Về mặt hình thể, Lào không khác tiểu bang Idaho. Cả hai cùng kích thước và hình dạng với khúc phình ra và cái chuôi hẹp. dù chúng là hình xoay ngược với cán chảo Idaho chỉ hướng bắc và cán chảo Lào chỉ hướng nam. Giống Idaho, Lào hầu hết là núi và về phía bắc là rừng rậm toàn cây tùng bách lâu đời. lào cũng có cũng có khu vực Palouse, một khoảng đất hình trái tim dập dềnh đồng cỏ gọi cánh đồng Chum (Plain of Jars). Cũng có một mối tương quan dân số nữa. Giống Idaho, Lào được định cư với mật độ dân số dưới mức trung bình của Mỹ. Tới đây sự tương đồng chấm dứt. Idaho là tiểu bang khai thác mỏ đá quý, mà Lào là vùng đất thần thoại, một nơi chốn cổ xưa và huyền bí. Trong những trang sách National Geographic, Idaho là quê hương không chỉ nổi tiếng với những mỏ ngọc hay khoai tây nhưng những khu rừng nhiệt đới trải lên trên những thung lũng sông với tràn ngập cây nho dại, và những khu rừng thượng du họp đàn những voi, cọp, tê giác và bò tót hung dữ. Sâu thẳm trong rừng Lào là những ngôi đền chùa xiêu vẹo đầy nghẹt củ cây bông vải (bombax) và che phủ bởi dây leo. Rải rác đó đây dọc đường lộ mọc các cây làm củi và trên các cù lao có những cây ngải kết những trái mà theo truyền thuyết, biến khỉ thành người. Những cái chậu kỳ lạ phủ rêu xanh, có cái cao đến hơn 2 mét, nặng đến 3 tấn rải rác những ngọn đồi dợn sóng trên cánh đồng Chum, là lưu vật của một bộ tộc vô danh nào đó dùng cái "chum" để quàn xác chết. Có những chùa Phật Giáo gọi là wats với mái ngói lòe loẹt uốn mép như những cái lưỡi liếm ngược và những đoàn lũ sư sãi trong chiếc áo cà sa đi khất thực từ những tín chủ. Dòng Mekong hùng vĩ làm biên giới tự nhiên chảy ngoằn ngoèo về hướng bắc trước khi nới giãn các khúc cong tách Lào và Thái Lan, thu hẹp và nhanh mạnh, cho đến gần Cambodia, nó đột nhiên chậm lại và tản rộng giống một cái hồ. Rồi mưa mùa đến từng đợt từ tháng 5 đến tháng 11, sũng ướt vùng đất thấp và bồi hoàn những mạch nước ngầm vùng cao cho đến khi chúng tuôn trào thành những suối phun nước túa ra bên sườn các ngọn núi sũng ướt. Một quốc gia đa sắc tộc. Con người cũng khác nhau như cảnh vật. Phần nhiều trong lịch sử, Lào là một điểm đến hơn là một chốn khởi đầu. Chỉ bộ tộc Khmu là thổ dân trong khu vực. Họ chiếm ngụ các thung lũng sông trước khi bộ tộc Thái bắt đầu di cư từng đợt từ Trung Hoa, bị cưỡng bách xuôi nam bởi các đạo quân xâm lăng của Thành cát Tư Hãn và những cuộc thanh lọc chủng tộc đời Đường, Tống, Minh. Cuộc di dân của bộ tộc Thái bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 và tiếp diễn lúc nhiểu giọt, lúc ồ ạt và thỉnh thoảng như thác lũ cho tới thế kỷ thứ 13. Áp lực của di dân mới đẩy Khmu vào miền cao, nơi họ thành dân miền núi. Người Thái chiếm các thửa ruộng Khmu bỏ lại và phát triển thành vùng đồng bằng Lào, dù có một phần nhỏ thích phiêu lưu lấn sâu vào vùng hoang dã đông bắc Lào, sinh sống như người miền núi trở thành Thái thuợng