Thắm thoát một năm trời đã lướt qua, kể từ lúc hai vợ chồng ông đồ đến nhập tịch làng chài lưới. Một hôm mùa đông rét lạnh, gần tới vụ tết Nguyên đán, ông đồ xách ô lên tỉnh có việc gì. Hình như ông đi sắm đồ dùng để ăn tết cho thanh thú. Trước ngày ấy độ ít lâu, nếu ai ngắm kỹ bà đồ, người đó sẽ nhận thấy một vẻ buồn rầu đau đớn in trên nét mặt rõ rệt, dẫu bà cố ý tươi cười cho ông chồng đừng căn vặn hỏi han.Ông đồ vừa đi buổi sáng thì buổi chiều ở nhà ông xảy ra một chuyện tối quan hệ, trong khoảnh khắc phá tan đạp đổ hết hạnh phúc mà, tốn biết bao nhiêu tâm cơ huyết lực, ông đã gầy nên trong một năm trường.Không hiểu bà đồ đưa mật thư đi khắp làng xóm tự bao giờ, mà chiều hôm đó, hầu hết các hào mục đinh tráng đến tụ họp la liệt ở nhà bà, ngồi ngổn ngang chật ních cả sân và nhà học.Mấy ông hào trưởng khăn thâm ái dài ngồi vắt vẻo trên cổ chiếu thượng, vừa vuốt bộ râu ba chòm đốm bạc vừa mở hầu bao lấy cối chầy ra giã trầu một cách nhọc nhằn. Xung quanh bộ phản mà mấy cụ an toạ kê ở giữ ahè. Lúc nhúc một đàn đinh tráng, kẻ ngồi xổm, người chóng nạnh, người đứng dựa cột, kẻ đi đi lại lại trong sân. Thôi thì sực nức khói thuốc lào, đỏ ối quết trầu nhổ tứ tung ở góc nhà xó sân, ngổn ngang bã trầu vứt rải rác trên mặt đất. Người phe phẩy chiếc quạt nan, kẻ kéo tà áo lau ghèn mắt hay mồ hôi trán, người nhai trầu bỏm ba bỏm bẻm; mấy ông cụ già thì vừa uống trà, vừa hơ miệng chén lên mắt để xông hơi nước vào đôi đồng tử nhấp nhem.Ai cũng như ai, họ đều ngạc nhiên, không biết bị gọi đến để mục kích sự gì quái lạ, rồi họ bàn ra tán vào không ngớt, đánh cuộc với nhau rằng hẳn ông bà đồ có sự vui vẻ nên mời làng đến đông đủ để tuyên bố cho làng biết, và nhân thể sẽ mời làng đánh chén một bữa linh đình. Họ hỏi nhau việc đại hỉ đó là việc gì, lại cố bắt bộ óc đần độn của họ nghĩ ngợi và làm việc để đoán cho đúng ngày họ sẽ được no say phè phỡn.Một vẽ ồn ào náo nhiệt làm vang động cả vùng thôn dã, tựa hồ như nhà ông bà đồ là một cái chợ giữa hôm có buổi chợ phiên. Thôi thì rộn rịp, tưng bừng; hơi mồ hôi trộn lộn với mùi quần áo lam lũ, tạo thành một bầu không khí nặng nề khen khét, nồng nực và khó thở.Thiên hạ đến tụ họp ở nhà bà đồ đã ngót nửa giờ mà chưa thấy chủ nhân ngỏ ý ra làm sao cả. Họ có ý sốt ruột muốn ra về. Nhưng, chưa kịp về, họ thấy một vị nữ lang mặc rất kỳ dị ở trong buồng đi ra; vị nữa lang ấy bước tới hiên vái chào các hào mục. Nhân dân đều lấy làm lạ quá khi thấy thiêú phụ đó là một mỹ nhân đẹp như tiên giáng thế; họ lại càng kinh khủng lúc nhận rõ vì tiên nga nào phải ai đâu xa lạ, mà lại chính là bà đồ. Nhưng bà đồ hôm nay ăn mặc một cách kỳ khôi khôn kể. Bà đội một cái hoa khôi bằng vàng nạm ngọc, mặc một bộ y phục chẽn bằng gấm huyền thêu phượng, thắt