XUÂN NHẬT TẦM PHƯƠNG Vì làm việc quanh quẩn ở miền Tây, nên mỗi năm tôi có dịp về Tân Thạnh thăm bác tôi ít nhất là hai lần, mỗi lần độ hai ngày, không kể lần Tết lâu hơn, được ba bốn ngày. Lần nào mới tới nhà, bác tôi cũng hỏi ngay ở chơi được mấy hôm. Thời giờ ngắn quá, hai bác cháu nói chuyện gần như trọn ngày mà vẫn chưa thỏa: chuyện tổ tiên, quê hương, chuyện tương lai, chuyện cách mạng, văn chương, phong tục miền Nam ... Nhưng lần nào bác cũng bỏ ra một buổi dắt tôi đi thăm một vài điền chủ quen trong làng. Có lần người giới thiệu cho tôi một thầy giáo già ở Cái Sơn, ngoài châu thành Long Xuyên và một cô giáo trẻ dạy trường Nữ Long Xuyên, cô Nguyễn Thị Liệp[1], chính thiếu nữ đầu tiên trong tỉnh đậu bằng Cao đẳng tiểu học mà tôi đã nói ở trên. Khi nào đi làm ở gần châu thành Long Xuyên, tôi cũng ghé lại thăm cô, hoặc nhờ giúp một vài việc như mướn giùm cho tôi cho một chiếc ghe. Thân phụ cô, ông Nguyễn Đình Huỳnh, là một nhà Nho làm đông y, có một số ruộng, vào hạng hơi phong lưu; thân mẫu cô, bà Ngô Thị Lựu, là vợ thứ, ông cha ở Huế vô cũng là nhà Nho. Cô mới được ba tuổi thì mồ côi cha, ở với người anh cả cùng cha khác mẹ; bà mẹ cũng vì cảnh con chồng đối xử không đẹp, khẳng khái dắt cô qua Long Xuyên ở nhờ một người em - y như cảnh bà ngoại tôi vậy - và vừa may thuê vá mướn, vừa làm thuốc tễ đem bán ở các chợ trong miền để nuôi con ăn học. Cô học khá mà lại nhỏ tuổi nhất trong trường, nên được bà hiệu trưởng, người Pháp, giúp đỡ cho, chỉ cách thức thì vô trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn. Cô may mắn thi đậu: khóa đó là khóa thứ tư của trường, chỉ có mười mấy nữ sinh. Được học bổng, ở nội trú, nhưng mỗi tháng mẹ cũng cấp thêm cho ba đồng. Bốn năm thi ra, đậu, được bổ về dạy lớp ba (élémentaire) trường nữ Long Xuyên, tức trường cũ của cô. Lương hồi đó, năm 1928, sáu chục đồng một tháng, thêm phụ cấp sư phạm hai chục đồng nữa, mà đi chợ mỗi ngày chỉ mất có một cắc cho ba bốn người ăn. Tính rất cần kiệm, giản dị, mặc toàn đồ vải. Tiền lương đưa mẹ hết, mẹ may cho cái gì thì mặc cái đó. Trong làng, trong họ ai cũng khen bà mẹ có đức và cô con có hiếu. Cô có tình họ hàng gần với bác gái tôi. Mới tiếp xúc lần đầu, tôi thấy nét mặt cô dễ coi nhờ có chút duyên thầm; mà tính tình cũng rất dễ thương vì tự nhiên, giản dị, nhũn nhặn, thành thực. Khoảng cuối năm 1935 bác tôi bảo tôi: “Thím tư - tức mẹ tôi - nghĩ cháu đã lớn tuổi rồi, muốn nhờ bác thay thím kiếm một nơi nào cho cháu”. Tôi thấy còn sớm quá, mới ra làm chưa được một năm, nên chỉ “dạ” rồi thôi. Ít tháng sau, nhân dịp về chơi nhà, bác tôi dắt tôi đi thăm một ông Hội đồng tỉnh, vào hạng điền chủ lớn thứ nhì trong làng, có độ ba trăm héc ta ruộng, ba bốn người con gái mà người lớn nhất đã gả cho một giáo sư tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội. Nhà đó hiền lương, có nền nếp, con gái người nào cũng giỏi nữ công, nhưng học may lắm thì hết tiểu học. Chỗ đó xứng đáng, nếu bác tôi