khi ngồi uống rượu với nhau, lời ra tiếng vào: “Cỡ mình như vầy, tán gái không vô, còn với anh Ba, vừa xấu, vừa lớn tuổi như thế, thì làm sao có vợ được!”.
Các cô con gái mới lớn, lúc nhàn rỗi, chụm ba chụm bảy tâm sự than vãn: “Buồn ghê! Dạo này, sao không có anh chàng nào theo đuôi tán tỉnh cả! Chắc cái kiểu này kéo dài, ế độ, cưới quách anh Ba cùng xóm cho rồi!”. Có cô gái khác hăm dọa: “Mày mà cưới anh Ba làm chồng, về sau, đẻ con, mặt méo… đầu hói như người bệnh đao nuôi đó!”.
Ngay cả lão hai Hùng, sáu mươi tuổi, cũng có lần nhìn đằng sau lưng tôi không nhịn cười được, vui miệng nói: “Tay dài, chân ngắn, bước đi chân thấp chân cao, dị tướng lạ lùng!”. Ở miền quê này, chẳng hiểu sao, lúc rảnh rỗi người ta thường lấy tôi ra làm đề tài trêu đùa, tôi buồn vô cùng! Tôi thầm trách trời đất, cũng là con người, tại sao con người tôi lại xấu, không được như mọi người cơ chứ!?
Số phận, thật may mắn và cũng thật lắm trớ trêu, ngược lại tôi có cô vợ rất đẹp. Đó cũng là tạo cho mấy người ở xóm bàn tán xôn xao về tôi nhiều hơn. Chẳng biết vì sao, nàng đồng ý làm vợ con người như tôi. Có thể do mẹ tôi giỏi ăn nói, thuyết phục cha mẹ nàng. Có thể do gia đình nàng quá nghèo, nàng cưới tôi để thoát khỏi cái cảnh làm thuê làm mướn.
Cũng có thể, do giận dữ với người yêu về chuyện tiền bạc, nàng cưới quách tôi cho rồi! Đàn bà con gái, thoáng vui thoáng buồn, chợt nắng chợt mưa, khó ai hiểu nổi! Ngày nay, có một số cô gái trẻ, không yêu đương tìm hiểu gì cả, miễn là có mấy ông chồng Tây bảo lãnh qua xứ người là được!…
Vợ tôi, nàng rất đẹp, từ khuôn mặt, đến tay, chân… Người ta bảo: một thiếu nữ đẹp toàn diện, phải là một thiếu nữ con nhà giàu. Bởi con nhà giàu thường được học hành tử tế, có kiến thức văn hóa, luôn ở trong mát nên làn da trắng. Con nhà giàu không phải làm lụng nặng nhọc, dáng người không thô kệch…
Thế nhưng, vợ tôi là con nhà nghèo, nàng suốt ngày ngoài đồng, nhưng làn da vẫn trắng hồng, vóc dáng đều đẹp. Nàng dịu dàng, nói năng từ tốn, mọi người ở xóm ai cũng khen ngợi và thích nói chuyện với nàng cả. Lúc đầu, cưới được nàng, tôi vô cùng vui mừng và lấy làm tự hào, nhưng ngược lại về sau tôi vô cùng khổ sở.
Ngay ngày đám cưới, là tôi đã thấy khổ sở khi cưới vợ đẹp rồi. Lúc ấy, sau khi bái lạy ông bà xong, ra bàn tiệc, tôi và nàng đi vòng quanh các bàn chúc mừng hai họ và để cho ông chụp hình quay phim ghi hình. Ông chụp hình, quay phim ngắm nghía ống kính làm sao đó rồi dừng lại, đến gần bên tai tôi, hỏi nhỏ: “Chú rể ơi, nhà có cái ghế nhựa nào không?”.
Tôi ngạc nhiên, hỏi lại: “Làm chi?”. Ông chụp hình, quay phim nói: “Chú rể lùn, cô dâu cao, nhìn vào khung ngắm, trông xấu lắm! Chú rể nên có cái ghế nhỏ đứng bên cạnh cao mới bằng cô dâu, chụp hình, quay phim mới đẹp!”.
Tôi chạm tự ái, gắt: “Không cần! Mấy ông cứ để tự nhiên như vậy, khéo bày vẽ, phiền phức!”. Ông chụp hình, quay phim hạ thấp giọng: “Mong chú rể thông cảm! Anh chấp nhận đã đành, nhưng còn người khác nữa chứ! Sau khi đám cưới xong, tụi em giao băng hình dòng họ hai bên xem, chê xấu không biết đạo diễn, làm sao tụi em làm đám cưới khác được nữa!”.
Lúc này, tôi bực mình chẳng biết tính làm sao? Tôi nghĩ thôi mặc kệ, đừng tự ái chi cả, bất chấp, miễn là tôi và nàng có hình ảnh cưới đẹp để làm kỷ niệm là được, đành vào trong nhà lấy cái ghế ra cho mấy ông chụp hình quay phim ghi hình.
Vừa lúc này, thím hai Hân nấu nướng dưới bếp xong, chạy lên xem mặt cô dâu, lắc đầu, nhỏ to với thím ba Ngọ: “Chẳng hiểu cô dâu yêu chú rể điểm nào!”. Đã đành, còn mấy đứa trẻ nhỏ ở ngoài cứ nhao nhao, vạch lá dừa dàn rạp, nói: “Xem Bạch tuyết và chú lùn kìa!…”.
Lúc ấy nghe xong, tôi giận dữ vô cùng, muốn chửi bới họ một trận cho hả giận, nhưng tôi không thể làm như vậy trong ngày vui được! Tôi đành bặm môi, im lặng, cầm cái ghế nhỏ, đi vòng quanh bàn tiệc để cho ông chụp hình quay phim làm kỷ niệm. Trong lòng, cứ nóng lên hừng hực.
Tôi thuộc diện đàn ông biết lo lắng cho vợ và để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Sau đám cưới vào một buổi tối cuối tuần, tôi chở nàng xuống thị xã dạo mát và uống cà phê. Hôm ấy, nàng mặc quần jeans tối sẫm, áo màu tím nhạt, nhẹ nhàng không nổi bật, nhưng con người của nàng vốn đã đẹp, dù khiêm tốn, cũng toát lên nét thanh cao. Ngược lại, tôi mặc quần trắng toát, áo màu đỏ rực, vốn đã xấu rồi, dù có cố làm đẹp lại càng xấu hơn.
Lúc đang trên đường đi, nàng ngồi sau xe, ôm eo, tôi thấy hạnh phúc vô cùng, thầm nghĩ, giá mà tôi và nàng mãi ở bên nhau như thế này thì hay biết dường nào!
Tôi yêu nàng biết bao, cố gìn giữ và hy vọng đóa hoa xinh đẹp này mãi là của tôi! Tôi luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó, có người trẻ, đẹp, giàu hơn tôi, đến quyến rũ nàng! … Đến thị xã, sau khi vòng quanh ngoài biển, tôi và nàng vào một quán cà phê sang trọng.
Mới ghé vào quán, thì nỗi lo sợ mất nàng trong lòng tôi bắt đầu nổi lên. Có một anh chàng giữ xe, vô tình, liếc nhìn vợ tôi. Tôi thấy cái kiểu nhìn của hắn sao đầy toan tính và mưu đồ, có thể nếu không có tôi, hắn sẽ buông vài lời chọc ghẹo cũng không chừng! Giữ xe, nhiệm vụ của hắn là dắt xe khách dựng ngay ngắn, ghi số, đưa thẻ cho khách, chứ đâu phải nhìn vợ người ta vậy chứ!?
Vợ tôi, nàng im lặng làm như không biết, chẳng tỏ thái độ nào, đồng lõa để cho hắn nhìn! Sao nàng không mắng: Anh kia, không được nhìn tôi cơ chứ! Ngược lại, hình như nàng còn lấy làm tự hào, làm tôi bực mình vô cùng! Vào bên trong quán, tôi và nàng vừa ngồi vào bàn, có một anh chàng tiếp viên đến gần, hỏi: “Anh chị dùng gì?”.
Nói xong, hắn nhìn tôi, rồi lại đưa mắt nhìn vợ tôi. Tôi thấy cái kiểu nhìn của hắn sao đầy bí mật, pha lẫn hẹn hò, chẳng khác nào cái anh chàng giữ xe kia cả! Ông chủ quán này bậy thật, thuê mướn nhân viên, toàn là loại người thấy đàn bà con gái đẹp là lao tới tán tỉnh, như thế làm sao ai dám dắt vợ tới quán cơ chứ!”.