lưng bằng vóc mầu lam, đi võ hài trân châu giát kim tuyến. Bên sườn bà đeo một thanh bảo kiếm “long phương” chuôi ngà vỏ bạc, tay bà cầm một hộp nhỏ bằng trắc khảm với một gói nặng trĩu mà đặt nhẹ nhàng giữa phản, trước mặt mấy vị thân hào.Trong khi dân chúng đương ngớ ngẫn không rõ việc quan trọng gì, bà đồ ngoảnh mặt nhìn hết cả mọi người, rồi bằng một giọng nói hùng hồn, dõng dạc, nhưng trọ trẹ tiếng đường trong:- “Thưa làng, hôm nay tôi phiền làng tới đây, là bởi có một câu chuyện khẩn yếu, tối hệ trọng, muốn ngỏ cùng chư vị. từ khi hai vợ chồng tôi tới đây xin nhập tịch, chưa bao giờ chúng tôi kể rõ lai lịch cho làng biết.Vậy bây giờ chính là buổi tôi phải khai tông tích của phu quân tôi và tôi, xin làng chịu phiền lắng nghe tôi phân giãi một hai lời.“Phu quân tôi tên là Nguyễn Anh Tề, con trưởng quan Tây Sơn Hữu Ðô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh, về sau này được triều Lê phong cho tước Ðại Tư đồ Bằng Trung công. Còn tôi... tôi là quận chúa Võ An Trinh, con gái quan Phò mã Tả Ðô đốc Võ Văn Nhậm, rể Thái Ðức Hoàng đế.“Hai vợ chồng tôi quá yêu nhau nên lấy nhau, không được cha mẹ hai bên cho phép. Bởi lẽ ấy nên phải dắt nhau ra ẩn nấp ở vùng này. Tôi những tưởng cùng Nguyễn lang thủ phận an bần, ăn ở với nhau cho đến buổi da mồi tóc trắng. Anào ngờ trời xanh ác nghiệ, khiến vộ chồng tôi khó long trọng tình tư mà không nghĩ đến thù nhà. Cha tôi vừa gây nên một mối oán ngàn thu cho dòng họ Nguyễn. Tôi không thể nào trông thấy mặt phu quân tôi nữa, phải buộc lòng mang mối ái tình cắt đoạn làm hai. Tôi sẽ chết.“Song le, khi theo chồng, tôi có đem ít nhiều của cải. Ngày nay tôi thác đi, chồng tôi cũng khó lòng sống để hưởng phong lưu phú quí một mình. Tuy biết trước như vậy, tôi cũng không thể sống được nữa. Gia sản của vợ chồng tôi thành ra vô chủ. Bởi vậy, tôi muốn đem chút của ấy phân phát cho dân trong hạt gọi là một chút vi thành. Hạt này có hơn trăm nóc nhà, toàn sống khốn khố về nghề chài lưới. Tôi muốn cho dân cư có chút đỉnh vốn để làm ăn, ngõ hầu chóng đưọoc phú cường, thịnh vượng. Chỗ vàng ngọc và châu báu này giá đáng tám ngàn lạng bạc, chư vị nên bán đi rồi chia rất đều cho lũ dân nghèo. Chư vị nên tư túi lấyphần, tôi chết đi tất thế nào cũng phù hộ cho người ngay, mà trừ bỏ những phường gian giảo. Chư vị không nên khuyên can tôi, vô ích! Trí tôi đã định rồi thì khó lòng ai chuyển cho lay... Tôi chỉ xin chư vị một điều: là giữ kín chuyện này cho tới lúc lang quân tôi mất hay bỏ hạt nầy đi biệt. Trước khi ấy, đừng nên nhỏ to bép xép, cho bề ngoài họ dị nghị lắm điều.Tôi lại xin làng ra ân cho một việc này: vợ chồng tôi chết đi sẽ không có ai nối dõi; vậy trong khoảng 50 năm, tôi xin làng nhớ đến ngày hôm nay làm giỗ cho