hỏi thì được liền, nhưng thấy tôi không sốt sắng, nên bỏ qua. Sau đó ít lâu, một người bạn tôi mới quen ở Rạch Giá, cũng do bác tôi giới thiệu, đưa tôi đi coi mặt một thiếu nữ, con một ông phủ ở Giồng Giềng[2] nhân một bữa tiệc buổi tối. Chỗ này sang trọng nhưng quan liêu. Đi coi về, tôi viết thư cho bác tôi, giọng hơi dí dỏm, bảo “trong ánh đèn măng sông (manchon) chỉ thấy một làn xanh xanh rực rỡ và thơm phức xẹt qua như một vì sao đổi ngôi”. Bác tôi hiểu ý, và có lẽ vì lấy số tử vi cho tôi, thấy cung thê của tôi có các văn tinh xương, khúc, hóa khoa, đoán rằng vợ phải là người có học, nên lại giới thiệu cho tôi một chỗ khác: một cô giáo mới ở trường Gia Long ra, tên là H., dạy trường Nữ Long Xuyên. Nhà cô chỉ đủ ăn, cha người Trung (hay Bắc), làm Đông y. Bác tôi bảo tôi nhờ cô Liệp giới thiệu cho. Cô mỉm cười nhận lời liền, sai đứa cháu đem một bức thư hỏi ý cô bạn trước rồi rất nhặm lẹ, bận thêm chiếc áo dài thâm, đưa tôi đi. Hai nhà chỉ cách nhau vài trăm thước, cô đi song song với tôi, mỗi người một lề đường, cách nhau cả mặt đường. Cô H. trắng trẻo, nhỏ nhắn, thanh tú, có vẻ thông minh và hiền từ, tôi không có gì để chê cả. Nhưng khi kể lại cuộc “Xuân nhật tầm phương” đó với bác, tôi lại muốn hỏi cô Liệp, xin ý kiến bác. Chắc bác tôi hơi ngạc nhiên, hồi âm cho tôi, bảo “dì Năm - cô Liệp thứ năm - về đức hạnh thì đáng quí, nhưng nhà nghèo và lớn tuổi hơn cháu”. Như vậy là bác tôi để tôi tự ý quyết định. Độ một tháng sau tôi lại thăm cô Liệp, trước khi ra về, trao cô một bức thư cầu hôn. Cô không trả lời thẳng cho tôi mà viết thư cho bác tôi, đại ý rằng: cô cảm động về bức thư của tôi, nhưng nhà chỉ có một mẹ và một con, nên muốn được ở vậy phụng dưỡng mẹ và xin “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”. Tính tôi khẳng khái, cô đã nói vậy thì tôi cũng không nói thêm nữa. Nhưng từ đó chúng tôi vẫn thỉnh thoảng thư từ với nhau và có dịp, tôi vẫn ghé nhà cô. Bà thân cô rất ít nói, có vẻ nghiêm khắc, nhưng cũng coi tôi như các bạn đồng sự của cô ở Long Xuyêv>Một người cháu của mẹ tôi ở phố Hàng Đường vỡ nợ, thiếu người hai ngàn đồng[11] không trả nổi. Trong mười năm, người tiết kiệm được đồng nào, không dám để trong nhà, đành gởi người cháu đó. Họ buôn bán tưởng là phát đạt vì khách hàng đông, nhưng vì bán chịu nhiều, lại tiêu pha quá mức, nên sụp đổ rất mau. Vụ đó đau xót cho người nhất, nhưng người không phàn nàn gì cả, âm thầm chịu đựng và làm việc tăng lên, ít khi về nhà để rán gây dựng lại. Nghị lực của người dẫu đàn ông cũng ít ai bằng. Nhớ lại mấy tháng đó, chỉ có bốn ngày thăm cảnh Lạng Sơn với hai anh bạn cùng thi đậu là vui: anh Huỳnh Diên Phú bao tiền xe lửa cho tôi, và anh Nguyễn Văn Hợp tìm chỗ cho chúng tôi ở trọ. Đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn dài 180 cây số, đi mất gần một ngày. Từ ga Đồng Mỏ trở lên, hai bên đường toàn là núi đá thấp, rất buồn. Nay tôi giữ được hình ảnh những con đường vắng vẻ, sạch sẽ, mát mẻ, thoang