Tôi lớn giọng: “Cho một ly cà phê, một ly nước cam, nhanh lên!”. Hắn quay trở vô, vợ tôi từ tốn góp ý: “Sao anh lại lớn tiếng thế? Anh làm như thế, người ta bảo mình ỷ tiền hách dịch, không tốt!”. Tôi ghen tuông: “Chứ chẳng lẽ, cô muốn cái thằng đứng gần bên, kể chuyện hài hước cho cô nghe sao? Cô thật đa tình, thấy con trai đẹp, chưa chi đã!... Có chồng bên cạnh, cô đã lẳng lơ như vậy rồi, không có, thì làm sao nữa!”.
Vợ tôi ngạc nhiên: “Thì em đã làm gì đâu, anh bảo lẳng lơ?”. Tôi bực dọc trong lòng, sẵn dịp tuôn ra: “Cô lẳng lơ rõ rồi còn gì! Nếu không, sao tôi lớn tiếng với thằng đó, cô không cho? Cô sợ thằng đó buồn phải không? Nhìn cử chỉ của cô, tôi thừa hiểu!”.
Vợ tôi than vãn: “Anh sao lại nói vậy!…”. Vừa lúc này, anh chàng tiếp viên bê khay đồ uống ra, cẩn thận đặt trên bàn. Nhìn hắn, đẹp trai và sung mãn, trong lòng tôi ganh tị hơn. Hắn đi vào, tôi quay sang vợ, gắt: “Không ăn uống gì nữa, tính tiền, đi về!”. Vợ tôi nhăn nhó: “Sao kêu nước ra, anh không uống mà ra về…?”.
Tôi móc tiền, bỏ trên bàn, đứng dậy rồi lớn tiếng: “Bây giờ cô ở lại quán, nhỏ to với thằng đó, hay là về với tôi hả? Hay là cô có ý sai bảo tôi, về nhà lấy quần áo, đem đến đây cho cô? Cô nói cho tôi biết, để tôi còn toan tính?”.
Nói xong, tôi nóng giận đứng dậy đi ra khỏi quán, vợ tôi giận dỗi chậm rãi bước theo sau. Thật là một buổi tối không vui chút nào, chẳng đem lại hạnh phúc cho gia đình mà ngược lại cả tôi và nàng đều bực mình vô cùng. Từ đó trở đi, tôi không ngu dại gì chở vợ đi uống nước cho người ta ngắm nhìn nữa.
Ở bên phía vợ tôi có người bà con ở Sài Gòn, gửi về cho nàng xấp vải may áo dài. Hôm mới may áo về, nàng vui mừng đứng trước gương lớn thử. Nàng tay cầm tà áo dài, nghiêng qua, nghiêng lại, thỉnh thoảng xoay một vòng ngắm nghía. Nhìn hình ảnh của nàng ở trong gương, ở ngoài, thoáng ẩn thoáng hiện, hai như một, đẹp làm sao!
Về sau nhiều năm, hình ảnh nàng vui mừng đứng trước gương, luôn hiện về với tôi trong những giấc mơ. Nàng ngắm nhìn mình một lúc, hỏi: “Đẹp không anh?”. Tôi nhìn nàng chẳng chán, bảo: “Đẹp lắm! Từ nay về sau, ở nhà, em cứ lấy áo dài ra mà mặc. Nếu thiếu đồ, em lấy tiền mua cái khác”. Nàng nói: “Ở nhà, ai lại lấy áo dài mặc, kỳ chết! Nóng nảy, vướng víu, ai mà chịu cho nổi!”. Tôi nói: “Anh thích em ăn mặc như thế!…”.
Hai ngày sau, có người quen đến nhà tôi mời đi ăn đám cưới. Sau một hồi nói chuyện, khách về, nàng vui mừng reo lên: “Ngày mai, đi đám cưới, em mặc áo dài anh nhé?”.
Thú thật, tôi yêu nàng tha thiết biết dường nào! Tôi luôn thích nàng ăn mặc đẹp, hoang phí làm sao cũng được, nhưng chỉ ở trong nhà cho tôi chiêm ngưỡng thôi. Nếu ra ngoài đường, tôi luôn sợ người nhìn vợ tôi, rồi buông lời chọc ghẹo, nàng nhẹ dạ cả tin, theo người ta, bỏ tôi!…
Tôi nhất quyết nói: “Không được! Bây giờ, em thích thì mặc, chứ còn ngày mai đi đám cưới, em không được mặc!”. Vợ tôi than: “Có đồ đẹp, ra đường mặc cho người ta ngắm nhìn mình. Ở nhà, ai lại mặc đồ đẹp!”. Tôi lớn giọng, ghen tuông: “Có chồng rồi, cô chưng diện đẹp đẽ lên để làm gì? Chứ chẳng lẽ, cô không yên phận làm vợ tôi, còn muốn kiếm thêm thằng khác hay sao? Hay là, cô đã lỡ hẹn với người yêu, đi đám cưới mặc đồ đẹp cho nó nhìn hả? Dạo này, tôi thấy cô có tình ý với thằng Tám ở xóm dưới, tôi biết hết, nhưng không nói ra đó!”.
Vợ tôi ấm ức, nói như muốn khóc: “Anh ghen tuông quá mức! Em chẳng hiểu nổi anh nữa!…”. Nói xong, nàng hối hả đi vào phòng, đóng cửa cái sầm.
Một lần lầm lỡ làm cho tôi nhớ mãi. Đó là vợ tôi, có cô em gái sắp đến ngày đi lấy chồng. Trước đó mấy đêm, nàng thiết tha bảo tôi đến ngày đám cưới nàng sẽ mặc áo dài. Chứ từ ngày may áo về, nàng chưa một lần mặc ra ngoài đường. Hơn nữa, nàng mặc áo dài đẹp đẽ là để nở mặt nở mày với cha mẹ, anh em và họ hàng…
Lúc đầu tôi nhất quyết không cho, nhưng về sau nàng nài nỉ quá, tôi đành chấp nhận. Tôi nghĩ một là được lòng bên vợ, hai là vợ đẹp và sang trọng mình cũng hãnh diện hơn. Hôm ở đám cưới, mọi người ai nhìn nàng cũng khen đẹp, làm tôi rất mừng, không có điều gì phàn nàn cả.
Buổi chiều tan lễ, tôi và nàng hạnh phúc chạy xe về nhà, thì vô duyên vô cớ có một chuyện bực mình không chịu nổi. Có hai chiếc xe hon da, mỗi chiếc có hai cậu con trai, hình như họ cũng dự chung đám cưới thì phải. Cậu nào mặt cũng đỏ như trái gấc chín, ngà ngà say, chạy lạng lách theo bên tôi.
Một cậu nhìn vợ tôi, chọc ghẹo: “Em ơi! Nhà ở đâu, tối nay uống cà phê với anh nhé?”. Một cậu khác: “Em ơi! Em trẻ đẹp sao lại có chồng già xấu như thế? Nó chết, bỏ em cô đơn mất!”. Một cậu khác: “Em xuống xe đi chơi với tụi anh đi! Anh sẽ cho em biết, thế nào là đàn ông!”. Trời ơi, trên đời này, sao có loại người mất dạy, vô văn hóa như thế chứ!
Tôi nóng giận, tắt máy, bước xuống xe, ngó quanh đường tìm cục đá, liều sống chết với tụi này một phen. Đám con trai thấy thế, la lớn, rồ xe phóng đi mất. Tôi chửi rủa một mình, yên tâm leo lên xe chạy lại. Chốc lát sau, đám thanh niên chẳng sợ sệt chi cả, quay xe trở lại, rồ xe lớn, lại tiếp tục buông lời chọc ghẹo. Tôi giận dữ vô cùng, nhưng chẳng làm gì được cả.
Về nhà, tôi quay sang vợ, trút cơn giận: “Có nhiều người khen cô đẹp, đeo đuổi, tán tỉnh, chê bai tôi, chắc cô vui lắm chứ gì?”. Vợ tôi: “Em đâu muốn như thế!…”. Tôi lớn tiếng: “Không muốn à? Không muốn mà sao cô chưng diện đẹp đẽ lên cho tụi nó ngắm nhìn làm gì? Tôi biết “ý đồ” của cô rồi, nhưng vì yêu cô, tôi không muốn nói ra đó!”.
Vợ tôi ấm ức, ít lời không biết nói lại làm sao cả. Tôi sợ người ta chọc ghẹo vợ mình, ra quyết định: “Tôi tuyệt đối cấm cô, ra đường không được mặc áo dài đó, nghe chưa?…”. Vợ tôi sợ cãi vã trong gia đình, im lặng, xuống nhà dưới cho yên chuyện.