hai vợ chồng tôi, thì hồn tôi sẽ được thoả mãn ở dưới chín suối mà bao giờ tôi cũng nhớ ơn làng. Vợ chồng tôi còn trẻ, chả may xấu số phải lìa rẽ nhau mà thác, vừa bất đắc chí, lại vừa bất đắc kỳ tử, tất thế nào cũng linh thiêng, làm thần phù hộ vùng nầy. Xin liệt vị chớ coi rẻ những lời tôi nói!Hào mục và dân làng nghe xong đều ngạc nhiên kinh sợ, không ai hiểu vì sao bỗng dưng lại có câu chuyện quá dị kỳ. Họ được rõ hai vợ chồng ông đồ là con các quan đại thần đi lánh nạn, thì càng tôn kính bà đồ; lại nghe nói bà ban cho dân làng sở tại những mấy muôn vàng, thì vừa mừng vừa sợ, chỉ nhìn nhau không biết nói thế nào cả.Quận chúa không đợi cho hào mục trả lời có ưng thuận hay không, nàng đã chỉ gói bạc vàng châu báu để ở giữa giường, rồi giơ hai tay trịnh trọng giao cho ông Tiên-chỉ hộp gỗ trắc khảm:- Tôi mời làng tới đây là để từ giã bà con và cám ơn làng đã có lòng yêu mến hai vợ chồng chúng tôi, coi những người hàng thôn chớ không phải người đến ngụ. Chúng tôi rất lấy làm cảm kích. Vậy gọi là xin có chút báo đền, mong chư vị vui lòng nhận lấy.“Tôi ra đi, không bao giờ còn gặp các ngài nữa, nói ra đau đớn thế nào! Sau khi khuất mặt tôi rồi, chư vị sẽ vì tôi, giao cho phu quân tôi hộp gỗ nhỏ này, kỷ niệm cuối cùng của cuộc tình duyên của vợ chồng tôi đó!“Thôi xin chào các ngài ở lại!”Nói dứt lời, An Trinh quận chúa vái chào mấy ông hào mục. Rồi, trong khi dân chúng còn nhao nhao bàn tán, trong khi ông Tiên chỉ kinh hoàng chỉ ngồi đờ ra chả biết khuyên giải hay ngăn trở thế nào, quận chúa đã như một cái bóng, lẽ làng thoăn thoắt, phi thân nhảy vọt ra ngoài biến mất.Từ lúc đó, không ai biết nàng sống hay chết; nàng không để lại một tâm tích gì rõ rệt, tuyệt mù khuất hẳn bóng hồng. Thiên hạ chạy ùa ra bờ bể đứng xem, chỉ thấy bọt sóng tuôn cao nước cồn cuồn cuộn; xác người bạc mệnh có nhẽ, đã chìm sâu đáy biển, hoặc nữ anh hùng đã ro roi, quất ngựa, tếch lên ngàn...An Trinh chỉ để lại một mối ngậm ngùi thương tiếc, đèn nén lòng lũ thôn dân chất phác, hiện ra trên mí mắt họ trong những dòng lệ lóng lánh, chảy từ từ xuống mấy trăm gò má đen sì...Nguyễn Anh Tề về đến Sầm Sơn thì nhà cửa vắng teo, vắng ngắt, hỏi gia đinh mới biết vợ chàng yêu đã hoá người thiên cổ mất rồi. Ông Tiên chỉ cho cầm lại giả chàng hộp khảm nhỏ bằng gỗ trắc, chàng mở ra nhìn thấy vật kỷ niệm, càng vật mình lăn khóc, tâm can như bị mối thương đau vò cho tan nát rối nhầu. Trên án thư trong buồng, quận chúa để lại một bức thư vĩnh biệt; chàng vội vàng bóc ngay ra, đọc một lượt rất nhanh.Phu quân thân ái đích,Thiếp không thể nào cùng sống với chàng được nữa, xin cúi lạy chàng, khóc mà từ biệt, mong chàng nghĩ ân tình mấy trăng chăn gối tha tội cho thiếp, thiếp đội ơn muôn thủa cũng không