
Sau một bài viết ngắn như một niệm khúc gởi Nhạc Sĩ Trịnh Hưng, khi anh vừa ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhạc sĩ Phan Anh Dũng gởi cái link cho tôi nghe lại 2 bài nhạc của anh Trịnh Hưng: Tôi Yêu và Lúa Mùa Duyên Thắm với chính lời thơ của anh. Mới thấy tâm hồn anh rộng trãi bao la trên những cánh đồng Miền Nam thắm tình sông nước:
"kìa cùng đùa chơi trẻ thơ ca hát say đờidù nghèo mà vui hỏi ai không hé môi cười!"(Tôi Yêu - Trịnh Hưng)Tôi đã hân hạnh gặp con người có hồn thơ chơn chất ấy, với nụ cười rộng mở chứa niềm vui với những thân quen.
Nhắc cuộc gặp với nhạc sĩ Trịnh Hưng trong ngày Đại Hội Thân Hữu của Hội Thơ Tài Tử Hải Ngoại ở Washington.DC vào tháng 10 năm 2004. Tôi chợt nhớ trong đêm ra mắt Tuyển Tập Thơ "Cụm Hoa Tình Yêu 10", có một kỷ niệm khó quên.
Một trong những vị khách mời dự đêm ra mắt sách là Nhà Văn Trần Quán Niệm. Người mà trong lời ngỏ chúc mừng Đại Hội Thơ Tài Tử Hải Ngoại, đã đọc bài thơ "gọi điêu tàn thức dậy" của tôi trong tuyển tập Thơ "Cụm Hoa Tình Yêu 10".
Gợi nhớ đến, tôi vẫn còn bồi hồi từ tâm thức buồn của bài thơ được chọn đọc như một bất ngờ.
gọi điêu tàn thức dậyuống cho hết chua cay!Có giọt lệ rưng đau thấm vào lòng chăng? Có phải chữ nghĩa muốn khởi quật lên một tia sáng của hoài vọng: sau khi uống hết chua cay, sự điêu tàn hoang hóa sẽ trở mình hồi sinh những cánh đồng vàng rực lúa vụ chiêm, triều nghi xưa đượm tình hương sắc cũ, núi sông xanh sau cuộc chiến thê lương.
Thê lương đến độ phải bỏ nước ra đi. Đi để tìm sống trong cái lý lẽ làm người được bảo vệ bằng công bình nhân ái.
Đi với mục đích thoát những xiềng xích hận thù. Dẫu biết đi mà lòng đau như cắt khi để lại sau lưng bao thân thương của Đất, của Người.
Đi để rồi suốt nhiều năm sống trên đất người, lòng vẫn luôn cật vấn, cật vấn đến độ hóa ngông gọi điêu tàn thức dậy:
Nếu đi mà thong thảTội đếch chi quay vềCứ nhìn đời đon đảTa dõi miết đường mêNếu về mà an tịnhCần quách gì phải điNgồi lê đời bịn rịnMê hoặc cõi hồ nghiĐi, Về - đường khúc gãyChồi nứt ngọn hoài thaiGiấc đời xa ngọt ngậyCong quắp khối hình hài!Cả cái chồi nứt mầm lên cũng không xanh được, thì ngọt ngậy đời bao giờ mới có. Trách chi cái hình hài không quắp lại vì những nỗi đau mất Nước, tan Nhà!
Thế kỷ này thật tộiđau thương quá hóa rồ!(gọi điêu tàn thức dậy)°
"
Lúa thắm vàng đầy đồngNgười sống với tình mặn nồngNhư cùng nhau xây tình yêu sông núiTô màu cho nước Việt ngày thêm tươi!"(Lúa Mùa Duyên Thắm - Trịnh Hưng)Ôi yên ả và thành bình chi lạPhù sa thơm ôm gốc mạ xanh!Vậy mà điêu tàn! Vậy mà hoang phế! Uổng công thơ chuốt chữ cho đời!
Còn đâu trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh, rôm rả tiếng hát:
... gánh thóc vềgánh thóc về...Chỉ còn những đường khúc gãy, mỗi nhìn trước nhìn sau nghẹn những niềm đau, khi người làm ruộng thiếu gạo ăn, khi trẻ đến trường không lành tấm áo!
Mặc, tôi vẫn gọi điêu tàn thức dậy, uống niềm tin để thoát cơn đau.
Phù sa rồi lại thơmLúa đòng đòng mẩy hạtCâu thơ lồng tiếng hátTrong khúc nhạc đồng quêNhững tấm lòng gặp nhau từ tâm điểm ấy - Ân tình gởi núi sông!
Tạm biệt hôm qua, hay vĩnh biệt hôm nay, ngày mai... chỉ là sự vắng mặt không là sự xa cách của ngôn từ thơ, nhạc viết cho đời, viết về nguồn cội quê hương.
Khi điêu tàn thức dậy, con mắt thơ không nhìn sự đổ nát mà nhìn qua khao khát để tìm về Tổ Quốc trong tim!
Cao Nguyên
Virginia 13/5/2008.