thoảng hương long não trong thành phố; buổi chợ tám giờ sáng đã tan với những người Mán bận quần áo tím, đeo gùi dựng sản phẩm trong rừng ra bán; con sông Kì Cùng hai bờ đá dựng đứng, dòng nước cuồn cuộn ở dưới sâu sáu bảy thước; cái hang Gió ở trên một ngọn núi đá nhìn xuống thành phố; nhất là cái ánh sáng xanh mờ mờ như ánh trăng trong động Tam Thanh. Rất tiếc là lần đó chúng tôi không đủ tiền để đi thăm cửa Nam Quan. Để cho qua ngày, tôi tự học lại chữ Hán. Mỗi ngày, buổi chiều tôi lại thư viện Trung Ương đường Trường Thi, mượn bộ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh mới xuất bản hai năm trước (1932) rồi bắt đầu từ chữ A, tìm những từ và từ ngữ nào tôi đoán là thường dùng mà chưa biết thì tôi chép lại trong một tập vở, mỗi ngày độ chép ba bốn chục từ; tôi lại mượn cuốn Grammaire chinoise của Cordier cũng chép lại những điều quan trọng. Tôi ở thư viện từ 3 đến 5-6 giờ chiều. Tối hôm đó và sáng hôm sau, tôi học hết những trang đã ghi đó; rồi chiều lại ra thư viện chép bài học sau. Mỗi tuần nghỉ một ngày để ôn lại những bài trong tuần, và đi vô làng Thịnh Hào hoặc làng Hạ Đình thăm các anh em cháu cô cháu cậu của tôi. Một buổi tối, một anh bạn học ở Công chánh lại chơi, thấy tôi học dưới ngọn đèn dầu, hỏi tôi: “Anh tính thi Tri huyện à?”. Tôi mỉm cười lắc đầu, đáp: “học cho biết vậy thôi”. Học ba tháng, được độ ba ngàn từ, tôi viết thử một bài bằng chữ Hán độ sáu bảy hàng, đưa một ông bác, cụ Hi Thanh, con cụ Đỗ Uẩn ở Thịnh Hào, xin cụ sửa cho. Cụ đọc rồi chỉ mỉm cười, không sửa gì cả. Có thể không có lỗi, nhưng chắc chắn là ngây ngô, “pas chinois”. Nhưng người con thứ của cụ, anh Nhiếp học chữ Hán khá, làm thợ bạc, thấy vậy, khen tôi rồi để khuyến khích tôi, đi mượn cho tôi một bộ Tam Quốc Chí in thạch bản, có lời bình của Thánh Thán, bảo tôi đọc. Vì đã biết truyện rồi, nên tôi đọc được, mới đầu chậm, sau quen, và rất thích lời bình của Thánh Thán[12]. Vừa đọc xong bộ đó thì tôi được giấy bổ vào làm ở Sở Thuỷ lợi miền Nam Đông Dương. Trước đó, một công ti khai mỏ của Pháp ngỏ ý muốn tôi làm ở Savanakhet, nhưng mẹ tôi ngại xa lạ, không cho tôi nhận (coi bài Tựa cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười). Thâm ý của người là muốn cho tôi làm việc ở Bắc để gần nhà săn sóc các em được. Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng lần này mẹ tôi vui vẻ cho tôi nhận việc: Nam Việt tuy xa nhưng có bác Ba tôi trong đó, thì cũng như gần. Người thu xếp cho tôi một số tiền (ba chục đồng) mang đi, lại đưa thêm hai chỉ vàng (đánh thành nhẫn) để phòng khi thiếu thốn. Mẹ tôi lo cho tôi thật chu đáo.