Một tuần sau, vào buổi sáng lúc vợ tôi đi chợ, có chuông điện thoại reo lên. Tôi lại cầm điện thoại lên nghe, có tiếng cậu con trai nói: “Bác ơi, cho cháu hỏi thăm, có cô Thắm ở nhà không?”. Tôi hỏi lại: “Cậu là ai? Hỏi cô Thắm làm gì?”. Đầu dây bên kia, ấp úng: “Dạ!… Cháu là bạn trai của Thắm!…”.
Trời ơi, nghe hai chữ “bạn trai” của Thắm, tôi lại giận dữ vô cùng, đến độ run lên. Sẵn tiện cái điện thoại trên tay, tôi dùng hết sức lực ném xuống nền nhà cho hả cơn giận. Chưa hết, tôi hối hả vào trong phòng, lấy tấm hình cưới phóng lớn của tôi và nàng chụp chung ra đập.
Cái khung hình kỷ niệm vỡ đôi, mảnh gương rơi vương vãi khắp nhà. Vẫn chưa hả giận, tôi gom hết đồ áo đẹp của nàng xuống nhà dưới, cầm cái rựa, vừa chặt ra từng mảnh, vừa nói: “Bồ bịch hả! Hẹn hò hả! Từ nay về sau, đừng hòng, ra đường hẹn hò với ai nữa!…”.
Xong rồi, tôi mệt lả ngồi xuống ghế thở hổn hển. Vừa lúc này, vợ tôi cắp giỏ đi chợ về. Nàng mới bước tới cửa, đã nhìn thấy căn nhà bừa bộn, ngơ ngác và hốt hoảng. Nàng ngạc nhiên, hỏi vội: “Nhà cửa sao lại như thế này hả anh?”.
Tôi bực mình, chỉ chờ nàng về là trút cơn giận: “Thôi đủ rồi đó, cô đừng giả vờ nữa! Cô lẳng lơ, đa tình, tôi đã biết rõ hết rồi! May mà, sáng nay tôi phát hiện ra, còn không, suốt cuộc đời này tôi bị cô cắm sừng quá!”. Vợ tôi không hiểu: “Sao anh lại nói thế? Sáng nay, em đi chợ, đã làm gì đâu mà anh bảo là lẳng lơ đa tình?…”.
Tôi khăng khăng nói: “Thôi, thôi, cô đừng đóng kịch nữa! Tôi nói ra cho rõ ràng, để cô đừng chối quanh co nữa nhé? Sáng nay, tôi vô tình nghe điện thoại, có người tự xưng với tôi là bạn trai cô, hẹn cô tối nay đi chơi đó! Cô lo mà sửa soạn cho đẹp, tối còn đi chơi với người ta!”.
Vợ tôi thanh minh: “Chắc là nhầm lẫn, hoặc ai đó trêu đùa, chứ em không bao giờ làm việc đó cả!”. Tôi lớn tiếng: “Cô tưởng tôi là trẻ con ba tuổi, khờ khạo lắm sao? Cô không liếc mắt, đưa tình, mỉm cười làm duyên với người ta, thì sao người ta lại trêu đùa? Không có lửa, làm sao có khói? Thật là vô lý hết sức!”.
Vợ tôi ấm ức không biết nói sao, im lặng, xuống nhà bếp lo cơm nước. Nàng thấy đồ đạc mình bị chặt, la lên: “Trời ơi! Sao anh nhẫn tâm chặt hết đồ em?”. Tôi sợ mất nàng, ra quyết định: “Tôi tuyệt đối cấm cô, không được bước ra khỏi nhà đó, nghe chưa?…”.
Từ đó trở đi, tôi và nàng luôn “chiến tranh lạnh”, không nói với nhau lời nào cả, giống như hai người xa lạ ở chung trong nhà. Ba tháng sau, kể từ lúc tôi luôn ghen tuông cấm đoán nàng, tôi và nàng đã chia tay. Nói đúng hơn, nàng chủ động chia tay chứ tôi vẫn yêu nàng hoàn toàn không muốn điều đó!
Đêm nay, tôi lại cô đơn buồn bã vô cùng, ra quán ở đầu ngõ ngồi nhậu một mình. Từ khi chia tay với nàng, tôi thường hay uống rượu để vơi đi nỗi buồn. Có một đám thanh niên ở xóm, tuổi cỡ mười chín hai mươi, cùng nhậu chung quán, theo tôi học hỏi:
- Ngày xưa, anh Ba có cô vợ đẹp ghê! Chắc anh Ba tán gái giỏi lắm phải không? Dạy bảo cho tụi em với?
Là đàn anh, bậc người đi trước đầy kinh nghiệm, tôi làm ra vẻ như người thầy đắc đạo truyền võ công cho môn đồ:
- Các cậu tuyệt đối hãy nghe lời tôi khuyên bảo nhé? Các cậu cưới vợ, hãy cưới những cô gái xấu xấu vậy, đừng bao giờ cưới vợ đẹp cả. Người ta bảo: Vợ đẹp là vợ người ta. Các cậu không biết sao? Bằng chứng rõ ràng, vợ anh, vợ đẹp, là vợ của người ta đó.
Vợ đẹp
10:08' 07/11/2005 (GMT+7)
. Truyện ngắn của Lê Đức Quang
Con người khi ra đường có hai thứ nổi trội thường bị (hay được) người ta chú ý: Một là quá đẹp. Một là quá xấu. Chứ còn bình thường, không đẹp không xấu, dễ lẫn lộn đám đông, không ai chú ý cả.
Tôi thuộc diện người thứ hai, xấu ơi là xấu, vì vậy thường là trung tâm chú ý đàm tiếu của mấy người hàng xóm cũng như một số người khác. Các cậu con trai choai choai ở xóm, chưa vợ, khi ngồi uống rượu với nhau, lời ra tiếng vào: “Cỡ mình như vầy, tán gái không vô, còn với anh Ba, vừa xấu, vừa lớn tuổi như thế, thì làm sao có vợ được!”.
Các cô con gái mới lớn, lúc nhàn rỗi, chụm ba chụm bảy tâm sự than vãn: “Buồn ghê! Dạo này, sao không có anh chàng nào theo đuôi tán tỉnh cả! Chắc cái kiểu này kéo dài, ế độ, cưới quách anh Ba cùng xóm cho rồi!”. Có cô gái khác hăm dọa: “Mày mà cưới anh Ba làm chồng, về sau, đẻ con, mặt méo… đầu hói như người bệnh đao nuôi đó!”.
Ngay cả lão hai Hùng, sáu mươi tuổi, cũng có lần nhìn đằng sau lưng tôi không nhịn cười được, vui miệng nói: “Tay dài, chân ngắn, bước đi chân thấp chân cao, dị tướng lạ lùng!”. Ở miền quê này, chẳng hiểu sao, lúc rảnh rỗi người ta thường lấy tôi ra làm đề tài trêu đùa, tôi buồn vô cùng! Tôi thầm trách trời đất, cũng là con người, tại sao con người tôi lại xấu, không được như mọi người cơ chứ!?
Số phận, thật may mắn và cũng thật lắm trớ trêu, ngược lại tôi có cô vợ rất đẹp. Đó cũng là tạo cho mấy người ở xóm bàn tán xôn xao về tôi nhiều hơn. Chẳng biết vì sao, nàng đồng ý làm vợ con người như tôi. Có thể do mẹ tôi giỏi ăn nói, thuyết phục cha mẹ nàng. Có thể do gia đình nàng quá nghèo, nàng cưới tôi để thoát khỏi cái cảnh làm thuê làm mướn.
Cũng có thể, do giận dữ với người yêu về chuyện tiền bạc, nàng cưới quách tôi cho rồi! Đàn bà con gái, thoáng vui thoáng buồn, chợt nắng chợt mưa, khó ai hiểu nổi! Ngày nay, có một số cô gái trẻ, không yêu đương tìm hiểu gì cả, miễn là có mấy ông chồng Tây bảo lãnh qua xứ người là được!…
Vợ tôi, nàng rất đẹp, từ khuôn mặt, đến tay, chân… Người ta bảo: một thiếu nữ đẹp toàn diện, phải là một thiếu nữ con nhà giàu. Bởi con nhà giàu thường được học hành tử tế, có kiến thức văn hóa, luôn ở trong mát nên làn da trắng. Con nhà giàu không phải làm lụng nặng nhọc, dáng người không thô kệch…
Thế nhưng, vợ tôi là con nhà nghèo, nàng suốt ngày ngoài đồng, nhưng làn da vẫn trắng hồng, vóc dáng đều đẹp. Nàng dịu dàng, nói năng từ tốn, mọi người ở xóm ai cũng khen ngợi và thích nói chuyện với nàng cả. Lúc đầu, cưới được nàng, tôi vô cùng vui mừng và lấy làm tự hào, nhưng ngược lại về sau tôi vô cùng khổ sở.