du. Hmong, Akha, Lolo, Lahu, Yi và khoảng một chục nhóm chủng tộc khác với dân số quá it ỏi đến nỗi họ chỉ thu hút được sự chú ý của các nhà nhân chủng học là những di dân muộn, đến một cách nhỏ giọt từ năm 1750 về sau, định cư trong những vùng núi non không người ở phía bắc Lào. Miếng gia vị cuối cùng thêm vào nồi súp chủng tộc này là người Việt Nam mang đến Lào bởi người Pháp. Không nhóm dân nào trong cái hỗn hợp chủng tộc này lớn đủ để tạo thành một đa số. Ngay cả chủng tộc Lào (tức Thái đồng bằng) cũng không. Bắt đầu thời kỳ chiến tranh bí mật Mỹ, dân số Lào là 3 triệu. Chỉ 1.4 triệu là người thuộc chủng tộc Lào. Số còn lại, một chủng tộc hơi chiếm đa số là những người miền núi. Họ gồm 750 ngàn Khmu và 350 ngàn Thái thượng du. Hmong thêm vào 250 ngàn và Akha, Lolo, Lahu và Yao thêm vào 250 ngàn nữa. Dù là thiểu số, chủng tộc Lào (Thái đồng bằng) cũng thống lĩnh chính trị và từ lâu đã đặt dấu ấn của mình trên văn hóa quốc gia. Điều này không phải là chứng từ cho năng khiếu chính trị của họ. Nó là quyền lực một cách mặc định. Mặc dầu chung thành phần là nông dân trồng rẫy miền núi và cùng nạn nhân của thành kiến và hà hiếp, người miền núi không có khả năng hợp tác. Đoàn kết lại, họ có thể có tiếng nói, có lẽ tiếng nói quyết định nữa, nhưng họ ghét nhau dữ dội như họ khinh bỉ người Lào. Những tướng quân Thái và các đảng cướp đều đặn tàn ác với người Hmong và Khmu, mà 2 bộ tộc này cũng giết hại lẫn nhau. Cuộc xung đột tệ nhất giữa Khmu và Hmong xẩy ra hồi đầu thế kỷ 20 trong một tranh giành quyền làm chủ đất: Khmu đòi làm chủ đất của Hmong, yêu sách cống phẩm và đe nẹt người Hmong bằng cách sát hại một số Hmong trong một cuộc đột kích. Hmong phản ứng dữ dội và tàn sát vài ngàn Khmu. Dân Khmu chạy thoát khỏi khu vực rất đông, đa số định cư vùng tây bắc Lào. Ngay cả bên trong những nhóm miền núi cũng rất ít sự đoàn kết. Đối địch giữa các dòng họ, thành kiến bộ tộc, những mối thù truyền kiếp giữa bà con các quý tộc làm khó lòng Yao đoàn kết với Yao, Khmu tiếp tay với Khmu, hay Hmong hòa hợp với Hmong. Thỉnh thoảng khi một sắc dân thiểu số miền núi kết hợp thành một, nó cũng mong manh lắm tùy theo sự lãnh đạo khéo léo của một cá nhân tài năng, sự đoàn kết băng hoại ngay khi cá nhân ấy từ trần. Ngay cả trong chủng tộc Lào, sự khuấy động tự phát về chủ nghĩa quốc gia rất hiếm hoi. Lào tồn tại như 3 vương quốc riêng biệt hằng 200 năm trước khi người Pháp chiếm đoạt. Suốt 2 thế kỷ ấy, 3 hoàng gia sinh sản ra khoảng 20 dòng tộc quý phái, mỗi dòng tộc ganh ghét đặc quyền của nhau và ra sức ngăn ngừa đặc quyền ấy lọt vào tay dòng tộc khác. Sau khi Pháp áp đặt thống nhất 3 miền thành một, chính khách Lào làm việc một cách đưa đẩy đối với những mục tiêu lớn hơn của quốc gia chỉ vì các quan chức Pháp kiểm soát họ. Sau hậu trường họ tiếp tục làm việc để thăng tiến quyền lợi nhỏ hẹp của gia đình, như gia đình Champassaks, Voravongs hay Sananikones. Cuối