[1] Có lẽ toạ lạc tại số 19 đường Bobillot (sau đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn). (Goldfish)[2] Sách in là: “Tháng 9 năm 1934”. Tôi sửa lại theo ĐVVCT: “(…) tháng 6-1934, tôi thi ra trường Công chánh…” (trang 23), vì theo bài thơ của cụ Phương Sơn thì cụ nhận được dây thép (điện tín) báo tin thi đậu vào ngày “Hăm sáu tháng năm” tức 26 tháng 5 năm Giáp Tuất, nhằm ngày 7-6-1934. (Goldfish).[3] Lộc Đình là tên hiệu của tôi, vì sinh ở ngõ Phất Lộc. Trong nhà, bác tôi chỉ gọi tôi bằng tên đó. [Ở đây cụ Nguyễn Hiến Lê chỉ nói gọn về tên hiệu thôi. Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình không biết thờ ai ở trong (hay ngoài?) ngõ Phất Lộc. (Goldfish)].[4] Ngày tháng âm lịch.[5] Tôi đánh điện mỗi chữ đó, nghĩa là thi đậu, kết quả.[6] Lúc đó bác tôi cũng đợi tin người con trai lớn – anh Tân Phương – thi Tú tài I ở Sài Gòn. Tiệp báo là báo tin thi đậu. [Tân Phương: sách in là Tâm Phương, chắc là sai nên tôi đã sửa lại vì trong các chương sau đều in là Tân Phương. (Goldfish)][7] Ám chỉ ngôi ngôi mộ Gò Mẹo cụ tổ sáu đời và ngôi mộ Gò Dù cụ tổ năm đời của tôi ở Phương Khê – Coi chương III. Bất đệ là không đậu.[8] Ám chỉ ngôi ngôi mộ Gò Mẹo cụ tổ sáu đời và ngôi mộ Gò Dù cụ tổ năm đời của tôi ở Phương Khê – Coi chương III. Bất đệ là không đậu.[9] Quẻ Khiêm trong Kinh Dịch có câu: “Khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục”, nghĩa là người quân tử nên rất khiêm tốn để nuôi cái đức của mình.[10] Trong Tự học, một nhu cầu của thời đại.[11] Số tiền thời đó lớn lắm, bằng 40 lượng vàng, vì tôi nhớ mỗi tháng mẹ tôi chỉ cho bốn anh em chúng tôi tám đồng để đi chợ và tiêu vặt trong nhà. Học sinh nghèo ở trọ trả 2 đồng một tháng, và công nhựt một người thợ tầm thường từ một đến hai hào.[12] Đoạn từ “Nhưng người con thứ… “, trong ĐVVCT in như sau: “Nhưng người con cả của cụ, anh Nhiếp hơn tôi 15-16 tuổi, chữ Hán khá, làm thợ bạc, thấy vậy khen tôi và để khuyến khích tôi, đi mượn cho tôi một bộ Tam Quốc Chí in thạch bản có lời bình của Thánh Thán, bảo tôi đọc. Vì đã biết truyện rồi, nên tôi đọc được, mới đầu chậm, sau quen, càng ngày càng thích, thích nhất là lời bình của Thánh Thán. Lối phê bình đó mới mẻ với tôi quá”. (trang 25). (Goldfish).
°
Hôm nay gần tới buổi hoàng hôn của cuộc đời, ôn lại dĩ vãng, tôi thấy sự thay đổi lớn lao vào giữa đời (khoảng 1950) là do một sự may và vài sự rủi tạo nên. May vì năm 1928, mẹ tôi bỗng nảy ra ý cho tôi học thêm chữ Hán trong hai vụ hè, tổng cộng được bốn tháng với bác Hai tôi, nếu không thì một nhúm chữ nghĩa cha tôi dạy vỡ lòng cho tất sẽ quên hết. Rủi vì năm 1934 ở trường Công chánh ra, gặp hồi kinh tế khủng khoảng mà tôi chỉ đậu vào hạng sáu, phải đợi năm tháng mới được bổ, nên để qua ngày giờ, tôi tự học thêm chữ Hán, vừa tới lúc dược bồ dụng thì tôi đã tạm đọc được sách Hán, nếu không có năm tháng đó thì mớ chữ nghĩa học được của bác tôi chưa dùng được, để lâu cũng sẽ quên nữa. Có số vốn nhỏ đó rồi, trong mười năm sau, cứ lâu lâu tôi lại đọc sách thêm, nhờ bác Ba tôi chỉ dẫn, mà khi bỏ nghề Công chánh và dạy học, tôi mới quyết tâm viết lách, nghiên cứu, thành một nhà văn. Kết quả là ba năm học nghề Công chánh tôi chỉ dùng được hơn mười năm để mưu Sinh, mà vài năm học chữ Hán (tính số giờ thì vài năm đó chỉ bằng 6 tháng liên tiếp chuyên học) lại