Ngay ngày đám cưới, là tôi đã thấy khổ sở khi cưới vợ đẹp rồi. Lúc ấy, sau khi bái lạy ông bà xong, ra bàn tiệc, tôi và nàng đi vòng quanh các bàn chúc mừng hai họ và để cho ông chụp hình quay phim ghi hình. Ông chụp hình, quay phim ngắm nghía ống kính làm sao đó rồi dừng lại, đến gần bên tai tôi, hỏi nhỏ: “Chú rể ơi, nhà có cái ghế nhựa nào không?”.
Tôi ngạc nhiên, hỏi lại: “Làm chi?”. Ông chụp hình, quay phim nói: “Chú rể lùn, cô dâu cao, nhìn vào khung ngắm, trông xấu lắm! Chú rể nên có cái ghế nhỏ đứng bên cạnh cao mới bằng cô dâu, chụp hình, quay phim mới đẹp!”.
Tôi chạm tự ái, gắt: “Không cần! Mấy ông cứ để tự nhiên như vậy, khéo bày vẽ, phiền phức!”. Ông chụp hình, quay phim hạ thấp giọng: “Mong chú rể thông cảm! Anh chấp nhận đã đành, nhưng còn người khác nữa chứ! Sau khi đám cưới xong, tụi em giao băng hình dòng họ hai bên xem, chê xấu không biết đạo diễn, làm sao tụi em làm đám cưới khác được nữa!”.
Lúc này, tôi bực mình chẳng biết tính làm sao? Tôi nghĩ thôi mặc kệ, đừng tự ái chi cả, bất chấp, miễn là tôi và nàng có hình ảnh cưới đẹp để làm kỷ niệm là được, đành vào trong nhà lấy cái ghế ra cho mấy ông chụp hình quay phim ghi hình.
Vừa lúc này, thím hai Hân nấu nướng dưới bếp xong, chạy lên xem mặt cô dâu, lắc đầu, nhỏ to với thím ba Ngọ: “Chẳng hiểu cô dâu yêu chú rể điểm nào!”. Đã đành, còn mấy đứa trẻ nhỏ ở ngoài cứ nhao nhao, vạch lá dừa dàn rạp, nói: “Xem Bạch tuyết và chú lùn kìa!…”.
Lúc ấy nghe xong, tôi giận dữ vô cùng, muốn chửi bới họ một trận cho hả giận, nhưng tôi không thể làm như vậy trong ngày vui được! Tôi đành bặm môi, im lặng, cầm cái ghế nhỏ, đi vòng quanh bàn tiệc để cho ông chụp hình quay phim làm kỷ niệm. Trong lòng, cứ nóng lên hừng hực.
Tôi thuộc diện đàn ông biết lo lắng cho vợ và để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Sau đám cưới vào một buổi tối cuối tuần, tôi chở nàng xuống thị xã dạo mát và uống cà phê. Hôm ấy, nàng mặc quần jeans tối sẫm, áo màu tím nhạt, nhẹ nhàng không nổi bật, nhưng con người của nàng vốn đã đẹp, dù khiêm tốn, cũng toát lên nét thanh cao. Ngược lại, tôi mặc quần trắng toát, áo màu đỏ rực, vốn đã xấu rồi, dù có cố làm đẹp lại càng xấu hơn.
Lúc đang trên đường đi, nàng ngồi sau xe, ôm eo, tôi thấy hạnh phúc vô cùng, thầm nghĩ, giá mà tôi và nàng mãi ở bên nhau như thế này thì hay biết dường nào!
Tôi yêu nàng biết bao, cố gìn giữ và hy vọng đóa hoa xinh đẹp này mãi là của tôi! Tôi luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó, có người trẻ, đẹp, giàu hơn tôi, đến quyến rũ nàng! … Đến thị xã, sau khi vòng quanh ngoài biển, tôi và nàng vào một quán cà phê sang trọng.
Mới ghé vào quán, thì nỗi lo sợ mất nàng trong lòng tôi bắt đầu nổi lên. Có một anh chàng giữ xe, vô tình, liếc nhìn vợ tôi. Tôi thấy cái kiểu nhìn của hắn sao đầy toan tính và mưu đồ, có thể nếu không có tôi, hắn sẽ buông vài lời chọc ghẹo cũng không chừng! Giữ xe, nhiệm vụ của hắn là dắt xe khách dựng ngay ngắn, ghi số, đưa thẻ cho khách, chứ đâu phải nhìn vợ người ta vậy chứ!?
Vợ tôi, nàng im lặng làm như không biết, chẳng tỏ thái độ nào, đồng lõa để cho hắn nhìn! Sao nàng không mắng: Anh kia, không được nhìn tôi cơ chứ! Ngược lại, hình như nàng còn lấy làm tự hào, làm tôi bực mình vô cùng! Vào bên trong quán, tôi và nàng vừa ngồi vào bàn, có một anh chàng tiếp viên đến gần, hỏi: “Anh chị dùng gì?”.
Nói xong, hắn nhìn tôi, rồi lại đưa mắt nhìn vợ tôi. Tôi thấy cái kiểu nhìn của hắn sao đầy bí mật, pha lẫn hẹn hò, chẳng khác nào cái anh chàng giữ xe kia cả! Ông chủ quán này bậy thật, thuê mướn nhân viên, toàn là loại người thấy đàn bà con gái đẹp là lao tới tán tỉnh, như thế làm sao ai dám dắt vợ tới quán cơ chứ!”.
Tôi lớn giọng: “Cho một ly cà phê, một ly nước cam, nhanh lên!”. Hắn quay trở vô, vợ tôi từ tốn góp ý: “Sao anh lại lớn tiếng thế? Anh làm như thế, người ta bảo mình ỷ tiền hách dịch, không tốt!”. Tôi ghen tuông: “Chứ chẳng lẽ, cô muốn cái thằng đứng gần bên, kể chuyện hài hước cho cô nghe sao? Cô thật đa tình, thấy con trai đẹp, chưa chi đã!... Có chồng bên cạnh, cô đã lẳng lơ như vậy rồi, không có, thì làm sao nữa!”.
Vợ tôi ngạc nhiên: “Thì em đã làm gì đâu, anh bảo lẳng lơ?”. Tôi bực dọc trong lòng, sẵn dịp tuôn ra: “Cô lẳng lơ rõ rồi còn gì! Nếu không, sao tôi lớn tiếng với thằng đó, cô không cho? Cô sợ thằng đó buồn phải không? Nhìn cử chỉ của cô, tôi thừa hiểu!”.
Vợ tôi than vãn: “Anh sao lại nói vậy!…”. Vừa lúc này, anh chàng tiếp viên bê khay đồ uống ra, cẩn thận đặt trên bàn. Nhìn hắn, đẹp trai và sung mãn, trong lòng tôi ganh tị hơn. Hắn đi vào, tôi quay sang vợ, gắt: “Không ăn uống gì nữa, tính tiền, đi về!”. Vợ tôi nhăn nhó: “Sao kêu nước ra, anh không uống mà ra về…?”.
Tôi móc tiền, bỏ trên bàn, đứng dậy rồi lớn tiếng: “Bây giờ cô ở lại quán, nhỏ to với thằng đó, hay là về với tôi hả? Hay là cô có ý sai bảo tôi, về nhà lấy quần áo, đem đến đây cho cô? Cô nói cho tôi biết, để tôi còn toan tính?”.
Nói xong, tôi nóng giận đứng dậy đi ra khỏi quán, vợ tôi giận dỗi chậm rãi bước theo sau. Thật là một buổi tối không vui chút nào, chẳng đem lại hạnh phúc cho gia đình mà ngược lại cả tôi và nàng đều bực mình vô cùng. Từ đó trở đi, tôi không ngu dại gì chở vợ đi uống nước cho người ta ngắm nhìn nữa.