cùng chủ nghĩa quốc gia cũng bắt rễ nhưng chỉ vì nó được nuôi dưỡng bằng thế lực bên ngoài. Đợt sóng ngầm chủ nghĩa quốc gia Lào xẩy ra trong thời kỳ đệ nhị thế chiến khi người Pháp đề xướng niềm tự hào văn hóa Lào để chống lại tham vọng của Thái Lan muốn đồng hóa người Lào, và miếng đất họ sinh sống, sát nhập vào Thái Lan. Điều người Pháp không ngờ là chính chủ nghĩa dân tộc do mình khởi động lại là một cơn gió khích động cho nền độc lập chính trị sau này. Chủ nghĩa quốc gia nhận một liều thuốc khỏe khi những người quốc gia không ăn năn hối cải buộc phải lưu vong bởi người Pháp bắt tay với văn phòng phục vụ chiến lược Mỹ (OSS; American Office of Strategic Services) ở Thái Lan. Những huấn luyện viên Mỹ trong các trại huấn luyện du kích lợi dụng tự hào chủng tộc và lòng ái quốc để nâng cao tinh thần và gợi căm thù quân xâm lăng Nhật. Những khóa sinh của trại này tạo thành nòng cốt của phong trào quốc gia Lào sau cuộc chiến. 20 năm sau những cán bộ Bắc Việt ở vùng sâu vùng xa Lào, hậu thuẫn quốc gia chủ nghĩa cho người miền núi. Cộng sản mang chứng từ. Gần một thập niên những bộ lạc miền núi Bắc Việt được tự trị về văn hóa: Hà Nội không can thiệp với đời sống truyền thống, tín ngưỡng và cung cấp giáo dục cho trẻ em miền núi với những bài học dạy bằng ngôn ngữ chính họ. Ý tưởng này mời gọi dân miền núi, đặc biệt khi Bắc Việt tuyên truyền lòng căm thù người Lào đồng bằng để cổ vũ sự ủng hộ phong trào cộng sản Lào, tức Pathet Lào. Trong vòng một thập niên, bộ tộc Thái thượng du, Khmu, Yao và Hmong chiếm đầy chỗ trong các cấp bậc hành chánh hạ tầng của đảng Pathet Lào và làm thành một khối lớn trong quân đội Pathet Lào. Từ vương quốc thành nước bị phân chia. Vua Fa Ngum Là nhóm uy thế áp đảo ở Lào, chủng tộc Lào viết lịch sử quốc gia, họa chân dung nó như một sân khấu lịch sử của giống nòi họ. Lịch sử bắt đầu bằng sự chấp chánh của Fa Ngum, vị vua đầu tiên của quốc gia. Thân phụ Fa Ngum là một quý tộc đầy tham vọng chính trị bị thua trong cuộc tranh giành quyền lực và trốn cùng với gia đình sang Cambodian và làm việc cho Jayavarman Paramesvara, vua Cambodia. Jayavarman chú ý đến vẻ tinh anh phát tiết của đứa con nhà quý tộc, dạy cậu ta đạo Phật để được văn minh hơn và thao dượt những vấn đề chiến tranh chuẩn bị cho sự lãnh đạo tương lai của một quân đội sẽ xâm lấn những lãnh thổ hướng bắc thuộc Lào trong lịch sử. Cuộc vận động quân sự bắt đầu năm 1340. Mất 13 năm Fa Ngum mới bình định Lào hoàn toàn, một lãnh thổ ông đặt tên là Lan Xang (Vạn Tượng). Một đạo quân sư sãi từ Angkor (kinh đô xứ chùa Tháp) đổ xô vào vương quốc mới để cải hóa thổ dân theo đạo Phật và dạy họ cách thức nghiệp duyên, lực vũ trụ báo đáp những hành vi tốt với một đời sống tốt hơn trong kiếp lai sinh. Sự nhập đạo đông đảo phục vụ cho mục đích chính trị. Phật giáo duy trì một phiên bản Á châu về quyền thiên phú của các vì vua. Những cá nhân sinh trong gia đình