quên.Ngày nay thiếp có ở lại trên đời cùng sống với lang quân, hai vợ chồng ta sẽ chỉ vì quá yêu nhau ma hối hận, rồi cùng chết cả. Nếu chúng ta không chết, trong hai người cũng sẽ có một người cắt bỏ mối tơ duyên. Âu là thiếp làm người ấy trước, cho khỏi phụ lòng chàng âu yếm thiếp mai xưa. Bởi lẽ gì, chàng cứ xem xong thì rõ.Hiện bây giờ chàng chưa biết căn nguyên việc quyên sinh của thiếp, chắc chàng trách thiếp bạc tình. Nhưng khi đã tỏ nguồn cơn, có lẽ chàng lại thương thiếp là người xấu số.Ngày cùng chàng ngẫu nhiên thành gia thất, thiếp có ngờ đâu rồi ra chúng ta phải ép lòng vĩnh quyết nhau đây! Thiếp những muốn cùng chang ngâm câu bạch đầu cho tới buổi mắt mờ răng rụng, trông mong ở tình trong sạch của đôi ta để cùng hưởng thú ái ân cho phỉ nguyện ba sinh. Có hay đâu, chàng ôi! Nửa đường gẫy cánh uyên ương, khiến trên gối phượng loan chàng phải ngậm sầu nuốt tủi!Chàng vẫn biết cha thiếp và phụ thân chàng không có tình đồng sự, mà hai họ chúng ta có hiềm khích với nhau. Bởi quên nỗi oán thù gá nghĩa cùng chàng, nên thiếp hằng ngày vẫn cầu khẩn Trời Phật vì đôi ta, làm cho mối nghi kỵ kia phải rã rời tiêu tán. Nhưng nhời thiếp nào được Hoàng thiên soi xét, hai họ nhà ta đã mỗi ngày thêm một mối oán hờn. thì vừa mới được mấy hôm nay, phụ thân thiếp đã bắt được ông thân sinh chàng đem về Thăng Long đó! Tà quân đã hành tội Hữu quân, dựng lên giữa đôi ta một bức tường thù oán không thứ ái ân nào đạp đổ.Vẫn biết chàng hết lòng yêu thiếp, nhưng thù cha, chàng há nỡ quên sao? Thiếp dù ở lại, đôi ta cũng không còn mặt mũi nào trông thấy nahu nữa. Mối thù kia đã xen vào phá tan hạnh phúc êm đềm mà chúng ta hết sức giữ gìn xây đắp bấy lâu. Dẫu thiếp còn chung sống với chàng, mà vì tình, chàng vẫn yêu thiếp nhu xưa thì chàng chỉ là một kẻ nam nhi hèn mạt, quá mê nhan sắc vợ quên cả đến thù cha, chàng sẽ không đáng mặt trượng phu làm chồng thiếp nữa.Còn thiếp, nếu thiếp không biết liêm sỉ, dùng các thủ đoạn nhi nữ để mê hoặc lòng chàng, khiến chàng vong hẳn phụ thù, thì thiếp cũNguyễn Nhạclà một con tiện tỳ dâm dật, há phải người để chàng quí mến, yêu đương?Vậy nên, không đợi chàng biết rõ tin tức đau đớn của gia đình, thiếp tự xử trước đi là hơn.Chàng đã thấu lòng cho thiếp, đã hiểu nỗi đau đớn và sự hy sinh của thiếp, thì tội thiếp nặng trăm phần, có lẽ chàng cũng giảm nhẹ đi cho. Thiếp thác đi, đem xuống dạ đài một mối hận ngàn thu không giải được. Xác thiếp sẽ nằm dưới đáy bể, bên cạnh kho vàng mà hai ta làm chìm đắm trong khi bị nạn Tầu Ô. Thiếp sẽ làm thần giữ kho vàng ấy đó!Thủa bình sinh hai ta có dùng hai đồng tiền Vạn Lịch để làm kỷ niệm cuộc tình duyên. Bao nhiêu châu báu trong nhà thiếp đã cho dân hạt này hết cả. Chỉ giữ lại cho thiếp đồng tiền bằng bạc, cho