Ở bên phía vợ tôi có người bà con ở Sài Gòn, gửi về cho nàng xấp vải may áo dài. Hôm mới may áo về, nàng vui mừng đứng trước gương lớn thử. Nàng tay cầm tà áo dài, nghiêng qua, nghiêng lại, thỉnh thoảng xoay một vòng ngắm nghía. Nhìn hình ảnh của nàng ở trong gương, ở ngoài, thoáng ẩn thoáng hiện, hai như một, đẹp làm sao!
Về sau nhiều năm, hình ảnh nàng vui mừng đứng trước gương, luôn hiện về với tôi trong những giấc mơ. Nàng ngắm nhìn mình một lúc, hỏi: “Đẹp không anh?”. Tôi nhìn nàng chẳng chán, bảo: “Đẹp lắm! Từ nay về sau, ở nhà, em cứ lấy áo dài ra mà mặc. Nếu thiếu đồ, em lấy tiền mua cái khác”. Nàng nói: “Ở nhà, ai lại lấy áo dài mặc, kỳ chết! Nóng nảy, vướng víu, ai mà chịu cho nổi!”. Tôi nói: “Anh thích em ăn mặc như thế!…”.
Hai ngày sau, có người quen đến nhà tôi mời đi ăn đám cưới. Sau một hồi nói chuyện, khách về, nàng vui mừng reo lên: “Ngày mai, đi đám cưới, em mặc áo dài anh nhé?”.
Thú thật, tôi yêu nàng tha thiết biết dường nào! Tôi luôn thích nàng ăn mặc đẹp, hoang phí làm sao cũng được, nhưng chỉ ở trong nhà cho tôi chiêm ngưỡng thôi. Nếu ra ngoài đường, tôi luôn sợ người nhìn vợ tôi, rồi buông lời chọc ghẹo, nàng nhẹ dạ cả tin, theo người ta, bỏ tôi!…
Tôi nhất quyết nói: “Không được! Bây giờ, em thích thì mặc, chứ còn ngày mai đi đám cưới, em không được mặc!”. Vợ tôi than: “Có đồ đẹp, ra đường mặc cho người ta ngắm nhìn mình. Ở nhà, ai lại mặc đồ đẹp!”. Tôi lớn giọng, ghen tuông: “Có chồng rồi, cô chưng diện đẹp đẽ lên để làm gì? Chứ chẳng lẽ, cô không yên phận làm vợ tôi, còn muốn kiếm thêm thằng khác hay sao? Hay là, cô đã lỡ hẹn với người yêu, đi đám cưới mặc đồ đẹp cho nó nhìn hả? Dạo này, tôi thấy cô có tình ý với thằng Tám ở xóm dưới, tôi biết hết, nhưng không nói ra đó!”.
Vợ tôi ấm ức, nói như muốn khóc: “Anh ghen tuông quá mức! Em chẳng hiểu nổi anh nữa!…”. Nói xong, nàng hối hả đi vào phòng, đóng cửa cái sầm.
Một lần lầm lỡ làm cho tôi nhớ mãi. Đó là vợ tôi, có cô em gái sắp đến ngày đi lấy chồng. Trước đó mấy đêm, nàng thiết tha bảo tôi đến ngày đám cưới nàng sẽ mặc áo dài. Chứ từ ngày may áo về, nàng chưa một lần mặc ra ngoài đường. Hơn nữa, nàng mặc áo dài đẹp đẽ là để nở mặt nở mày với cha mẹ, anh em và họ hàng…
Lúc đầu tôi nhất quyết không cho, nhưng về sau nàng nài nỉ quá, tôi đành chấp nhận. Tôi nghĩ một là được lòng bên vợ, hai là vợ đẹp và sang trọng mình cũng hãnh diện hơn. Hôm ở đám cưới, mọi người ai nhìn nàng cũng khen đẹp, làm tôi rất mừng, không có điều gì phàn nàn cả.
Buổi chiều tan lễ, tôi và nàng hạnh phúc chạy xe về nhà, thì vô duyên vô cớ có một chuyện bực mình không chịu nổi. Có hai chiếc xe hon da, mỗi chiếc có hai cậu con trai, hình như họ cũng dự chung đám cưới thì phải. Cậu nào mặt cũng đỏ như trái gấc chín, ngà ngà say, chạy lạng lách theo bên tôi.
Một cậu nhìn vợ tôi, chọc ghẹo: “Em ơi! Nhà ở đâu, tối nay uống cà phê với anh nhé?”. Một cậu khác: “Em ơi! Em trẻ đẹp sao lại có chồng già xấu như thế? Nó chết, bỏ em cô đơn mất!”. Một cậu khác: “Em xuống xe đi chơi với tụi anh đi! Anh sẽ cho em biết, thế nào là đàn ông!”. Trời ơi, trên đời này, sao có loại người mất dạy, vô văn hóa như thế chứ!
Tôi nóng giận, tắt máy, bước xuống xe, ngó quanh đường tìm cục đá, liều sống chết với tụi này một phen. Đám con trai thấy thế, la lớn, rồ xe phóng đi mất. Tôi chửi rủa một mình, yên tâm leo lên xe chạy lại. Chốc lát sau, đám thanh niên chẳng sợ sệt chi cả, quay xe trở lại, rồ xe lớn, lại tiếp tục buông lời chọc ghẹo. Tôi giận dữ vô cùng, nhưng chẳng làm gì được cả.
Về nhà, tôi quay sang vợ, trút cơn giận: “Có nhiều người khen cô đẹp, đeo đuổi, tán tỉnh, chê bai tôi, chắc cô vui lắm chứ gì?”. Vợ tôi: “Em đâu muốn như thế!…”. Tôi lớn tiếng: “Không muốn à? Không muốn mà sao cô chưng diện đẹp đẽ lên cho tụi nó ngắm nhìn làm gì? Tôi biết “ý đồ” của cô rồi, nhưng vì yêu cô, tôi không muốn nói ra đó!”.
Vợ tôi ấm ức, ít lời không biết nói lại làm sao cả. Tôi sợ người ta chọc ghẹo vợ mình, ra quyết định: “Tôi tuyệt đối cấm cô, ra đường không được mặc áo dài đó, nghe chưa?…”. Vợ tôi sợ cãi vã trong gia đình, im lặng, xuống nhà dưới cho yên chuyện.
Một tuần sau, vào buổi sáng lúc vợ tôi đi chợ, có chuông điện thoại reo lên. Tôi lại cầm điện thoại lên nghe, có tiếng cậu con trai nói: “Bác ơi, cho cháu hỏi thăm, có cô Thắm ở nhà không?”. Tôi hỏi lại: “Cậu là ai? Hỏi cô Thắm làm gì?”. Đầu dây bên kia, ấp úng: “Dạ!… Cháu là bạn trai của Thắm!…”.
Trời ơi, nghe hai chữ “bạn trai” của Thắm, tôi lại giận dữ vô cùng, đến độ run lên. Sẵn tiện cái điện thoại trên tay, tôi dùng hết sức lực ném xuống nền nhà cho hả cơn giận. Chưa hết, tôi hối hả vào trong phòng, lấy tấm hình cưới phóng lớn của tôi và nàng chụp chung ra đập.
Cái khung hình kỷ niệm vỡ đôi, mảnh gương rơi vương vãi khắp nhà. Vẫn chưa hả giận, tôi gom hết đồ áo đẹp của nàng xuống nhà dưới, cầm cái rựa, vừa chặt ra từng mảnh, vừa nói: “Bồ bịch hả! Hẹn hò hả! Từ nay về sau, đừng hòng, ra đường hẹn hò với ai nữa!…”.
Xong rồi, tôi mệt lả ngồi xuống ghế thở hổn hển. Vừa lúc này, vợ tôi cắp giỏ đi chợ về. Nàng mới bước tới cửa, đã nhìn thấy căn nhà bừa bộn, ngơ ngác và hốt hoảng. Nàng ngạc nhiên, hỏi vội: “Nhà cửa sao lại như thế này hả anh?”.
Tôi bực mình, chỉ chờ nàng về là trút cơn giận: “Thôi đủ rồi đó, cô đừng giả vờ nữa! Cô lẳng lơ, đa tình, tôi đã biết rõ hết rồi! May mà, sáng nay tôi phát hiện ra, còn không, suốt cuộc đời này tôi bị cô cắm sừng quá!”. Vợ tôi không hiểu: “Sao anh lại nói thế? Sáng nay, em đi chợ, đã làm gì đâu mà anh bảo là lẳng lơ đa tình?…”.