quý tộc, hay ngự trị trên ngai vàng, được thiết tưởng là phần thưởng đức hạnh trong kiếp trước, biến đổi những thực quyền thành chức danh đạo đức. Fa Ngum ngự trị khoảng 2 thập niên yên ổn rồi đột ngột mất hết chí thú về chính trị. Khi các quan lại nhũng lạm thuế má và lạm dụng quyền hành, Fa Ngum phung phí thì giờ trong những cuộc truy hoan trác táng gieo tiếng xấu trong triều toàn những tín đồ Phật giáo khổ hạnh. Bị bức phải lưu vong năm 1373, Fa Ngum chết trong vòng 2 năm, một kẻ tuyệt vọng. Bằng phối hợp hôn nhân có tính toán và may mắn, vương quốc tồn sinh cái chết của người khai sáng và an hưởng hòa bình tương đối suốt hơn 300 năm. Sự toàn vẹn lãnh thổ biên giới phía tây đã được bảo quản bằng những cuộc hôn nhân chính trị với hoàng tộc Thái Lan, trong khi sự may mắn đến trong thể bọn Trung Hoa bành trướng khiến người Việt hiếu chiến bận rộn với những cuộc xâm lăng liên tiếp ở Bắc kỳ (Tonkin). Năm 1694, sau nhiều thế kỷ tránh khỏi sự kềm chế của những cường quốc hàng xóm, Lan Xang sụp đổ từ bên trong. Suligna Vongsa đã cai trị vương quốc gần 60 năm. Một người tuân thủ luật lệ, ông ra lịnh xử tử đứa con một về tội ngoại tình. Còn lại 2 cháu nội như kẻ thừa kế ngai vàng, nhưng không thái tử nào trưởng thành trước khi Suligna chết. Khi 2 thái tử vừa học vừa đặt lên ngôi cao, các nhà quý tộc thi đua nhau tranh quyền kiểm soát vương quốc đẩy Lào vào cuộc nội chiến. Khi chiến tranh chấm dứt, Lào chia thành 3 tiểu quốc: Champassak miền nam, Vientaine ở giữa và Luang Prabang phía Bắc. Hai thế kỷ những vương quyền tồn tại nhờ thể hiện chính sách ngoại giao của kẻ bất lực: họ tiến cống VN, Cambodia và Thái Lan như của đút lót khỏi bị xâm lấn và tạo đồng minh với thế lực có uy thế trội hơn trong lâm thời. Nó là một trò nguy hiểm cần sự đích xác cao. Năm 1830 VN đã sát nhập hầu hết đông bắc Lào, và Thái Lan chiếm một mảnh lớn những tỉnh phía tây. Quyết định của Pháp cuối thập niên 1880 là sát nhập Lào vào Đông dương (tức 3 xứ Bắc, Trung, Nam kỳ, VN.) nhằm cứu quốc gia bé nhỏ này khỏi bị đồng hóa vào các nước láng giềng. Thuộc địa Pháp. Người Pháp không phải người Âu châu đầu tiên ở Lào. Người Hòa Lan đến trước họ gần 200 năm, đầu tiên gửi những nhà truyền giáo như chiến sĩ xung kích để tập quen thổ dân với lề lối Âu châu, xác định tính bén nhạy với sự khai thác, bóc lột và nếu thời gian cho phép, cứu rỗi vài linh hồn. Các nhà truyền giáo thấy người ta có vẻ vô tư và quyến rũ nhưng những Phật tử trung kiên tuyệt đối không để ý đến Ky Tô Giáo. Tầng lớp thương gia theo đạo hy vọng may mắn hơn. Một thương nhân Hòa Lan tìm được mối lợi kinh doanh vào chất nhựa cánh kiến stick-lac(tiết ra bởi côn trùng) và benzoin. Thương vụ tương đối có lời nhưng con người quá bừa bãi để trở nên tín đồ Tân giáo (Calvinist) thuần thành. Ông ta bỏ những cuộc bách bộ buổi chiều vì ông khó đi khoảng 20 mét mà không gặp cảnh dâm dục kinh tởm trong bụi cây bên