( Tuổi thơ dữ dội, 3tập, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1987)Mười tám tuổi, trước giờ xuất kích đánh một trận công kiên lớn nhất trên chiến trường quê hương, tôi đã viết những vần thơ di chúc sau đây:Nếu tôi chết, xin các đồng chí đừng đưatôi đi đâu hết cảHãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!Nếu mộ của tôi là vị trí tốt để đánh mìn Xin các đồng chí đừng do dự gì hết cảHãy đào mộ tôi lên!Quẳng hài côt tôi đi!Và thay vào đó cho tôi một trăm cânthuốc nổ.Hai mươi bốn tuổi, trong một trận đánh khác còn dữ dội hơn, tôi phải sa vào một hoàn cảnh thật khủng khiếp, bị ra khỏi hàng ngũ nhà văn. Đằng đẵng suốt hai mươi năm trời, với nghị lực và lòng can đảm chiến sĩ, tôi tận sức chiến đấu để tự minh oan cho mình.Trong túp lều bên bờ Hồ Tây, tôi quyết định viết bản di chúc chiến sĩ thứ hai của đời mình. Tôi viết di chúc trên những trang giấy một mặt, hoen ố, lấm láp, nhặt nhạnh mua lại của bà chè chai đồng nát, như Quỳnh-sơn-ca, viết vở nhạc kịch mộng tưởng của đời mình trên những lá cây vả rừng nhặt nhạnh bên bờ sông Ô Lâu ở chiến khu Dương Hòa. Bản di chúc hơi dài, những tám trăm trang, và tôi phải viết mất mười tám năm. Rồi Đại hội Đảng lần thứ VI đã đến mở ra những hướng mới. Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố phục hồi hội tịch cho tôi. Bản di chúc chiến sí được nhà xuất bản quê hương tôi in ra hai mươi ngàn bản với cái tên: Tuổi thơ dữ dội.Rồi một hôm, tôi được Hội Điện ảnh Việt Nam mời đến dự buổi chiếu phim Tuổi thơ dữ dội tại trụ sở Hội. Xem phim tôi đã khóc như con nít. Trong bóng tối phòng chiếu, trong tiếng đạn nổ, bom gầm, lửa cháy, máu chảy, lá rụng, chim hót, tiếng cười trong trẻo trẻ thơ, tiếng nhạc bi thiết fấu lên với cây đàn tự tạo bằng những cái vỏ chai đựng thuốc sốt rét, thuốc ghẻ, thuốc ho…, tôi thì thào qua nước mắt: "Cảm ơn các bạn nhỏ Vũ Thanh Bình, Nguyễn Hoàng Anh, cảm ơn Nguyễn Vinh Sơn, Huy Thành và tất cả các bạn khác trong đoàn làm phim, mà tôi chưa từng gặp mặt. Các bạn đã phiên dịch bản di chúc của tôi thành ngôn ngữ nghệ thuật của các bạn một cách tài hoa và sâu sắc đến kinh ngạc. Còn hơn thế, các bạn đã đọc chuẩn xác, trọn vẹn bức thông điệp của tôi được mã hóa bằng từ ngữ, đánh đi từ bản di chúc. Các bạn là những tay thám mã tuyệt vời!… Thì ra những gì thật sự chân thành, lương thiện, trong sạch và cao thượng đều có khả năng kỳ diệu tự mở lấy con đường đến thẳng trái tim các thế hệ, mà chẳng cần giảng giải, biện minh. Các bạn đã dựng tôi sống lại từ đáy huyệt những tháng uăm nghiệt ngã, cùng các bạn nếm chung vị thanh sạch của hạnh phúc sáng tạo; giống Quỳnh- sơn-ca sống lại từ đáy mồ chiến sĩ phủ kín lá rừng, cùng với Mừng, nếm chung vị ổi rừng vừa chát đắng, vừa ngọt ngào tình chiến hữu. Tôi và Nguyễn Vinh Sơn lần đầu tiên gặp nhau tại Chòi-ngắm-sóng của tôi bên bờ Hồ Tây. Chúng tôi lặng lẽ ôm nhau. Cùng là dân Huế cả. Tuổi Vinh Sơn bằng tuổi con gái đầu lòng của tôi. Vinh Sơn nói: "Thoạt nhìn chú, cháu cứ ngỡ là ông lão làm vườn ở vùng Lái Thiêu, Thủ Đức". Tôi cười: "Còn chú, thoạt nhìn cháu, chú ngờ ngợ là thằng bạn giữ trâu của chú ở làng Thanh Thuỷ Thượng, quê nội chú". Chia tay nhau, tôi tặng Vinh Sơn một mảnh trầm hương cất giữ đã lâu, kèm với mấy câu thơ vịnh trầm:Thoạt nhìn tưởng củi mụcCháy lên mới thấy thơmKiếp trước trầm đích thựcAnh hùng và thi nhân.Chòi-ngắm-sóngTháng 7-1990