Tôi khăng khăng nói: “Thôi, thôi, cô đừng đóng kịch nữa! Tôi nói ra cho rõ ràng, để cô đừng chối quanh co nữa nhé? Sáng nay, tôi vô tình nghe điện thoại, có người tự xưng với tôi là bạn trai cô, hẹn cô tối nay đi chơi đó! Cô lo mà sửa soạn cho đẹp, tối còn đi chơi với người ta!”.
Vợ tôi thanh minh: “Chắc là nhầm lẫn, hoặc ai đó trêu đùa, chứ em không bao giờ làm việc đó cả!”. Tôi lớn tiếng: “Cô tưởng tôi là trẻ con ba tuổi, khờ khạo lắm sao? Cô không liếc mắt, đưa tình, mỉm cười làm duyên với người ta, thì sao người ta lại trêu đùa? Không có lửa, làm sao có khói? Thật là vô lý hết sức!”.
Vợ tôi ấm ức không biết nói sao, im lặng, xuống nhà bếp lo cơm nước. Nàng thấy đồ đạc mình bị chặt, la lên: “Trời ơi! Sao anh nhẫn tâm chặt hết đồ em?”. Tôi sợ mất nàng, ra quyết định: “Tôi tuyệt đối cấm cô, không được bước ra khỏi nhà đó, nghe chưa?…”.
Từ đó trở đi, tôi và nàng luôn “chiến tranh lạnh”, không nói với nhau lời nào cả, giống như hai người xa lạ ở chung trong nhà. Ba tháng sau, kể từ lúc tôi luôn ghen tuông cấm đoán nàng, tôi và nàng đã chia tay. Nói đúng hơn, nàng chủ động chia tay chứ tôi vẫn yêu nàng hoàn toàn không muốn điều đó!
Đêm nay, tôi lại cô đơn buồn bã vô cùng, ra quán ở đầu ngõ ngồi nhậu một mình. Từ khi chia tay với nàng, tôi thường hay uống rượu để vơi đi nỗi buồn. Có một đám thanh niên ở xóm, tuổi cỡ mười chín hai mươi, cùng nhậu chung quán, theo tôi học hỏi:
- Ngày xưa, anh Ba có cô vợ đẹp ghê! Chắc anh Ba tán gái giỏi lắm phải không? Dạy bảo cho tụi em với?
Là đàn anh, bậc người đi trước đầy kinh nghiệm, tôi làm ra vẻ như người thầy đắc đạo truyền võ công cho môn đồ:
- Các cậu tuyệt đối hãy nghe lời tôi khuyên bảo nhé? Các cậu cưới vợ, hãy cưới những cô gái xấu xấu vậy, đừng bao giờ cưới vợ đẹp cả. Người ta bảo: Vợ đẹp là vợ người ta. Các cậu không biết sao? Bằng chứng rõ ràng, vợ anh, vợ đẹp, là vợ của người ta đó.
Truyện ngắn của Lê Đức Quang
Con người khi ra đường có hai thứ nổi trội thường bị (hay được) người ta chú ý: Một là quá đẹp. Một là quá xấu. Chứ còn bình thường, không đẹp không xấu, dễ lẫn lộn đám đông, không ai chú ý cả.
Tôi thuộc diện người thứ hai, xấu ơi là xấu, vì vậy thường là trung tâm chú ý đàm tiếu của mấy người hàng xóm cũng như một số người khác. Các cậu con trai choai choai ở xóm, chưa vợ, khi ngồi uống rượu với nhau, lời ra tiếng vào: “Cỡ mình như vầy, tán gái không vô, còn với anh Ba, vừa xấu, vừa lớn tuổi như thế, thì làm sao có vợ được!”.
Các cô con gái mới lớn, lúc nhàn rỗi, chụm ba chụm bảy tâm sự than vãn: “Buồn ghê! Dạo này, sao không có anh chàng nào theo đuôi tán tỉnh cả! Chắc cái kiểu này kéo dài, ế độ, cưới quách anh Ba cùng xóm cho rồi!”. Có cô gái khác hăm dọa: “Mày mà cưới anh Ba làm chồng, về sau, đẻ con, mặt méo… đầu hói như người bệnh đao nuôi đó!”.
Ngay cả lão hai Hùng, sáu mươi tuổi, cũng có lần nhìn đằng sau lưng tôi không nhịn cười được, vui miệng nói: “Tay dài, chân ngắn, bước đi chân thấp chân cao, dị tướng lạ lùng!”. Ở miền quê này, chẳng hiểu sao, lúc rảnh rỗi người ta thường lấy tôi ra làm đề tài trêu đùa, tôi buồn vô cùng! Tôi thầm trách trời đất, cũng là con người, tại sao con người tôi lại xấu, không được như mọi người cơ chứ!?
Số phận, thật may mắn và cũng thật lắm trớ trêu, ngược lại tôi có cô vợ rất đẹp. Đó cũng là tạo cho mấy người ở xóm bàn tán xôn xao về tôi nhiều hơn. Chẳng biết vì sao, nàng đồng ý làm vợ con người như tôi. Có thể do mẹ tôi giỏi ăn nói, thuyết phục cha mẹ nàng. Có thể do gia đình nàng quá nghèo, nàng cưới tôi để thoát khỏi cái cảnh làm thuê làm mướn.
Cũng có thể, do giận dữ với người yêu về chuyện tiền bạc, nàng cưới quách tôi cho rồi! Đàn bà con gái, thoáng vui thoáng buồn, chợt nắng chợt mưa, khó ai hiểu nổi! Ngày nay, có một số cô gái trẻ, không yêu đương tìm hiểu gì cả, miễn là có mấy ông chồng Tây bảo lãnh qua xứ người là được!…
Vợ tôi, nàng rất đẹp, từ khuôn mặt, đến tay, chân… Người ta bảo: một thiếu nữ đẹp toàn diện, phải là một thiếu nữ con nhà giàu. Bởi con nhà giàu thường được học hành tử tế, có kiến thức văn hóa, luôn ở trong mát nên làn da trắng. Con nhà giàu không phải làm lụng nặng nhọc, dáng người không thô kệch…
Thế nhưng, vợ tôi là con nhà nghèo, nàng suốt ngày ngoài đồng, nhưng làn da vẫn trắng hồng, vóc dáng đều đẹp. Nàng dịu dàng, nói năng từ tốn, mọi người ở xóm ai cũng khen ngợi và thích nói chuyện với nàng cả. Lúc đầu, cưới được nàng, tôi vô cùng vui mừng và lấy làm tự hào, nhưng ngược lại về sau tôi vô cùng khổ sở.
Ngay ngày đám cưới, là tôi đã thấy khổ sở khi cưới vợ đẹp rồi. Lúc ấy, sau khi bái lạy ông bà xong, ra bàn tiệc, tôi và nàng đi vòng quanh các bàn chúc mừng hai họ và để cho ông chụp hình quay phim ghi hình. Ông chụp hình, quay phim ngắm nghía ống kính làm sao đó rồi dừng lại, đến gần bên tai tôi, hỏi nhỏ: “Chú rể ơi, nhà có cái ghế nhựa nào không?”.
Tôi ngạc nhiên, hỏi lại: “Làm chi?”. Ông chụp hình, quay phim nói: “Chú rể lùn, cô dâu cao, nhìn vào khung ngắm, trông xấu lắm! Chú rể nên có cái ghế nhỏ đứng bên cạnh cao mới bằng cô dâu, chụp hình, quay phim mới đẹp!”.
Tôi chạm tự ái, gắt: “Không cần! Mấy ông cứ để tự nhiên như vậy, khéo bày vẽ, phiền phức!”. Ông chụp hình, quay phim hạ thấp giọng: “Mong chú rể thông cảm! Anh chấp nhận đã đành, nhưng còn người khác nữa chứ! Sau khi đám cưới xong, tụi em giao băng hình dòng họ hai bên xem, chê xấu không biết đạo diễn, làm sao tụi em làm đám cưới khác được nữa!”.
Lúc này, tôi bực mình chẳng biết tính làm sao? Tôi nghĩ thôi mặc kệ, đừng tự ái chi cả, bất chấp, miễn là tôi và nàng có hình ảnh cưới đẹp để làm kỷ niệm là được, đành vào trong nhà lấy cái ghế ra cho mấy ông chụp hình quay phim ghi hình.
Vừa lúc này, thím hai Hân nấu nướng dưới bếp xong, chạy lên xem mặt cô dâu, lắc đầu, nhỏ to với thím ba Ngọ: “Chẳng hiểu cô dâu yêu chú rể điểm nào!”. Đã đành, còn mấy đứa trẻ nhỏ ở ngoài cứ nhao nhao, vạch lá dừa dàn rạp, nói: “Xem Bạch tuyết và chú lùn kìa!…”.