đường. Các thương nhân khác, quan tâm đến lợi nhuận hơn đạo đức đi khỏi một cách đầy thất vọng. Ngoại trừ vài sản phẩm kỳ dị như stick-lac (dầu bóng), Lào chẳng có gì đáng khai thác, đặc biệt lực lượng lao động địa phương sau này được mô tả trong cuốn bản đồ thuộc địa Pháp (Atlas des Colonies Francaises) như "dễ thân mật, hiếu khách và không thích làm việc vất vả". Sự đánh giá đen tối này làm nhụt chí mọi người trừ Pháp. Họ ương ngạnh gởi những nhà thăm dò đi khắp lãnh thổ để đo lường tiềm năng của nó. Đã có một lúc người Pháp hy vọng dòng Mekong có thể được sử dụng như ngõ sau vào Trung Hoa, nơi người Anh đang làm giàu trong thương vụ trong khi dùng hải quân để kiểm soát biển đông ngăn mọi người lọt vào. Người Pháp một cách tuyệt vọng mong muốn một hành động. Năm 1868 họ gửi một đoàn thám hiểm ngược dòng Mekong để khẳng định sự hợp lý trong việc sử dụng dòng sông như một thương lộ vào Trung Hoa. Sau 2 năm bất chấp thác ghềnh và đốn cây trong rừng, một báo cáo được đệ trình chi tiết về tính bất trắc của con sông, đặc biệt khi nó gần biên giới Trung Hoa nơi thác nước và lũ xoáy dậy lên mỗi vài dặm. Sau nhiều thập niên vẽ bản đồ, gửi những toán thám hiểm thượng nguồn và thu lượm mẫu quặng mỏ, người Pháp cuối cùng thiết lập một hiện diện chính thức ở Lào năm 1886 với một phó lãnh sự ở Luang Prabang. Cũng năm ấy, người Anh chiếm quyền kiểm soát Miến Điện chuẩn bị một ngõ sau cho mình ở Trung Hoa. 9 năm trôi qua trước khi Pháp chính thức sát nhập Lào vào trong đế quốc của mình. Những địa hạt rơi vào tay Thái Lan và VN được hoàn trả và 3 tiểu quốc hợp lại thành một nước thống nhất, với thành phố Vientiane là thủ đô hành chính. Với dự báo kinh tế ảm đạm, nó có vẻ khó hiểu một cách bí mật tại sao Pháp đâm đầu vào vòng phiền toái. Năm 1917 Albert Sarraut đưa ra một biện hộ hợp lòng dân về chủ nghĩa thực dân Pháp ở đông nam Á. Diễn thuyết trước một khán thính giả đa số VN theo sau sự bổ nhiệm chức vụ thống đốc Đông Dương, Sarraut tuyên bố:" Tôi muốn cho các bạn khí cụ giải phóng mà sẽ từ từ dẫn bạn về phía bầu trời ưu việt bạn hằng ước nguyện. Khí cụ giải phóng Sarraut giới thiệu là kinh tế Tư Bản nhuộm màu sắc văn hóa Pháp, một hợp chất được thiết tưởng biến đổi các thổ dân lạc hậu VN, Lào, Cambodia thành những người văn minh. Mục tiêu cao đẹp này, được đề xuất một cách trịch thượng là sứ mạng truyền bá văn minh khua động giả dối hồi đó giống như bây giờ. Một cắt nghĩa bộc trực hơn về việc đô hộ Lào là những binh sĩ chuyên nghiệp trú phòng trong nước thấy một cơ hội để thăng tiến nghiệp vụ bằng càch bám vào địa hạt và vận động cho chủ nghĩa thuộc địa. Hải quân Pháp, thèm khát những cảng sâu Đông Phương, đã vận động trước đó chống việc bỏ rơi VN cũng cùng một lý do. Những nỗ lực vận động thành công vì lúc ấy Âu Châu đã ám ảnh với chính sách thực dân vì những lý do kinh tế cũng như chính trị. Điều này đặc biệt đúng ở Pháp, nơi chính phủ có