chàng đồng tiền bằng vàng. Ðồng tiền vàng ấy, thiếp gởi ông Tiên chỉ giao lại cho chàng đó. Chàng nên giữ nó trong người cẩn thận, gọi là còn chút tang vật của một cuộc chung tình ngắn ngủi, nhưng nồng nàn.Bức thư sau đây, thiếp xin chàng trao lại cho cha thiếp. Gặp cha thiếp, chàng dù muốn báo thù thì cứ báo, đó là tự lòng chàng, thiếp đâu dám cản ngăn.Rồi xin chàng cố gìn thân cho được mạnh khoẻ, quên hẳng thiếp đi, đừng nghĩ đến kẻ bạc mệnh này làm gì cho mệt. Chàng phải gắng lập công danh cho rạng rỡ gia tộc, rồi nối lại dây đàn để sau này có lấy mụn con trai.Trân trọng mấy lời, chúc chàng ở lại, thiếp cúi đầu lạy chàng xin vĩnh quyết, chàng nên vì tình tha cho tội bất nghì này.Võ An Trinh đốn thủ.Nguyễn Anh Tề đọc xong bức thư còn tưởng như mình mơ mộng; chàng giụi mắt đọc lại hai lần nữa; đọc bao nhiêu ruột càng như xé như bào. Một hồi, chàng ngây ra như tượng, hai mắt đăm đăm nhìn vào quãng vắn xa xôi. Một lúc rõ lâu bỗng chàng đứng dậy, cau mày, giậm chân xuống đất, vươn tay với thanh kiếm treo trên tường xuống, tuốt vỏ ra. Kiếm tuốt ra được nửa chừng, chàng lại chán nản tra nó vào vỏ, ngồi phịch xuống ghế, ôm đầu nức nở khóc như một người con gái.Chàng khóc không biết bao nhiêu thời khắc; khóc xong, lấy vạt áo chùi nước mắt, vùng đứng dây, chạy vào buồng. Chàng thay đổi y phục, mặt một bộ nhung trang ngắn, nai nịt gọn ghẽ, ngậm ngùi giắt hộp gỗ trắc vào lưng, đeo kiếm và dao găm bên cạnh sường. Xong xuôi, chàng ra ngoài dặn dò tên gia đinh Lộc giữ lấy nhà cửa, gọi tất cả đầy tớ phân phát cho chúng một ít tiền còn sót lại, cho phép đứa nào muốn về thời về, đứa nào muốn đi tìm chủ khác thì tìm; rồi chàng ứa lệ từ biệt chúng, quả quyết vùng đi ra đường, xăm xăm chạy về phía Bắc.Bóng chàng một ngày một xa, chàng đi khuất vào ngàn cây nội cỏ, rồi từ phút ấy, vùng Sầm Sơn không được biết tông tích chàng đâunữa.Câu chuyện ông đồ đến đây là hết. Bà đồ đã gieo mình xuống nước, còn ông đồ bỏ làng đi biệt, chẳng trở về. Dân làng, nhận được của cải, đem về phân phát cho nhau, và theo lời dặn của An Trinh, cứ ngày 26 tháng chạp, lại thiết bài vị ông đồ bà đồ tại đình làng, rồi mổ lợn mổ trâu, làm lễ long trọng cúng vong linh của hai người quí khách đó.Quả nhiên, cả hai cùng rất thiêng liêng, phù hộ cho dân bãi biển làm ăn thịnh vượng. Ðáng lẽ cứ đúng lời trối trăng của An Trinh quận chúa, thì sau 50 năm tế lễ, dân làng có thể bỏ tục làm giỗ cho quận chúa và công tử Nguyễn Anh Tề. Nhưng, vẫn nhóo ơn của hai vợ chồng ông đồ đã giúp dân và phù hộ dân một ngày một phát đạt thêm lên, các hào mục không bao giờ quên bổn phận đối với người đã chết, và hơn nữa, muốn cho vong hồn ân nhân được anh linh mãi mãi, họ bèn đem bài vị cả đôi thờ chung với thần vị Thánh Hoàng.