Lúc ấy nghe xong, tôi giận dữ vô cùng, muốn chửi bới họ một trận cho hả giận, nhưng tôi không thể làm như vậy trong ngày vui được! Tôi đành bặm môi, im lặng, cầm cái ghế nhỏ, đi vòng quanh bàn tiệc để cho ông chụp hình quay phim làm kỷ niệm. Trong lòng, cứ nóng lên hừng hực.
Tôi thuộc diện đàn ông biết lo lắng cho vợ và để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Sau đám cưới vào một buổi tối cuối tuần, tôi chở nàng xuống thị xã dạo mát và uống cà phê. Hôm ấy, nàng mặc quần jeans tối sẫm, áo màu tím nhạt, nhẹ nhàng không nổi bật, nhưng con người của nàng vốn đã đẹp, dù khiêm tốn, cũng toát lên nét thanh cao. Ngược lại, tôi mặc quần trắng toát, áo màu đỏ rực, vốn đã xấu rồi, dù có cố làm đẹp lại càng xấu hơn.
Lúc đang trên đường đi, nàng ngồi sau xe, ôm eo, tôi thấy hạnh phúc vô cùng, thầm nghĩ, giá mà tôi và nàng mãi ở bên nhau như thế này thì hay biết dường nào!
Tôi yêu nàng biết bao, cố gìn giữ và hy vọng đóa hoa xinh đẹp này mãi là của tôi! Tôi luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó, có người trẻ, đẹp, giàu hơn tôi, đến quyến rũ nàng! … Đến thị xã, sau khi vòng quanh ngoài biển, tôi và nàng vào một quán cà phê sang trọng.
Mới ghé vào quán, thì nỗi lo sợ mất nàng trong lòng tôi bắt đầu nổi lên. Có một anh chàng giữ xe, vô tình, liếc nhìn vợ tôi. Tôi thấy cái kiểu nhìn của hắn sao đầy toan tính và mưu đồ, có thể nếu không có tôi, hắn sẽ buông vài lời chọc ghẹo cũng không chừng! Giữ xe, nhiệm vụ của hắn là dắt xe khách dựng ngay ngắn, ghi số, đưa thẻ cho khách, chứ đâu phải nhìn vợ người ta vậy chứ!?
Vợ tôi, nàng im lặng làm như không biết, chẳng tỏ thái độ nào, đồng lõa để cho hắn nhìn! Sao nàng không mắng: Anh kia, không được nhìn tôi cơ chứ! Ngược lại, hình như nàng còn lấy làm tự hào, làm tôi bực mình vô cùng! Vào bên trong quán, tôi và nàng vừa ngồi vào bàn, có một anh chàng tiếp viên đến gần, hỏi: “Anh chị dùng gì?”.
Nói xong, hắn nhìn tôi, rồi lại đưa mắt nhìn vợ tôi. Tôi thấy cái kiểu nhìn của hắn sao đầy bí mật, pha lẫn hẹn hò, chẳng khác nào cái anh chàng giữ xe kia cả! Ông chủ quán này bậy thật, thuê mướn nhân viên, toàn là loại người thấy đàn bà con gái đẹp là lao tới tán tỉnh, như thế làm sao ai dám dắt vợ tới quán cơ chứ!”.
Tôi lớn giọng: “Cho một ly cà phê, một ly nước cam, nhanh lên!”. Hắn quay trở vô, vợ tôi từ tốn góp ý: “Sao anh lại lớn tiếng thế? Anh làm như thế, người ta bảo mình ỷ tiền hách dịch, không tốt!”. Tôi ghen tuông: “Chứ chẳng lẽ, cô muốn cái thằng đứng gần bên, kể chuyện hài hước cho cô nghe sao? Cô thật đa tình, thấy con trai đẹp, chưa chi đã!... Có chồng bên cạnh, cô đã lẳng lơ như vậy rồi, không có, thì làm sao nữa!”.
Vợ tôi ngạc nhiên: “Thì em đã làm gì đâu, anh bảo lẳng lơ?”. Tôi bực dọc trong lòng, sẵn dịp tuôn ra: “Cô lẳng lơ rõ rồi còn gì! Nếu không, sao tôi lớn tiếng với thằng đó, cô không cho? Cô sợ thằng đó buồn phải không? Nhìn cử chỉ của cô, tôi thừa hiểu!”.
Vợ tôi than vãn: “Anh sao lại nói vậy!…”. Vừa lúc này, anh chàng tiếp viên bê khay đồ uống ra, cẩn thận đặt trên bàn. Nhìn hắn, đẹp trai và sung mãn, trong lòng tôi ganh tị hơn. Hắn đi vào, tôi quay sang vợ, gắt: “Không ăn uống gì nữa, tính tiền, đi về!”. Vợ tôi nhăn nhó: “Sao kêu nước ra, anh không uống mà ra về…?”.
Tôi móc tiền, bỏ trên bàn, đứng dậy rồi lớn tiếng: “Bây giờ cô ở lại quán, nhỏ to với thằng đó, hay là về với tôi hả? Hay là cô có ý sai bảo tôi, về nhà lấy quần áo, đem đến đây cho cô? Cô nói cho tôi biết, để tôi còn toan tính?”.
Nói xong, tôi nóng giận đứng dậy đi ra khỏi quán, vợ tôi giận dỗi chậm rãi bước theo sau. Thật là một buổi tối không vui chút nào, chẳng đem lại hạnh phúc cho gia đình mà ngược lại cả tôi và nàng đều bực mình vô cùng. Từ đó trở đi, tôi không ngu dại gì chở vợ đi uống nước cho người ta ngắm nhìn nữa.
Ở bên phía vợ tôi có người bà con ở Sài Gòn, gửi về cho nàng xấp vải may áo dài. Hôm mới may áo về, nàng vui mừng đứng trước gương lớn thử. Nàng tay cầm tà áo dài, nghiêng qua, nghiêng lại, thỉnh thoảng xoay một vòng ngắm nghía. Nhìn hình ảnh của nàng ở trong gương, ở ngoài, thoáng ẩn thoáng hiện, hai như một, đẹp làm sao!
Về sau nhiều năm, hình ảnh nàng vui mừng đứng trước gương, luôn hiện về với tôi trong những giấc mơ. Nàng ngắm nhìn mình một lúc, hỏi: “Đẹp không anh?”. Tôi nhìn nàng chẳng chán, bảo: “Đẹp lắm! Từ nay về sau, ở nhà, em cứ lấy áo dài ra mà mặc. Nếu thiếu đồ, em lấy tiền mua cái khác”. Nàng nói: “Ở nhà, ai lại lấy áo dài mặc, kỳ chết! Nóng nảy, vướng víu, ai mà chịu cho nổi!”. Tôi nói: “Anh thích em ăn mặc như thế!…”.
Hai ngày sau, có người quen đến nhà tôi mời đi ăn đám cưới. Sau một hồi nói chuyện, khách về, nàng vui mừng reo lên: “Ngày mai, đi đám cưới, em mặc áo dài anh nhé?”.
Thú thật, tôi yêu nàng tha thiết biết dường nào! Tôi luôn thích nàng ăn mặc đẹp, hoang phí làm sao cũng được, nhưng chỉ ở trong nhà cho tôi chiêm ngưỡng thôi. Nếu ra ngoài đường, tôi luôn sợ người nhìn vợ tôi, rồi buông lời chọc ghẹo, nàng nhẹ dạ cả tin, theo người ta, bỏ tôi!…
Tôi nhất quyết nói: “Không được! Bây giờ, em thích thì mặc, chứ còn ngày mai đi đám cưới, em không được mặc!”. Vợ tôi than: “Có đồ đẹp, ra đường mặc cho người ta ngắm nhìn mình. Ở nhà, ai lại mặc đồ đẹp!”. Tôi lớn giọng, ghen tuông: “Có chồng rồi, cô chưng diện đẹp đẽ lên để làm gì? Chứ chẳng lẽ, cô không yên phận làm vợ tôi, còn muốn kiếm thêm thằng khác hay sao? Hay là, cô đã lỡ hẹn với người yêu, đi đám cưới mặc đồ đẹp cho nó nhìn hả? Dạo này, tôi thấy cô có tình ý với thằng Tám ở xóm dưới, tôi biết hết, nhưng không nói ra đó!”.
Vợ tôi ấm ức, nói như muốn khóc: “Anh ghen tuông quá mức! Em chẳng hiểu nổi anh nữa!…”. Nói xong, nàng hối hả đi vào phòng, đóng cửa cái sầm.