dùng được suốt đời; nhờ đó một phần lớn mà tôi đã sống trong sạch và phong lưu, lại hiểu biết thêm nhiều, làm quen được một số bạn văn và khá nhiều độc giả, gây được một chút thanh danh cho nhà, đền đáp được phần nào công của tổ tiên mấy đời. Vậy trong rủi có may, mà ở đời có những cái tưởng như vô ích lại hữu ích vô cùng. Năm 1928, ai chẳng bảo chữ Hán là vô dụng? Trở lui lên nữa, nếu tôi không mồ côi cha sớm, sự học của tôi chắc đã tấn tới nhiều, không bị “đúp” hai năm ở tiểu học, lại thi đậu vào trường Bưởi ngay từ lần đầu thì năm 1931, đáng lẽ đậu Cao đẳng tiểu học, tôi đã đậu tú tài, rồi sau đậu cử nhân hay tiến sĩ mà thành một “ông lớn” như vài bạn tôi, chứ đâu được làm một “thư sinh” như ngày nay.[1] Có lẽ toạ lạc tại số 19 đường Bobillot (sau đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn). (Goldfish)[2] Sách in là: “Tháng 9 năm 1934”. Tôi sửa lại theo ĐVVCT: “(…) tháng 6-1934, tôi thi ra trường Công chánh…” (trang 23), vì theo bài thơ của cụ Phương Sơn thì cụ nhận được dây thép (điện tín) báo tin thi đậu vào ngày “Hăm sáu tháng năm” tức 26 tháng 5 năm Giáp Tuất, nhằm ngày 7-6-1934. (Goldfish).[3] Lộc Đình là tên hiệu của tôi, vì sinh ở ngõ Phất Lộc. Trong nhà, bác tôi chỉ gọi tôi bằng tên đó. [Ở đây cụ Nguyễn Hiến Lê chỉ nói gọn về tên hiệu thôi. Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình không biết thờ ai ở trong (hay ngoài?) ngõ Phất Lộc. (Goldfish)].[4] Ngày tháng âm lịch.[5] Tôi đánh điện mỗi chữ đó, nghĩa là thi đậu, kết quả.[6] Lúc đó bác tôi cũng đợi tin người con trai lớn – anh Tân Phương – thi Tú tài I ở Sài Gòn. Tiệp báo là báo tin thi đậu. [Tân Phương: sách in là Tâm Phương, chắc là sai nên tôi đã sửa lại vì trong các chương sau đều in là Tân Phương. (Goldfish)][7] Ám chỉ ngôi ngôi mộ Gò Mẹo cụ tổ sáu đời và ngôi mộ Gò Dù cụ tổ năm đời của tôi ở Phương Khê – Coi chương III. Bất đệ là không đậu.[8] Ám chỉ ngôi ngôi mộ Gò Mẹo cụ tổ sáu đời và ngôi mộ Gò Dù cụ tổ năm đời của tôi ở Phương Khê – Coi chương III. Bất đệ là không đậu.[9] Quẻ Khiêm trong Kinh Dịch có câu: “Khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục”, nghĩa là người quân tử nên rất khiêm tốn để nuôi cái đức của mình.[10] Trong Tự học, một nhu cầu của thời đại.[11] Số tiền thời đó lớn lắm, bằng 40 lượng vàng, vì tôi nhớ mỗi tháng mẹ tôi chỉ cho bốn anh em chúng tôi tám đồng để đi chợ và tiêu vặt trong nhà. Học sinh nghèo ở trọ trả 2 đồng một tháng, và công nhựt một người thợ tầm thường từ một đến hai hào.[12] Đoạn từ “Nhưng người con thứ… “, trong ĐVVCT in như sau: “Nhưng người con cả của cụ, anh Nhiếp hơn tôi 15-16 tuổi, chữ Hán khá, làm thợ bạc, thấy vậy khen tôi và để khuyến khích tôi, đi mượn cho tôi một bộ Tam Quốc Chí in thạch bản có lời bình của Thánh Thán, bảo tôi đọc. Vì đã biết truyện rồi, nên tôi đọc được, mới đầu chậm, sau quen, càng ngày càng thích, thích nhất là lời bình của Thánh Thán. Lối phê bình đó mới mẻ với tôi quá”. (trang 25). (Goldfish).