tập quán phục vụ quyền lợi giai cấp chủ nhân ông, gây trở ngại cho chính khách Pháp tuyên xưng với sự thành thật rằng họ cai trị vì quyền lợi mọi công dân trong nước. Chỉ trong một thuộc địa Pháp một công chức có thể xác nhận như vậy vì nó duy nhất ở Đông Dương hay Algeria mà các viên chức hay binh sĩ Pháp, vây quanh bởi những kẻ xa lạ, có lẽ không rõ ràng tự dối gạt coi mình như một người Pháp đầu tiên và trước nhất và quan niệm hoạt động của mình là phục vụ quốc gia Pháp hơn là phục vụ cho một giai cấp kinh tế riêng nào đó. Qua các lý do tròng tréo, thuộc địa hóa Lào trở nên một sự việc không rõ ràng trong hiến pháp nước Pháp. Ngoài ra, Pháp có bổn phận tìm phương thức hợp lý công việc kinh tế và tuyệt vọng tìm kiếm khắp lãnh thổ những túi chứa đựng lợi nhuận. Không giống VN, với mỏ thiếc và than đá ở miền bắc, cao su ở miền trung và lúa gạo ở châu thổ sông Hồng và Cửu Long, hầu như chẳng có gì đáng khai thác ở Lào. Vụ gặt thì nhỏ và quặng than, thiếc ở Lào thường tìm thấy chỉ những miền núi non không lối ra vào. Dĩ nhiên thuốc phiện trồng nhiều bởi người dân miền núi, nhưng người Pháp chưa hiểu thấu tiềm năng kinh tế khổng lồ của nó. Trong một thời hạn ngắn, sự hoang tưởng được hồi sinh rằng dòng Mekong có thể thành lợi nhuận bằng một cách nào đó. Những ngân hàng Pháp được thuyết phục đầu tư 100 ngàn quan Pháp (khoảng 600 ngàn đô la) để thiết lập trạm trao đổi hàng hóa dọc con sông suốt con đường dẫn tới biên giới Trung Hoa. Thay vào hàng hóa Pháp thấm nhập Trung Hoa, con buôn Tàu dùng những trạm như những cửa khẩu xuất cảng sản phẩm của họ. Những đầu cơ này chấm dứt chỉ trong vòng 2 năm. Tổ chức kinh doanh độc nhất có lợi khá là việc khai mỏ thiếc vùng bắc cán chảo gần thị trấn Nam Pathene - và hầm mỏ không thu hoạch đáng kể cho tới năm 1930, khi một trùm quặng thiếc quốc tế ép tăng giá thế giới. Ngay cả với vật giá leo thang, hầm mỏ cũng không sản xuất đủ thu nhập để vực chính quyền Pháp ra khỏi nguy ngập. Không bao lâu cho chính sách hành chánh phản ảnh sự ân hận vì thu nhập kém. Trong khi Pháp đầu tư tối đa ở VN để phát triển kinh tế quốc gia, họ không chi tiêu chút nào để nâng cấp hạ tầng cơ sở hay khuyến khích phát triển kinh tế tại Lào. Trong khi VN có đập nước, đường lộ trải nhựa, thiết lộ, hệ thống dẫn thủy nhập điền quy mô, kinh đào, cầu cống, cửa khẩu và hải cảng, việc độc nhất người Pháp xây cất ở Lào là một hệ thống đường giao thông thô sơ (đường 4, 5, 6, 7, 13, 42 và 72) độc đạo bằng đất thường vô dụng trong mùa mưa. Kiên định với giải pháp cai quản trần trụi này, trong những năm đầu chỉ 70 viên chức hành chánh được sắp đặt quản lý công việc cả nước. Viên chức Pháp kém may mắn bổ nhậm đến thuộc địa lạc hậu này thường tiêu khiển bằng cách chạy theo đàn bà địa phương, tìm kiếm hay tránh nghiện rượu hay thuốc phiện, và mơ ước về Sài Gòn hay Hà Nội nơi có thế được thăng chức và nhà hàng Pháp có sẵn ở các khách sạn sang