Một lần lầm lỡ làm cho tôi nhớ mãi. Đó là vợ tôi, có cô em gái sắp đến ngày đi lấy chồng. Trước đó mấy đêm, nàng thiết tha bảo tôi đến ngày đám cưới nàng sẽ mặc áo dài. Chứ từ ngày may áo về, nàng chưa một lần mặc ra ngoài đường. Hơn nữa, nàng mặc áo dài đẹp đẽ là để nở mặt nở mày với cha mẹ, anh em và họ hàng…
Lúc đầu tôi nhất quyết không cho, nhưng về sau nàng nài nỉ quá, tôi đành chấp nhận. Tôi nghĩ một là được lòng bên vợ, hai là vợ đẹp và sang trọng mình cũng hãnh diện hơn. Hôm ở đám cưới, mọi người ai nhìn nàng cũng khen đẹp, làm tôi rất mừng, không có điều gì phàn nàn cả.
Buổi chiều tan lễ, tôi và nàng hạnh phúc chạy xe về nhà, thì vô duyên vô cớ có một chuyện bực mình không chịu nổi. Có hai chiếc xe hon da, mỗi chiếc có hai cậu con trai, hình như họ cũng dự chung đám cưới thì phải. Cậu nào mặt cũng đỏ như trái gấc chín, ngà ngà say, chạy lạng lách theo bên tôi.
Một cậu nhìn vợ tôi, chọc ghẹo: “Em ơi! Nhà ở đâu, tối nay uống cà phê với anh nhé?”. Một cậu khác: “Em ơi! Em trẻ đẹp sao lại có chồng già xấu như thế? Nó chết, bỏ em cô đơn mất!”. Một cậu khác: “Em xuống xe đi chơi với tụi anh đi! Anh sẽ cho em biết, thế nào là đàn ông!”. Trời ơi, trên đời này, sao có loại người mất dạy, vô văn hóa như thế chứ!
Tôi nóng giận, tắt máy, bước xuống xe, ngó quanh đường tìm cục đá, liều sống chết với tụi này một phen. Đám con trai thấy thế, la lớn, rồ xe phóng đi mất. Tôi chửi rủa một mình, yên tâm leo lên xe chạy lại. Chốc lát sau, đám thanh niên chẳng sợ sệt chi cả, quay xe trở lại, rồ xe lớn, lại tiếp tục buông lời chọc ghẹo. Tôi giận dữ vô cùng, nhưng chẳng làm gì được cả.
Về nhà, tôi quay sang vợ, trút cơn giận: “Có nhiều người khen cô đẹp, đeo đuổi, tán tỉnh, chê bai tôi, chắc cô vui lắm chứ gì?”. Vợ tôi: “Em đâu muốn như thế!…”. Tôi lớn tiếng: “Không muốn à? Không muốn mà sao cô chưng diện đẹp đẽ lên cho tụi nó ngắm nhìn làm gì? Tôi biết “ý đồ” của cô rồi, nhưng vì yêu cô, tôi không muốn nói ra đó!”.
Vợ tôi ấm ức, ít lời không biết nói lại làm sao cả. Tôi sợ người ta chọc ghẹo vợ mình, ra quyết định: “Tôi tuyệt đối cấm cô, ra đường không được mặc áo dài đó, nghe chưa?…”. Vợ tôi sợ cãi vã trong gia đình, im lặng, xuống nhà dưới cho yên chuyện.
Một tuần sau, vào buổi sáng lúc vợ tôi đi chợ, có chuông điện thoại reo lên. Tôi lại cầm điện thoại lên nghe, có tiếng cậu con trai nói: “Bác ơi, cho cháu hỏi thăm, có cô Thắm ở nhà không?”. Tôi hỏi lại: “Cậu là ai? Hỏi cô Thắm làm gì?”. Đầu dây bên kia, ấp úng: “Dạ!… Cháu là bạn trai của Thắm!…”.
Trời ơi, nghe hai chữ “bạn trai” của Thắm, tôi lại giận dữ vô cùng, đến độ run lên. Sẵn tiện cái điện thoại trên tay, tôi dùng hết sức lực ném xuống nền nhà cho hả cơn giận. Chưa hết, tôi hối hả vào trong phòng, lấy tấm hình cưới phóng lớn của tôi và nàng chụp chung ra đập.
Cái khung hình kỷ niệm vỡ đôi, mảnh gương rơi vương vãi khắp nhà. Vẫn chưa hả giận, tôi gom hết đồ áo đẹp của nàng xuống nhà dưới, cầm cái rựa, vừa chặt ra từng mảnh, vừa nói: “Bồ bịch hả! Hẹn hò hả! Từ nay về sau, đừng hòng, ra đường hẹn hò với ai nữa!…”.
Xong rồi, tôi mệt lả ngồi xuống ghế thở hổn hển. Vừa lúc này, vợ tôi cắp giỏ đi chợ về. Nàng mới bước tới cửa, đã nhìn thấy căn nhà bừa bộn, ngơ ngác và hốt hoảng. Nàng ngạc nhiên, hỏi vội: “Nhà cửa sao lại như thế này hả anh?”.
Tôi bực mình, chỉ chờ nàng về là trút cơn giận: “Thôi đủ rồi đó, cô đừng giả vờ nữa! Cô lẳng lơ, đa tình, tôi đã biết rõ hết rồi! May mà, sáng nay tôi phát hiện ra, còn không, suốt cuộc đời này tôi bị cô cắm sừng quá!”. Vợ tôi không hiểu: “Sao anh lại nói thế? Sáng nay, em đi chợ, đã làm gì đâu mà anh bảo là lẳng lơ đa tình?…”.
Tôi khăng khăng nói: “Thôi, thôi, cô đừng đóng kịch nữa! Tôi nói ra cho rõ ràng, để cô đừng chối quanh co nữa nhé? Sáng nay, tôi vô tình nghe điện thoại, có người tự xưng với tôi là bạn trai cô, hẹn cô tối nay đi chơi đó! Cô lo mà sửa soạn cho đẹp, tối còn đi chơi với người ta!”.
Vợ tôi thanh minh: “Chắc là nhầm lẫn, hoặc ai đó trêu đùa, chứ em không bao giờ làm việc đó cả!”. Tôi lớn tiếng: “Cô tưởng tôi là trẻ con ba tuổi, khờ khạo lắm sao? Cô không liếc mắt, đưa tình, mỉm cười làm duyên với người ta, thì sao người ta lại trêu đùa? Không có lửa, làm sao có khói? Thật là vô lý hết sức!”.
Vợ tôi ấm ức không biết nói sao, im lặng, xuống nhà bếp lo cơm nước. Nàng thấy đồ đạc mình bị chặt, la lên: “Trời ơi! Sao anh nhẫn tâm chặt hết đồ em?”. Tôi sợ mất nàng, ra quyết định: “Tôi tuyệt đối cấm cô, không được bước ra khỏi nhà đó, nghe chưa?…”.
Từ đó trở đi, tôi và nàng luôn “chiến tranh lạnh”, không nói với nhau lời nào cả, giống như hai người xa lạ ở chung trong nhà. Ba tháng sau, kể từ lúc tôi luôn ghen tuông cấm đoán nàng, tôi và nàng đã chia tay. Nói đúng hơn, nàng chủ động chia tay chứ tôi vẫn yêu nàng hoàn toàn không muốn điều đó!
Đêm nay, tôi lại cô đơn buồn bã vô cùng, ra quán ở đầu ngõ ngồi nhậu một mình. Từ khi chia tay với nàng, tôi thường hay uống rượu để vơi đi nỗi buồn. Có một đám thanh niên ở xóm, tuổi cỡ mười chín hai mươi, cùng nhậu chung quán, theo tôi học hỏi:
- Ngày xưa, anh Ba có cô vợ đẹp ghê! Chắc anh Ba tán gái giỏi lắm phải không? Dạy bảo cho tụi em với?
Là đàn anh, bậc người đi trước đầy kinh nghiệm, tôi làm ra vẻ như người thầy đắc đạo truyền võ công cho môn đồ:
- Các cậu tuyệt đối hãy nghe lời tôi khuyên bảo nhé? Các cậu cưới vợ, hãy cưới những cô gái xấu xấu vậy, đừng bao giờ cưới vợ đẹp cả. Người ta bảo: Vợ đẹp là vợ người ta. Các cậu không biết sao? Bằng chứng rõ ràng, vợ anh, vợ đẹp, là vợ của người ta đó.
 

Xem Tiếp: ----