trọng. Ngay cả quan chức phóng đãng nhất cũng cẩn thận bỏ chút thì giờ trông nom việc thu thuế. Tuy nhiên một khi bổn phận này đã được hoàn tất, các viên chức Pháp thỏa mãn nhường hầu hết việc cai trị quốc gia cho triều đình hoàng gia ở Luang Prabang, nơi quyền lực chính là phân phối các chức vị đến các phần tử được ưu đãi của các tiểu quốc Champassak, Vientiane và Luang Prabang đã quá vãng từ lâu - những chức vị nhàn nhã là mục tiêu của tranh giành sôi nổi, giữa các hoàng tộc, trong các hoàng tộc với nhau, và nó còn tiếp diễn trong tương lai. Sự kiện này không phải để nói Pháp bỏ rơi Lào. Đối chiếu vương quốc ngái ngủ này với VN năng động, người Pháp kết luận rằng một nguyên nhân rõ rệt gây nghèo đói là tại con người. Họ thấp kém không chỉ đối với người Âu Châu, vốn là cái nhìn chuẩn về phía các quốc gia bị chinh phục ở Á, Phi Châu, nhưng họ thấp kém so với dân VN nữa. Nghiêm túc và cần mẫn, người VN là mục tiêu của sự khâm phục – hậm hực khâm phục. Ngược lại, chủng tộc Lào, ham chơi và lười biếng, được coi như vô dụng tuyệt đối. Người Lào miền núi còn thấp kém hơn nữa. Một viên chức Pháp ghi chú: “chủng tộc man rợ này, lười biếng và mê tín dị đoan, không tiến bộ” không thể “ được mời gọi đóng một vai trò quan trọng ở Đông Dương”. Pha trộn chủng tộc là liều thuốc có vẻ hợp lý, vì thế chính quyền Pháp khuyến khích người Việt di cư sang Lào. Theo ước tính của Pháp, mật độ dân cư của Lào là 4 người mỗi dặm vuông. Vùng châu thổ sông Cửu Long (Mekong bên Lào, Thái Lan và Cambodia), con số này lên đến 1500 người mỗi dặm vuông. Khi nào VN chật chội, Lào có chỗ dư thừa dành sẵn. Người Pháp hy vọng VN sẽ choán các chỗ trống vùng thung lũng sông và đồi núi Lào, pha trộn giống với thổ dân và tạo ra 2 chủng loại lai giống: người đồng bằng với tư chất thông minh và ý chí, người miền núi dễ phục tùng văn minh. Để đặt cược vào hiệu ứng của sự lai giống, người Pháp cũng định đem đủ người VN để thay đổi dân số địa dư có lợi cho họ. Nếu phán đoán bằng mục đích di dân VN càng tốt cho đến khi họ biến sắc dân Lào thành người thiểu số ngay chính trên đất nước Lào, chương trình di dân không là một thành công trọn vẹn. Đã quen thuộc với cái nóng và ẩm ướt làm cong cả giấy khi đang đọc, ít người VN sốt sắng mạo hiểm vào vùng núi non chớn chở lào, nơi những ao hồ kết tinh thành đá băng vào mùa đông. ngoài ra người Pháp còn có thể đong đầy các thị trấn đồng bằng nhiệt đới bằng người VN, đem các thương gia, các con buôn đến những thành phố lớn và bổ nhiệm người Việt vào những chức vụ trung cấp trong hành chánh thuộc địa. Nỗ lực này thành công đến nỗi trước thế chiến thứ hai, thành phố lớn nhất Lào là Vientiane có đền 53/100 người VN; thành phố lớn thứ nhì là Thakhek, 85/100; sâu về hướng nam ở Pakse, 62/100. Người Pháp không thể biết rằng Việt Nam hoá Lào sẽ đặt nền móng cho phong trào cộng sản đầy quyết tâm tại đây và bảo đảm quyền kiểm soát của Hà Nội.